Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Bài tập tình huống môn luật bảo vệ môi trường (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.52 KB, 30 trang )

Tổng hợp các Bài tập tình huống môn Luật Bảo vệ môi trường (có đáp án) để
các bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tới
Bài 1:
Dự án xây dựng nhà máy dệt nhuộm được đặt tại huyện Đắk Nông tỉnh Đắk Lak.
Nhiên liệu chính là than đá, nguyên liệu là vải nguyên kiện… Nhà máy dự kiến
nhập khẩu thiết bị từ Nga, vải nguyên kiện từ Đài Loan.
Hỏi: Anh/ chị xác định nghĩa vụ pháp lý trong lĩnh vực môi trường của chủ dự
án.
Bài làm:
CSPL:


K1 Đ 18,26,27,75,khoản 1 Điều 19,khoản 1 Điều 38 Luật BVMT 2014



K1 Đ 12, K6 Đ16 NĐ 18/2015/NĐ-CP



STT 95 phụ lục II NĐ 18/2015/NĐ-CP

Các nghĩa vụ pháp lý trong lĩnh vực MT của chủ dự án như sau:


– Căn cứ theo quy định tại K1 Đ 18 Luật BVMT 2014; K1 Đ 12 NĐ 18/2015; STT
95 Phụ lục II NĐ 18/2015/NĐ-CP dự án xây dựng nhà máy dệt nhuộm thuộc đối
tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động và phải báo cáo kết quả thực hiện các
công trình BVMT
– Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 luật BVMT 2014 chủ dự án tự mình hoặc thuê tổ
chức tư vấn thực hiện ĐTM và chịu trách nhiệm trước PL về kết quả thực hiện


ĐTM
– Căn cứ theo quy định tại K6 Đ 16 NĐ 18/2015/NĐ-CP, chủ dự án phải báo cáo
kết quả thực hiện công trình BVMT
– Khi ĐTM được phê duyệt thì chủ dự án phải tuân theo quy định tại Điều 26,27
Luật BVMT 2014
– Việc Nhà máy dự kiến nhập khẩu thiết bị từ Nga, vải nguyên kiện từ Đài Loan thì
phải tuân thủ theo quy định tại Điều 75 Luật BVMT 2014
– Nhà máy sử dụng nhiên liệu chính là than đá nên căn cứ theo quy định tại điểm đ
khoản 1 Điều 38 Luật BVMT 2014, chủ dự án còn phải ký quỹ phục hồi môi
trường.
Bài 2:
Ngày 01/4/2016, Thanh tra Sở Tài nguyên & Môi trường (Sở TN&MT) tỉnh T. tiến
hành thanh tra đột xuất về bảo vệ môi trường tại nhà máy chế biến tinh bột
sắn thuộc Công ty TNHHSXTM G (Công ty G.). Nhà máy không xử lý nước thải
và lén lút xả thẳng ra sông VC. Lượng nước thải phát sinh 480m3/ ngày đêm, kết
quả phân tích mẫu nước thải có chứa các thông số ô nhiễm vượt gấp 5 lần so với
quy chuẩn kỹ thuật về chất thải. Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh đã lập biên
bản vi phạm hành chính để xử lý theo quy định. Ngày 13/6/2016, Chủ tịch UBND
tỉnh T đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 340 triệu
đồng, đồng thời công ty phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trườngtrong thời hạn 30 ngày và chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc,
phân tích mẫu môi trường. Hỏi:
a) Công ty G. đã bị xử phạt về hành vi nào? Cho biết cơ sở pháp lý?
Bài làm


Công ty G. đã bị xử phạt về hành vi không xử lý nước thải và lén lút xả thẳng ra
sông VC Lượng nước thải phát sinh 480m3/ ngày đêm, kết quả phân tích mẫu nước
thải có chứa các thông số ô nhiễmvượt gấp 5 lần so với quy chuẩn kỹ thuật về chất
thải.

Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường,
Điểm c khoản 2 Điều 1: Phạm vi Điều chỉnh của Nghị định này gồm các hành vi vi
phạm các quy định về quản lý chất thải;
Cụ thể hành vi này thuộc điểm k khoản 5 Điều 13 quy định hành vi xả nước thải
vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần trở lên có chứa các thông số môi
trường thông thường vào môi trường
k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải
lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ)
– Mức phạt của Công ty G là phạt tiền từ 400 triệu đến 440 triệu do đây là tổ chức.
CSPL: khoản 1 Điều 5 NĐ 155/2016.
b) Xác định hình phạt chính và biện pháp khắc phục hậu quả mà công ty G
phải thực hiện? Cho biết cơ sở pháp lý?
Bài làm
Trong trường hợp này, Công ty G bị xử phạt tiền với số tiền là 340 triệu đồng thì
đây hình thức xử phạt chính
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 155/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với
tổ chức.
Đồng thời công ty phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường trong thời hạn 30 ngày và chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc,
phân tích mẫu môi trường. Hai (02) biện pháp trên không thuộc Hình thức xử phạt
chính hay Hình thức xử phạt bổ sung mà là biện pháp khắc phục hậu quả:


CSPL: điểm c, n khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
c) Công ty G. phải chấp hành hình phạt chính với mức tiền phạt là 340 triệu

đồng là đúng hay sai? Tại sao?
Bài làm
– Là sai.
– Vì kết quả phân tích mẫu nước thải có chứa các thông số ô nhiễm vượt gấp 5 lần
so với quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, sẽ thuộc khoản 4 Điều 14 quy định hành vi
xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần trở lên có chứa các
thông số môi trường nguy hại vào môi trường (Nghị định 155/2016/NĐ-CP).
– Lượng nước thải phát sinh 480m3/ ngày đêm xẻt theo điểm k khoản 4 Điều 14
thì mức xử phạt cao nhất đối với hành vi này là 220 triệu đồng. Mà Chủ tịch
UBND tỉnh T đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 340 triệu
đồng là trái với quy định của pháp luật.
k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải
lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ)
– Mặt khác theo khoản 1 Điều 5 NĐ 155/2016, thì mức phạt đối với Công ty G:
400 triệu đến 440 triệu do đây là tổ chức
– Ngoài ra, theo khoản 7 Điều 13 NĐ 155/2016, Công ty G còn bị phạt tăng thêm
40% của mức tiền cao nhất đã chọn.
=> Cho nên mức tên không thể là 340 Triệu được.
d) Quyết định xử phạt do Chủ tịch UBND tỉnh ký là đúng thẩm quyền hay
không? Tại sao?
Bài làm
Đúng.
CSPL: điểm b khoản 3 Điều 48 NĐ 155/2016.
e) Biện pháp buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện hành
vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường có cần thiết áp dụng khi xử phạt công
ty G không? Tại sao?


Bài làm
Tuỳ quan điểm cá nhân.

Không. Vì hành vi xả thải trái phép không có số tiền bất hợp pháp có được do thực
hiện hành vi đó. Nên biện pháp này là không cần thiết.
Bài 3:
(a) Trong quá trình hoạt động, của hàng chế biến cà phê của anh Lân thường xuyên
dặt tại xã A, huyện B, tỉnh C xả khí thải chưa qua xử lí ra môi trường, làm ảnh
hưởng đến môi trường không khí và mọi người xung quanh, nên UBND phường ra
quyết định xử phạt 15.000.000 đồng về hành vi xả thải ra môi trường. Bình luận
QĐ trên?
(b) Giả sử anh Lân cho rằng, QĐ xử phạt của UBND phường là trái pháp luật. Với
tư cách là luật sư, anh/ chị hãy hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần thiết để giải
quyết yêu cầu anh Lân theo quy định pháp luật hiện hành?
Bài làm
a) Bình luận QĐ trên?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Luật BVMT 2014
– Cửa hàng chế biến cà phê của anh Lân xả khí thải chưa qua xử lí ra môi trường
nhưng lượng khí thải chưa vượt quy chuẩn kỹ thuật ở mức độ nghiêm trọng thì anh
Lân không có hành vi vi phạm.
– Cửa hàng chế biến cà phê của anh Lân xả khí thải chưa qua xử lí ra môi trường
nhưng lượng khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật ở mức độ nghiêm trọng thì mới có
hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Ngoài ra, khi xác định cửa hàng chế biến cà
phê của anh Lân có HVVP thì tùy vào trường hợp thải khí thải có chứa thông số
môi trường thông thường hay thải khí thải có chứa thông số môi trường nguy hại
vào môi trường và phụ thuộc vào lượng khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật để xác
định anh Lân phải bị phạt cảnh cáo hay phạt tiền và mức phạt là bao nhiêu. ( Điều
15,16 NĐ 155/2016/NĐ-CP)
Do đó, UBND phường ra quyết định xử phạt 15.000.000 đồng về hành vi xả thải ra
môi trường là chưa có cơ sở pháp luật và mức phạt chưa hợp lí.


b) Trong trường hợp anh Lân cho rằng, QĐ xử phạt của UBND phường là

trái pháp luật thì anh Lân có thể:
– Làm đơn khởi kiện đến TAND có thẩm quyền trong thời hạn 01 năm kể từ ngày
nhận được hoặc biết được quyết định hành chính (điểm a khoản 2 Điều 116 Luật
TTHC 2015) về QĐHC của UBND phường để được giải quyết theo thủ tục tố
tụng hành chính
– Làm đơn Khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp (Điều 8) QĐHC của UBND phường
đến CT.UBND phường trong thời hạn 90 ngày ( Điều 9) kể từ ngày nhận được
QĐHC hoặc biết được QĐHC ( Điều 17 Luật khiếu nại 2011 )
Bài 4:
CTCP Hàn Việt chuyên chế biến các phụ phẩm thủy sản với công suất 3.000 tấn
sp/năm. 01/6/2016, qua kết quả thanh tra, Sở TNMT phát hiện CT đã khai báo
không đúng khối lượng sp đã sx. Đoàn thanh tra quyết định XPVP nhưng CT đã từ
chối nhận QĐ. Hỏi:
a. CT có phải làm b/c ĐTM? Tại sao?
b. Việc Đoàn thanh tra phát hiện công ty đã khai báo không đúng khối lượng sản
phẩm đã sản xuất. Công ty có vi phạm PL không? Tại sao?
c. Hành động từ chối nhận QĐ của công ty có vi phạm pháp luật không? TSao?
d. Giả sử công ty tăng công suất lên 5.000 tấn sp/năm, vậy công ty có phải thực
hiện nghĩa vụ pháp lý gì đối với môi trường không?
Bài làm
CSPL:


K1 Đ 18 Luật BVMT 2014



K1 Đ 12 NĐ 18/2015/NĐ-CP




STT 64 Phụ lục II NĐ 18/2015/NĐ-CP



Điểm e K1 Điều 9 NĐ 155/2016/NĐ-CP



Điểm c khoản 1 Điều 47 NĐ 155/2016/NĐ-CP



Điểm c khoản 1 Điều 20 Luật BVMT 2014




Điều 26,27 Luật BVMT 2014.

a) Căn cứ theo quy định tại K1 Đ18 Luật BVMT 2014; K1 Đ 12 NĐ 18/2015/NĐCP, stt 64 phụ lục II NĐ 18/2015/NĐ-CP thì CTCP Hàn Việt chế biến các phụ
phẩm thủy sản có công suất 3000 tấn sp/năm thuộc đối tượng phải lập báo cáo
ĐTM.
b) Căn cứ theo quy định tại điểm e K1 Điều 9 NĐ 155/2016/NĐ-CP , CT đã không
thực hiện đúng một trong các nội dung báo cáo ĐTM ( báo cáo không đúng số
lượng sản phẩm đã sản xuất) nên công ty có hành vi vi phạm pháp luật
c)căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 NĐ 155/2016/NĐ-CP công ty
từ chối nhận QĐXPVPHC là có hành vi cản trở hoạt động xử phạt vi phạm hành
chính về bảo vệ môi trường.
d) căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật BVMT 2014 công ty tăng

công suất lên 5.000 tấn sp/năm thì Chủ dự án phải lập lại báo cáo ĐTM. Sau khi
báo cáo ĐTM lập lại được phê duyệt thì chủ dự án phải tuân thủ quy định tại Điều
26,27 Luật BVMT 2014.
Bài 5:
(a) CTCP C dự định xây nhà máy sản xuất gạch tại thôn X, xã Thanh Bình, huyên
Hương Trà, tỉnh TT Huế. Theo quy định của pháp luật hiện hành, CTCP C có phải
lập b/c ĐTM không? Tại sao?
(b) Sau khi thực hiện được 01 năm, nhiều hộ dân xung quanh xã Thanh Bình cho
rằng, do khí thải của nhà máy ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân.
Chính quyền địa phương đã nhiều lần yêu cầu công ty tuân thủ các quy định về
môi trường, nhưng công ty vẫn không thực hiện. Theo anh/ chị, hành vi của CT C
có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
(c) Sau nhiều lần thương lượng không thành, người dân địa phương quyết định
khởi kiện CT C ra tòa. TAND có thẩm quyền giải quyết không? Vì sao?
Bài làm
a) CSPL:


Điều 18 Luật BVMT 2014



STT 15 PHỤ LỤC II NĐ 18/2015/NĐ-CP




Khoản 1 Điều 12 NĐ 18/205/NĐ-CP




K1 Điều 29 Luật BVMT

Giải thích:
+ Trong trường hợp công ty cổ phần A dự định xây nhà máy sản xuất gạch có công
suất từ 100 triệu viên gạch quy chuẩn/ năm trở nên thì thuộc đối tượng lập báo cáo
ĐTM
+ Trong trường hợp công ty cổ phần A dự định xây nhà máy sản xuất gạch có công
suất nhỏ hơn 100 triệu viên gạch quy chuẩn/ năm thì không thuộ đối tượng phải lập
báo cáo ĐTM. Lúc này, căn cứ theo quy định tại K1 Đ29 Luật BVMT 2014, Công
ty cổ phần A phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
b) CSPL:


K1 Đ104 Luật BVMT 2014



Điều 15;16 NĐ 15/2016/NĐ-CP



Căn cứ theo quy định tại K1 DD Luật BVMT 2014

Giải thích:
+ Nếu công ty A có lượng khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở mức độ
nghiêm trọng thì công ty A có hành vi vi phạm pháp luật
+ Nếu công ty A có lượng khí thải không vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở
mức độ nghiêm trọng thì công ty A có hành vi vi phạm pháp luật
c) CSPL:



K3 Đ 161 Luật BVMT 2014



K6 Đ 26 BLTTDS 2015



K1 Đ 162 Luật BVMT 2014

Giải thích:
– Căn cứ theo quy định tại K3 Đ 161 Luật BVMT 2014:” việc giải quyết TCMT
được thực hiện theo quy định của PL về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp
đồng…”


– Ở khoản 6 Điều 26 BLTTDS 2015 có ghi nhận thuộc thẩm quyền giải quyết của
TAND
– Tại khoản 1 Điều 162 Luật BVMT 2014 thì tổ chức, cá nhân có quyền khởi
kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
Do đó, TAND có thẩm quyền giải quyết
Bài 6:
nhà máy xi măng A đặt tại xã A, huyện B, tỉnh C. Tháng 12/2016, UBND tỉnh nhận
được đơn phản ánh của nhân dân về việc nhà máy thải quá nhiêu bụi trong quá
trình hoạt động nên gây ảnh hưởng xấu cho MT và sức khỏe của người dân.Sau khi
nhận được đơn, UBND tỉnh đã chuyển vụ việc cho Sở TN-MT tiến hành thanh tra
và kết luận:
1) nhà máy chưa đăng ký chủ nguồn phát thải chất thải nguy hại

2) nhà máy không tuân thủ yêu cầu báo cáo ĐTM đã phê duyệt
Dựa trên kết quả thanh tra và quy định PLMT, anh/chị hãy đưa ra hướng giải
quyết.
Bài làm
CSPL:


K1 Đ 90 Luật BVMT 2014



K4 Đ 21 NĐ 155/2016/NĐ-CP



Điểm d khoản 12 Đ 21 NĐ 155/2016/NĐ-CP



K1 Đ26 Luật BVMT 2014



Điểm e khoản 1 Điều 9 NĐ 155/2016/NĐ-CP



Điểm c khoản 5 Điều 9 NĐ 155/2016/NĐ-CP




Khoản 3 Điều 48 NĐ 155/2016/NĐ-CP

Đối với hành vi chưa đăng ký chủ nguồn phát thải chất thải nguy hại
+ Căn cứ theo quy định tại K1 Đ 90 Luật BVMT 2014:” Chủ nguồn phát thải nguy
hại phải lập hồ sơ về chất thải nguy hại và phải đăng ký với CQQLNN về BVMT


cấp tỉnh”. Do đó, nhà máy xi măng A chưa đăng ký chủ nguồn phát thải chất thải
nguy hại là có hành vi trái với quy định của PL.
+ Căn cứ theo quy định tại K4 Đ 21 NĐ 155/2016/NĐ-CP thì nhà máy xi măng A
bị phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký chủ
nguồn thải chất thải nguy hại.
+ Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 12 Đ 21 NĐ 155/2016/NĐ-CP thì nhà
máy xi măng A còn buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ÔNMT và
báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có
thẩm quyền xử phạt ấn định trong QĐXPVPHC đối với hành vi vi phạm.
Đối với hành vi nhà máy không tuân thủ yêu cầu báo cáo ĐTM đã phê duyệt
+ Căn cứ theo quy định tại K1 Đ26 Luật BVMT 2014:” Thực hiện các yêu cầu của
QĐ phê duyệt báo cáo ĐTM.” Do đó, chủ dự án nhà máy xi măng A có hành vi trái
quy định của PL
+ Căn cứ theo quy định tại Điểm e khoản 1 Điều 9 NĐ 155/2016/NĐ-CP, nhà máy
xi măng A bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi
thực hiện không đúng yêu cầu báo cáo ĐTM đã phê duyệt
+ Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 9 NĐ 155/2016/NĐ-CP, nhà máy
xi măng A buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ÔNMT và báo
cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm
quyền xử phạt ấn định trong QĐXPVPHC đối với hành vi vi phạm
Như vậy, tổng mức XPHC của nhà máy xi măng A tối thiểu là 60.000.000, căn cứ
theo quy định tại khoản 3 Điều 48 NĐ 155/2016/NĐ-CP thì CT.UBND tỉnh C là

người có thẩm quyền XPVPHC đối với 02 hành vi vi phạm của nhà máy xi măng
A
Bài 7:
Năm 2016, dự án khu liên hợp gang thép và cảng biển của tập đoàn F. Giai đoạn 1,
chủ đầu tư
1. Xây dựng nhà máy liên hợp gang thép có công suất 7,5 triệu tấn sản
phẩm/năm và
2. Cảng biển nước sâu SD có năng lực cập tàu là 30.000 DWT.


Dự kiến chủ đầu tư phải
3. Hút cát để san lắp mặt bằng với tổng lượng vật liệu nạo vét là 12.000.000
m3
4. Thi công khu tái định cư cho 1.785 hộ dân,
5. Thi công đường ống cấp nước cho dự án từ hồ chứa nước thượng nguồn
sông T. lưu lượng khoảng 55.000 m3 nước/ngày đêm.
Giai đoạn 2, chủ đầu tư sẽ:
6. Khởi công dự án lọc hóa dầu công suất 6 triệu tấn/năm.
Hỏi:
Dự án nào thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường (ĐTM)? Tại
sao?


(1) – Thuộc 55 mục Phụ lục II NĐ 18/2015, do có công suất lớn 2000 tấn
sản phẩm/ năm.



(2) – Thuộc 23 mục Phụ lục II NĐ 18/2015, do tiếp nhận tàu trọng tải lớn
hơn 1000 DWT





(4) – Thuộc 109 mục Phụ lục II NĐ 18/2015, do quy mô hơn 300 hộ dân.
(6) – Thuộc 43 mục Phụ lục II NĐ 18/2015, do quy mô hơn 500 tấn sản
phẩm/năm.

Ai là người có thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM? Tại
sao?


(1) – UBND tỉnh chức việc thẩm định Báo cáo ĐTM không thuộc phụ luc
III NĐ 18/2015 và khoản 3 Điều 23 Luật BVMT.



(2) – UBND tỉnh chức việc thẩm định Báo cáo ĐTM không thuộc phụ luc
III NĐ 18/2015 và khoản 3 Điều 23 Luật BVMT.



(4) – UBND tỉnh chức việc thẩm định Báo cáo ĐTM không thuộc phụ luc
III NĐ 18/2015 và khoản 3 Điều 23 Luật BVMT.



(6) – Bộ Tài nguyên môi trường – điểm a khoản 1 Điều 14, mục 5 Phụ lục
III NĐ 18/2015 và điểm b khoản 1 Điều 23 Luật BVMT.



Cho biết chủ đầu tư phải thực hiện những nghĩa vụ nào theo nguyên tắc người
gây ô nhiễm phải trả tiền? Tại sao?


Phí bảo vệ môi trường (Điều 148 Luật BVMT)



Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ.



Tiền sử dụng đất.



Thuế tài nguyên.



Chi phí phục hồi môi trường trong khai thác tài nguyên (nước, dầu)

Nếu sau khi dự án đi vào hoạt động làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho
người dân, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại có phải là nghĩa vụ phải trả tiền theo
nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền không? Tại sao?
Không. Vì nghĩa vụ phải trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
là chủ thể trả tiền để có quyền được gây ô nhiễm trong phạm vi quyền mà Pháp
luật cho phép.
Còn hoạt động gây ô nhiễm môi trường là đã vượt quá phạm vi cho phép dẫn đến

gây thiệt hại cho người dân thì đây là trách nhiệm Bồi thường riêng.
Bài 8:
CTCP Hoàng Anh có ngành nghề kinh doanh chính là trồng rừng, chăm sóc rừng
và khai thác gỗ. 08/2016, công ty dự kiến khai thác 160ha rừng trồng là rừng sản
xuất phân bổ 50% trên địa bàn tỉnh A và trên 50% địa bàn tỉnh B. Hỏi:
a. Dự án trên của công ty có thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM không? Tại sao?
b. Do như cầu thị trường nên công ty tăng diện tích khai thác trên địa bàn tỉnh B
lên thêm 120ha. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu này của công ty?
Nghĩa vụ pháp lý trong lĩnh vực môi trường có đặt ra cho công ty trong trương hợp
này không?
Bài làm
a) CSPL: Điều 18 Luật BVMT 2014; stt 33 phụ lục II NĐ 18/2015/NĐ-CP;
Điều 29 Luật BVMT 2014
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật BVMT 2014; stt 33 phụ lục II NĐ
18/2015/NĐ-CP


thì công ty CP Hoàng Anh dự kiến khai thác 160ha rừng trồng là rừng sản xuất có
quy mô khai thác nhỏ hơn 200ha nên không thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM.
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật BVMT 2014 => dự án khai thác 16ha rừng
trồng là rừng sản xuất của CTCP HOÀNG ANH phải lập kế hoạch BVMT.
Do dự án khai thác rừng sản xuất của CTCP HOÀNG ANH phân bổ trên địa bàn
tỉnh A và tỉnh B (liên tỉnh) nên căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23
Luật BVMT 2014 => BỘ TNMT là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu này
của công ty.
b) CSPL: Điều 18 Luật BVMT 2014; stt 33 phụ lục II NĐ 18/2015/NĐ-CP;
Điều 26, Điều 28 Luật BVMT 2014; ; k1 Điều 12 NĐ 18/2015/NĐ-CP do nhu
cầu thị trường, CTCP HOÀNG ANH tăng diện tích khai thác trên địa bài tỉnh
B lên 120ha. Tổng cộng CTCP HOÀNG ANH dự kiến khai thác 280ha.
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật BVMT 2014; k1 Điều 12 NĐ 18/2015/NĐCP; stt 33 phụ lục II NĐ 18/2015/NĐ-CP

Thì dự án khai thác rừng sản xuất của công ty CP Hoàng Anh có diện tích khai thác
>200ha
nên
thuộc
đối
tượng
phải
lập
báo
cáo
ĐTM.
Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ pháp lý theo quy định tại Điều
26,28 Luật BVMT 2014.
Bài 9:
Ông A dự định đầu tư dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông
thường công suất 500 tấn/ ngày đêm tại tỉnh H.
Theo kế hoạch, ông A nhập khẩu dây chuyển công nghệ từ nước ngoài và khai thác
nước ngầm để phục vụ cho hoạt động của cơ sở. Ngày 12/10/2014, báo cáo đánh
giá tác động môi trường về dự án trên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tuy nhiên, do gặp một số vấn đề khó khăn về tài chính nên đến tháng 10/2015, ông
A thay đổi địa điểm triển khai dự án tại tỉnh K. Hỏi:
a) Dự án trên có thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
không? Tại sao?
dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường công suất 500 tấn/
ngày đêm tại tỉnh H. – là dự án phải ĐTM


CSPL: điểm c, khoản 1 Điều 18 Luật BVMT
Mục 45 Phụ lục II NĐ 18/2015, do có công suất lớn hơn 10 tấn/ngày.
– 10/2015, ông A thay đổi địa điểm triển khai dự án tại tỉnh K. Lúc này thì ông A

phải thực hiện việc lập lại báo cáo ĐTM
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 20 Luật BVMT.
b) Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt ĐTM? Tại
sao?
Bộ tài nguyên và môi trường.
CSPL: điểm c khoản 1 Điều 23 Luật BVMT. Và Dự án này không mục 8 Phụ lục
III NĐ 18/2015, do có công suất từ 250 tấn/ ngày đêm.
c) Những nghĩa vụ nào ông A phải thực hiện theo quy định pháp luật môi
trường khi đầu tư cho dự án trên?


Phí bảo vệ môi trường (Điều 148 Luật BVMT)



Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ.



Tiền sử dụng đất.



Thuế tài nguyên (khai thác nguồn nước ngầm)



Chi phí phục hồi môi trường trong khai thác tài nguyên.

Bài 10:

Tháng 3/2014, Công ty cổ phần dịch vụ S bị lực lượng cảnh sát môi trường, Công
an tỉnh A bắt quả tang về hành vi xả nước thải ra rạch B. Qua kết quả Điều tra,
Trưởng Phòng cảnh sát môi trường kết luận: công ty cổ phần dịch vụ S đã:
1. Không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy
định;
2. Xử lý chất thải nguy hại vượt quá khối lượng quy định trong giấy phép quản
lý chất thải nguy hại;
3. Xả nước thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào môi
trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2,5 lần với lượng nước thải
là 9.000 m3/ngày (24 giờ).


Hỏi:
a) Công ty S phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào? Tại sao?
– Công ty S có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp
dụng hình thức xử phạt chính là Phạt tiền.
– Ngoài hình thức xử phạt chính thì công ty S còn có thể bị áp dụng các hình thức
xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi
trường; Giấy phép quản lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả nước thải vào nguồn
nước
– Ngoài hai hình thức xử vi phạm hành chính nêu trên, Công ty S còn có thể bị áp
dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các
biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và
đa dạng sinh học;
n) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định; buộc chi
trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong
trường hợp có vi phạm vềxả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc
gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành.

CSPL: điểm c, n khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
b) Hãy xử lý các hành vi vi phạm của công ty S?
Hành vi 1: không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy
định;
– Nghị định 155/2016/NĐ-CP. Điều 9, anh đọc thì khoản 1 là thuộc phạm vi của
UBND, và khoản 2 thuộc thẩm quyền Bộ TNMT à trước tiên để xử phạt hành vi
này cần làm rõ dự án này – báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm
quyền của ai phê duyệt à đề bài không cho dự án?
– Giả sử thuộc thẩm quyền UBND phê duyệt, không lập lại báo cáo đánh giá tác
động môi trường của dự án theo quy định.
– Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng


Nhưng do Công ty S là tổ chức nên mức phạt tiền trên là gấp 02 lần nên mức phạt
tiền là Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng
CSPL: điểm o khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy
định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
– Hình phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của cơ sở 03 đến 06 tháng để khắc phục vi phạm.
CSPL: điểm a khoản 4 Điều 9 Nghị định 155/2013/NĐ-CP
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc lắp đặt, vận hành công trình bảo BVMT và lâp hồ sơ báo cáo kết quả.
CSPL: điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định 155/2013/NĐ-CP
Hành vi 2: xử lý chất thải nguy hại vượt quá khối lượng quy định trong giấy phép
quản lý chất thải nguy hại;
– Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Nhưng do Công ty S là tổ chức nên mức phạt tiền trên là gấp 02 lần nên mức phạt
tiền là Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng
CSPL: điểm d khoản 5 Điều 23 khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy
định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

– Hình phạt bổ sung:
Tước giấy phép xử lý chất thải từ 03 đến 06 tháng.
CSPL: điểm b khoản 9 Điều 23 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.
Buộc chi trả chi phí trưng cầu giám định, buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục
tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo.
CSPL: điểm b khoản 9 Điều 23 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.
Hành vi 3: xả nước thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào môi
trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2,5 lần với lượng nước thải là 9.000
m3/ngày.
– Phạt tiền:


Từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng. Nhưng do Công ty S là tổ chức nên
mức phạt tiền trên là gấp 02 lần nên mức phạt tiền là Phạt tiền từ 1.300.000.000
đồng đến 1.400.000.000 đồng
CSPL: điểm y khoản 3 Điều 13 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.
Phạt tăng thêm 30% của mức tiền cao nhất đã chọn đối hành vi này.
CSPL: khoản 7 Điều 13 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.
Ai có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm của công ty S? Tại sao?
Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Do tổng tiền phạt công ty sẽ lớn hơn 100 triệu và nhỏ
hơn 2 ty
CSPL: điểm b khoản 3 Điều 48, khoản 2 Điều 5 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.
Bài 11:
Công ty TNHH X hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kim loại và sắt thép xây dựng.
Do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất nên Công ty X muốn triển khai thực hiện
dự án xây dựng một nhà máy luyện kim ở địa bàn huyện HM, TP.H. Để thực hiện
dự án Công ty tiến hành nhập khẩu kim loại phế liệu từ nước ngoài về sử dụng.
Hỏi:
a) Công ty X có phải thực hiện ĐTM không? Vì sao?
Có. Vì dự án là xây dựng nhà máy luyện kim – Với nguyên liệu là phế liệu thì là

dự án thuộc danh mục phải thực hiện dự án đánh giá tác động môi trường.
CSPL: điểm c khoản 1 Điều 18 và Mục 47 Phụ lục II NĐ 18/2015.
b) Nếu có thì Công ty X muốn tự lập báo cáo ĐTM thì có được không? Cơ
quan nào sẽ có thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM nêu trên?
Được. Vì chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật BVMT có
quyền tự mình đánh giá tác động môi trường – Kết quả đánh giá tác động môi
trường thể hiện dưới hình thức báo cáo ĐTM.
CSPL: Điều 19 Luật BVMT
c) Giả sử trong quá trình thực hiện dự án Công ty X muốn đăng ký bổ sung
thêm ngành nghề cán, kéo kim loại cho dự án. Công ty có phải thực hiện thêm
thủ tục pháp lý nào về môi trường không? Vì sao?


Nếu bổ sung thêm ngành nghề cán, kéo kim loại có quy mô công suất từ 2000 tấn
sản phẩm/ năm trở lên Công ty phải thực hiện thủ tục Lập lại báo cáo đánh giá tác
động môi trường.
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 15 và Mục 48 Phụ luc II Nghị định 18.
(Nếu bổ sung thêm ngành nghề cán, kéo kim loại có quy mô công suất < 2000 tấn
sản phẩm/ năm => Chắc là đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường
CSPL: Điều 29 Luật BVMT)
d) Công ty X phải thực hiện những nghĩa vụ tài chính nào về môi trường?


Phí bảo vệ môi trường Điều 148 Luật BVMT.



Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ.




Tiền sử dụng đất.

Bài 12:
Danh nghiệp tư nhân A (A) do ông H làm chủ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
nhà hàng, quán nhậu hiện có một nhà hàng tại Quận 1 (nhà hàng này đã được cơ
quan có thẩm quyền xác nhận kế hoạch BVMT). Ngày 24/01/2016, do muốn mở
rộng quy mô kinh doanh nên ông H đã mở thêm một địa điểm kinh doanh cho DN
A tại Quận 4 trên diện tích mặt bằng 500m2 để kinh doanh quán nhậu. Hỏi:
a) Ông H có phải lập kế hoạch BVMT đối với địa điểm kinh doanh đặt tại
Quận 4 không? Vì sao?
Ông A phải lập kế hoạch BVMT đối với địa điểm kinh doanh đặt tại Quận 4.
CSPL: Khoản 1 Điều 29 Luật BVMT; Điểm b khoản 1 Điều 18 NĐ 18
b) Kế hoạch BVMT trên có bắt buộc phải đăng ký không? Nếu đăng ký thì cơ
quan nào có thẩm quyền xác nhận? Cơ sở pháp lý?
Kế hoạch BVMT trên bắt buộc phải đăng ký
CSPL: Điều 31 Luật BVMT và khoản 2 Điều 18 NĐ 18.
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận là UBND cấp huyện.
CSPL: khoản 2 Điều 32 Luật BVMT; Điểm b khoản 1 Điều 19 NĐ18


c) Tình tiết bổ sung: Để tiết kiệm chi phí nguyên liệu, ngày 10/06/2016 ông H
đã đầu tư thuê một diện tích đất có mặt nước 15 ha tại huyện X tỉnh K để
thực hiện dự án nuôi trồng thủy sảnnhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cho các
nhà hàng, quán nhậu của ông. Hỏi dự án này phải lập báo cáo ĐTM hay kế
hoạch BVMT? Vì sao?
Dự án này phải lập báo cáo ĐTM vì nó thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM
CSPL: Điểm c khoản 1 Điều 18 Luật BVMT và mục 77 Phụ lục II NĐ 18.
Bài 13:
Công ty cổ phần ô tô TH (gọi tắt là Công ty) là một doanh nghiệp chuyên sản xuất,

sửa chữa, lắp ráp ô tô có trụ sở tại tỉnh QN. Do muốn mở rộng quy mô kinh
doanh nên Công ty muốn mở một dự án đầu tư xây dựng một cơ sở sản xuất, sửa
chữa, lắp ráp ô tô tại Quận TB, thành phố H nhằm sản xuất và phân phối ô tô cho
các đại lý ở thành phố H và các tỉnh lân cận. Do không am hiểu pháp luật môi
trường nên Công ty muốn nhờ bạn tư vấn một số vấn đề có liên quan. Cụ thể như
sau:
a) Công ty có phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không? Vì
sao?
Trường hợp 1, công suất từ 500 tô tô/năm trở lên thì dự án của công ty phải lập
ĐTM
CSPL: Điểm c khoản 1 Điều 18 Luật BVMT và mục 52 Phụ lục II NĐ 18.
Trường hợp 2, công suất dưới 500 tô tô/năm trở lên thì dự án của công ty phải lập
ĐTM
Công ty phải lập kế hoạch BVMT đối với dự án của mình.
CSPL: Khoản 1 Điều 29 Luật BVMT; Điểm b khoản 1 Điều 18 NĐ18
b) Giả sử sau khi được cấp phép hoạt động, trong quá trình sản xuất Công ty
có phát sinh một lượng lớn chất thải nguy hại nhưng Công ty chưa biết phải
xử lý như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật. Cho biết Công ty
sẽ phải thực hiện yêu cầu nào theo quy định của pháp luật môi trường? Công
ty có thể làm gì để giải quyết khối lượng chất thải nguy hại phát sinh nêu trên,
biết rằng hiện tại Công ty không có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại?


– Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về CTNH và đăng ký với cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Sở tài nguyên và môi trường nơi
có cơ sở phát sinh CTNH. tỉnh QN, Quận TB
– CSPL: khoản 1 Điều 90 BVMT, khoản 1 Điều 12 Nđ 36/2015.
– Do không có giấy phép xử lý chất thải nên công ty phải chuyển giao cho cơ sở có
giấy phép xử lý CTNH.
– CSPL: Khoản 1 Điều 91 BVMT

c) Giả sử, trong quá trình sản xuất, Công ty muốn nhập khẩu một số ô tô cũ
từ nước ngoài để tháo dỡ lấy phụ kiện tái sử dụng thì có được không? Vì sao?
– Không được.
– Thì pháp luật cấm nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để
phá dỡ nên công ty không thể nhập khẩu.
– CSPL: Điểm b khoản 2 Điều 75 BVMT .
d) Công ty muốn nhập khẩu một khối lượng lớn phế liệu sắt, thép từ nước
ngoài về Việt Nam để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ô tô thì có được
không? Vì sao?
– Cần phải xem xét:
Nếu phế liệu sắt thép này đáp ứng QCKT môi trường và thuộc danh mục phế liệu
được phép nhập do Thủ tướng chính phủ quy định.
CSPL: khoản 1 Điều 76 Luật BVMT + mục 20 Qđ số 73/2014/QĐ-TTg của thủ
tướng chính phủ ngày 19/12/2014 quy định danh mục phế liệu được phép nhập
khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải đáp ứng các yêu cầu(Khoản 2 Điều 76
Luật BVMT)
e) Cho biết với các hành vi nêu trên, Công ty sẽ phải thực hiện những nghĩa
vụ tài chính nào về môi trường?


Phí bảo vệ môi trường. Đ148



Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ (thu gom rác,..)







Bài 14:
Cưông ty X là một doanh nghiệp trong nước hiện đang có nhu cầu sử dụng 10.000
ha rừng ràm tự nhiên ở huyện MH, tỉnh LA để thực hiện dự án khu du lịch sinh thái
rừng và khu nghỉ dưỡng. Hỏi:
a) Công ty X có thể xác lập quyền sử dụng rừng trong trường hợp này thông
qua những cách thức nào?
– Giao rừng có thu tiền (điểm khoản 1 Điều 24 Luật BVPT Rừng)
– Cho thuê rừng trả tiền hàng năm để kinh doanh cảng quan, nghĩ dưỡng, du lịch
sinh thái – môi trường (khoản 2 Điều 24 Luật BVPT Rừng)
b) Giả sử Công ty X làm hồ sơ xin được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng.
Hỏi cơ quan nào có thẩm quyền giao rừng trong trường hợp này? Nếu cần thu
hồi lại thì cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thu hồi? Nêu rõ cơ sở pháp lý.
UBND tỉnh LA có thẩm quyền giao rừng đối với tổ chức trong nước.
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 28 Luật bảo vệ và phát triển rừng
UBND tỉnh LA có thẩm quyền giao rừng nào thì có quyền thu hồi rừng đó.
CSPL: điểm c khoản 1 Điều 28 Luật bảo vệ và phát triển rừng
c) Giả sử Công ty X muốn khai thác gỗ tràm trong rừng để bán và sản xuất
bàn ghế phục vụ du khách thì có được không? Nếu được thì điều kiện như thế
nào?
tổ chức đuợc giao rừng sản xuất có thu tiền sử dụng rừng hoặc được NN cho thuê
rừng sản xuất đều có quyền được khai thác lâm sản trong rừng sản xuất.
Điểm b khoản 1 Điều 64 và khoản 2 Điều 66 Luật Luật bảo vệ và phát triển rừng
Với các điều kiện sau:
– Đảm bảo duy trì diện tích phát triễn trữ lượng chất lượng của rừng và tuân theo
quy chế quản lý rừng khoản 2 Điều 55
– Chủ rừng là tổ chức phải có hồ sơ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt gồm dự án đầu tư, phương án quản lý, bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừng;
khai thác rừng phải có phương án Điều chế rừng đã được cơ quan quản lý nhà

nước về bảo vệ và phát triển rừng phê duyệt; b khoản 2 Điều 56


– Chỉ được khai thác gỗ và các thực vật khác của rừng sản xuất là rừng tự nhiên,
trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của
Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm. d khoản 2 Điều 56
– Đối với các tổ chức khi khai thác phải có hồ sơ thiết kế khai thác phù hợp với
phương án Điều chế rừng hoặc phương án hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh
rừng được Chủ tịch Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê
duyệt;a khoản 3 Điều 56
– Việc khai thác rừng phải theo quy chế quản lý rừng và chấp hành quy phạm, quy
trình kỹ thuật bảo vệ và phát triển rừng; sau khi khai thác phải tổ chức bảo vệ, nuôi
dưỡng, làm giàu rừng cho đến kỳ khai thác sau. khoản 4 Điều 56
– Việc khai thác rừng trồng được thực hiện theo quy định sau đây: (khoản 2 Điều
57)
a) Trường hợp chủ rừng tự bỏ vốn gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng
thì được tự quyết định việc khai thác rừng trồng. Các sản phẩm khai thác từ rừng
trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường. Trường hợp cây rừng
trồng là cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy định của Chính
phủ;
b) Trường hợp rừng trồng bằng vốn từ ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ
sơ khai thác trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định. Các
sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị
trường. Trường hợp cây rừng trồng là cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực
hiện theo quy định của Chính phủ;
c) Trồng lại rừng vào thời vụ trồng rừng ngay sau khi khai thác hoặc thực hiện
biện pháp tái sinh tự nhiên trong quá trình khai thác.
Bài 15:

Công ty TNHH A là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại
Việt Nam hiện đang dự định thành lập 1 dự án đầu tư ở tỉnh BT để thăm dò và khai
thác quặng titan ở các bãi cát trống cách xa khu dân cư. Hỏi:


a) Theo anh (chị) Công ty A có thuộc đối tượng được phép hoạt động khoáng
sản ở Việt Nam hay không? Vì sao?
– Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm do khoáng sản, hoạt động khai
thác khoáng sản(khoản 5 Điều 2 Luật Khoáng sản)
– Công ty TNHH A là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập
tại Việt Nam thì đây là Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp.
=> Doanh nghiệp này thuộc đối tượng được phép hoạt động khoáng sản tại Việt
Nam
– CSPL: điểm a khoản 1 Điều 34 và điểm a khoản 1 Điều 51 Luật Khoáng sản.
b) Giả sử ngày 08/8/2013, Công ty A được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
phép thăm dò khoáng sản, thời hạn của giấy phép là 24 tháng kể từ ngày
09/8/2013. Tuy nhiên, sau khi được cấp giấy phép đến ngày 09/8/2015 (2 năm
sau) Công ty này vẫn chưa thăm dò được bất kỳ một mỏ khoáng sản nào nên
muốn gia hạn thời hạn thăm dò khoáng sản. Hỏi Công ty muốn gia hạn thời
hạn thăm dò khoáng sản trên giấy phép thì có được không? Thời hạn tối đa
được gia hạn và điều kiện để được gia hạn?
– Phải xét xem việc không tiến hành thăm dò khoáng sản có phải do bất khả kháng
không?
– Nếu không phải là trường hợp lý do bất khả kháng mà sau 06 tháng, kể từ ngày
Giấy phép thăm dò khoáng sản có hiệu lực, Công ty A không tiến hành thăm dò thì
Giấy phép thăm dò khoáng sản sẽ bị thu hồi.
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 46 Luật khoáng sản)
– Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi Giấy phép bị thu hồi
CSPL: Điểm a khoản 2 Điều 45 Luật khoáng sản
c) Giả sử Công ty A được UBND tỉnh BT gia hạn giấy phép thăm dò khoáng

sản đến ngày 09/8/2016.
Đến ngày 05/01/2017 Công ty A đã thăm dò và phát hiện một mỏ titan ở huyện TP,
tỉnh BT.
Ngày 15/02/2017, UBND tỉnh BT đã ra quyết định phê duyệt đối với trữ lượng
khoáng sản tại mỏ này.


Ngày 30/11/2017, Công ty nộp hồ sơ yêu cầu UBND tỉnh BT cấp Giấy phép khai
thác khoáng sản cho mỏ khoáng sản nêu trên thì bị UBND tỉnh BT từ chối với lý
do mỏ titan này đã được cấp phép khai thác cho Công ty B có trụ sở tại TP.PT tỉnh
BT vào ngày 20/10/2016. Hỏi việc từ chối cấp phép của UBND tỉnh BT trong
trường hợp này có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?
– Phù hợp không với pháp luật.
– Ngày 15/02/2017, UBND tỉnh BT đã ra quyết định phê duyệt đối với trữ lượng
khoáng sản tại mỏ này. Trong thời hạn 06 từ ngày 15/02/2017, thì công ty sẽ
được ưu tiên Cấp giấy phép khai thác khoáng sản. (khoản 1 Điều 45 LKS)
– Ngày 30/11/2017, Công ty nộp hồ sơ yêu cầu UBND tỉnh BT cấp Giấy phép khai
thác khoáng sản (đã hết thời hạn ưu tiên).
– Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá
nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp. Nhưng tình huống thì Công ty
A đang thăm dò hợp pháp UBND Tỉnh BT lại cấp Giấp phép khai thác khoáng sản
cho công ty B là sai. (điểm a khoản 1 Điều 53 Luật KS)
Bài 16:
Công ty đang làm thủ thủ tục thực hiện một dự dán đầu tư xây dựng một nhà máy
thủy điện có công suất 300 MW. Hỏi:
Dự án trên của công ty A có thuộc đối tượng phải ĐTM hay không? Tại sao?
Dự án thuộc đối tượng phải ĐTM vì thuộc danh mục phải thực hiện ĐTM
Có công suất trên 10 MW
CSPL: khoản 1 Điều 18 Luật BVMT và mục 27 Phụ lục II Nghị định 18/2015.
Nếu dự án trên thuộc đối tượng phải ĐTM thì:

a) Công ty A có thể tự lập báo cáo ĐTM hay không?
Có. Nhưng phải đáng ứng các điều kiện Pháp luật cho phép (Điều 13 NĐ 18/2015)
CSPL: khoản 1 Điều 19 Luật BVMT
b) Trong nội dung báo cáo ĐTM có bắt buộc phải có ý kiến tham vấn của cộng
đồng dân cư hay không?
Không.


Trong quá trình thực hiện ĐTM, chủ dự án phải tiến hành tham vấn cộng đồng dân
cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án. (khoản 4 Điều 12 NĐ 18/2015)
Ý kiên của các đại biểu tham dự cuộc họp tham vấn phải được thể hiện đầy đủ
trong biên bản họp cộng đồng. (khoản 6 NĐ 18/2015)
c) Thời điểm công ty A phải nộp hồ sơ xin thẩm định báo cáo ĐTM?
d) Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của
dự án trên
Công trình thuy điện này không thuộc danh mục dự án thuộc thẩm quyền thẩm
định và phê duyệt của Bộ TNMT (khoản 3 Là có dung tích hồ chứa nước
100.000.000 m3 còn dự án bài tập là 300 MW)
Thuộc thẩm quyền thẩm định là của UBND cấp tỉnh – Thẩm quyền phê duyệt là
người đứng đầu hoặc thủ trưởng cơ quan thẩm định.
CSPL: khoản 4 Điều 23 và khoản 1 Điều 25 Luật BVMT. Điểm d khoản 1 Điều 14
NĐ 18/2015.
e) Nêu các loại giấy phép về môi trường mà công ty A phải có để dự án được
phê duyệt và đi vào hoạt động.
– Đánh giá tác động môi trường + Cam kết bảo vệ môi trường
– Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
– Giấy phép nghiệm thu môi trường tổng thể.
f) Nêu các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về môi trường mà
công ty A phải thực hiện trong quá trình thực hiện và vận hành dự án.
– Phí bảo vệ môi trường. Đ148

– Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ (thu gom rác,..)
– Tiền thuê đất, sử dụng đất.

g) Dự án thủy điện của công ty A có thể đăng kí là dự án phát triển sạch theo
Nghị định thư Kyoto hay không? Tại sao?


×