Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.15 KB, 18 trang )

CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ThS. Nguyễn Thị Huệ*
Với sự chuyển đổi về tư duy giáo dục: từ đào tạo tinh hoa sang đào tạo
đại trà cùng với tác động của chủ trương xã hội hóa giáo dục đã làm cho quy
mô giáo dục ngày càng tăng lên, đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận người dân
có thể tham gia và hưởng thụ thành tựu giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay
bất cập lớn nhất trong giáo dục đào tạo chính là mâu thuẫn giữa quy mô và
chất lượng, hiệu quả giáo dục. Mặc dù quy mô giáo dục ngày càng tăng
nhưng chất lượng, hiệu quả giáo dục thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
nhân lực, yêu cầu của thị trường lao động. Để giải quyết vấn đề này, một
trong những giải pháp tối ưu đó là tăng cường công tác kiểm định chất lượng
giáo dục (KĐCLGD).
Vậy trong công tác KĐCLGD đạt được những thành tựu và gặp phải
những hạn chế, vướng mắc nào? Giải pháp cho vấn đề trên là gì? Bài viết sẽ
cố gắng làm rõ những vấn đề nêu trên. Tuy nhiên, do nguồn lực hạn chế nên
tác giả chỉ tập trung làm rõ công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại
học (gọi tắt là kiểm định chất lượng giáo dục đại học - KĐCLGDĐH).
1. Khái quát chung về công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại
học
Kiểm định là hoạt động đánh giá bên ngoài được sử dụng nhằm bảo
đảm chất lượng và nâng cao chất lượng giáo dục.
Kết quả kiểm định là các trường hoặc chương trình đào tạo được công
nhận đạt hay không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học (hay còn gọi là kiểm định
chất lượng giáo dục đại học -KĐCLGDĐH) là hoạt động đánh giá và công
** Giảng viên Bộ môn QLNN về Xã hội, Học viện Hành Chính Quốc Gia, Phân viện tại

Thành phố Hồ Chí Minh

1




nhận mức độ cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hànhi.
Quy trình KĐCLGDĐH bao gồm 4 bước sau: 1) Tự đánh giá. 2) Đánh
giá ngoài. 3) Thẩm định kết quả đánh giá. 4) Công nhận đạt tiêu chuẩn chất
lượng giáo dục.
Vai trò của KĐCLGD là nhằm góp phần đảm bảo và nâng cao chất
lượng giáo dục; xác nhận mức độ cơ sở giáo dục đáp ứng mục tiêu đề ra
trong từng giai đoạn nhất định; làm căn cứ để cơ sở giáo dục giải trình với
các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội về thực trạng chất
lượng đào tạo; làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục và nhà tuyển
dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
Ở Việt Nam, công tác KĐCLGD thực sự được quan tâm từ đầu năm
2002 bằng việc hình thành một đơn vị chuyên trách về vấn đề này trong Vụ
Đại học, sau đó là Cục Khảo thí và KĐCLGD và nay là Cục Quản lý chất
lượngii của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống KĐCLGD liên tục được củng
cố và phát triển theo xu thế chung của quốc tế. Từ đó đến nay, hoạt động
kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục tại Việt Nam đã có những bước phát
triển mạnh mẽ. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch kiểm định với
mục tiêu đến năm 2020 tất cả các trường đại học trong cả nước phải được
kiểm định.
Trong năm 2016, có 210/223 trường (chiếm tỷ lệ 94,17% ) đã hoàn
thành báo cáo tự đánh giá, trong số đó có 24 trường được tổ chức KĐCLGD
đánh giá ngoài, 12 trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượngiii.
Đến năm 2018, có 217 trường hoàn thành báo cáo tự đánh giá, trong đó
có 122 trường được đánh giá ngoài và 95 trường được công nhân đạt tiêu
chuẩn chất lượng bởi tổ chức kiểm định trong nước và 5 trường được công
nhận bởi tổ chức đánh giá/kiểm định quốc tế. Số chương trình đào tạo được
đánh giá/công nhận theo danh sách của Cục Quản lý chất lượng công bố là

2


114 chương trình, bao gồm: 08 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn trong
nước; 106 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tếiv.
Điều này cho thấy việc thực hiện công tác KĐCLGDĐH đã có những
bước tiến đáng kể.
2. Đánh giá công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học
2.1. Ưu điểm
Công tác KĐCLGDĐH trong thời gian qua đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận, cụ thể như:
Thứ nhất, hệ thống văn bản để đảm bảo cho KĐCLGDĐH về cơ bản
đã đầy đủ. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, các quy định về KĐCLGD
đang từng bước được đưa vào trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Chẳng hạn như: Luật giáo dục năm 2005: Điều 17 và 58; Luật Sửa đổi và bổ
sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009: Mục 3a gồm có 3 điều bổ
sung về KĐCLGD; Luật Giáo dục đại học: Chương VII. Đảm bảo và
KĐCLGDĐH. Bên cạnh đó, Chính phủ có các văn bản quy định chi tiết và
hướng dẫn thực hiện như Nghị định số 75/2006/NĐ-CP: Chương II, Điều 3840 về KĐCLGD; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 38 và
39 của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP. Ngoài ra, công tác đảm bảo và
KĐCLGD cũng được quy định cụ thể trong các văn bản quan trọng khác như
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 với yêu cầu “xây dựng hệ thống
kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng cơ
sở giáo dục của các cấp học, trình độ đào tạo và kiểm định các chương trình
giáo dục nghề nghiệp, đại học”. Trong quyết định của Thủ tướng chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai
đoạn 2006 – 2020 đã đưa ra giải pháp “Triển khai đại trà công tác đánh giá và
KĐCLGDĐH”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
về quy trình và chu kỳ KĐCLGD, các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo

dục, kèm theo đó là các văn bản hướng dẫn chi tiết để triển khai thực hiện.
3


Cụ thể, gần đây nhất, ngày 19/5/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành
Thông tư Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học. Thay đổi
lớn và căn bản nhất so với quy định trước đây là Bộ tiêu chuẩn với 25 tiêu
chuẩn và 111 tiêu chí so với 10 tiêu chuẩn và 61 tiêu chí trước đây. Bộ tiêu
chuẩn khá đồ sộ, bám sát bộ tiêu chuẩn của Mạng lưới Đảm bảo chất lượng
các trường đại học ASEAN (AUN-QA). Đồng thời, khác về cách đánh giá đạt
hay không đạt trước đây, quy định mới được đánh giá theo 7 thang mức một
cách cụ thể, rõ ràng.
Có thể thấy, các văn bản quy phạm pháp luật đã phát huy được vai trò
là công cụ pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động KĐCLGD ở Việt
Nam.
Thứ hai, Thành lập Tổ chức KĐCLGD và đào tạo Kiểm định viên
KĐCLGD.
Như đã nêu ở trên, công tác KĐCLGD ở nước ta được quan tâm với
việc hình thành một đơn vị chuyên quản về vấn đề này là Cục Quản lý chất
lượng thuộc bộ Giáo dục và Đào tạo. Chức năng chính của Cục là giúp Bộ
trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác đảm bảo và KĐCLGD. Theo
đó, Cục Quản lý chất lượng sẽ thực hiện các nhiệm vụ v sau: 1) Xây dựng,
hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá thực hiện các quy định về quy chuẩn đảm bảo
và KĐCLGD; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện dịch vụ công
về đảm bảo, KĐCLGD. 2) Thẩm định việc thành lập hoặc cho phép thành
lập, giải thể tổ chức KĐCLGD; cấp giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động
KĐCLGD đối với các tổ chức KĐCLGD; giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng
kiểm định viên KĐCLGD. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các tổ chức
KĐCLGD, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên; tuyển chọn kiểm
định viên, cấp và thu hồi thẻ kiểm định viên. 3) Thẩm định việc công nhận tổ

chức KĐCLGD nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Công bố danh sách các tổ
chức KĐCLGD trong nước và nước ngoài được Việt Nam công nhận. Công
khai kết quả KĐCLGD.
4


Trong thời gian qua, đã có 4 Trung tâm Kiểm định Chất lượng được
thành lập và đã đi vào hoạt động: Trung tâm Kiểm định Chất lượng Đại học
Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Kiểm định Chất lượng Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Kiểm định Chất lượng Đại học Đà Nẵng, Trung
tâm Kiểm định Chất lượng Hiệp hội Đại học, Cao đẳng Việt Nam. Phải nhận
định rằng, từ khi ra đời, các trung tâm kiểm định chất lượng đã thể hiện được
vai trò trong việc tiến hành đánh giá ngoài đối với cơ sở giáo dục đại học.
Công tác đào tạo đội ngũ Kiểm định viên KĐCLGD được quan tâm.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh nhiệm vụ đào tạo kiểm định viên
KĐCLGDĐH và trung cấp chuyên nghiệp. Hai Đại học quốc gia đã tiến hành
tổ chức đào tạo kiểm định viên từ đầu năm 2014. Cục Quản lý chất lượng
cũng đã triển khai việc tuyển chọn và cấp thẻ kiểm định viên theo quy định.
Hiện nay, về cơ bản đội ngũ đảm bảo cho hoạt động kiểm định chất lượng từ
bên ngoài đã được chuẩn bị tương đối đầy đủ hơn trước. Cụ thể có hơn 700
người đã hoàn thành các khóa đào tạo kiểm định viên, trong đó có 240 người
đã được cấp thẻ kiểm định viênvi.
Thứ ba, hợp tác quốc tế về KĐCLGDĐH được đẩy mạnh
Phải nói rằng, hợp tác quốc tế về KĐCLGD là một vấn đề hết sức quan
trọng trong việc đào tạo chuyên gia và trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, đặc
biệt là những nước mới bắt đầu triển khai xây dựng hệ thống KĐCLGD như
Việt Nam.
Từ những năm đầu tiên (2002), qua các hội thảo, tập huấn, các chuyên
gia quốc tế đã giúp Việt Nam định hướng cho công tác đảm bảo chất lượng

giáo dục, đề xuất mô hình các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, cung cấp thông
tin và trao đổi kinh nghiệm thực tiễn.
Các đợt tập huấn về đánh giá ngoài với sự tham gia của các chuyên gia
quốc tế (đợt tập huấn tháng 2/2006 do chuyên gia Australia và Indonesia thực
hiện; đợt tập huấn tháng 8/2006 do 2 chuyên gia Hà Lan thực hiện; đợt tập
5


huấn tháng 4/2007, tháng 4/2009 do một chuyên gia Hoa Kỳ thực hiện) đã
giúp Việt Nam nhanh chóng đào tạo chuyên gia để triển khai đánh giá các
trường đại học ở trong nước, tạo tiền đề để Việt Nam tiếp tục đào tạo chuyên
gia để đánh giá các cấp học khác.
Việc các tổ chức như: Hiệp hội các trường đại học khoa học ứng dụng
Hà Lan (HBO – raad), Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) và Trung tâm
Đảm bảo Chất lượng Giáo dục Quốc tế - CQAIE Hoa Kỳ tham gia đánh giá
40 trường đại học của Việt Nam trong các năm 2006, 2007, 2009 vừa nhằm
đảm bảo tính khách quan trong đánh giá, đồng thời nhằm tăng cường năng
lực cho các chuyên gia ở trong nước.
Cục Quản lý chất lượng (trước đây là Cục Khảo thí và KĐCLGD) đã
đăng ký làm thành viên của Mạng lưới chất lượng châu Á - Thái Bình Dương
(APQN), Mạng lưới quốc tế các tổ chức giáo dục đại học (INQAAHE), là
thành viên sáng lập của Mạng lưới đảm bảo chất lượng ASEAN (AQAN).
Trong năm 2018, ngoài việc được các tổ chức kiểm định trong nước
tiến hành đánh giá ngoài, công nhận các cơ sở giáo dục đại học thì còn có sự
tham gia đánh giá của Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục
đại học Pháp (HCERES), Mạng lưới Đảm bảo chất lượng các trường đại học
ASEAN (AUN-QA). Ở cấp chương trình có tới 106 chương trình đánh giá
theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế do các tổ chức tham gia đánh giá như
Mạng lưới Đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN, Uỷ ban Văn
bằng Kỹ sư Pháp, Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật và Công nghệ, Hoa Kỳ; Hội

đồng Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh, Hoa Kỳ;
Quỹ Kiểm định các chương trình quản trị kinh doanh quốc tế; Hiệp hội
MBA; Hiệp hội quốc tế các trường đại học đào tạo ngành kinh doanh; Mạng
lưới kiểm định đào tạo kỹ thuật của châu Âu.
Việc hợp tác quốc tế đã đem lại những kinh nghiệm thực tiễn của các
nước trên thế giới để áp dụng vào Việt Nam, nâng cao chất lượng giáo dục
đại học lên một bước mới.
2.2.

Những hạn chế
6


KĐCLGDĐH đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nhà
trường và xã hội, tuy nhiên trong quá trình triển khai công tác này còn tồn tại
một số hạn chế như:
Thứ nhất, nhận thức của các bên liên quan vii đến cơ sở giáo dục về
KĐCLGDĐH chưa thật sự đồng đều.
Đến nay, công tác kiểm định chất lượng đã không còn là vấn đề quá
mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc triển khai công tác này đến tất cả các
đối tượng liên quan vẫn chưa thật sự hiệu quả. Các cấp lãnh đạo, quản lý
chưa thực sự quan tâm, đầu tư công sức, chỉ đạo sát sao công tác kiểm định
chất lượng giáo dục của các trường đại học. Điều này dẫn đến tình trạng một
số trường tích cực trong công tác kiểm định, một số khác thì làm nhưng chưa
tốt (hình thức) hoặc chậm chí chưa thực hiện theo quy định. Đến thời điểm
31/5/2018, chỉ có 114 chương trình đạo tạo của 21 trường tiến hành đánh giá
ngoài, số trường được công nhận cũng chỉ mới 100 trường. Con số như vậy là
quá ít so với yêu cầu hiện nay.
Sự thiếu hiểu biết đầy đủ về vai trò, tác dụng cũng như nội dung, quy
trình của công tác KĐCLGDĐH chủ yếu do công tác tuyên truyền chưa được

quan tâm, đồng thời các hoạt động tự đánh giá, kiểm định trường chủ yếu do
một vài đơn vị chuyên trách thực hiện, chưa thực sự trở thành hoạt động
thường kì tại cơ sở giáo dục đại học để các đối tượng liên quan dễ dàng tiếp
cận, nắm bắt thông tin. Rất nhiều giảng viên, sinh viên, các nhà tuyển dụng
lao động chưa hiểu biết đầy đủ về công tác kiểm định chất lượng. Hoạt động
KĐCLGD là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có sự tham gia, đồng lòng
của toàn thể cán bộ, nhân viên, sinh viên… Chỉ khi nào hình thành được văn
hóa chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học thì khi đó công tác kiểm định
mới được chú trọng, nâng cao về hiệu quả.
Thứ hai, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KĐCLGDĐH hiện
nay còn chưa quy định rõ chế tài để xử lý những cơ sở giáo dục chưa thực
hiện công tác kiểm định chất lượng.
7


Hệ thống kiểm định chất lượng ở các nước trên thế giới đều ràng buộc
các trường trong hệ thống tham gia kiểm định chất lượng có thể bằng hai tiếp
cận khác nhau, bắt buộc hoặc tự nguyện. Ở nước ta, theo quy định tại Luật
Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) thì công tác kiểm định chất lượng là
bắt buộc. Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo ngày
19 tháng 5 năm 2017 ban hành Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo
dục đại học ràng buộc kiểm định chất lượng với các điều kiện tự chủ cho các
trường. Chẳng hạn theo Khoản 2 Điều 51 của thông tư quy định như sau:
“các cơ sở giáo dục tham gia kiểm định chất lượng theo quy định và được
công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng được cơ quan có thẩm quyền ưu tiên lựa
chọn để đầu tư phát triển, được thực hiện quyền tự chủ cao hơn. Các tín chỉ
mà người học tích lũy ở cơ sở giáo dục đã được kiểm định được công nhận
và chuyển đổi”. Khoản 3 Điều 51 quy định: “cơ sở giáo dục tham gia kiểm
định chất lượng nhưng chưa được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng bị hạn
chế về quyền tự chủ. Nếu liên tục 03 năm sau đó mà vẫn không thực hiện cải

tiến chất lượng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng thì sẽ bị áp dụng
chế tài hạn chế hoặc đình chỉ việc tuyển sinh”. Như vậy, theo quy định này
chỉ áp dụng chế tài khuyến khích hoặc hạn chế đối với cơ sở giáo dục tham
gia kiểm định chất lượng. Vậy còn các cơ sở giáo dục không tham gia thực
hiện công tác kiểm định chất lượng thì chế tài xử lý như thế nào thì hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật chưa đề cập. Đây chính là lỗ hổng lớn trong
công tác KĐCLGDĐH hiện nay.
Trên thực tế, có những trường rất tích cực đầu tư và xây dựng hệ thống
kiểm định chất lượng riêng, với bộ tiêu chuẩn riêng để kiểm định chất lượng
các trường thành viên và chương trình của mình như Đại học Quốc gia Hà
Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và một số trường công lập
khác cũng tích cực tham gia kiểm định chất lượng ngay từ đầu (như 40
trường tình nguyện tham gia chương trình kiểm định chất lượng thí điểm giai
đoạn 2005-2009) thì vẫn có một số trường chưa thực hiện báo cáo tự đánh giá
8


và chưa đăng ký đánh giá ngoài, bởi hệ thống pháp luật chưa quy định nếu
không (chưa) tham gia kiểm định chất lượng thì sẽ phải chịu chế tài gì. Do
đó, các trường chưa thực hiện công tác KĐCLGD vẫn được hoạt động, được
tuyển sinh và cấp bằng bình thường. Điều này hoàn toàn khác với những
nước coi kiểm định chất lượng là bắt buộc, những cơ sở đào tạo hoặc chương
trình đào tạo chưa được kiểm định chất lượng sẽ không được phép cấp bằng,
dù có thể vẫn được phép đào tạo.
Thứ ba, công tác KĐCLGDĐH còn lúng túng và thiếu ổn địnhviii
Kể từ khi kiểm định chất lượng mới được bắt đầu thí điểm rồi trở thành
yêu cầu bắt buộc, một hệ thống các văn bản pháp quy dày đặc điều chỉnh các
hoạt động kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học đã được ban hành liên
tiếp vào các năm 2007, 2008, 2012, 2013, 2016, 2017ix.
“Trong khi hệ thống KĐCLGDĐH trên thực tế chưa vận hành đầy đủ

và các trường chưa trải qua một lượt kiểm định chất lượng, kể cả ở cấp cơ sở
đào tạo và chương trình đào tạo, thì những quy định về tiêu chuẩn, tiêu chí,
quy trình, chu kỳ… đã lại bị thay đổi và bổ sung liên tục, dẫn đến sự mất ổn
định của hệ thống kiểm định chất lượng”x.
Chính sự chậm trễ và thiếu ổn định trong triển khai hệ thống kiểm định
chất lượng đã gây ra hệ quả lớn, cụ thể: Trong giai đoạn 2005 - 2009 có 40
trường đã được đánh giá ngoài nhưng kết quả kiểm định chất lượng không
được công bố. Giai đoạn 2009 - 2015 nhiều trường hăng hái tham gia, đã
triển khai tự đánh giá và hoàn thành báo cáo tự đánh giá thì không được đánh
giá ngoài, điều này đồng nghĩa với việc không được kiểm định chất lượng.
Từ khi các trung tâm kiểm định chất lượng hoạt động đến nay (từ năm 2014
-2017) thì bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng lại bị thay đổi. Có những
trường đã chuẩn bị đánh giá theo bộ tiêu chuẩn cũ mà chưa kịp đăng ký kiểm
định chất lượng thì Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT bắt đầu có hiệu lực bắt
buộc các trường này phải chuyển sang bộ tiêu chuẩn mới.
9


Việc bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng mới thay đổi nhiều nội dung
dẫn tới việc phải tập huấn lại cho toàn bộ cán bộ làm công tác bảo đảm chất
lượng và cán bộ tham gia tự đánh giá cấp trường. Bên cạnh đó cũng tác động
không nhỏ tới kế hoạch hoạt động cũng như chiến lược của nhiều trường khi
tuân theo bộ tiêu chí với 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí thay vì 10 tiêu chuẩn
và 61 tiêu chí như trước đây.
3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại
học
Trước những tồn tại hạn chế trên, để nâng cao hiệu quả công tác
KĐCLGDĐH cần tập trung vào những giải pháp then chốt sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về KĐCLGD
đến các bên liên quan, đặc biệt chú trọng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

các cơ sở giáo dục đại học, giảng viên, nhân viên và sinh viên. Thông qua các
hội nghị, hội thảo chuyên đề, cần trang bị kiến thức, thay đổi nhận thức về
vai trò, vị trí của công tác đảm bảo chất lượng nói chung và KĐCLGD nói
riêng để từ đó mỗi cá nhân, đơn vị sẽ xem yếu tố chất lượng như một tiêu chí
sống còn.
Thứ hai, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các trung tâm kiểm
định trong đó lấy việc đào tạo đội ngũ kiểm định viên đạt chuẩn làm nhiệm
vụ then chốt.
Để nâng cao chất lượng của các tổ chức KĐCLGD thì yêu cầu đặt ra
là cần có đội ngũ kiểm định viên mang tính chuyên nghiệp cao thông qua
chính sách đào tạo, phát triển đội ngũ này. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, năm học 2016-2017, cả nước có 235 trường đại học, do vậy,
để có thể tiến hành kiểm định chất lượng thì cần một lực lượng lớn kiểm định
viên đảm trách công tác này. Nhưng đến nay chỉ có hơn 700 người được cấp
chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo kiểm định viên (kể cả kiểm định các cơ sở
giáo dục trung cấp chuyên nghiệp), trong đó chỉ có 240 kiểm định viên được
cấp thẻ là còn khá ít so với nhu cầu. Bên cạnh đó, với những thay đổi nhanh
10


chóng của các quy định hướng dẫn công tác kiểm định chất lượng như hiện
nay, đòi hỏi đội ngũ này liên tục được đào tạo mới để cập nhật, bổ sung kiến
thức. Cán bộ chuyên trách, thành viên tham gia hội đồng tự đánh giá và các
nhóm chuyên trách viết báo cáo tự đánh giá chưa có kinh nghiệm, chưa được
tập huấn bồi dưỡng các kĩ thuật thu thập, xử lý thông tin, minh chứng về lĩnh
vực công tác này. Thực tế là rất nhiều cán bộ đều kiêm nhiệm, thực hiện
nhiệm vụ theo hướng vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Kiểm định viên cần có
khả năng thu thập và phân tích thông tin tốt và đồng thời có khả năng đưa ra
được những tư vấn để giải quyết những vướng mắc của trường, hướng đi như
thế nào, điểm mạnh nào cần bứt phá.... Điều này có nghĩa trong quá trình

thực hiện công tác kiểm định, điều quan trọng không phải đưa ra đánh giá cơ
sở giáo dục mà phải chỉ ra những điều cần phải cải tiến, các khuyến cáo
mang tính tác nghiệp cụ thể trong chiến lược phát triển của nhà trường. Do
vậy, công tác đào tạo cần tập trung vào việc trang bị, cập nhật những kiến
thức, kỹ năng trên.
Thứ ba, công khai kết quả kiểm định trên các phương tiện truyền
thông
“Kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục được sử dụng làm căn
cứ để xác định chất lượng giáo dục đại học, vị thế và uy tín của cơ sở giáo
dục; thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; là một trong các tiêu chí để
cơ quan có thẩm quyền xem xét hỗ trợ đầu tư, giao nhiệm vụ, thực hiện phân
tầng, xếp hạng, giao quyền tự chủ và sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục” xi.
Như vậy, phải khẳng định rằng kết quả KĐCLGD không chỉ là tiêu chí đo
lường của các cơ quan quản lý về vấn đề đạt hay không đạt chất lượng theo
yêu cầu đề ra mà còn là thước đo chất lượng trong mắt các bậc phụ huynh
học sinh và xã hội. Việc công bố kết quả kiểm định kết hợp với các bảng xếp
hạng các trường đại học như là một phương thức cạnh tranh giữa các trường,
từ đó thúc đẩy các trường phải có những phương án cải tiến chất lượng nhằm
mục đích cải thiện kết quả và nâng cao vị thế của trường mình.
11


Việc công khai trong kiểm định chất lượng là điều bắt buộc, đã được
ghi trong luật. Kết quả đó tác động đến quá trình phát triển của nhà trường.
Việc công khai này để cho các bên liên quan có thể nắm rõ những thực trạng
của trường, đây cũng chính là kênh để thực hiện cơ chế giải trình một cách
hiệu quả nhất vừa là phương thức thực hiện tự chịu trách nhiệm xã hội của
các trường đại học.
Thứ tư, thực hiện tốt nguyên tắc tự chủ và tự chịu trách nhiệm của
các cơ sở giáo dục đại học.

Đây chính là một trong những cơ chế đảm bảo chất lượng giáo dục đại
học hiện nay. Do vậy, cần phải quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp
luật cụ thể hơn nữa về vấn đề này. Đặc biệt cần có những chế tài đủ mạnh để
tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa những trường tiến hành kiểm định chất
lượng và trường không thực hiện, tránh những lỗ hổng đáng tiếc như hiện
nay. Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư số 12/2017/TTBGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2017 của bộ Giáo dục Đào tạo về Ban hành
quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học nhưng chưa có văn
bản hướng dẫn thi hành. Trong thời gian tới, cần triển khai cụ thể hóa thông
tư theo hướng như đã đề cập ở trên.
Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về KĐCLGDĐH
Bên cạnh việc thành lập các trung tâm kiểm định chất lượng để đánh
giá ngoài như hiện nay, cần khuyến khích các trường đăng ký đánh giá cấp
chương trình theo các tiêu chuẩn quốc tế. Có như vậy, giáo dục đại học Việt
Nam mới từng bước hội nhập với quốc tế và từng bước xây dựng vị thế của
mình.
Tóm lại, công tác KĐCLGDĐH đã góp phần giúp các cơ sở giáo
dục đại học không ngừng hoàn thiện về mặt chất lượng từ yếu tố đầu vào
cho đến yếu tố quá trình, tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của
mình. Trong thời gian qua, công tác KĐCLGDĐH ở Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn như thực hiện kiểm định và công nhận cho nhiều
trường đại học trong cả nước, giúp nâng cao chất lượng đại học ở Việt Nam
12


lên một bước tiến mới. Tuy nhiên, công tác KĐCLGDĐH vẫn còn tồn tại một
số yếu kém ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác này trong thực
tiễn và cần phải được khắc phục. Do vậy, từ góc độ quản lý nhà nước, chúng
ta cần thực hiện đồng bộ hệ thống giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế
nêu trên.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Quốc hội (2005). Luật Giáo dục
2) Quốc hội (2009). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo
dục
3) Quốc hội (2012). Luật Giáo dục đại học
4) Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT
ngày 19 tháng 5 năm 2017 của bộ Giáo dục Đào tạo về Ban hành quy định về
kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
5) Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Quyết định số 2077/QĐBGDĐT ngày 19/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Quy định chức năng,
nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị giúp Bộ trưởng thực
hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6) Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (2016). Danh sách
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đã hoàn thành báo
cáo tự đánh giá, được kiểm định.
7) Cục Quản lý Chất lượng (2018). Danh sách các cơ sở giáo dục đại
học; các trường cao đẳng, trung cấp sư phạm đã hoàn thành báo cáo tự
đánh giá, được kiểm định.
8) Cục Quản lý Chất lượng (2018). Danh sách các cơ sở giáo dục được
công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
9) Cục Quản lý Chất lượng (2018). Danh sách các chương trình đào tạo
được đánh giá/công nhận.
13


10) Nội dung tọa đàm đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục đại học

(2017), truy cập Http://baochinhphu.vn/Giao-duc/Noi-dung-Toa-dam-Daymanh-kiem-dinh-chat-luong-giao-duc-dai-hoc/298274.vgp ngày 10/6/2018
11)

Đỗ Thị Ngọc Quyên (2017). Kiểm định chất lượng giáo dục: Nhìn từ


góc độ kỹ thuật. Truy cập />
ngày

10/6/2018.

PHỤ LỤC
Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn triển khai
công tác KĐCLGD đã được ban hành:
Quốc hội phê duyệt các văn bản
1. Luật Giáo dục 2005 (Điều 17, 58, 99).
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25
tháng 11 năm 2009 (Mục 3a).
3. Luật Giáo dục đại học 2012 (Chương VII).
Chính phủ ban hành các văn bản
4. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo
dục (Chương II, Điều 38-40);
5. Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục (Điều 1, khoản 14, 15).
Bộ GD&ĐT ban hành các văn bản về kiểm định ĐH
6. Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng trường đại học.
14


7. Quyết định số 76/2007/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2007

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Quy trình và
chu kỳ KĐCLGD trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
8. Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác đánh giá và
KĐCLGD.
9. Quyết định số 4138/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 9 năm 2010 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng và
phát triển hệ thống KĐCLGD đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên
nghiệp giai đoạn 2011 – 2020”.
10. Thông tư số 23/2011/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng chương trình giáo dục sư phạm kỹ thuật công nghiệp trình độ đại
học.
11. Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục trường đại học; Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT
ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng; Quyết
định số 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp.
12. Thông tư số 49/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại
học.
13. Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của
15



Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định viên
KĐCLGD.
14. Thông tư số 61/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định điều kiện thành lập và
giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức KĐCLGD.
15. Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ
KĐCLGD trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
16. Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình đào tạo kiểm định
viên KĐCLGD đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
17. Thông tư số 38/2013/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chu kỳ và quy trình
kiểm định chất lượng chương trình giáo dục của các trường đại học, cao đẳng
và trung cấp chuyên nghiệp.
18. Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo
dục đại học.
Cục Khảo thí và KĐCLGD, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các
văn bản hướng dẫn
19. Công văn số 9098/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 13 tháng 10 năm
2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá ngoài trường
ĐH, CĐ, TCCN.
20. Công văn số 462/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 09 tháng 5 năm 2013
của Cục Khảo thí và KĐCLGD về việc hướng dẫn tự đánh giá trường ĐH,
CĐ, TCCN.
21. Công văn số 527/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 23 tháng 5 năm 2013
của Cục Khảo thí và KĐCLGD về việc hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá
chất lượng trường đại học.

16


17


Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm
2017 của bộ Giáo dục Đào tạo về Ban hành quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại
học.
ii Nghị định số 69/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 5 năm 2017 quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và đào tạo
iii Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (2016). Danh sách các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, được kiểm định.
iv Cục Quản lý Chất lượng (2018). Danh sách các cơ sở giáo dục đại học; các trường cao
đẳng, trung cấp sư phạm đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, được kiểm định; Danh sách các cơ sở
giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; Danh sách các chương trình đào tạo
được đánh giá/công nhận
v Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Quyết định số 2077/QĐ-BGDĐT ngày
19/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
vi Nội dung tọa đàm đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục đại học (2017), truy cập trang
Web Http://baochinhphu.vn/Giao-duc/Noi-dung-Toa-dam-Day-manh-kiem-dinh-chat-luong-giaoduc-dai-hoc/298274.vgp ngày 10/6/2018
vii Các bên liên quan đến cơ sở giáo dục bao gồm người học, giảng viên, nhân viên, đội ngũ
lãnh đạo và quản lý, nhà sử dụng lao động, các đối tác, gia đình người học, nhà đầu tư, cơ quan
quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
viii Đỗ Thị Ngọc Quyên (2017). Kiểm định chất lượng giáo dục: Nhìn từ góc độ kỹ thuật.
Truy cập ngày 10/6/2018.
ix 2007 (65/2007/QĐ-BGDĐT), 2008 (29/2008/QĐ-BGDĐT), 2012 (37/12/TT-BGDĐT;
60&61& 62/2012/TT-BGDĐT), 2013 (18/2013/TT-BGDĐT; 38/2013/ TT-BGDĐT), 2016

(04/2016/TT-BGDĐT), 2017 (12/2017/TT-BGDĐT)
x Đỗ Thị Ngọc Quyên (2017). Kiểm định chất lượng giáo dục: Nhìn từ góc độ kỹ thuật. truy
cập ngày 10/6/2018.
xi Khoản 1, điều 51, Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2017 của bộ
Giáo dục Đào tạo về Ban hành quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
i



×