Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

VỊ TRÍ CỦA BAN TÔN GIÁO TRONG HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.36 KB, 9 trang )

VỊ TRÍ CỦA BAN TÔN GIÁO
TRONG HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Ths. Trần Văn Tình,
Văn phòng Tỉnh ủy Trà Vinh
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, giữa dân tộc và tôn
giáo có mối quan hệ tương tác, giao thoa với nhau. Do đó, xác lập đúng đắn vị trí
của từng cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, dân tộc không
những có vai trò quan trọng trong xác định chức năng, nhiệm vụ của chủ thể quản
lý mà còn quyết định đến hiệu quả hoạt động quản lý.
Thực tế cho thấy, sau khi đưa vào cơ quan Nội vụ theo Nghị định số
08/2007/NĐ-CP, ngày 08/8/2007 của Chính phủ, bên cạnh một số thuận lợi, hoạt
động của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo gặp không ít khó
khăn như: Thiếu chủ động về biên chế, tài chính; hoạt động tham mưu thường chưa
kịp thời vì phải qua trung gian (người phụ trách công tác tôn giáo ở các cấp chỉ là
cấp phó của cơ quan nội vụ) .v.v... Vấn đề đã và đang đặt ra là phải xác định vị trí
của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, nên đặt vào cơ quan nội
vụ (Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ) như hiện nay hay trở lại vị trí cũ với Ban
tôn giáo trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố và quận/huyện như
trước khi có Nghị định số 08/2007/NĐ-CP của Chính phủ hoặc đưa vào một cơ
quan khác. Nói một cách chung hơn, việc xác định chính xác vị trí của cơ quan
quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong bộ máy nhà nước để cơ quan
này hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn là việc làm cần thiết.
2. Vị trí Ban Tôn giáo trong bộ máy nhà nước qua các giai đoạn lịch sử
Nhìn lại chặng đường lịch sử của Nhà nước ta trong thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo có nhiều mốc son đáng ghi nhớ. Ngay
những ngày đầu của cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước mà người đứng đầu


là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều chính sách, giải pháp liên quan đến tôn
giáo. Trong giai đoạn này, việc xác định vị trí của cơ quan quản lý nhà nước đối


với hoạt động tôn giáo trong bộ máy nhà nước đã được quan tâm.
Ở cấp Trung ương, theo Nghị định số 566/NĐ-CP ngày 02/8/1955 của Chính
phủ, Ban Tôn giáo là một đơn vị trong Ban Nội chính Chính phủ và trực thuộc Thủ
tướng Chính phủ. Đến ngày 10/12/1957, trong Thông tư số 593-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ được gọi là Ban Tôn giáo Trung ương.
Đến ngày 11/6/1964, trong Thông tư số 60/TTg của Phủ Thủ tướng, Ban Tôn giáo
Trung ương được đổi tên thành Ban Tôn giáo Phủ Thủ tướng. Đến ngày 27/3/1985,
Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 85/NĐ-HĐBT về việc thành lập Ban
Tôn giáo của Chính phủ với Điều 1 là quyết định “thành lập Ban Tôn giáo Chính
phủ, cơ quan giúp việc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về công tác tôn giáo”(i). Ngày
04/6/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức bộ máy Ban Tôn giáo của Chính phủ. Đến ngày 01/12/1998,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 235/1998/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ
sung một số tổ chức thuộc Ban Tôn giáo của Chính phủ để tiếp tục củng cố và kiện
toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo. Ngày 13/8/2003, trên cơ sở tiếp thu tinh thần Luật Tổ chức Chính phủ, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 91/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ với Điều 1 qui định:
“Ban Tôn giáo Chính phủ là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn quản lý Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo trong phạm vi cả nước; quản lý
Nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật”(ii).
Theo đó, Ban Tôn giáo Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo trong phạm vi cả nước, là đầu mối phối hợp các ngành về công tác
tôn giáo.
Ngày 08/8/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2007/NĐ-CP về việc
chuyển giao Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ,
Ban Cơ yếu Chính phủ vào Bộ Nội vụ. Ngày 03/11/2009, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 134/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền



hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ. Trong
đó, Ban Tôn giáo Chính phủ có chức năng: “tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ
quản lý Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo trong phạm vi cả nước và thực hiện các
dịch vụ công thuộc lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật”(iii). Về vị trí, Ban
Tôn giáo Chính phủ là cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ, đồng thời khẳng định: “Ban
Tôn giáo Chính phủ là cơ quan tương đương tổng cục, có tư cách pháp nhân, con
dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và trụ sở làm việc
đặt tại thành phố Hà Nội”(iv).
Ở địa phương, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo được
thực hiện thông qua nhiều mô hình tổ chức với tên gọi khác nhau như: Ban Tôn
giáo tỉnh; Ban Tôn giáo Chính quyền; Ban Tôn giáo - Dân tộc; Ban Dân tộc - Tôn
giáo; Phòng Tôn giáo trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Phòng Dân tộc
Miền núi - Tôn giáo. Từ khi Nghị định số 91/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của
Chính phủ có hiệu lực, cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở địa
phương được xác định là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố,
quận/huyện. Đến ngày 04/02/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số
13/2008/NĐ-CP về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, qui định “Các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được tổ chức thống nhất ở các địa phương”(v). Theo đó,
Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đưa vào Sở Nội vụ.
Đồng thời, Nghị định này cũng xác định nhiệm vụ của Ban Tôn giáo tỉnh là: “Giúp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các
chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công
tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh”(vi)
Tương tự, với Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ
và Thông tư số 04/2008/TT-BNV ngày 04/06/2008 của Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo
các quận/huyện được đưa vào Phòng Nội vụ.
Ngày 20/5/2010, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 04/2010/TT-BNV hướng
dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Ban Tôn giáo trực
thuộc Sở Nội vụ. Điều 1 của Thông tư số 04/2010/TT-BNV tiếp tục nhấn mạnh về



vị trí và chức năng của Ban Tôn giáo là: “tổ chức trực thuộc Sở Nội vụ, giúp Giám
đốc Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo”(vii).
Như vậy, từ khi có Nghị định 566/NĐ-CP ngày 02/8/1955 của Chính phủ
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đến nay, cơ quan quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo có hai hai vị trí cơ bản như sau:
- Trước Nghị định số 08/2007/NĐ-CP, cơ quan quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo là cơ quan chuyên môn thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân
tỉnh/thành phố và quận/huyện.
- Sau Nghị định 08/2007/NĐ-CP, cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo là cơ quan chuyên môn thuộc cơ quan Nội vụ (Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ
và Phòng Nội vụ).
Do sự khác nhau về vị trí trong bộ máy Nhà nước, Ban tôn giáo cũng có
chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
3. Chức năng của Ban tôn giáo hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước
3.1.Chức năng của Ban tôn giáo với tư cách là một đơn vị độc lập.
Trước khi Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2007/NĐ-CP, hệ thống Ban
tôn giáo tồn tại với tư cách là cơ quan giúp việc. Với vị trí này, Ban tôn giáo hoạt
động theo chế độ ủy quyền và có tính độc lập tương đối trong hoạt động chuyên
môn theo ủy quyền. Tính độc lập này được thể hiện trong hoạt động cụ thể sau:
Thứ nhất, với tư cách là cơ quan giúp việc, nên Ban Tôn giáo trực tiếp làm
việc với người quản lý cấp trên mà không phải qua khâu trung gian. Cụ thể, ở cấp
Trung ương, Ban Tôn giáo làm việc trực tiếp với Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng
phụ trách. Ở địa phương, Ban tôn giáo làm việc trực tiếp với Chủ tịch hoặc Phó
Chủ tịch phụ trách. Qua đó, những vấn đề khó khăn phát sinh trong lĩnh vực tôn
giáo có thể được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời.
Thứ hai, trong giới hạn ủy quyền, Ban Tôn giáo chủ động trong hoạt động
nghiệp vụ. Do đó, hoạt động của Ban Tôn giáo mang tính mở, tính chủ động trong

xử lý công việc được giao và chỉ xin ý kiến chỉ đạo của của người đứng đầu cơ


quan hành chính khi gặp phải vấn đề ngoài thẩm quyền được giao để kịp thời giải
quyết.
Thứ ba, với chức năng giúp việc, trên cơ sở đặc thù của địa phương, yêu cầu,
nhiệm vụ của từng thời điểm, Ban tôn giáo có thể chủ động sử dụng ngân sách,
biên chế để đảm bảo cho hoạt động quản lý có hiệu lực, hiệu quả.
3.2.Chức năng của Ban Tôn giáo với tư cách là một bộ phận của cơ quan
Nội vụ.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2007/NĐ-CP đến nay, Ban Tôn
giáo được chuyển vào ngành Nội vụ với vai trò là cơ quan chuyên môn. Việc điều
chuyển này góp phần cũng cố vị trí pháp lý của Ban Tôn giáo từ cơ quan có vai trò
giúp việc sang cơ quan có vai trò tham mưu. Việc điều chuyển này vừa phù hợp
chủ trương chung của Đảng là tinh giảm bộ máy vừa đưa hoạt động quản lý đi vào
chuyên sâu. Tuy nhiên, khi xét về thực quyền, chức năng giúp việc có được tính
độc lập tương đối của nó trong giới hạn được ủy quyền còn chức năng tham mưu
không có được. Với vị trí mới, Ban tôn giáo thiếu tính chủ động trong hoạt động
nghiệp vụ vì chỉ có thể tham mưu gián tiếp qua cấp trung gian. Do vậy, nếu nguyên
vị trí như hiện tại thì ban Tôn giáo gặp nhiều khó khăn trong hoạt động nhưng nếu
trở về vị trí cũ thì không phù hợp với chủ trương về tinh gọn bộ máy.
Tìm một giải pháp về vị trí của Ban Tôn giáo trong giai đoạn cách mạng
hiện nay, đáp ứng được các yếu tố về tinh giản bộ máy và hoạt động hiệu lực, hiệu
quả là một đáp án khó với nhiều yếu tố cần xem xét. Trong đó, gắn quản lý nhà
nước về tôn giáo với quản lý nhà nước về dân tộc cũng là một giải pháp đáng quan
tâm. Xác lập vị trí hợp lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo,
dân tộc góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý về
tôn giáo, dân tộc trong hội nhập và phát triển đất nước hiện nay.
4. Giải pháp
Việt Nam là một quốc gia vừa đa tôn giáo vừa đa dân tộc, có “14 tôn giáo

với 38 tổ chức và 1 pháp môn tu hành”(viii) được Nhà nước công nhận, cấp đăng ký
hoạt động và 53 dân tộc thiểu số. Trong đó, phần lớn đồng bào các dân tộc thiểu số
đều theo tôn giáo.


Trong thực tiễn, ở Việt Nam, vấn đề tôn giáo gắn bó chặt chẽ với vấn đề dân
tộc, trong bản sắc dân tộc có chứa đựng yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo và trong tín
ngưỡng, tôn giáo chứa đựng bản sắc dân tộc. Đặc biệt ở nhiều dân tộc, văn hóa dân
tộc cũng đồng thời là văn hóa tôn giáo, cơ sở thờ tự đóng vai trò là trung tâm sinh
hoạt văn hóa dân tộc…Từ những đặc thù chung, riêng đó việc hình thành một đơn
vị, tổ chức chung nhằm quản lý nhà nước về công tác tôn giáo và dân tộc đáp ứng
được các yếu tố về tinh giản bộ máy và hoạt động hiệu lực, hiệu quả là một việc
làm cần thiết. Việc hợp nhất này sẽ tránh được những hạn chế sau:
Thứ nhất, số lượng người dân tộc thiểu số ở Việt Nam là 12,2 triệu (ix), chiếm
14,2 % dân số cả nước, được quản lý bởi Ủy ban Dân tộc với tư cách là cơ quan
ngang bộ. Trong khi đó, số lượng tín đồ tôn giáo gần 24 triệu tín đồ, chiếm 27%
dân số cả nước(x) mà phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số được đặt dưới sự quản
lý của Ban Tôn giáo (cấp tổng cục) trực thuộc Bộ Nội vụ. Về lý thuyết, vấn đề dân
tộc và tôn giáo có những đặc thù khác nhau, khách thể quản lý, nội dung và
phương thức quản lý khác nhau nhưng xét về thực tế giữa chúng có mối quan hệ
giao thoa, tương tác với nhau. Do đó, để giải quyết hiệu quả vấn đề tôn giáo phải
đồng thời giải quyết hiệu quả vấn đề dân tộc và ngược lại. Việc xác định địa vị
pháp lý của hai hệ thống cơ quan này như lâu nay đã chứa đựng bên trong nó tính
bất cập. Việc tách rời hai cơ quan quản lý có khách thể quản lý tương, tác đan xen
nhau thì càng mang tính bất cập hơn. Việc tách rời hai hoạt động này sẽ dẫn đến sự
lãng phí lớn về nhân lực, vật lực.
Thứ hai, tuy yếu tố tôn giáo mang tính phổ quát, có xu hướng khu vực, quốc
tế hoá nhưng suy cho cùng, khi tồn tại trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nó
đã biến đổi để phù hợp với đặc tính văn hoá và dần trở thành một thành tố quan
trọng của văn hoá dân tộc. Do đó, việc tách rời hai cơ quan quản lý đối với vấn đề

dân tộc và tôn giáo cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chính hai cơ quan
này. Bởi vì, từng cơ quan quản lý sẽ khó nhận thức một cách tách bạch yếu tố
thuần dân tộc, yếu tố thuần tôn giáo, đặc thù tôn giáo trong dân tộc và đặc thù dân
tộc trong tôn giáo. Từ đó, cơ quan quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra
phương hướng, cách thức giải quyết đúng đắn cùng lúc hai vấn đề này.


Tóm lại, nhằm phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo và
dân tộc, nên chăng có sự kết hợp một cách chặt chẽ giữa quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo và quản lý nhà nước về dân tộc, hình thành nên cơ quan thống
nhất quản lý cả hai lĩnh vực trên, ở những khu vực mang tính đặc thù, vừa phát huy
hiệu quả quản lý, vừa đảm bảo được biên chế khung về tổ chức bộ máy và chỉ có
như vậy mới có thể cùng lúc có thể giải quyết tốt cả hai vấn đề dân tộc và tôn
giáo./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội đồng Bộ trưởng (1985), Nghị định số 85/NĐ-HĐBT ngày 27/3/1985 về việc
thành lập Ban Tôn giáo của Chính phủ.
2. Chính phủ (2003), Nghị định số 91/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo Chính phủ.
3. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 134/2009/QĐ-TTg ngày
03/11/2009 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ.
4. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 134/2009/QĐ-TTg ngày
03/11/2009 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ.
5. Chính phủ (2008), Nghị định số 13/2008/NĐ-CP Ngày 04/02/2008 của Chính
phủ, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.

6. Chính phủ (2008), Nghị định số 13/2008/NĐ-CP Ngày 04/02/2008 của Chính
phủ, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
7. Chính phủ (2008), Nghị định số 13/2008/NĐ-CP Ngày 04 tháng 02 năm 2008
của Chính phủ, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
8. Phạm Dũng (2015), Thành tựu và bài học kinh nghiệm trong đổi mới công
tác tôn giáo ở nước ta gần 30 năm, Tạp chí Cộng sản, số 97 (1-2015), tr.6067.
9. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra dân
số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kế quả toàn bộ, Nxb.Thống kê, tr.281.


i
ii
iii
iv
v
vi
vii

viii
ix
x



×