Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CHỨC SẮC ĐẠO THIÊN CHÚA Ở ĐỒNG NAI THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.69 KB, 9 trang )

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO CHỨC SẮC ĐẠO THIÊN CHÚA Ở ĐỒNG NAI
THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
TS. Nguyễn Hồng Anh
1. Đạo Thiên chúa du nhập vào Đồng Nai kể từ khi các giáo sĩ phương Tây
vừa đặt chân vào miền Nam truyền đạo trong những năm đầu của thế kỷ XVII,
nhưng đến năm 1954 trở về sau hoạt động của đạo Thiên chúa ở đây mới trở nên
sôi động, đông đúc và diển biến phức tạp. Hiện nay, ở Đồng Nai có 01 Tòa Giám
mục đặt tại thị trấn Xuân Lộc, thị xã Long Khánh, 12 giáo hạt, 300 giáo xứ và giáo
họ biệt lập, 14 dòng tu nam với 421 tu sĩ, 32 dòng tu nữ với 1512 nữ tu, khoảng 10
cơ sở tu hội (04 tu hội nam và 6 tu hội nữ) gồm 30 người, 40 loại hình hội đoàn với
trên 100.000 hội viên và khoảng 750.000 giáo dân chiếm 36% dân số toàn tỉnh.
Hàng ngũ giáo sĩ ĐTC ở Đồng Nai có 02 giám mục, 252 linh mục (trong đó có 53
linh mục dòng và 199 linh mục triều) i. Với một địa bàn có đông giáo dân như vậy
thì việc tăng cường đội ngũ chức sắc để nắm giữ số quần chúng tín đồ rất được
Giáo hội Thiên chúa quan tâm.
Đào tạo chức sắc là một hoạt động đã được Giáo hội Thiên chúa Việt Nam
chú trọng và tiến hành từ rất sớm. Đào tạo chức sắc là một quá trình mà các tu sỹ
đạo Thiên chúa được dạy các kỹ năng thực hành mục vụ, kiến thức về thần học,
giáo lý, giáo sử và các kiến thức trên các lĩnh vực cần thiết khác một cách có hệ
thống để tu sỹ đó có thể thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một
công việc của mình. Hoạt động đào tạo chức sắc trong đạo Thiên chúa có thể được
chia thành hai giai đoạn là đào tạo từ một tu sỹ trở thành Linh mục và đào tạo sau
khi đã đã được thụ phong Linh mục. Tuy nhiên, việc đào tạo lên cao sau khi đã thụ
phong Linh mục thường được diễn ra ở nước ngoài với các khóa du học, ở trong
nước thường chỉ chuyên đào tạo các tu sỹ thành các Linh mục. Đối với hoạt động
đào tạo Linh mục ở Đồng Nai với Cơ sở II Đại chủng viện TP.HCM tại Xuân Lộc
được tiến hành theo những nội dung hoạt động đào tạo Linh mục của Giáo hội


Thiên chúa giáo Việt Nam. Đây là một quá trình đào tạo rất bài bản, công phu và


có thể được chia thành hai giai đoạn chính: giai đoạn tiền chủng viện và giai đoạn
chủng viện đào tạo.
Giai đoạn thứ nhất, giai đoạn tiền chủng viện
Đây là giai đoạn chuẩn bị cho các thanh niên có nguyện vọng đi tu gia nhập
chủng viện. Giai đoạn này thường được thực hiện trước và ở một nơi khác ngoài
chủng viện, mỗi giáo phận sẽ có một bộ phận được gọi là “Ủy ban ơn gọi” chuyên
thực hiện công tác tuyển sinh, ủy ban này sẽ có nhiệm vụ thông báo cho các thanh
niên thích hợp cho chức Linh mục (được gọi là ứng sinh) biết, khuyến khích các
Linh mục giáo phận quan tâm hơn tới các thanh niên này.
Trong giai đoạn này các “ứng sinh” sẽ được các nhà đào tạo Thiên chúa giáo
tiến hành điều tra rất kỹ lưỡng về sức khỏe tổng quát và tâm lý, về gia đình và cá
nhân, trình độ văn hóa, sức khỏe, đời sống đức tin, cách sống, tính dục và các mối
liên hệ, quan niệm xã hội, kinh nghiệm về lãnh đạo và quyền lực… Ngoài ra, Giám
mục giáo phận cũng thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với các “ứng sinh” và gia đình
của họ cũng như tới nơi ở, nơi làm việc của họ để nắm thêm những thông tin cần
thiết khác về hoạt động, thái độ ứng xử, các mối quan hệ xã hội của họ như thế
nào.
Có thể thấy rằng việc thẩm tra, xác minh nhân thân, lai lịch của một “ứng
sinh” vào Đại chủng viện được tiến hành một cách kỹ lưỡng, công phu, nghiêm túc
và rất hiệu quả. Sau khi trúng tuyển vào Đại chủng viện, các “ứng sinh” này sẽ
được gọi là “chủng sinh” của giáo phận, kết thúc giai đoạn tiền chủng viện.
Giai đoạn thứ hai, giai đoạn chủng viện đào tạo
Hầu hết các Đại chủng viện tại Việt Nam đều chia chương trình đào tạo
chủng viện thành hai giai đoạn. Trước tiên là giai đoạn triết học, giai đoạn này kéo
dài hai năm hoặc ba năm tùy theo chương trình của mỗi chủng viện. Ở Cơ sở II
Đại chủng viện TP.HCM tại Xuân Lộc, chương trình triết học được kéo dài trong
ba năm với các môn: Triết học nhập môn, Triết sử, Triết Đông. Cuối giai đoạn triết
học, chủng sinh được đánh giá để có thể được gửi đi thực tập mục vụ tại mỗi giáo
phận.



Sau khi học xong chương trình triết học, các chủng sinh sẽ tiếp tục chương
trình Đại chủng viện với giai đoạn thần học, giai đoạn này cũng được chia làm hai
phần. Sau hai năm đầu giai đoạn thần học, chủng sinh có thể được gửi tới một giáo
xứ trong vòng một năm để có được nhiều kinh nghiệm mục vụ của Linh mục. Việc
phân chia thời gian như thế này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đào tạo trong
Đại chủng viện nhận định về chủng sinh trong suốt thời gian theo học tại Đại
chủng viện.
Trong quá trình đào tạo, chủng sinh nào bị phát hiện là không thích hợp thì
sẽ nhanh chóng bị đưa ra khỏi trường. Sau khi kết thúc giai đoạn chủng viện đào
tạo, một tu sỹ được xem là đã hoàn thành chương trình Đại chủng viện và sẽ được
xem xét để phong chức Linh mục, trở thành một chức sắc trong đạo Thiên chúa,
kết thúc giai đoạn chủng viện đào tạo.
Với việc giới thiệu chủng sinh lên chức Linh mục, Đại chủng viện đã hoàn
tất giai đoạn đào tạo khởi đầu của mình, nhưng với Giáo hội Thiên chúa Việt
Nam thì việc đào tạo Linh mục không dừng lại ở đây, việc đào tạo Linh mục phải
được tiếp tục bằng việc đào tạo thường xuyên trong suốt cuộc đời Linh mục. Vì
vậy, sau khi kết thúc giai đoạn chủng viện đào tạo, các nhà đào tạo chức sắc đạo
Thiên chúa sẽ thường xuyên theo dõi hoạt động của những Linh mục này trong
suốt năm năm đầu tiên, mục đích của việc làm này là giúp vị tân Linh mục chu
toàn sứ vụ được giao. Giai đoạn này thường được gọi là “hậu chủng viện”. Để
làm được công việc này những người làm công tác đào tạo chủng sinh trong các
Đại chủng viện phải cộng tác với Giám mục và Linh mục đoàn của họ trong việc
đào tạo thường xuyên nhằm định hướng lại lối sống của của hàng giáo sỹ.
Trước khi thành lập cơ sở II Đại chủng viện Thánh Giuse TP.HCM tại Xuân
Lộc thì hầu hết các chủng sinh của giáo phận Xuân Lộc cũng như chủng sinh của
các giáo phận TP.Hồ Chí Minh, Phú Cường, Mỹ Tho, Phan Thiết và Đà Lạt đều
học tại Đại chủng viện Thánh Giuse TP.HCM. Tuy nhiên, đến năm 1999, với đề
nghị của Toàn giám mục Xuân Lộc, Chính phủ đã đồng ý việc mở Cơ sở II Đại
chủng viện Thánh Giuse TP.HCM tại giáo phận Xuân Lộc. Đến ngày 01/10/2006

cơ sở II Đại chủng viện Thánh Giuse TP.HCM đã chính thức đi vào hoạt động. Cho


đến nay, tại Cơ sở II Đại chủng viện Thánh Giuse TP.HCM tại Xuân Lộc đang tiến
hành đào tạo cho 299 chủng sinh (trong đó Khóa 1 là 66 chủng sinh, khóa 2 là 75
chủng sinh, khóa 3 là 45 chủng sinh, khóa 9 Đại chủng viện Thánh Giuse TP.HCM
chuyển về là 48 chủng sinh, khóa tại chức 28 chủng sinh và khóa 4 là 40 chủng
sinh, dự bị khóa 5 là 20 chủng sinh của 04 giáo phận Xuân Lộc, Bà Rịa, Phan Thiết
và Đà Lạtii.
Với sự thành lập Cơ sở II Đại chủng viện Thành Giuse TP.HCM tại Xuân
Lộc Đồng Nai, sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển mới cho hoạt động
đào tạo chức sắc đạo Thiên chúa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và giáo phận
Xuân Lộc nói chung. Đây cũng là thách thức lớn đối với công tác quản lý nhà nước
về tôn giáo nói chung và đối với hoạt động đào tạo chức sắc đạo Thiên chúa tại
Đồng Nai nói riêng. Thực tế, từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, công tác
quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo chức sắc đạo Thiên chúa tại Cơ sở II
Đại chủng viện Thành Giuse TP.HCM của cơ quan chức năng tỉnh đã được tiến
hành với nhiều biện pháp sát hợp và đạt được những kết quả nhất định nhằm
hướng hoạt động này theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng của công dân.
2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Thiên chúa nói chung và
hoạt động đào tạo chức sắc của đạo Thiên chúa nói riêng là một lĩnh vực trong
quản lý nhà nước đối với tôn giáo và được hiểu là hoạt động của tất cả các cơ quan
nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền trong việc xây dựng và sử dụng phương
tiện pháp luật để tổ chức, phối hợp với các chủ thể quản lý, huy động các cá nhân
tín đồ, giáo hội Thiên chúa và các tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ sự ổn định và
phát triển có định hướng của đạo Thiên chúa hoạt động phù hợp với chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đảm bảo và đáp ứng thỏa đáng nhu
cầu tín ngưỡng, tôn giáo của tín đồ đạo Thiên chúa. Tích cực phòng ngừa, phát
hiện, kiên quyết đấu tranh xử lý mọi hành vi lợi dụng đạo Thiên chúa gây phức tạp

tình hình an ninh, trật tự.
Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo
chức sắc đạo Thiên chúa của lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã tiến hành hiệu


quả trên các mặt như: xem xét tư cách công dân của chủng sinh (những người đăng
ký theo học tại Đại chủng viện); xét duyệt tư cách giảng viên, tiêu chuẩn những
linh mục làm việc tại cơ sở II Đại chủng viện Thánh Giuse TP.HCM tại Xuân Lộc;
xét duyệt nhân sự đối với các ứng viên đi tu nghiệp ở nước ngoài; quản lý nội dung
giảng dạy tại các lớp đào tạo trong Đại chủng viện … Về cơ bản, công tác quản lý
nhà nước đối với hoạt động này đã đảm bảo đúng mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra.
Song, bên cạnh những mặt đã đạt được, quá trình quản lý của cơ quan chức năng
còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực tế của
hoạt động này như:
Một là, đối với hoạt động tuyển sinh. Khi tiến hành công tác tuyển chọn tu
sinh để thi tuyển vào các lớp Đại chủng viện được Tòa Giám mục Xuân Lộc thực
hiện theo những tiêu chuẩn của Giáo hội Thiên chúa đề ra nhưng đối với từng tu
sinh cụ thể lại có những tiêu chuẩn riêng chứ không có mẫu hoặc tiêu chuẩn chung.
Chính vì vậy trong công tác theo dõi, nắm tình hình của cơ quan chức năng sẽ gặp
nhiều khó khăn, khó nhận biết được ý đồ tuyển chọn của họ. Bên cạnh đó, cơ quan
chức năng cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong công tác xét duyệt tư cách
chủng sinh gửi đi học Đại chủng viện vì hiện tại chưa có một văn bản cụ thể nào
quy định về tiêu chuẩn của các đối tượng này.
Hai là, đối với hoạt động giảng dạy. Qua công tác nắm tình hình ta được
biết, hiện nay Cơ sở II Đại chủng viện Thánh Giuse TP.HCM đang hoạt động một
cách độc lập, không phụ thuộc vào Đại chủng viện Thánh Giuse TP.HCM về
chương trình giảng dạy cũng như cơ cấu nhân sự. Tuy nhiên, trên danh nghĩa, cơ
sở này vẫn là một chi nhánh trực thuộc Đại chủng viện Thánh Giuse TP.HCM,
trong đề án thành lập cũng đã nêu rõ chương trình giảng dạy tại cơ sở này sẽ
được thực hiện theo như chương trình của Đại chủng viện Thánh Giuse TP.HCM.

Những người đứng đầu Tòa Giám mục Xuân Lộc đã dựa vào điều này để gây khó
khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình thẩm định nội dung giảng dạy
của họ. Những người này cho rằng chương trình giảng dạy của Cơ sở II Đại
chủng viện Thánh Giuse TP.HCM tại Xuân Lộc theo đúng như chương trình của
Đại chủng viện Thánh Giuse TP.HCM, chương trình này đã được thẩm định rồi


nên việc thẩm định lại chương trình giảng dạy tại cơ sở II là không cần thiết. Đây
chính là một biểu hiện “lách luật” của Cơ sở II Đại chủng viện Thánh Giuse
TP.HCM tại Xuân Lộc để tránh né sự kiểm tra của chính quyền.
Ba là, đối với hoạt động đăng ký chương trình giảng dạy hàng năm. Những
người đứng đầu Cơ sở II Đại chủng viện Thánh Giuse TP.HCM tại Xuân Lộc chỉ
gửi cho cơ quan chức năng một bản danh sách tên những môn học mà không có đề
cương, giáo án một cách cụ thể, rõ ràng. Như vậy, có thể nói việc đăng ký chương
trình giảng dạy với cơ quan chức năng của Cơ sở II Đại chủng viện Thánh Giuse
TP.HCM chỉ là một công việc mang tính thủ tục hành chính vì nếu chỉ thông qua
bản danh sách này thì cơ quan chức năng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm
tình hình về việc họ có thực hiện theo đúng chương trình đã đăng ký hay không, có
những nội dung nào được lồng ghép trong quá trình giảng dạy.
Bốn là, đối với công tác quản lý các chức sắc xuất cảnh ra nước ngoài.
Công tác này hiện nay cũng còn nhiều chỗ chưa chặt chẽ vì trong thời gian qua cơ
quan chức năng đã phát hiện được không ít trường hợp tu sỹ, chức sắc đạo Thiên
chúa ra nước ngoài du học về tôn giáo không làm thủ tục đăng kí với chính quyền
theo đúng quy định hoặc có những trường hợp giả xuất tu để xuất cảnh rồi tham
gia các khóa đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài, sau khi hoàn thành khóa du học lại
trở về nước tiếp tục hoạt động tôn giáo.
Năm là, đối với công tác quản lý hoạt động trường đào tạo chức sắc tôn
giáo. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chưa có Đại chủng viện độc lập mà chỉ
có một Cơ sở II của Đại chủng viện Thánh Giuse TP.HCM tại Xuân Lộc. Việc
quản lý một cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo trên địa bàn tỉnh là một công tác khá

mới mẻ, công tác quản lý chủ yếu dựa vào các văn bản pháp luật quy định về tôn
giáo, việc vận dụng các quy định khác về công tác đào tạo nói chung còn gặp nhiều
lúng túng, bất cập.
Những khó khăn, hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo
Thiên chúa nói chung và hoạt động đào tạo chức sắc đạo Thiên chúa nói riêng xuất
phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau: Hệ thống pháp luật của
nhà nước ta về tôn giáo vẫn chưa thật sự hoàn thiện; Cơ chế phối hợp giữa các cơ


quan ban ngành vẫn còn nhiều bất cập, nhiều lúc còn thiếu sự đồng bộ và chưa
thống nhất quan điểm trong việc xử lý các vụ việc; Cán bộ làm công tác quản lý
nhà nước trên lĩnh vực này còn thiếu, trình độ chưa đồng đều hoặc có những cán
bộ còn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác này; Giáo hội Thiên chúa
triệt để lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của ta để né tránh sự quản lý của chính
quyền.
3. Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động của
đạo Thiên chúa nói chung, và hoạt động đào tạo chức sắc của đạo Thiên chúa nói
riêng cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp từ kinh tế, xã hội đến các giải pháp
liên quan đến các hoạt động đặc thù của lực lượng chức năng. Một số giải pháp có
thể kể đến như:
(1) Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước đối với hoạt động đào tạo chức sắc đạo Thiên chúa trên địa bàn, chú trọng
tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ
sung nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tôn giáo tạo cơ sở pháp lý cho
quản lý; chỉ đạo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở đủ sức lãnh đạo và
thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước;
(2) Nâng cao chất lượng công tác vận động quần chúng tín đồ đạo Thiên chúa
tham gia quản lý nhà nước;
(3) Tăng cường triển khai có hiệu quả các hoạt động mang tính đặc thù của
lực lượng chức năng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động này;

(4) Phân công rõ trách nhiệm, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị tham gia quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo chức sắc đạo Thiên
chúa;
(5) Xây dựng và tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp
trong công tác kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức đào tạo chức sắc tôn giáo;
(6) Tăng cường hiệu quả công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về
tôn giáo. Những vấn đề trên cần được triển khai một cách đồng bộ, hướng tới giải
quyết hiệu quả những vấn đề khó khăn, phức tạp đặt ra, góp phần nâng cao hiệu


quả quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung và quản lý nhà nước đối với hoạt động
đào tạo chức sắc đạo Thiên chúa tại Đồng Nai nói riêng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công an tỉnh Đồng Nai (2015), Báo cáo tình hình liên quan đến hoạt
động truyền giáo của giáo hội Thiên chúa trên địa bàn Đồng Nai.
2. Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc (2015), Linh đạo giáo sĩ.


i
ii



×