Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống vải chín sớm và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá tới năng suất, chất lượng của giống vải chín sớm phúc hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.09 KB, 69 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những nghiên cứu chung về phát triển cây ăn quả trên thế giới khẳng
định sản xuất cây ăn quả nhìn chung có xu hướng gia tăng và ngày càng được
chú trọng trong cơ cấu nông nghiệp ở nhiều nước. Vai trò quan trọng của cây
ăn quả càng được khẳng định trong sản xuất nông sản hàng hoá, tạo thu nhập
của người dân.
Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng cung cấp sản phẩm
nông sản khá lớn trên thế giới, đặc biệt là quả tươi. Theo thống kê của Bộ
Nông nghiệp và PTNT, 2012 cả nước có 832,8 ngàn ha trồng cây ăn quả với
sản lượng hàng năm từ 7 – 8 triệu tấn, trong đó có nhiều loại đặc sản như
nhãn lồng, vải thiều, sầu riêng, bưởi Năm roi, thanh long, vú sữa...
Cây Vải (Litchi chinensis Sonn.) là cây ăn quả gắn liền với lịch sử phát
triển nghề làm vườn từ rất xa xưa. Việc trồng trọt đã được phát triển qua nhiều
năm, ở nhiều quốc gia vùng Đông Nam châu Á. Hiện nay, trên thế giới có trên
20 nước trồng vải, tuy nhiên chỉ có một số nước sản xuất vải có tính chất hàng
hoá như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, vùng lãnh thổ Đài Loan và Việt
Nam...
Quả Vải có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Quả vải không
những được dùng để ăn tươi, mà còn có thể sấy khô hoặc làm đồ hộp và chế
biến nước giải khát.
Ở Việt Nam, việc trồng vải đã có cách đây từ cách đây trên 2000 năm,
Vùng trồng vải tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi
phía Bắc. Tuy nhiên một số năm gần đây, do sản lượng vải ngày ngày một tăng,
chất lượng vải không được cải thiện nhiều, kích thước quả còn nhỏ, mẫu mã kém,
chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá phục vụ nội địa và xuất khẩu.

1


Về cơ cấu, giống chính vụ chiếm trên 90%, vải chín sớm chỉ chiếm


khoảng 8%, còn lại là giống chín muộn, vì vậy khi vào vụ thu hoạch vải đã
tạo ra áp lực lớn trong tiêu thụ vải thiều. Định hướng đề ra là trong thời gian
tới đưa giống vải chín sớm chiếm 20-25 %. Một trong những khâu quan trọng
nhất là lựa chon ra những giống vải chín sớm có năng suất chất lượng cao,
đồng thời đưa ra các biện pháp kĩ thuật giúp cho cây vải ra hoa đậu quả tốt.
Để phục vụ cho mục tiêu này, việc đánh giá đặc tính nông sinh học của các
giống vải chín sớm và nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến
năng suất, chất lượng vải chin sớm là rất cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề
trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài "Đánh giá đặc điểm nông sinh học
của một số giống vải chín sớm và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá tới
năng suất, chất lượng của giống vải chín sớm Phúc Hòa "
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Trên cơ sở đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống vải chín
sớm lựa chọn được giống vải sớm có triển vọng và nghiên cứu ảnh hưởng của
một số loại phân bón lá đối với một giống vải chín sớm Phúc Hòa nhằm góp
phần xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh đối với giống này.
1.2.2. Yêu cầu
- Khảo sát, đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống vải
chín sớm nhằm xác định được giống thích hợp cho sản xuất vải ở miền Bắc
Việt Nam.
- Xác định được loại phân bón lá phù hợp nhất cho việc đậu quả và giữ
quả trên giống vải chín sớm Phúc Hòa.

2


1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về

đặc điểm của giống vải chín sớm và ảnh hưởng của một số loại phân bón qua
lá cho giống vải chín sớm
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu
về cây vải chín sớm tại các tỉnh phía Bắc.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu này có thể xác định được một số giống vải chin
sớm có triển vọng cho khảo nghiệm thử tại các vùng trồng vải phục vụ cho
sản xuất đại trà
- Kết quả nghiên cứu này có thể xác định loại phân bón lá phù hợp nhất
cho việc đậu quả và giữ quả, làm tăng năng suất , phẩm chất trên giống vải
chin sớm.

3


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây vải
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật học của cây vải
a) Nguồn gốc
Cây vải có nguồn gốc ở vùng giữa miền Nam Trung Quốc, Bắc Việt
Nam, bán đảo Malaysia và đã được trồng trọt cách đây trên 3000 năm. Hiện
tại, ở Trung Quốc vẫn còn có những cây vải tổ trên 1000 năm tuổi ở huyện Bồ
Điền tỉnh Phúc Kiến, trong đó cây to nhất có chu vi thân đạt 5,6m, đường
kính tán cây chỗ lớn nhất đến 40m, chiều cao cây trên 16m và năm cho thu
hoạch cao nhất đến 1,5 tấn quả
Nhiều tài liệu của Trung quốc cho biết, ở nhiều nơi có cây vải dại như
núi Tạ Hoài Sơn, huyện Liên Giang, tỉnh Quảng Đông; Thạch Phượng Sơn,
huyện Bác Bạch, tỉnh Vân Nam. Từ Hường Đạo và cộng sự căn cứ điều tra
thực địa và từ góc độ lịch sử, hình thái và đặc trưng quần lạc sinh thái đã kết
luận: Đảo Hải Nam có nhiều cây vải dại. Ngoài ra, ở Dương xuân, Hóa Châu,

Liêm Giang và trên sáu vạn núi lớn vùng giáp gianh huyện Bác Bạch và
huyện Hồ Bắc của tỉnh Quảng Tây…đều có cây vải dại, chứng tỏ cây vải có
nguồn gốc phát sinh từ Trung Quốc ( Nghê Diệu Nguyên, Ngô Tố Phần, 1998,
Lệ chi tài bồi học, tài liệu dịch).
Cuối thế kỷ thứ 17, từ Trung Quốc, cây vải đầu tiên được đưa đến
Myanma, sau đó được mở rộng sang Đài Loan, Mautirius, Madagasca và Tây
Ấn. Cuối thế kỷ 18, vải được đưa sang Ấn Độ, Anh, Pháp, Úc, Mỹ,
(Singh,1954), (Meulen,1957), (Queens và Anon,1962). Đến thế kỷ thứ 19, cây
vải được đưa đến trồng tại Israel. Vào những năm 30 của thế kỷ 20, các công
nhân Hoa Kiều gốc Quảng Đông đã đưa vải vượt qua đường xích đạo vào

4


Công Gô (Cao Lệ Hoa,1985; Nghê Diệu Nguyên, Ngô Tố Phần, 1998, Lệ chi
tài bồi học, tài liệu dịch).
Hiện nay, vải được trồng ở trên 20 nước trên thế giới nhưng chủ yếu
phân bố ở các nước Đông Nam Á, Châu Đại Dương, các bán đảo ở Thái Bình
Dương và miền Nam Châu Phi.
Ở Châu Á, các nước trồng vải là: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt
Nam, Myanma, Bănglades, Campuchia, Lào, Malaysia, Philippin, Srilanca,
Indonexia và Nhật Bản.
Ở châu Phi có: Nam Phi, Madagasca, Công Gô, Ga Bông, Mautirius và
Rêuyniông.
Châu Đại Dương có: Austraylia và Newzealand.
Châu Mỹ có Hoa Kỳ, Hundurat, Panama, Cu Ba, Tirinidat, Pooctoricô
và Braxin ( Nghê Diệu Nguyên, Ngô Tố Phần, 1998, Lệ chi tài bồi học, tài
liệu dịch; Nguyễn Viết Phổ, 1989, số liệu khí tượng thủy văn Việt Nam,
chương trình tiến bộ kĩ thuật cấp nhà nước 42A).
Ở Việt Nam, cây vải được trồng cách đây khoảng 2.000 năm và phân

bố từ 18 – 190 vĩ Bắc trở ra, nhưng chủ yếu vẫn là vùng đồng bằng sông
Hồng, trung du miền núi phía Bắc và một phần khu Bốn cũ. Sử sách đã chép
lại rằng: cách đây 10 thế kỷ, dưới thời Bắc thuộc, vải (tiếng Hán là Lệ Chi) là
một trong những cống vật hàng năm Việt Nam phải đem nộp cho các vua
Trung Quốc. Năm 722, Mai Thúc Loan đã hiệu triệu những người dân phu đi
gánh vải cống nộp cho chính quyền nhà Đường ( Trần Thế Tục, 1997, Hỏi
đáp về nhãn , vải, NXB Nông nghiệp; Trần Thế Tục, 2004, 100 câu hỏi về
cây vải, NXB Nông nghiệp).
Theo các tài liệu đã công bố, Việt Nam cũng được coi là một trong những
nước có nguồn gốc phát sinh của cây Vải. Theo tài liệu của Pháp để lại (C.

5


Petelot - 1952 ) có nói đến nhiều cây vải dại mọc ở sườn núi Ba Vì. Theo Vũ
Công Hậu – 1982, cây Vải đã được phát hiện mọc ở chân núi Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc. Đây là những cây Vải dại, quả có hình dạng, mầu sắc và gai quả
giống hệt vải trồng, chỉ khác quả nhỏ khoảng 6 – 8 gam, cùi mỏng, ăn chua…Ở
các vùng này người ta còn tìm được những cây vải dại quả nhỏ, gai dài, hạt to,
ăn chua…có đặc điểm tương tự như một số loài vải trồng hiện nay ( Vũ Công
Hậu, 1999, Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp Thành phố HCM;
Trần Thế Tục, 2004, 100 câu hỏi về cây vải, NXB Nông nghiệp).
Vùng Thanh Hà ( Hải Dương) hiện nay còn cây vải nhà cụ Hoàng Văn Thụ
trên 130 tuổi được coi là cây vải tổ. Hàng năm, vào vụ vải chín người dân tôn Quý
Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương vẫn tổ chức ngày hội làng
để tưởng nhớ người có công đã mang cây vải – cây xóa đới giảm nghèo và làm
giầu về vùng quê này, góp phần đem lại ấm no cho người dân.
Từ vùng Thanh Hà – Hải Dương, cây vải đã được đưa đi trồng trọt ở
hầu hết các tỉnh miền Bắc, miền Trung và cả một số tỉnh Tây Nguyên. ( Viện
Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 1996, Báo cáo tóm tắt chương trình

phát triển rau quả giai đoạn 1997 – 2000 và 2010; Sở NN và PTNT Quảng
Ninh, 2000, Báo cáo một số vấn đề về phát triển cây vải, nhãn ở Quảng Ninh,
Hội nghị Bắc Giang ngày 13/1/2000).
b) Phân loại giống vải
Vải (Litchi chinensis Sonn.) thuộc họ bồ hòn ( Sapindaceae), bộ Bồ
hòn ( Sapindales), phân lớp hoa hồng ( Rosidae). Họ Bồ hòn có 150 chi, với
khoảng 2.000 loài được phân bố ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới, chủ yếu tập
trung ở vùng Châu Á và một số ít loài thuộc Nam Mỹ, Châu Phi và Austraylia
( Hoàng Thị Sản, 2003, Phân loại thực vật học, Nhà xuất bản Giáo dục;
Pandey R.M and Sharma H.C, 1989, The Litchi, Publication and information
division, India Council of Agricultural Research, Pusa, India)

6


Vải có 3 loài phụ:
Litchi chinensis: loài này tập trung các giống vải thương mại ngày nay có
nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc. Hiện tại Trung Quốc có khoảng trên 100
giống trong đó có 15 giống thương mại quan trọng, Ấn Độ có trên 50 giống,
Thái Lan có trên 20 giống, Austraylia có trên 40 giống…( Bose T.K.Mitra, D.
Sanyal, 2001, Fruit: Tropical and subpropical, Volume I. Nây Udyog) .
Litchi philipinsensis: Được trồng nhiều ở Philipine và Papua New
Guinea trên những vùng núi cao, cây sinh trưởng tốt, tán lá rậm rạp mầu xanh
sẫm quả nhỏ hình ô van, vỏ quả dày, gai quả nhọn, hạt to dài, cùi chỉ là một
lớp mỏng bao quanh hạt, ăn có vị chua và chát.
Litchi javenensis: loài phụ này có nguồn gốc từ Malay Peninsula,
Indonesia, Trung Quốc, West Java và Đông Nam Á, có đặc điểm quả nhỏ, hạt
to, gai dài và ăn có vị chua.
c) Đặc điểm thực vật học
- Đặc điểm thân, cành

Vải là cây thân gỗ, cây trưởng thành cao từ 8- 10m, thân to, vỏ phẳng,
nhẵn mầu nâu xám hoặc đen, gỗ có vân mịn mầu nâu, cây già có vân gỗ uốn
lượn. Giữa các giống cây vải khác nhau ở mầu sắc và mức độ thô nhẵn của
thân cũng khác nhau.
Tán cây vải có hình bán cầu, cây trưởng thành đường kính tán thường
có kích thước từ 7- 12m, cành chính to khỏe, phân nhánh nhiều, hơi cong,
phân bố đều về các phía.
- Đặc điểm lá vải
Lá vải là loại lá kép hình lông chim chẵn. Ở cây vải thực sinh non, lá kép
thứ nhất và thứ hai chỉ có một đôi lá nhỏ, lá thứ hai và lá thứ ba có hai và ba đôi

7


lá nhỏ, vầ sau tăng lên ba đến bốn đôi, mọc so le hoặc hình trứng ngược, có
cuống ngắn, chóp lá nhọn, mặt lá bóng. Lá còn non mầu đỏ đồng mầu hồng tía.
Lá già có mầu lục đậm, bóng, mặt dưới mầu xanh xám. Gân chính nổi, gân
nhánh không rõ lắm, khả năng giữ nước và khí khổng kém hơn. Kích thước, mầu
sắc lá cũng là một trong những đặc điểm giám định giống.
- Đặc điểm chùm hoa
Chùm hoa vải mọc trên đầu cành hoặc nhánh bên, hoa tự hình chóp do
trục chính, trục bên, trục nhánh và nhánh chùm hợp thành. Hoa tự dài 1530cm, số lượng trên một chùm chênh lệch rất lớn, từ vài chục hoa đến trên
4.000 hoa. Số lượng hoa có liên quan đến đặc tính giống, tình hình dinh
dưỡng của cành mẹ và điều kiện khí hậu.
Giống vải chín sớm Tam Nguyệt Hồng có chùm hoa dài và to, cuống
hoa lớn. Giống vải chín muộn Hoài Chi có chùm hoa tương đối nhỏ, cuống
hoa nhỏ. Cành mẹ già chắc thì chùm hoa dài và ngược lại thì chùm hoa ngắn.
Chùm hoa phần lớn mọc từ chồi ngọn hoặc từ 2- 3 chồi nách phía dưới
cành năm trước. Một số ít giống vải có số lượng khá lớn chồi nách (có khi đến
12 chồi) dưới chồi ngọn có khả năng phát sinh chùm hoa. Chùm hoa ít khi mọc

trên cành già và trên thân ( Nghê Diệu Nguyên, Ngô Tố Phần, 1998, Lệ chi tài
bồi học, tài liệu dịch; Trần Thế Tục, 1997, Hỏi đáp về nhãn , vải, NXB Nông
nghiệp; Trần Thế Tục, 2004, 100 câu hỏi về cây vải, NXB Nông nghiệp).
- Đặc điểm hoa vải
Hoa vải nhỏ, đường kính hoa chỉ xấp xỉ 4-5mm, mầu vàng nhạt, phần
nhiều không có cánh. Đài hoa của các giống thường có kích thước khác nhau,
trung bình 3- 4mm. Giống Quế Vị có đài hoa lớn 5-6mm. Nhị đực và nhụy
mọc trên mâm hoa. Hoa đực nhỏ hơn hoa cái. Cây vải phần lớn có hoa đực và
hoa cái khác biệt và ít khi có cùng 1 loại hoa mọc trên cùng một chùm hoa.
Vải thường có bốn loại hoa: hoa cái, hoa đực, hoa lưỡng tính và hoa biến thái.

8


- Đặc điểm quả vải
Theo Trần Thế Tục (2000) , sau khi đậu được quả, quá trình phát triển
của vải được phân ra làm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: phôi phát triển, tế bào của vỏ quả và vỏ hạt tăng nhanh,
từ lúc xuất hiện thịt quả mất 30- 40 ngày. Sau lúc hoa cái nở khoảng 10 ngày,
quả có độ lớn bằng hạt đậu xanh là lần rụng quả đầu đầu tiên.
- Giai đoạn 2: hạt phát triển nhanh, tăng nhanh về thể tích và khối
lượng, vỏ hạt cứng dần thịt quả bao kín lấy hạt, thời gian này là 18-35 ngày.
Lúc này thịt quả bao đến 1/3 đến 2/3 hạt. thời kỳ này do thiếu dinh dưỡng
hoặc thiếu các chất kích thích sinh trưởng dẫn đến rụng quả lần 2.
2.1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây vải
a) Yêu cầu về nhiệt độ
Groff (1921) cho rằng: “ Năng suất vải thường cao ở vùng lạnh, nhiệt
độ thấp từ -110 đến 4,40C, nhưng không có sương muối và có thời gian ngủ
nghỉ trước phân hóa mầm hoa. Nhiệt độ thấp ức chế việc sinh ra hóc môn sinh
trưởng, từ đó làm giảm sự phát lộc và tăng khả năng ra hoa”. Về quan hệ giữa

nhiệt độ và sinh trưởng sinh dưỡng, theo báo cáo của Nguyễn Thiếu Đường
(1984): Cây vải sinh trưởng tốt ở nhiệt độ bình quân là 21 - 25 0C. Giống chín
muộn ở nhiệt độ 00C và giống chín sớm ở nhiệt độ 4 0C thì sinh trưởng sinh
dưỡng bị ngừng trệ. Khi nhiệt độ ở 8 - 190C cây bắt đầu phục hồi sinh trưởng,
10 - 200C cây sinh trưởng chậm, trên 210C thì sinh trưởng tốt, ở nhiệt độ 23 260C thì sinh trưởng mạnh nhất. Tổng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng,
phát triển cả năm của vải là: 2.400 – 2.7000C ( Nghê Diệu Nguyên, Ngô Tố
Phần, 1998, Lệ chi tài bồi học, tài liệu dịch).
Theo thống kê của cục Nông nghiệp Quảng Đông thì những năm
được mùa vải là những năm có nhiệt độ thấp nhất trong phạm vi 1,5 140C. Trong vòng 25 năm, có 10 năm được mùa thì nhiệt độ thấp nhất đều
nằm trong phạm vi này.

9


Theo C.M. Menzel và D.R.Simpson, hoa vải chỉ phân hóa sau khi qua
thời kì ức chế sinh trưởng ở nhiệt độ <20 0C. Ở Austraylia vải phân hóa mầm
hoa từ tháng 3 đến tháng 6. Nhiệt độ tối thấp và tối cao trong thời kì này giao
động từ 6 - 80C đến 18 - 260C.
Theo Vũ Công Hậu và Trần Thế Tục, nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến
sinh trưởng và phát triển của cây vải. Những vùng trồng vải có nhiệt độ bình
quân 10 -170C, nhiệt độ thấp nhất không dưới -2 0C, nhiệt độ thích hợp cho
sinh trưởng là 24 - 290C ( Vũ Công Hậu, 1999, Trồng cây ăn quả ở Việt Nam,
NXB Nông nghiệp Thành phố HCM; Trần Thế Tục, 1998, Sổ tay người làm
vườn, NXB Nông nghiệp).
Theo Phạm Văn Côn (2004), nhiệt độ là một trong những nhân tố khí
hậu chính không điều khiển được, nó quyết định diện tích trồng trọt và ảnh
hưởng rõ rệt đến năng suất cây trồng. Với cây vải, khi ra hoa, đậu quả cần
nhiệt độ hơi lạnh và khô, tổng tích ôn khoảng 2.400 – 2.500 0C. Ở thời kỳ
hình thành chồi hoa (tháng 11, 12), cây vải gặp thời tiết khô và lạnh, đọt
hoa ra thoát, ngược lại trời nóng và ẩm thì ra đọt lá. Vào khoảng tháng 1, 2,

khi hoa nở gặp thời tiết tốt, không gặp mưa phùn, gió bắc kéo dài thì quá
trình thụ phấn, thụ tinh thuận lợi, đậu quả nhiều ( Phạm Văn Côn, 2004,
Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả cây ăn
trái, NXB Nông nghiệp).
Như vậy, cây vải cần nhiệt độ thấp trong một thời gian cần thiết cho sự
phân hóa hoa. Tuy nhiên, thời gian và nhu cầu lạnh rất khác nhau giữa các
giống. Thông thường cây vải yêu cầu nhiệt độ lạnh từ tháng 10 đến tháng 1
năm sau tùy theo đặc tính của giống.
b) Yêu cầu về ánh sáng.
Vải là cây ưa sáng, vì vậy người Trung Quốc có câu: “Đương nhật lệ
chi, bối nhật long nhãn”, nghĩa là nhãn có thể chịu bóng râm, quay lưng về
phía mặt trời còn vải phải trồng ở chỗ có ánh sáng chiếu chính diện. Cây vải

10


là cây cần ánh sáng quanh năm, nhất là tháng 11, 12, nắng càng nhiều càng
thuận lợi cho phân hóa mầm hoa, tháng 2,3 có nắng thì quá trình thụ phấn thụ
tinh sẽ thuận lợi. Cây vải cần tổng số giờ chiếu sáng trong năm từ 1.800 giờ
trở lên là khá thích hợp.
Ánh sáng thích hợp còn làm tăng khả năng quang hợp cho cây đồng
thời tăng tích lũy chất khô, giảm sâu bệnh hại. Từ đó, cần phải bố trí khoảng
cách trồng và cắt tỉa tạo tán hợp lý, tránh sự che khuất lẫn nhau giữa các cành
trên cùng một cây và giữa các cây cùng một vườn trồng ( Nguyễn Văn Dũng
và cộng tác viên, 2006, Nghiên cứu một số biện pháp ký thuật cắt tỉa góp
phần nâng cao năng suất, phẩm chất vải chín sớm ở miền Bắc Việt Nam, Kết
quả nghiên cứu khoa học công nghệ về rau, hoa quả và dâu tằm tơ, NXB
Nông nghiệp).
c) Yêu cầu về chế độ nước và độ ẩm
Vải có nguồn gốc ở các vùng mà lượng mưa hàng năm giao động từ

1.250 – 1.700 mm, nhưng lượng mưa thích hợp nhất là 1.500 mm mỗi năm.
Những tháng có nhiều mưa, cây vải sinh trưởng mạnh, bộ lá xanh tốt thường
bị sâu bệnh phá hoại.
Độ ẩm là một trong những nhân tố quan trọng trong việc xác định vùng
trồng vải. Vùng trồng thường có gió nóng, khô trong mùa hè thường gây bất
lợi cho sự phát triển của vải ( làm quả bị nứt, sau đó làm hại đến thịt quả)
Cây chịu được độ ẩm không khí cao (80 – 90%), có khả năng chịu hạn
nhưng chịu úng ngập kém. (Trần thế Tục, 1998, sổ tay người làm vườn, NXB
Nông nghiệp)
d) Yêu cầu về đất đai
Cây vải có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Các loại
đất phù sa, đất có tầng canh tác dày, đất giàu dinh dưỡng, có độ pH: 6,0 – 6,5
là đất thích hợp nhất cho cây vải.

11


Theo các kết quả nghiên cứu của Trần Thế Tục, Vũ Thiện Chính (1997)
và của Vũ Thiện Chính (1999), ở nước ta, vải là loại cây không kén đất, có thể
trồng trên nhiều loại đất từ đất bãi ven sông, đất ruộng đến đất gò, đồi.
e) Yêu cầu về gió
Gió có lợi cho cây trao đổi không khí, nâng cao năng lực, hiệu quả quang
hợp, tích lũy dinh dưỡng và góp phần giảm nhẹ một số sâu bệnh hại. Tuy nhiên
cây vải có tán dầy và rộng, thường được trồng bằng cành chiết nên bộ rễ ăn nông
và kém phát triển nên ít chịu được gió bão. Gió mạnh thời kì nở hoa làm ảnh
hưởng đến quá trình thụ phấn thụ tinh, cản trở côn trùng chuyển phấn
2.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây vải
Những công trình nghiên cứu về sinh lý và dinh dưỡng của cây vải
còn rất ít, nhiều vấn đề chưa được làm rõ. Qua phân tích quả và lá cho thấy
cây vải cần nhiều kali, sau đến đạm và lân. Ở lá cây cần nhiều N, sau đó đến

Mg và K. Tỷ lệ N : P2O5 : K2O : CaO : MgO ở trong lá là 7,8 : 1 : 4,6 : 2,3 :
2,5 ; còn ở trong quả là 1,6 : 1,9 : 5,3 : 1,3 : 1. Nhìn chung cây vải cần rất
nhiều N và K.
Tuy cây vải rất cần đạm nhưng khi sử dụng cần chú ý liều lượng và
thời kỳ bón. Bón quá nhiều đạm cây mọc khỏe làm ảnh hưởng đến quá trình
phân hóa mầm hoa do đó năng suất sản lượng đều giảm. Người ta thấy rằng
lân ít liên quan đến năng suất, miễn là cây không thiếu. Nhiều lân làm hàm
lượng N và K trong cây giảm. Thời kỳ cây vải ra hoa cây cần nhiều K nhưng
từ khi đậu quả cho đến lúc thu hoạch hàm lượng K trong cây có xu hướng
giảm dần. Hàm lượng K trong lá lúc thu hoạch có tương quan thuận với sản
lượng. Hàm lượng K trong lá cao thì năng suất quả cao. Vì vậy giữ cho hàm
lượng Kali trong lá cao là rất có ý nghĩa trong sản xuất. Ngoài ra cây vải còn
hấp thu Cl cao so với cây ăn quả khác. Người ta khuyến cáo nên dùng một
lượng muối nhất định để bón cho vải, làm như vậy chỉ có lợi, không có hại.
( Trần Thế Tục,1998, Sổ tay người làm vườn, NXB Nông nghiệp)

12


2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới
Thế giới hiện có trên 20 nước trồng vải: Bắc Mỹ (bang Florida,
Hawaii), Nam Mỹ (Brazil: Sao paulo), Nam Phi, Madagasca, Mauritius,
Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Israel, Nepal, Thai lan, Việt Nam…
Trung Quốc đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng vải. Năm
2004, diện tích trồng vải của Trung Quốc đã lên đến 580.000 ha, sản lượng
trên 1,5 triệu tấn. Quảng Đông là tỉnh đứng đầu cả về diện tích và sản lượng:
303.000 ha và 793.200 tấn.
Đứng thứ hai trên thế giới về diện tích và sản lượng vải là Ấn Độ. Diện
tích vải của Ấn Độ năm 2004 là 62,000 ha, sản lượng đạt 520,00 tấn. Vùng sản

xuất vải chủ yếu của Ấn Độ là Bihar với sản lượng là 310.000 tấn, West Bengal
(36.000 tấn), Tripura (27.000 tấn) và Uttar Pradesh (14.000 tấn)…
Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới
Tên nước
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Australia
1,600
4,000
Bangladesh
4,800
13,000
Trung Quốc
580,000
1,558,400
Ấn Độ
62,000
520,000
Madagasca
3,000
30,000
Nepal
2,400
14,000
Nam Phi
2,000
8,000
Thái lan
24,00
8,000

(Nguồn: Julian,2004; Yen, 2004; Huang,2004; Mitra, 2004; Hoa,2005)
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong nước
a. Tình hình sản xuất:
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, và Cục Trồng trọt, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn , năm 2004, diện tích trồng vải của cả nước đạt
86.396 ha, sản lượng đạt 309.153 tấn. Giống được trồng phổ biến là Thiều

13


Thanh Hà (chiếm trên 95% diện tích), tập trung ở tỉnh Bắc Giang, Hải Dương,
Quảng Ninh.
Bảng 2.2. Diện tích và sản lượng vải qua các năm của một số tỉnh trồng
vải chủ lực
Năm

Tỉnh/chỉ tiêu

Quảng

Bắc

Hải

Vĩnh

Các tỉnh

Tổng


Ninh
Giang Dương Phúc
khác
cộng
Diện tích (ha)
5,174
34,926 14,219
32,077
86,396
2004
Sản lượng (tấn) 17,349 158,774 47,632
85,398 309,153
Diện tích (ha)
4,800
39,300 13,500 2,600
29,300
86,900
2008
Sản lượng (tấn) 18,600 206,600 68,500 16,100 110,400 404,100
Diện tích (ha)
3,700
35,800 13,000 2,418
79,100
2010
Sản lượng (tấn) 9,600 116,300 27,300 15,400
256,700
Nguồn: Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT, (số liệu đã được làm tròn số) và
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 2010

Năm 2008, diện tích trồng vải của 3 tỉnh chủ lực là Quảng Ninh, Bắc

Giang và Hải Dương là 57,600 ha (chiếm 66,3% diện tích vải cả nước), sản
lượng đạt 293,700 tấn chiếm trên 73,2% sản lượng vải của cả nước. Đến nay,
tỉnh trồng vải nhiều nhất vẫn là tỉnh Bắc Giang với 39,300 ha, sản lượng
206,600 tấn.
Năng suất vải bình quân ở nước ta hiện nay ở mức thấp hơn so với các
nước trồng vải khác trong khu vực và không ổn định qua các năm: bình quân
chỉ đạt 3 - 4 tấn/ha, năm 2004 bình quân hơn 4,5 tấn/ha, liên tiếp năm 2005,
2006 do điều kiện thời tiết khô hạn kéo dài khi quả non mới đậu đã gây rụng
quả hàng loạt, năng suất bình quân cả nước chỉ đạt trên 2 tấn/ha, sản lượng
giảm khoảng 40% so với năm 2004. Năm 2007, năng suất vải đạt hơn 5,5
tấn/ha, đạt sản lượng cao nhất với trên 420,000 tấn. Năm 2010, diện tích vải cả
nước giữ ở mức ổn định là 79,100 ha với sản lượng 256,700 tấn do diện tích
cây vải không hiệu quả ở một số vùng không có điều kiện thâm canh như:
thiếu nước tưới, thiếu đầu tư, thu hái sản phẩm và vận chuyển khó khăn đã
được chuyển đổi sang cây trồng khác.

14


b. Tình hình tiêu thụ:
- Thị trường tiêu thụ
+ Nội địa: Thị trường tiêu thụ vải tươi được tiêu thụ rộng khắp toàn
quốc, trong đó, chủ yếu tại các tỉnh lân cận phía Bắc, các thành phố lớn như
Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh … và các tỉnh phía Nam. Tổng sản
lượng tiêu thụ nội địa tính khoảng trên 90,000 tấn (chiếm 48%tổng sản lượng
toàn tỉnh). Trong đó, thị trường phía Nam khoảng gần 60,000 tấn (chiếm 65%
tổng sản lượng tiêu thụ nội địa). Những năm gần đây, việc tiêu thụ vải thiều
vào thị trường phía Nam tăng mạnh, tiêu thụ thuận lợi, giá cao.
+ Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN như
Lào, Campuchia, Thailand, Singapore... (quả tươi và sấy khô); Các nước

Châu Âu (vải thiều chế biến). Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu
truyền thống quan trọng của vải thiều Bắc Giang. Tổng sản lượng tiêu thụ
xuất khẩu khoảng gần 100,000 tấn (chiếm 52% tổng sản lượng toàn tỉnh).
Theo thống kê tại các cửa khẩu phía Bắc : số lượng vải thiều được xuất
qua các cửa khẩu sang thị trường Trung Quốc trong những năm gần đây
không có biến động nhiều. Tổng lượng vải xuất qua 3 cửa khẩu Lào Cai, Lạng
Sơn, Hà Giang khoảng trên 95,000 tấn (chiếm 95% tổng sản lượng xuất
khẩu). Trong đó, qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn hơn 64,000 tấn (trong đó,
vải khô khoảng 20,000 tấn), cửa khẩu Lào Cai gần 28,000 tấn, số lượng nhỏ
qua Cửa khẩu Thanh Thủy- Hà Giang khoảng 2,400 tấn. Tình hình xuất khẩu
qua các Cửa khẩu diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, số lượng vải
thiều xuất khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch.
Các sản phẩm được chế biến từ quả vải như nước vải ép, vải sấy khô,
vải đông lạnh đóng lọ có giá trị gia tăng cao chủ yếu được xuất khẩu sang
Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU… mới chỉ chiếm khoảng 5% tổng lượng
xuất khẩu.

15


Bằng biện pháp bảo quản sau thu hoạch bằng công nghệ tế bào (CAS)
của Nhật Bản. 20 tấn vải thiều sản xuất theo quy trình VietGAP được bảo
quản bằng công nghệ tế bào đã được xuất sang Nhật Bản.
- Thương nhân: Thương nhân trong và ngoài nước liên kết với các thương
nhân của tỉnh đặt điểm cân và thu mua tiêu thụ đi các thị trường. Tại huyện Lục
Ngạn - huyện có sản lượng lớn nhất toàn tỉnh, có khoảng gần 2,000 điểm thu
mua lớn nhỏ, trong đó có 417 điểm thu mua từ 8 tấn/ngày trở lên và các điểm
cân thu mua di động; có khoảng trên 200 thương nhân người Trung Quốc sang
phối hợp với thương nhân Việt Nam đặt trên 80 điểm cân với sản lượng trung
bình 10-12 tấn/ngày/điểm cân.

2.3. Tình hình nghiên cứu về cây vải
2.3.1. Những nghiên cứu về các giống vải trên thế giới và trong nước
Trung Quốc được coi là nước có số lượng giống vải nhiều nhất trên thế
giới, với trên 200 giống. Trong đó, các giống quan trọng được tập trung phát
triển và sử dụng cho công tác chọn tạo có gần 100 giống, được phân thành 3
nhóm chính:
- Các giống vải thương phẩm đang phát triển rộng: 33 giống
- Các giống vải địa phương trồng còn ít: 20 giống
- Các giống vải quý hiếm mang tính đặc thù: 22 giống
Các giống này thường có thời gian cho thu hoạch vào giữa tháng 6
đến giữa tháng 7. Đặc biệt, ở Trung Quốc, thời gian cho thu hoạch có thể
kéo dài đến cuối tháng 7, sang đầu tháng 8, vì vậy tạo nên lợi thế so sánh
với các nước có các giống vải cho thu hoạch sớm hơn, giúp rải vụ thu
hoạch và có giá bán cao.
Theo Gosh, 2000, Gosh và Mitra, 2000, Gosh và cộng sự, 2000, ở Ấn
Độ, vải được trồng tập trung ở các bang vùng phía Đông, chiếm trên 60%

16


tổng diện tích. Các bang ở phía Bắc Ấn Độ, diện tích vải chiếm khoảng 16%.
Các bang trồng vải chủ yếu của Ấn Độ là: Bihar (chiếm trên 74% diện tích),
West Belgan, Tripura, Asam và Uttaranchal. Các giống trồng quan trọng là:
Shahi, Bombai, China, Deshi, Calcutta, Rose Scented, và Mazaffarpur. Hai
giống lai mới được chọn tạo là H - 73 và H - 105 có tiềm năng cho năng suất
cao, đang được phát triển mạnh trong sản xuất.
Ở Thái Lan, các giống chính được trồng là Haak Yip, Taiso, Wai Chee
(tên địa phương là Baidum, Hong Huey và Kim Cheng). Các giống vải trồng
của Thái Lan được phân thành 2 nhóm: nhóm vải Nhiệt đới và nhóm vải Á
nhiệt đới. Nhóm vải Nhiệt đới trồng có tính thương mại, thích hợp ở các tỉnh

vùng miền Trung Thái Lan có các tháng mùa đông ấm áp. Có khoảng 20
giống thuộc nhóm này; nhóm vải Á nhiệt đới được trồng chủ yếu ở các tỉnh
vùng Bắc Thái Lan nơi có mùa đông mát mẻ hơn. Có khoảng 10 giống thuộc
nhóm này. Giống Kom được coi là giống quan trọng của nhóm vải Nhiệt đới,
giống Hong Huay là giống chủ đạo của vùng Á nhiệt đới (Anupunt và
Sukhvibul, 2003), (Chinawat và Suranant, 2000).

17


Bảng 2.3. Các giống vải chủ lực của một số nước trên thế giới
TT

Tên nước

1

Trung Quốc

Tên giống
San Yee Hong, Baitangying, Fay Zee Siu, Bah Lup, Wai
chee, Haak Yip, Kwai Mi, No Mai Chi, Souey Tung, Tai So,
Brewster Baila, Heiye, Guiwei, Huaizhi, HongHu, Dongguan
Seedlesss
Ajhuli, Bedana, Shahi, Bombai, China, Deshi, Calcutta, Rose

2

Ấn độ


3

Thái Lan

4

Đài Loan

5

Australia

6

Nam Phi

Salathiel
Tai So, Bengal,

7

Madagascar

Tai So

8

Mauritius

Tai So


9

Mỹ

10

Banglades

Tai So và Kaimana
Rajshahi, Madrajie, Mongalbari, Bombai, Kadmi, Bedana,

11

Nepal

12

Philippines

Scented, Green, Kasba, Longia, Purbi, và Mazaffarpur.
Tai So, Wai chee, Baidum, Chacapat và Kom
Haak Ip, Sah Keng, Yu Her Pau, No Mai Chi, Sa Ken và
Kwai Mi.
Fay Zee Siu, Tai So, Bengal, Wai Chi, Kwai May Pink, và

Kalipuri, China - 3.
Mujafpuri, Raja Saheb, Deharaduni, China, Calcuttia,
Pokhara, Udaipur, Tanahu, Chitwan, Kalika và Gorkha.
Mauritius, Sinco

Nguồn: Campbell (2003)

Theo Dixon và cộng sự, 2003, Greer và Campbel, 1990, Menzel và
Greer, 1986, có khoảng trên 40 giống vải được trồng ở Australia. Các giống
hiện tại đang được trồng ở Bắc Queensland là Kwai May Pink, Fay Zee Siu
và Souey Tung… Kwai May Pink là giống trồng phổ biến ở miền Trung, miền
Nam Queensland và Bắc New South Wales cùng với 2 giống Salathiel và Wai
Chi. Các giống quan trọng nhất hiện nay là Tai So, Haak Ip, Kwai May Pink,
Bosworth N03, Wai Chi, Fay Zee Siu, Salathiel.
Giống vải trồng chủ yếu của Đài Loan là: Hak Ip, Yu Her Pau, No Mai
Chi, Sa Ken, Kwai Mi. Trong đó, Hak Ip là giống trồng phổ biến nhất (chiếm

18


khoảng trên 90% diện tích trồng trọt), giống Yu Her Pau (chiếm 10%) được
trồng ở phía Nam và No Mai Chi được trồng ở miền Trung (Teng, 2003).
Theo Campbell và Ledesma (2003), Crane và cộng sự (2003), Goren và
cộng sự (2000), Greer (1990), Knight (2000), Richard và cộng sự (2000), các
nước có tham gia trồng vải nhưng với diện tích nhỏ và sản lượng thấp là các
vùng Florida, Hawaii, Pueto Rico, California của nước Mỹ; Island; Israel; Đài
Loan và vùng Nhiệt đới châu Mỹ...
Trong nước, công tác nhập nội giống cũng đã được tiến hành từ những
năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20 (trong phạm vi nghiên cứu và trao đổi
không chính thức, một số giống vải tốt của Trung Quốc đã được đưa sang
khảo nghiệm tại Phú Thọ từ những năm 60). Vào những năm 1989 - 1992, tập
đoàn 7 giống vải có nguồn gốc từ Trung Quốc, Australia được nhập nội và
trồng tại Nông trường quốc doanh Lục Ngạn. Kết quả khảo nghiệm và đánh
giá cho thấy, 3 giống có triển vọng là Swei Tung, Sum Yee Hong và Fay Zee
Siu song đều là giống chín chính vụ (Phạm Minh Cương và cộng sự, 2000).

Tập đoàn 5 giống vải: Mỏ gà, Phi Tử Tiếu, Tam Nguyệt Hồng, Hắc Diệp
và Bạch Đường Anh đã được nhập nội và đánh giá tại Viện Nghiên cứu Rau
quả từ những năm 1997. Kết quả cho thấy: giống vải Mỏ gà có khả năng sinh
trưởng tốt, ra quả đều qua các năm, khối lượng trung bình quả: 25 - 30g, tỷ lệ
ăn được xấp xỉ 80% (tương đương các giống hạt lép trồng tại Trung Quốc).
Ngoài ra, các giống vải ưu tú, hạt lép của Trung Quốc như Đại Hồng,
Diệp Xuân 1, Diệp Xuân 2... cũng đã được nhập về Việt Nam thông qua các
cơ quan quản lý, sản xuất nông nghiệp như Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn các tỉnh: Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái...và đang tiếp tục được
theo dõi, đánh giá.
Theo Trần Thế Tục (1998), (2004), các giống vải của nước ta có thể phân
chia theo thời vụ thu hoạch, đặc điểm sinh trưởng hoặc phẩm chất quả. Ở miền

19


Bắc Việt Nam các nhóm giống và giống vải được phân chia như sau:
- Theo thời vụ có: nhóm vải chín sớm, nhóm vải chín chính vụ và nhóm
vải chín muộn.
- Theo đặc điểm sinh trưởng và phẩm chất quả có: nhóm vải chín sớm,
nhóm vải chính vụ và nhóm vải chín muộn.
* Các giống vải chín sớm: là các giống vải có thời gian chín từ 5/5 đến
30/5 hàng năm trong điều kiện các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Có đặc điểm:
chùm hoa có phủ một lớp lông thưa màu nâu, khối lượng trung bình quả đạt
30 - 40g, tỷ lệ phần ăn được 65 - 72%, quả hình tim hay hình trứng, vỏ quả
khi chín có màu xanh vàng hay đỏ sẫm, ăn có vị ngọt, hơi chua. Các giống
này thường có năng suất khá cao, có khả năng thích ứng rộng hơn các giống
chính vụ và chín muộn. Một số giống thuộc nhóm này là: Hùng Long, Yên
Hưng, Yên Phú, Phúc Hoà, Bình Khê.
* Các giống vải chính vụ: là các giống vải có thời gian chín tập trung

trong khoảng từ 1/6 đến 30/6 trong điều kiện các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Có
đặc điểm: chùm hoa có phủ lớp lông màu trắng, khối lượng quả trung bình đạt
18 - 25g, tỷ lệ phần ăn được 68 - 82%, quả hình cầu, vỏ quả khi chín có màu
đỏ tươi, ăn có vị ngọt thanh, cùi ráo, vị thơm, năng suất khá cao, ổn định. Các
giống thuộc nhóm này là: Thiều Thanh Hà, Thiều Phú Hộ, Thiều Lục Ngạn.
* Các giống vải chín muộn: hiện đã phát hiện được một số dòng chín
muộn. Các dòng này có thời gian chín trong khoảng thời gian từ 30/6 đến
10/7 trong điều kiện các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Có đặc điểm: chùm hoa có
phủ lớp lông thưa, màu trắng, khối lượng quả trung bình đạt từ 25 - 35g, tỷ lệ
phần ăn được đạt 66 - 75%, quả hình tim hoặc hình cầu, vỏ quả khi chín có
màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vị ngọt, năng suất đạt xấp xỉ các giống vải chính
vụ, ít có hiện tượng ra quả cách năm. Các dòng vải thuộc nhóm này chủ yếu
được phát hiện tại Thanh Hà (Hải Dương) và Lục Ngạn (Bắc Giang).
Ở thời điểm hiện tại, tỷ trọng về diện tích các giống vải còn chưa hợp
lý, tập trung chủ yếu là giống chính vụ (trên 90% diện tích). Các giống chín

20


sớm và chín muộn có mặt với diện tích còn rất hạn chế, gây khó khăn trong
bố trí lao động cho thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ và làm giảm hiệu
quả kinh tế cho người trồng.
Hướng nghiên cứu chọn tạo giống vải trong nước hiện tại và tương lai là
tiếp tục đánh giá, chọn lọc và cải tiến tập đoàn giống hiện có; chọn tạo giống
theo hướng lai hữu tính, gây đột biến (bao gồm cả xử lý đột biến bằng tác
nhân vật lý và hóa học) để có được bộ giống phong phú, có năng suất cao,
phẩm chất tốt bao gồm các giống chín sớm, chính vụ, chín muộn để kéo dài
thời gian cho thu hoạch, bên cạnh đó là nhập nội các giống vải ưu tú (vải hạt
lép, không hạt) từ các nước có điều kiện sinh thái tương đồng để khảo
nghiệm, đánh giá, chọn lọc và đưa vào sản xuất thay thế các giống cũ.

Như vậy, tập đoàn giống vải của các nước trên thế giới và Việt Nam rất
phong phú nhưng chủ yếu là các giống chín chính vụ và chín muộn (thời gian
chín tập trung từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7). Các giống chín sớm có mặt
với diện tích còn rất hạn chế. Do vậy, nếu bổ sung được một số lượng thích
hợp các giống vải chín sớm (thu hoạch trong tháng 5) thông qua việc đánh giá
tuyển chọn giống bản địa ưu tú và chọn tạo giống mới sẽ góp phần rải vụ thu
hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng, đáp ứng thị trường tiêu thụ
trong và ngoài nước.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu về điều tra, tuyển chọn giống vải từ các
giai đoạn trước, việc nghiên cứu, đánh giá để tiếp tục tuyển chọn được các
giống vải ưu tú cho các vùng sinh thái xác định sẽ góp phần giải quyết nhu cầu
thực tiễn bên cạnh công tác tạo giống mới thông qua các biện pháp lai tạo, gây
đột biến vá các biện pháp khác.
2.3.2. Những nghiên cứu về phân bón lá
Ngoài phương pháp bón phân vào đất cung cấp dinh dưỡng cho cây, ta
vẫn có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách phun qua lá. Biện pháp

21


này có tác dụng bổ sung nhanh chóng cho cây một vài yếu tố cần thiết nhằm
hạn chế kịp thời tác động xấu do thiếu chúng gây ra ( Menzel C.M , Bagshaw
J, Campell T, Noller J, Olesen T. and Waite G,2002, Lychee information Kit).
- Cơ chế tác dụng của phân bón lá:
Cấu trúc của lá gồm có lớp cutin, những tế bào khí khổng và chất sáp bên
ngoài che phủ, lớp bì mô có nhiều chất mộc, bán mộc, pectin, được phối hợp với
lực căng trên mặt lá. Do đó trong phân bón lá, người ta phải dung chất có nhũ
dầu, chất detergent hoặc chất ướt để giúp chất phân lỏng dính vào lá. Một cách
đơn giản, sự hấp thu chất dinh dưỡng vào lá là do sự chênh lệch nồng độ dung
dịch giữa chất dinh dưỡng ở bên ngoài lá và dung dịch ở bên trong lớp cutin của

bì mô lá, nhờ đó mà dinh dưỡng được thẩm thấu vào trong lá
- Phân bón lá thường gồm 3 thành phần chính: các nguyên tố đa lượng,
trung lượng và vi lượng, ngoài ra còn một số chất kích thích sinh trưởng. Vai
trò của phân bón lá đối với cây trồng là tác động tổng hợp của từng nhóm các
nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng, chúng có vai trò rất quan trọng
trong đời sống cây trồng ( Đường Hồng Dật, 2000, Cẩm nang phân bón, NXB
Hà Nội; Trần Thế Tục, 1997, Hỏi đáp về nhãn, vải, NXB Nông nghiệp)
Nitơ: Rất cần cho cây ở các giai đoạn sinh trưởng, có tác dụng nâng
cao năng suất, phẩm chất quả. N thúc đẩy quá trình sinh trưởng dinh dưỡng,
bón N hợp lý cây trồng sẽ phát triển khỏe mạnh. Thiếu N, cây có màu vàng
nhạt, sinh trưởng kém, lộc mọc yếu, cành lá bé, lá rụng sớm, hoa và quả rụng
nhiều, năng suất thấp, tuổi thọ cây ngắn.
Phospho: Giúp cho rễ phát triển tốt, tăng cường khả năng chống hạn,
chống rét cho cây, thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa, nâng cao phẩm chất
quả. Thiếu P chóp lá có mầu nâu sẫm, có đốm khô và loang ra gân chính.

22


Kali: Giúp cho cấu tạo mô thêm cứng cáp, việc vận chuyển các sản
phẩm quang hợp đến các tổ chức của cây được thuận lợi. Kali làm tăng sức đề
kháng của cây như: chịu hạn, chịu lạnh, chịu nóng, chống chịu sâu bệnh…
Canxi: Tham ra vào cấu tạo của vách tế bào, thiếu canxi lá nhỏ lại, mép
lá có những đốm khô và uốn cong, rễ sinh trưởng kém, lá non dễ bị rụng.
Magiê: Tham gia vào cấu tạo diệp lục, thúc đẩy quá trình tăng trưởng
quả, nâng cao chất lượng quả. Thiếu Magiê lá nhỏ lại, hai bên gân chính xuất
hiện nhiều đốm khô nhỏ gần như phân bố sóng song với nhau, rễ ít ( Trần Thế
Tục, 1997, Hỏi đáp về nhãn, vải, NXB Nông nghiệp; Trần Thế tục, 2004, 100
câu hỏi về cây vải, NXB Nông nghiệp).
Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng và

phát triển của cây trồng. Theo Lê Văn Tri (1992), Dương Văn Đảm (1994),
ngoài các nguyên tố đa lượng và trung lượng còn một số nguyên tố mà cây
cần rất ít nhưng nếu thiếu thì cây không thể phát triển bình thường được,
những nguyên tố đó gọi là nguyên tố vi lượng.
Theo Nguyễn Văn Uyển (1995), Võ Minh Kha (1996), các nguyên tố vi
lượng có thể được phun lên lá nhằm kịp thời cung cấp các chất dinh dưỡng
cho cây, nhất là các nguyên tố như: B, Mn, Cu, Zn, Mo…
Theo Phạm Văn Côn (2004), phun B và phun B + Zn trên vải thiều Phú
Hộ đều làm tăng số quả so với đối chứng (tăng 50,4 – 92,8%). Phun B + Cu,
B + Zn trên vải thiều Lục Ngạn làm tăng số quả thu hoạch tới 90,3 – 109,5%;
Khối lượng quả tăng từ 101,3 – 127,3%. Chất lượng quả cũng tăng từ 4,5%
lên 12,1%; axit giảm 3,4%; vitamin C giảm 3,7 đến 3,1%.
Theo Trần Thế Tục (1997) , để tăng khả năng ra hoa, đậu quả cần phun
các chất dinh dưỡng cho cây vải lúc hoa tàn vì:

23


Mùa hoa nở cây cần huy động nhiều dinh dưỡng, sau khi hoa tàn là lúc
cây đang khủng hoảng về mặt dinh dưỡng, bởi vậy cần bổ sung kịp thời dinh
dưỡng cho cây.
Lúc này bộ rễ hoạt động yếu vì bị ức chế do hoa nở rộ, nếu bón phân
vào đất lúc này rễ cũng chưa có điều kiện để hấp thu.
Phun lên lá vào giai đoạn này nhằm bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho
cây, giảm bớt rụng sinh lý.

24


PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thí nghiệm về đánh giá đặc điểm NSH được bố trí trên 4 giống: Phúc
Hòa, U hồng lá vặn, Làng Chanh, V.PH 40
- Thí nghiệm phân bón lá là 3 loại phân bón lá : Bortrac, BOM
FLOWER n, và Kithita 888
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Các mô hình khảo nghiệm được bố trí tại: Tân Yên - Bắc Giang;
Thanh Hà - Hải Dương; Tam Đảo - Vĩnh Phúc; Phú Hộ - Phú Thọ,
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013 .
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống vải sớm.
3.2.2. Nghiên cứu khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng của
một số giống vải sớm.
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến tỷ lệ đậu
quả, giữ quả năng suất và phẩm chất trên 1 giống vải sớm triển vọng.
3.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số giống vải chín sớm.
3.3. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm
3.3.1. Theo dõi đặc tính nông sinh học
- Thí nghiệm được bố trí trên 4 giống: Phúc Hòa, U hồng lá vặn, Làng
Chanh, V.PH 40.
Bố trí thí nghiệm:
- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên vườn trồng sẵn, cây
10 tuổi, đo đếm 5 cây/ giống/lần nhắc lại. Cây thí nghiệm của các giống được

25



×