Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ PHÂN KHOA THẦN HỌC CỦA VIỆN ĐẠI HỌC CAO ĐÀI TRƯỚC 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 12 trang )

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ PHÂN KHOA THẦN HỌC
CỦA VIỆN ĐẠI HỌC CAO ĐÀI TRƯỚC 1975
ThS. Bùi Thị Mai∗

A- Khái quát về các tổ chức tôn giáo và giáo dục đại học ở miền nam

trước 1975
Tuy tồn tại trong điều kiện chiến tranh, nhưng nền giáo dục đại học ở miền
nam cũng đã phát triển, từ 22.000 sinh viên 1964 tăng lên khoảng 100.000 năm
1974; từ chỗ chỉ có 4 viện đại học, 2 cơng lập (Sài Gịn và Huế), 2 đại học tư (Đà
Lạt, Vạn Hạnh) năm 1964 tăng lên tới 18 viện đại học và cao đẳng, trong đó có 7
trường cơng lập và 11 tư thục năm 1974 và phần lớn các viện đại học tư thục đều
thuộc các tổ chức tôn giáo như: Viện đại học Đà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Đức, Hòa
Hảo, Cao Đài… Bài viết này muốn giới thiệu đôi nét cơ bản về loại hình giáo dục
tư thục thuộc tơn giáo, tập trung ở tôn giáo Cao Đài với phân khoa thần học của
Trường đại học Cao Đài.
Từ năm 1954, nguyên tắc cơ bản nhất của chính quyền Sài Gịn để khẳng
định tính cách nhà nước thế tục trong giáo dục là tách biệt giáo dục công lập ra
khỏi quyền lực của tôn giáo. Giáo dục công lập chịu sự chi phối của luật Dân sự và
luật Giáo dục của nhà nước. Tuy nhiên càng về sau, vì tình hình chính trị và xã hội
địi hỏi bức bách chính quyền Sài Gịn ngày càng nới rộng ưu tiên để các tổ chức
tôn giáo và các tổ chức xã hội khác được đầu tư vào giáo dục, đặc biệt là ở mảng
giáo dục đại học tư thục.
Đầu năm 1974, Hội đồng đại học tư lập Việt Nam được thành lập do Thượng
tọa Thích Minh Châu làm chủ tịch, từ niên khoá đầu tiên 1973-1974 với 5 viện đại
học tư thục hội viên gồm: đại học Đà Lạt, Vạn Hạnh, Hòa Hảo, Minh Đức và Cao
∗ Giảng viên Bộ môn QLNN về Xã hội, Học viện Hành Chính Quốc Gia, Phân viện tại Thành phố

Hồ Chí Minh



Đài nhằm mục đích nâng cao khả năng thu hút nhân lực cũng như chất lượng giáo
dục đại học1. (Mặc dù tất cả các đại học này đều đã được thành lập cơ sở, hoạt
động trước đó, trừ đại học Cao Đài ra đời muộn nhất vào cuối năm 1971). Vào thời
điểm năm 1973 tổng số sinh viên của 5 đại học thành viên này là khoảng hơn
30.000 người và họ đi tiên phong trong việc mở nhiều ngành học mới như: quản
trị, thương mại, kỹ nghệ, báo chí,…
Theo báo cáo của Bộ quốc gia giáo dục Sài Gòn, số lượng sinh viên tăng
mạnh liên tục trên 20 lần trong khoảng thời gian 1957-1974 trong khi sự tuyển
chọn sinh viên vào học ở các đại học công rất “khắt khe” vì phần nhiều sinh viên
đều được học miễn phí. Điều này cũng phản ánh sự trì trệ và có phần thụ động của
các đại học công (các đại học công đã khơng đưa ra được các chương trình đào tạo
đáp ứng nhu cầu đòi hỏi rất lớn của xã hội). Với số lượng sinh viên liên tục gia
tăng nhanh chóng, đặc biệt từ 1965 về sau trong khi ngân sách chi cho Bộ quốc gia
giáo dục chỉ ở mức 5% ngân sách quốc gia, và ngân sách đại học chỉ bằng 10%
ngân sách giáo dục đã gây áp lực nặng nề lên các đại học cơng.2
Về tính chất và vị trí pháp lý của các đại học tư thục thuộc tôn giáo khi tham
gia giáo dục công được quy định rõ qua các nghị định do Tổng trưởng quốc gia
giáo dục (tức Bộ trưởng Bộ giáo dục) ban hành.
Nghị định cho thành lập viện đại học Vạn Hạnh ngày 17 tháng 10 năm 1964
do Tổng trưởng quốc gia giáo dục Bùi Tường Huân ký, lưu tại trung tâm lưu trữ
quốc gia 2, TP.HCM (phông lưu trữ PTTG/30686). Trong nghị định này ngoài 4
điều quy định chức năng, quyền hạn, phạm vi chun mơn giảng dạy cịn có một
số điều khoản khác về việc thực thi nghị định cũng như những tài liệu phụ lục về
chương trình giảng dạy, thể chế thi cử, các chứng chỉ và tín chỉ, các cơng việc học
tập, nội quy, hoạt động của nhà trường và sinh viên, việc cấp văn bằng,… Đây
cũng có thể xem là một nghị định “kiểu mẫu chung” nhằm ban hành các quy định
1 Cao Thế Dung, Trần Triệu Việt, Hình ảnh các đại học tư Việt Nam, Chính luận, số 3170, ngày 7 tháng 9 năm 1974
2 Nguyễn Thanh Trang, Đại học tư lập và vấn đề phát triển trong tư tưởng Viện đại học Vạn Hạnh, chủ trương năm
thứ VIII, Bộ mới tháng 2 năm 1974 do TT.Thích Minh Châu làm chủ nhiệm, trang 43



về quyền và nhiệm vụ, việc được làm và không được làm của các đại học tư thục
dưới sự giám sát của Bộ quốc gia giáo dục dành cho tất cả các đại học tư thục
khác… Các trường này được mở 2 loại phân khoa: 1_có tính chất đào tạo chuyên
biệt về tôn giáo, 2_các ngành học mà địa phương đang cần. Và các đại học tư đều
có quyền tự trị nhất định.
Tuy nhiên, khi xem nghị định ngày 8/9/1971 của Tổng trưởng Bộ giáo dục
Ngơ Khắc Tỉnh kí để thành lập Viện đại học Hịa Hảo thì dấu ấn của Nhà nước lại
in rõ trong nghị định này, cụ thể ở điều 4, “một vị thứ trưởng của Bộ giáo dục sẽ
đặc trách các phân khoa Kỹ thuật, Sư phạm, Thương mại…”. Lý giải cho điều này
là một tài liệu 3 nêu đầy đủ hơn về vai trò của Viện đại học Hịa Hảo khóa 19701971 đối với khu vực miền tây: “… (Viện đại học Cần Thơ) chưa đủ để đáp ứng
dân chúng miền Tây… vì thế việc thiết lập thêm một viện đại học tư thục ở Long
Xun trên bình diện xã hội và tơn giáo là rất cần thiết”. Mục đích thành lập đại
học này có nét khác các Viện đại học tư thục tôn giáo khác rõ nhất ở chỗ, Viện đại
học Hịa Hảo khơng có các phân khoa có tính chất tơn giáo. Viện đại học Hòa Hảo
chỉ tập trung đào tạo “Các chuyên viên cho các ngành Nông, lâm, ngư, thủy lợi,
thương mại, ngân hàng, quản trị xí nghiệp, bang giao dịch vụ và đào tạo các giáo
sư từ lớp 1 đến lớp 12 trong các trường công lập và tư thục theo như chính sách
của chính phủ và nhu cầu của xứ sở”.
B- Khái quát về phân khoa thần học của Viện đại học Cao Đài

Ngày 24/9/1971, trong thư của Tổng trưởng Bộ giáo dục gửi ơng Khai đạo
Phạm Tấn Đãi có đoạn: “Tạm chấp thuận cho quý Tòa thánh được phép thành lập
một Viện đại học tư thục với chương trình đào tạo hai năm, lấy tên là Viện đại học
Cao Đài tại Tây Ninh. Trong giai đoạn đầu, Viện đại học Cao Đài sẽ có hai phân
khoa: Phân khoa thần học Cao Đài giáo và phân khoa Nông-Lâm-Mục” (điều 1).
Văn bản này cũng yêu cầu Tòa thánh Tây Ninh cần đáp ứng thêm một số điều kiện
như: (a).Một chương trình học để thấy được mục đích giảng huấn làm cơ sở đại
3 Văn Bản đệ trình Bộ quốc gia giáo dục của Viện đại học Hịa Hảo khóa 1970-1971, kí hiệu lưu trữ quốc gia 2,
TP.HCM: DIICH/6172.



học tương lai; (b).Danh sách đầy đủ nhân viên giảng huấn cơ hữu với điều kiện họ
không phải là nhân viên giảng huấn của 3 đại học cơng (Sài Gịn, Huế và Cần Thơ)
quốc gia hiện hữu; (đ).Nguồn tài chính đảm bảo sự điều hành và hoạt động”(5).
Tuy nhiên theo giấy phép bổ sung số 9335/GD/VP đề ngày 24/11/1971 do Bộ quốc
gia giáo dục cấp thì cho phép đại học Cao Đài thành lập thêm khoa Sư Phạm.
Tuy vậy, trên thực tế khi khai giảng khóa đầu tiên vào ngày 28/12/1971, đại
học Cao Đài chỉ mở hai phân khoa Nông lâm mục và Sư phạm, còn khoa thần học
Cao Đài chưa bao giờ được mở mà chỉ là phân khoa được soạn thảo trên giấy!
Nhiều giảng viên của Viện đại học Cao Đài là giảng viên của các trường công như
ông Lê Văn Trung, ông Mai Thanh Truyết; nhiều trợ giảng là giảng viên của các
đại học tư thục khác hoặc thậm chí họ cịn chưa có bằng cử nhân nhưng nhà cầm
quyền vẫn “yên lặng” và đây cũng là tình trạng chung của nhiều viện đại học tư
thục khác lúc bấy giờ…
Về hành trình mở trường đại học Cao Đài cho đến khi chiêu sinh khóa học
đầu tiên chỉ có 4 tháng bao gồm cả khâu chuẩn bị và xin phép (28/8-28/12/1971) là
một sự chuẩn bị “thần tốc”. Theo tài liệu hồi ký “nghĩ về thần học Cao Đài”

4

(trang 1) có nêu: “khoảng hơn 16h, một chiều cuối tháng 8/1971, thầy NHL (chức
sắc thiên phong phẩm giáo hữu, lúc ấy là Nghị sĩ Thượng nghị viện Sài Gòn hối hả
về Tây Ninh. Thầy cho biết: nhà cầm quyền vừa có ý định chấp thuận cho tơn giáo
Cao Đài mở một viện đại học. Đây là một thao tác “mua lịng” do sắp có kỳ bầu cử
“độc diễn” (3/10/1971). Cần có một đơn xin nộp gấp vào hơm sau. Cũng theo thầy
NHL, giới cầm quyền có gợi ý: nên xin mở viện đại học cộng đồng và nên xin mở
trước tiên là khoa Nông-Lâm-Mục”. Tác giả kể tiếp rằng ngay trong lúc ấy giáo
hữu TTT nêu thắc mắc và đề nghị nên viết đơn xin mở thêm một phân khoa đặc
thù mang tính chất tơn giáo là “phân khoa Thần học Cao Đài”. Vì các cơ quan đạo

đã hết giờ làm việc nên sau khi soạn thảo vội văn bản xong thì được chú Hai Hiền
(thư kí lão luyện của trường đạo đức học đường) đánh máy, chữ ký của ngài Khai
4 Dương Văn Trị (nguyên là cố vấn cấp cao của UBMTTQ tỉnh Tây Ninh hiện đã hưu trí đồng thời ông cũng là chức
sắc thiên phong phẩm giáo hữu của đạo CĐ năm 1967), hồi ký nghĩ về thần học Cao Đài, 2002.


đạo được xin tại tư gia, số văn thư thì chọn số 12. Và dĩ nhiên vì ra đời trong hồn
cảnh như thế nên đơn xin mở trường trình tổng thống này 5 khơng có bản lưu trong
hồ sơ của Hội thánh Cao Đài. Do thiếu sự chuẩn bị về chương trình, giáo trình,
giảng viên giảng dạy,… và ý kiến “chống đối” của một số chức sắc quyền lực HTĐ
cho rằng việc “mở khoa thần học là không cần thiết” nên phân khoa này bị tạm gác
lại (trong 2 năm khai giảng đầu tiên).
Nhưng ngay sau đó đã liên tục xuất hiện một số bài viết nói về việc cần thiết
phải thành lập phân khoa thần học Cao Đài của tác giả Dương Văn Trị (DVT, Hiền
tài Ban thế đạo), tiêu biểu phải kể đến 2 bài viết sau:
1. Bài “Đi tìm ý nghĩa khoa thần học” của Cao Đài Giáo (tài liệu này thuộc
Ban tu thư của Trường đạo đức học đường), đã thông qua Ban kiểm duyệt Kinh
sách của Hội thánh số 6/BKD/TT ngày 29/10/Tân Hợi do Bảo đạo H.T.Đ ấn ký 6.
Trong tập sách nhỏ này ông DVT nêu lên một số định nghĩa chung về thần học
thịnh hành trong giới đại học và các tôn giáo lúc bấy giờ, định nghĩa về thần học
Ky-tô-giáo, thần học Ky-tơ-giáo đơng phương, và đề xuất cách đi tìm định nghĩa
thần học Cao Đài giáo. Ở những trang gần cuối của tập sách có đoạn: “Đến đây,
chúng ta đã mơ hồ nhận thấy một phạm trù hệ lý tưởng của khoa Thần học Cao
Đài Giáo. Theo đó, thần học có thể được hiểu là sự nghiên khảo và cảm thức về
những sự kiện linh thiêng đặc biệt là về linh thể tối thượng và mối tương quan
giữa linh thể ấy cùng vạn vật. Riêng chiều hướng nghiên khảo và cảm thức phải là
Tâm hướng dân tộc.
Chúng tôi đã từng quan niệm: tư tưởng Cao Đài là mơ hình thu gọn tư
tưởng dân tộc. Chúng tơi cũng chỉ nói là tư tưởng dân tộc mà khơng nói là tư
tưởng đại đồng. Bởi lẽ đại đồng tính là bản chất của tư tưởng Việt Nam. Gọi tư

tưởng dân tộc nghe có vẻ thân thiết hơn nhiều; đồng thời còn biểu hiện được sự
dung hịa và chọn lọc.”
5 Xem 2 trang hình chụp nguyên văn văn bản xin mở trường đại học Cao Đài phần phụ lục hình ảnh, tài liệu này
nằm trong hồ sơ lưu trữ cá nhân của giáo hữu TTT do chính ơng cho tác giả chụp lại.
6 Như chú thích trên nghĩ về thần học Cao Đài, 2002, trang 4-18.


Ông DVT đề xuất cách giải đoán ý nghĩa của khoa thần học Cao Đài tuy dựa
vào ý nghĩa sẵn có của khoa thần học Ky-tơ-giáo nhưng cũng phải căn cứ trên tâm
hướng tư tưởng truyền thống của dân tộc. Khoa này khơng phải chỉ thành tín
chun khảo giáo lý Cao Đài hay chỉ chuyên khảo về triết lý mà chúng chỉ là
những phương tiện cần thiết nhằm mục đích chính là để dẫn đến “sự thâm hiểu
chính xác về thần tính bao bọc và chi phối tồn diện cuộc sống của con người, qua
con người Việt Nam tiêu biểu”. Có thể nói những ý kết luận này ở tập tài liệu của
ông DVT đã thể hiện được ý nghĩa chính của đơn xin mở đại học của ơng khai đạo
Phạm Tấn Đãi, họ xin mở phân khoa thần học Cao Đài giáo để “truyền giảng triết
lý thống hợp và tín lý duy linh của Cao Đài giáo với chủ hướng làm sáng tỏ giá trị
tư tưởng dân tộc”. Qua đây có thể nhận thấy đây là một tư tưởng rất tiến bộ của tư
tưởng Cao Đài giáo khi đã muốn đi tiên phong mở một khoa thần học riêng của
Cao Đài nhưng lại mang hình ảnh, bản chất của tư tưởng Việt Nam, luôn biết chắt
lọc trong sự hỗn dung tư tưởng để tạo ra tư tưởng của riêng mình!
2. “Góp ý về việc xây dựng phân khoa thần học Cao Đài” 7: ở 4 trang đầu
bài, ông DVT nêu lên hiện trạng thiếu kinh sách về giáo lý đạo, việc sưu tầm chưa
đầy đủ các bài giảng đạo của Đức Hộ Pháp và một số vị khác, việc học giáo lý quá
ít ở các lớp Hạnh đường (đào tạo chức sắc), trường Trung học đạo đức,… và đặc
biệt là cơ quan phổ thông giáo lý “đã phải theo đuổi con đường gom nhặt tài liệu”
do khơng có đủ tài liệu để biên tập bài phát thanh và viết các đặc san… Ông cũng
nêu lên thái độ lo ngại của các chức sắc lớn đương nhiệm cho rằng sẽ khơng có
sinh viên theo học phân khoa thần học Cao Đài và khơng có giáo sư giảng dạy nên
chưa thể mở khoa.

Ở 3 trang cuối bài tiểu luận này tác giả nêu lên 3 lý do rất cần thiết phải mở
phân khoa thần học: 1-phải có một cơ sở hạ tầng thiết thực để tổng hợp tư tưởng
Cao Đài thành “một ý hệ mạch lạc, sáng sủa theo các phương pháp triết học”, giúp
làm giàu kinh điển và tri thức cho giới trẻ và tương lai đạo; 2-nhằm quảng bá giáo
7 Dương Văn Trị, Góp ý về việc xây dựng phân khoa thần học Cao Đài, Đặc san xuân 1972 (Giai phẩm xuân Nhâm
tý 1972) của Đạo Đức Học Đường.


lý đạo và việc học ở khoa thần học Cao Đài “có giá trị tương đương với việc
nghiên khảo các vấn đề triết học tại các đại học khác” của quốc gia trên bình diện
giáo dục, giúp nâng cao “danh thể” đạo; 3-tư tưởng Cao Đài là mơ hình tư tưởng
của dân tộc, “hình dung rất đúng tư tưởng dân tộc”, trong sự trao đổi văn hóa quốc
tế ở tương lai, sinh viên ngoại quốc đến Việt Nam “chắc chắn sẽ hướng nhiều về
phân khoa thần học Cao Đài” (do họ không thể học kỹ thuật, triết học ở các trường
khác vì những mơn này Việt Nam yếu thế hơn ngoại quốc), nên phân khoa này sẽ
có vị thế rất quan trọng trong giáo dục nước nhà và trong tôn giáo...
Chính 2 tiểu luận trên và một số bài viết khác đã có tác động tích cực đến
các vị lãnh đạo Tịa thánh nên họ đã có ý định sẽ ủng hộ việc thành lập phân khoa
Thần học Cao Đài, nhưng có lẽ thời gian khơng ủng hộ cho cơng cuộc mở khoa
của họ!
Dự thảo học trình 4 năm của phân khoa Thần học Cao Đài còn nằm ở dạng
bản thảo viết tay của Phòng Nghiên cứu và phát triển Viện Đại học Cao Đài cuối
năm 1974, bao gồm 2 phần riêng biệt: I_phần kiến thức căn bản học 1780 giờ
trong 70 học phần; II_phần kiến thức chuyên biệt học 490 giờ trong 20 học phần 8.
Tuy nhiên, khi nó đang được trình qua Hội thánh để phê duyệt thực hiện thì… bản
thảo này phải “dừng lại vĩnh viễn” do sự kiện thống nhất đất nước ngày 30/4/1975.
Mặc dù phần mời giáo sư (thỉnh) giảng gồm có ơng Lê Văn Trung, một số vị Linh
mục của Viện đại học Đà Lạt, Minh Đức, đại học Sài Gòn và các vị chức sắc đạo
để dạy một số học phần về nghi lễ, chánh trị đạo, lịch sử đạo… đều đã sẵn sàng
nhưng “tất cả phải đình lại vơ điều kiện” bất chấp đây là một cơng trình lý ra rất

cần phải thực hiện cho đạo và các học giả ngoại đạo quan tâm đến tôn giáo cũng
như triết lý tư tưởng dân tộc!
Trên đây là những giới thiệu rất khái quát về đại học tư thục Cao Đài trong
bức tranh đại học tư thục trước năm 1975. Tác giả mong qua đó có thể giúp các
độc giả quan tâm rút ra được một số nhận định khái quát về kinh nghiệm, cơ chế
8 Xem phụ lục hình ảnh.


mở trường đại học tư thục hoặc phân khoa mới của một trường đại học nhằm gợi
thêm giải pháp cho nền giáo dục đại học hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. Văn Bản đệ trình tổng thống và Bộ quốc gia giáo dục của ông Phạm Tấn

Đãi (khai đạo Hiệp Thiên Đài) 28/8/1971 về việc xin thành lập trường
đại học Cao Đài.
2. Nghị định thành lập Viện Đại học Cao Đài ngày 28 tháng 9 năm 1971 của
Tổng trưởng quốc gia giáo dục.
3. Giấy phép của Bộ quốc gia giáo dục cấp để thành lập viện đại học Cao
Đài số 7999/GD/VP ngày 29/9/1971 và bổ túc giấy phép số 9335/GD/VP
cấp 24/11/1971.
4. Thư của Tổng trưởng Bộ giáo dục gửi ông Phạm Tấn Đãi, Tòa thánh Đại
đạo tam kỳ phổ độ Tây Ninh 24/9/1971. Kí hiệu lưu trữ QG 2, TP.HCM:
DIICH/5858.
5. H.T.Dương Văn Trị, Nền tảng triết lý dân tộc trong tư tưởng Cao Đài
giáo, trang 3-7, 1969, in trong tập tiểu luận “Gợi ý” của Ban Thế Đạo Tòa Thánh
Tây Ninh, 1973.
6. Nghị định ngày 8/9/1971 của Tổng trưởng Bộ giáo dục Ngơ Khắc Tỉnh kí,
kí hiệu lưu trữ quốc gia 2, TP.HCM: DIICH/4398.
7. />
Phụ lục hình ảnh:








×