Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty CP Bio Plastic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.33 KB, 51 trang )

Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm
TÓM LƯỢC

Trong công cuộc đổi mới và hội nhập với quốc tế của đất nước, khi mà yêu
cầu của khách hàng ngày càng cao về chất lượng sản phảm và dịch vụ, đòi hỏi
doanh nghiệp phải có sự quan tâm nhiều hơn tới việc sản xuất vào cung cấp hàng
hóa . Trong đó , sản xuất cái gì cho ai , sản xuất như thế nào là vấn đề cơ bản nhất.
Mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm , lợi thế trong kinh doanh mà cần phải có
những bước đi, những chiến lược kinh doanh khác nhau để đáp ứng được nhu cầu
của cả nước. Công tác phân tích kinh tế trong các doanh nghiệp đóng vai trò quan
trọng trong hệ thống các công cụ quản lý. Không chỉ cung cấp cho chủ doanh
nghiệp các thông tin tài chính chính xác về tình hình hiện tại của công ty, nó còn
góp phần chỉ ra những ưu nhược điểm để cho chủ doanh nghiệp đưa ra các biện
pháp nhằm nâng cao phát huy và cải thiện các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
Trong thời gian thực tập tại công ty CP Bio Plastic, vận dung nghững kiến
thức đã học được vào thực tế hoạt động kinh doanh của công ty, em đã nghiên cứu
và hoàn thành bài nghiên cứu với đề tài : Phân tích hiệu quả kinh doanh tại
công ty CP Bio Plastic ., nhằm đưa ra những vấn đề nghiên cứu lý luận và thực tiễn
đối với hiệu quả kinh doanh, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động tại công ty.

1

1


Khoa: Kế toán – kiểm toán


GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận, cùng với sự nỗ lực của bản thân không thể thiếu
sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô trường Đại học Thương Mại cũng như ban lãnh
đạo, toàn thể nhân viên công ty CP Bio Plastic .
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Thương Mại đặc biệt là
Ths. Hoàng Thị Tâm, người đã trực tiếp hướng dẫn , chỉ bảo và giúp đỡ em trong
quá trình làm khóa luận.
Em xin chân hành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên công
ty CP Bio Plastic đã tạo điều kiện, hướng dẫn cũng như cung cấp đầy đủ, chính xác
số liệu giúp em hoàn thành bài khóa luận này.
Do điều kiện và thời gian có hạn, trình đọ bản thân nên bài khóa lận của em
hông tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được quý thầy cô cùng ban lãnh đạo,
các anh chị đóng góp ý kiến để em hoàn thành bài khóa luận tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện

2

2


Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm
MỤC LỤC

3


3


Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm
DANH MỤC VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

4

Từ viết tắt
CPTL
TSLN
LĐBQ
BQ
KDBQ
CP

LN
TSCP
HQKD
VKD BQ
NSLĐ

Nghĩa tiếng Việt
Chi phí tiền lương
Tỷ suất lợi nhuận
Lao động bình quân
Bình quân
Kinh doanh bình quân
Chi phí
Lợi nhuận
Tỷ suất chi phí
Hiệu quả kinh doanh
Vốn kinh doanh bình quân
Năng suất lao động

4


Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm
DANH MỤC BẢNG BIỂU

5

5



Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.1. Về mặt lý luận
Hiện nay khi nền kinh tế phát triển, hội nhập với các nền kinh tế tiên tiến, thì
các doanh nghiệp gặp không ít các khó khăn thách thức. Để duy trì doanh nghiếp
luôn hoàn thành các mục tiêu về kinh tế thì việc phân tích hiệu quả kinh doanh
không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Để đạt hiệu quả kinh doanh cao DN cần tối
đa hóa các kết quả đầu ra trong điều kiện các nguồn lực hạn chế của mình.
Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp các đối tượng quan tâm đo lường khả năng
sinh lời của DN,đây là yếu tố quyết định tới tiềm lực tài chính trong dài hạn – một
trong nhữngmục tiêu quan trọng của hoạt động kinh doanh.
Phân tích hiệu quả kinh doanh còn hữu ích trong việc lập kế hoạch và kiểm
soát hoạt động của DN. Hiệu quả kinh doanh được phân tích dưới các góc độ khác
nhau và được tổng hợp từ hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong DN nên sẽ là
cơ sở để đánh giá và điều chỉnh các hoạt động , các bộ phận cụ thể trong DN và lập
kế hoạch kinh doanh theo đúng mục tiêu chiến lược cho các kì tiếp theo. Cũng qua
đó thấy được các ưu, nhược điểm cần phải phát huy và khắc phục cho các kỳ kinh
doanh tiếp theo.
1.2 Về mặt thực tiễn.
Công ty CP Bio Plastic chuyên sản xuất các sản phẩm từ plastic như bao bì
nhựa, giấy, ...
Sản phẩm bao bì của Bio Plastic được đóng gói nhiều trong các loại thực
phẩm đa dạng như bánh kẹo, cafe, mì gói, các loại thực phẩm chuyên dùng khác .
Hiện nay trên thị trường sản xuất bao bì có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh.

Trong thời gian thực tập và làm việc ở công ty CP Bio Plastic em nhận thấy Qua
khảo sát thực tế tại công ty, em thấy công tác phân tích hiệu quả kinh doanh chưa
được chú trọng, kết quả phân tích còn mang tính lý thuyết, sơ sài, chưa đáp ứng
được yêu cầu của Ban giám đốc. Vì vậy, phân tích hiệu quả kinh doanh là rất cần
thiết và cấp bách đối với công ty hiện nay. Nó sẽ giúp Ban giám đốc nhìn thấy được
các ưu nhược điểm về tình hình kinh doanh của mình.Từ đó tìm ra các phương
6


Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm

hướng giải quyết và biện pháp khắc phục, đồng thời phát huy các điểm mạnh của
công ty, giúp công ty ngày càng phát triển.
Xuất phát từ lý luận và thưc tế ,sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần
Bio Plastic, với sự giúp đỡ của Ths. Hoàng Thị Tâm cùng sự giúp đỡ của các
cán bộ, nhân viên trong công ty, em chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kinh doanh
tại Công ty Cổ phần Bio Plastic” để làm khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn vận
dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn để phân tích hiệu quả kinh doanh của
công ty, từ đó tìm ranhững giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công
ty Cổ phần Bio Plastic trong thời gian tới.
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu
quả kinh doanh trong doanh nghiệp
- Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bio Plastic.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ
phần
Bio Plastic.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

* Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả kinh doanh
tại Công
ty Cổ phần Bio Plastic.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Các số liệu đùng để phan…
- Thời gian nghiên cứu: Các số liệu đùng để phan tích thu tập tại công ty trong
khoảng thời gian năm 2016-2017
- Không gian: Tại Công ty CP Bio Plastic
4. Phương pháp thu thập và phản ánh dữ liệu:
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
4.1.1. Phương pháp điều tra trắc nghiệm.
Đây là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp dựa trên hệ thống các câu hỏi và
có sẵn các phương án để lựa chọn, người được điều tra sẽ dựa và các nội dung câu

7


Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm

hỏi để lựa chọn các phương án của mình. Phương pháp này tiện cho phép điều tra
thăm dò ý kiến của nhiều người.
Em tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp điều tra trắc
nghiệm, phiếu được phát cho lãnh đâọ và nhân viên của công ty, nội dung các câu
hỏi trong phiếu điều tra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả
hoạt động kinh doanh của công ty. Trình tự tiến hành bao gồm các bước:
+ Chuẩn bị phiếu diều tra trắc nghiệm và lên danh sách những người sẽ được
phát phiếu .
+ Đặt lịch hẹn phát phiếu điều tra.

+ Tiến hành phát phiếu cho những người có trong danh sách và theo thời gian
đã hẹn.
+ Tổng hợp phiếu điều tra và xử lý thông tin.
Dữ liệu có được từ phương pháp này đơn giản nhưng có độ chính xác vì phụ
thuộc ý kiến chủ quan của người điều tra.
4.1.2. Phương pháp phỏng vấn.
Phỏng vấn là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc trao đổi
trực tiếp giữa người tiến hành phỏng vấn và người được phỏng vấn. Một cuộc
phỏng vấn có hiệu quả khi đảm bảo được các yếu tố về các mặt: nội dung, thời
điểm, phương pháp tiến hành phỏng vấn. Bao gồm các bước:
- Bước 1: Xác định đối tượng điều tra: Giám đốc: Nguyễn Đức Thuận
, phó giám đốc: Nguyễn Đăng Tùng, kế toán trưởng: Nguyễn Duy Lâm và các nhân
viên.
- Bước 2: Xác định thông tin điều tra, trên có sở đó thu thập tài liệu, số liệu
có liên quan đến việc phân tích hiệu quả kinh doanh trong công ty để thiết kế
phiếu điều tra.
- Bước 3: Phát phiếu điều tra cho các đối tượng trong công ty.
- Bước 4: Thu phiếu điều tra.
4.1.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để thu thập những tài liệu như
sách báo tạp chí, các khóa luận khóa trước,... có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để
có thêm thông tin giúp bài khóa luận được chính xác và phong phú hơn. Nguồn tài
8


Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm

liệu tù phương pháp này rất phong phú và dễ dàng tiếp cận, thông tin mang tính

khách quan tuy nhiên nếu không biết cách chọn lọc thì thông tin sẽ dễ bị nhiễu, sai
lệch.
4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu:
4.2.1. Phương pháp phân tích dữ liệu qua số liệu sơ cấp:
Thu thập được qua trao đổi trực tiếp với các anh chị phòng Tài chính- Kế toán
của công ty và qan sát cách làm việc của các nhân vên trong Công ty, phiếu điều tra…
4.2.2. Phương pháp phân tích số liệu qua dữ liệu thứ cấp.
* Phương pháp so sánh: Sử dụng trong tất cả các nội dung phân tích:
- So sánh giữa số thực hiện năm nay với số thực hiện năm trước để thấy rõ xu
hướng biến động của hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh, nhằm đánh giá
chính xác sự tăng, giảm về hiệu quả kinh doanh của công ty là cao hay thấp để kịp
thời đưa ra các phương pháp khắc phục.
- So sánh chỉ tiêu dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so
sách theo chiều ngang của 2 năm để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số
tuyệt đối của hiệu quả kinh doanh qua niên độ kế toán liên tiếp.
* Phương pháp loại trừ : Là phương pháp dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu trong phân tích hiệu quả kimh
doanh của công ty từ đó loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố. Phương pháp loại trừ
được dùng chủ yếu trong bài với các nội dung như:
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
công ty CP Bio Plastic.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động của công ty
CP Bio Plastic.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệu quả sử dụng chi phí của công ty CP
Bio Plastic.
* Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp này được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu
quả kinh doanh thông qua các công thức mở rộng. Các nhân tố để tiến hành phân
tích tính chất và mức độ ảnh hưởng là các nhân tố định lượng. Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến hệ số lợi nhuân trên vốn kinh doanh.

9


Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm

Đây là phương pháp xác định ảnh hưởng các nhân tố bắng cách thay thế lần
lượt và liên tục các yếu tố giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ
tiêu thay đổi. Xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng kinh tế
nghiên cứu. Tiến hành đánh giá so sánh và phân tích từng nhân tố ảnh hưởng trong
khi dó giả thiết là các nhân tố khác cố định .
Sau mỗi lần thay thế tiến hành tính lại các chỉ tiêu phân tích. Số chênh lệch
giữa kết quả tính được với kết quả tính trước đó là mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố tương đối tương đương với bản thân đối tượng cần phân tích.
* Phương pháp dùng biểu mẫu phân tích
Trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn, em dùng biểu mẫu phân tích để phản
ánh một trực quan các số liệu phân tích. Biểu phân tích được thiết lập theo các dòng
cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích phản ánh mối quan hệ so sánh giữa
các chỉ tiêu kinh tế có mối liên hệ với nhau: so sánh giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc, so
sánh giữa chỉ tiêu bộ phận với chỉ tiêu tổng thể.
* Phương pháp hệ số và tỷ suất
Tỷ suất, hệ số là chỉ tiêu phản ánh quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu này với
một số chỉ tiêu khác có mới quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Hệ số
doanh thu trên vốn kinh doanh ,hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh...
Phương pháp này được sử dụng để tính toán, phân tích sự biến động tăng giảm
và mối liên hệ tác động phụ thuộc lẫn nhau của các chỉ tiêu, nhằm đánh giá hiệu quả
quản lý kinh doanh của công ty.
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp:
Ngoài các phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ,

danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, các phụ lục, khóa luận tốt nghiệp bao gồm
các nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả
kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công ty CP Bio
Plastic.
Chương 3: Kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh trong công ty CP Bio Plasic.
10


Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN
TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh và phân tích
hiệu quả kinh doanh:
1.1.1. Khái niệm, hình thức biểu hiện của hiệu quả kinh doanh và phương
pháp xác định hiệu quả kinh doanh:
* Khái niệm
Hiệu quả kinh doanh là một vấn đề được các nhà kinh tế và quản lý kinh tế rất
quan tâm. Mọi hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều hướng
tới mục tiêu hiệu quả. Các doanh nghiệp đều có mục đích chung là làm thế nào để
một đồng vốn bỏ vào kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất, khả năng sinh lời
nhiều nhất. Vậy hiệu quả kinh doanh là gì?
Theo giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp ( Trường Đại học Thương
Mại): Hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được trong hoạt động kinh doanh, là
doanh thu tiêu thụ hàng hóa.

Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh đồng nhất với kết quả kinh doanh
và với các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh. Quan điểm này không
đề cập đến chi phí kinh doanh, nghĩa là nếu hoạt động kinh doanh tạo ra cùng một
kết quả thì có cùng một mức hiệu quả, mặc dù hoạt động kinh doanh đó có hai mức
chi phí khác nhau.
Theo ông Phạm Công Đoàn- Giáo sư nghiên cứu kinh tế học Việt Nam: Hiệu
quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm
của chi phí.
Quan điểm này nói lên quan hệ so sánh một cách tương đối giữa kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, nhưng lại chỉ xét đến phần kết quả và
chi phí bổ sung
Như vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lí của doanh
11


Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm

nghiệp để thực hiện cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất. Hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp gắn chặt với hiệu quả kinh tế của toàn xã hội, vì
thế nó cần được xem xét toàn diện cả về mặt định tính lẫn định lượng, không gian
và thời gian.Về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh doanh những nỗ lực của doanh
nghiệp và phản ánh trình độ quản lí của doanh gnhiệp đồng thời gắn với việc đáp ứng
các mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp và của toàn xã hội về kinh tế, chính trị và
xã hội. Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh là biểu thị tương quan giữa kết quả
mà doanh nghiệp thu được với chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thu kết quả đó. Hiệu
quả kinh doanh chỉ có được khi kết qủa cao hơn chi phí bỏ ra. Mức chênh lệch này
càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Cả hai mặt định tính và định

lượng của hiệu quả đều có quan hệ chặt chẽ vói nhau, không tách rời nhau, trong đó
hiệu quả về lượng phải gắn với mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, môi truờng nhất
định. Do vậy chúng ta không thể chấp nhận việc các nhà kinh tế tìm mọi cách để đạt
được mục tiêu kinh tế cho dù phải chi phí bất cứ giá nào hoặc thậm chí đánh đổi mục
tiêu chính trị, xã hội, môi trường để đạt được mục tiêu kinh tế.
Về mặt thời gian, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt được trong từng
thời kì, từng giai đoạn không được làm giảm sút hiệu quả kinh doanh của từng giai
đoạn, các thời kì, chu kì kinh doanh tiếp theo. Điều đó đòi hỏi bản thân các doanh
nghiệp không được vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi lợi ích lâu dài.Trong thực tiễn kinh
doanh của doanh nghiệp, điều này thường không được tính đến là con nguời khai
thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn không có kế hoạch,
thậm chí khai thác sử dụng bừa bãi, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và
phá huỷ môi trường. Cũng không thể quan niệm rằng cắt bỏ chi phí và tăng doanh
thu lúc nào cũng có hiệu quả, một khi cắt giảm tuỳ tiện và thiếu cân nhắc các chi
phí cải tạo môi trường, tạo cân bằng sinh thái, đầu tư cho giáo dục đào tạo.
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất nói riêng, trình độ tổ chức và quản lí nói
chung để đáp ứng các nhu cầu xã hội và đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã
xác định. Hiệu quả kinh doanh biểu thị mối tương quan giữa kết quả mà doanh
nghiệp đạt được với các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đẻ đạt được kết quả đó và
12


Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm

mối quan hệ giữa sự vận động của kết quả với sự vận động của chi phí tạo ra kết
quả đó trong những điều kiện nhất định (Phạm Công Đoàn, 2007).
Mỗi quan điểm về hiệu quả kinh doanh đều chứa đựng những ưu nhược điểm

và chưa hoàn chỉnh. Qua các quan điểm trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa đầy
đủ về hiệu quả kinh doanh như sau:
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh; trình độ tổ chức, quản lý của
doanh nghiệp để thực hiện ở mức độ cao nhất các mục tiêu kinh tế – xã hội với mức
chi phí thấp nhất.
*Phương pháp xác định hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực đầu vào và để đạt
được kết quả đầu ra cao nhất với chi phí nguồn lực đầu vào thấp nhất.
Hiệu quả được xác định bằng 2 cách:
- Chỉ tiêu tuyệt đối: Hiệu quả = Kết quả - Chi phí
- Chỉ tiêu tương đối:

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thì thu
được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra .Chỉ tiêu này cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh
trong doanh nghiệp càng lớn.
Kết quả đầu ra được tính bằng chỉ tiêu như : Tổng giá trị sản lượng, doanh
thu , lợi nhuận...
Chi phí đầu vào được tính bằng các chỉ tiêu: Giá thnhf sản sản xuất, giá vốn
hàng bán, giá thành toàn bộ, chỉ tiêu lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động,
nguồn vốn đầu tư...
1.1.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp hay
nhà quản trị thực hiện chức năng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh
doanh không những chỉ cho biets việc sản xuất kinh doanh đạt ở trình độ nào mà
còn cho phép các nhà quản trị phân tích , tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp
thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm
13



Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm

nâng cao hiệu quả. Với tư cách là một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, hiệu
quả không chỉ sử dụng ở góc độ tổng hợp đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp
mà còn sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như từng bộ phận cấu thành
của doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là sự biểu hiện của việc lựa
chọn phương án sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải tự lựa chọn phương án sản
xuất kinh doanh của mình cho phù hợp với trình độ của doanh nghiệp. Để đạt được
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp buộc phải sử dụng tối ưu nguồn lực sẵn
có. Nhưng việc sử dụng nguồn lực đó bằng cách nào để có hiệu quả nhất lại là một
bài toán mà nhà quản trị phải lựa chọn cách giải. Chính vì vậy, ta có thể nói rằng
việc nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ là công cụ hữu hiện để các nhà quản
trị thực hiện các chức năng quản trị của mình mà còn là thước đo trình độ của nhà
quản trị.
Ngoài những chức năng trên của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nó
còn là vai trò quan trọng trong cơ chế thị trường.
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự
có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực
tiếp đảm bảo sự tồn tại đó, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại và
phát triển một cách vững chắc. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một
đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế
thị trường hiện nay. Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp
đòi hỏi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên. Nhưng trong
điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố khác của quá trình
sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các

doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy, hiệu quả kinh doanh là
hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Một cách nhìn khác sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo ra
hàng hóa, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội, đồng thời
tạo ra sự tích lũy cho xã hội. Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanh nghiệp đều
14


Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm

phải vươn lên và đứng vững để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi
trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tái
sản xuất trong nền kinh tế. Như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình hoạt động kinh doanh
như là một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là yêu cầu mang tính chất
giản đơn còn sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp mới là yêu cầu quan trọng.
Bởi vì sự tồn tại của doanh nghiệp luôn luôn phải đi kèm với sự phát triển mở rộng
của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích lũy đảm bảo cho quá trình sản xuất mở
rộng theo đúng quy luật phát triển.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và
tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp
phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị
trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Song khi thị trường ngày càng phát triển thì cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh lúc
này không còn là sự cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh về mặt chất lượng, giá cả
mà còn phải cạnh tranh nhiều yếu tố khác nữa. mục tiêu của doanh nghiệp là phát
triển thì cạnh tranh là yếu tố làm cho doanh nghiệp mạnh lên nhưng ngược lại cũng
có thể là cho doanh nghiệp không tồn tại được trên thị trường. Để đạt được mục tiêu

là tồn tại và phát triển mở rộng thì doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh
trên thị trường. Do đó doanh nghiệp cần phải có hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt, giá
cả hợp lý. Mặt khác hiệu quả lao động là đồng nghĩa với việc giảm giá thành, tăng
khối lượng hàng hóa, chất lượng, mẫu mã không ngừng được cải thiện nâng cao....
Thứ ba, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là nhân tố cơ bản tạo ra sự
thắng lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Muốn tạo ra sự thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không
ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Chính sự nâng cao hiệu quả kinh
doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi
doanh nghiệp.
1.1.3 Mục đích và nhiệm vụ việc phân tích hiệu quả kinh doanh
Theo quá trình phân tích trên thì mục đích và nhiệm vụ của quá trình phân
tích hiệu quả kinh doanh là:
15


Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm

+ Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để
điều hành hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Vì những thông
tin này không có sẵn trong báo cáo kế toán tài chính hoặc bất kì tài liệu nào của
doanh nghiệp mà phải qua quá trình phân tích mới thấy được.
+ Thông qua quá trình phân tích ta thấy rõ được mặt mạnh mặt yếu của
công ty đó và từ đó có biện pháp thích hợp nhằm phát huy mặt mạnh đồng thời khắc
phục những mặt yếu, đề ra những phương án kinh doanh tốt nhất giúp doanh nghiệp
ngày càng phát triển.
1.1.4. Xác định hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
1.1.4.1. Xác định các chỉ tiêu kết quả

* Chỉ tiêu hiện vật như khối lượng sản phẩm, khối lượng hàng hóa .
* Chỉ tiêu giá trị:
- Giá trị sản xuất(GO): Giá trị sản xuất là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh
toàn bộ giá rị của sản phẩm vật chất và dịc vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất
định của nền kinh tế.
- Doanh thu ( M): LÀ tổng số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch
mà đơn vị đã cung cấp và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ hu và phí thu thêm ngoài
giá bán ( nếu có) trong kỳ nhờ bán sản phẩm , hàng hóa, dịch vụ của mình.
- Lợi nhuận (P): Là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc mức hiệu quả
kinh doanh doanh thu lao động của doanh nhgieepj tạo ra trong kỳ, phnr ánh kết quả
cuối cùng của các hoạt động kinh doanh.
P = M – Chi phí (F)
Lợi nhuận của một donh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận thu từ kết quả tiêu thụ
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động tài chính, lợi nhuận
thu từ các hoạt động khác.
1.1.4.2. Xác định chỉ tiêu nguồn lực ( chi phí )
* Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tiesn hành hoạt động
sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh giúp doanh nghiệp hoạt động được liên tục,

16


Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm

đảm bảo mục tiêu đề ra. Quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng phụ thuộc vào
vốn kinh doanh.


17


Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm

*Lao động:
Lao động của doanh nghiệp được biểu hiện qua số lao động, thời gian lao
động và tiền lương, tiền công của người lao động.
-

Số lượng lao động là số lao động doanh nghiệp sử dụng vào sản xuất kinh doanh
trong kỳ. Là số lượng lao động hiện có trong danh sách lao động của doanh nghiệp.

-

Thời gian lao động dược thể hiện qua từng thời gian làm việc, từng tháng hoặc từng
năm.

-

Tiền lương , tiền công của người lao động là số tiền mà người lao động nhận được
từ doanh nghiệp chi trả bao.
*Chi phí kinh doanh: Là tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ cho
quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
* Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh doanh sử dụng vốn kinh doanh.
- Hiệu suất vốn kinh doanh (H VKD) : Là chỉ tiêu cho biết cứ một đơn vị vốn sản

xuất kinh doanh đầu tư vào sản xuất trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả.
Chỉ tiêu này được tính bằng chỉ số giữa kết quả sản xuất kinh doanh có thể là chỉ
tiêu hiện vật hoặc giá trị.
HVKD =

-

Mức doanh lợi của tổng vốn (R VKD): LÀ chỉ tiêu cho biết cứ một đơn vị tổng vốn
đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo a bao nhiêu đơn vị lợi
nhuận.
HP(VKD) =
*Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động.
- Năng suất lao động:
Năng suất lao động =

hay

WM =

Đây chỉ là chỉ tiêu phản ánh trình độ của cán bộ công nhân viên, chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ mỗi cán bọ, công nhân viên doanh nghiệp đã tích cực lao động
để đạt được kết quả cao. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của
doanh nghiệp, phản ánh tình trạng sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động.
-

Sức sinh lời bình quân:
WP =
18



Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm

Trog đó :
WP : Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động
P: Tổng lợi nhuận trong kỳ
T : Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong
kỳ. Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ tay nghề công nhân trong
nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên lành nghề.
Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ.
*Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí
HP =
Trong đó :
Hp : Mức sinh lợi của chi phí
P : Lợi nhuận
F : Tổng chi phí
Hệ số này cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh
thu , và thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp đã
sử dụng chi phí hợp lý về số lượng và chất lượng.
HF =
Trong đó :
HF : Hiệu suất sử dụng chi phí
M: Doanh thu
F ; Chi phí
Phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí trong doanh nghiệp.
F’ = * 100
Trong đó:
F : Tổng chi phí sản xuất kinh doanh

Q : Là kết quả ( lợi nhuận P, doanh thu M )
Tỷ suất chi phí (F’) : Là chỉ tiêu tương đối nói lên số tiền chi phí trên một đơn
vị hàng hóa.
Tỷ suất chi phí là chỉ tiêu cơ bản để đnahs giá thành tích phấn đấu giảm chi
phí của doanh nghiệp. Nếu tăng ỷ suất chi phí sẽ góp phần tiết kiệ chi phí , tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp và ngược lại, nếu tăng tỷ suất chi phí thì sẽ gây lãng phí và
giảm lợi nhuận.
1.2. Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả kinhd oanh không chỉ là sự so sánh giữa ci phí đầu vào và kết quả
nhận được từ đầu ra; hiệu quả kinh doanh được biểu hiện trước tiên là hoàn thành
mục tiêu, nếu không hoàn thành mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn
thành mục tiêu ta cần phải sử dụng nguồn lực như thế nào ? Điều này thể hiên một
19


Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm

quan điểm mới là không phải lúc nào cũng để đạt hiệu quả kinh doanh cũng là giảm
chi phí mà là sử dụng những chi phí như thế nào , những chi phí không ần thiết nên
giảm đi, nhưng lại có những chi phsi ta cần tăng lên vì chính việc tăng chi phí này
sẽ giúp cho doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu tốt hơn, giúp cho doanh gnhieepj
ngày càng giữ vị trí trên thương trường .
1.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất và không thể thiếu trong
quá trình hoạt động kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào và đối vói công ty
cũng như thế. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thi vốn nói riêng, tài chính nói
chung là vũ khí cạnh tranh quan trọng của Công ty.
Chúng ta cần phân tích sử dụng vốn công ty đã đạt hiệu quả hay chưa? Mức

độ đạt đượ như thế nào ? Để từ đó doanh nghiệp có những biện pháp sử dụng vốn
sao cho hợp lý là cần tăng hay giảm. Vì vốn là tiền để Công ty dành thừng lợi trong
cạnh tranh, tăng trưởng và phát triển kinh tế ở hiện tại và tương lai.
Đồng thời cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sử dụng vốn tới hiệu
quả kinh doanh của công ty. Nhân tố nào có lợi cho Công ty chúng ta cần phát huy
và nhân tố nào bất lợi chúng ta cần hạn chế, có biện pháp khắc phục.
- Mục đích : Phân tích hiệu quả sử dụng vốn nhằm mục đích nhận thức, đánh
giá một cách đúng đắn, toàn diện, hiệu quả sử dụng các chỉ tiêu vốn kinh doanh. Từ
đó đánh giá được những nguyên nhân ảnh hưởng tăng giảm và đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty.
- Nguồn số liệu: Phân tích tình hình vốn kinh oanh sử dụng các chỉ tiêu tổng
hợp về tài sản , nguồn vốn kinh doanh trên bảng cân đối kế toán như chỉ tiêu “tổng
tài sản”, chỉ tiêu “ vốn chủ sở hữu” và các chỉ tiêu “doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ” và “lợi nhuận sau thuế” trên báo cao kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong kỳ tương ứng.
- Phương pháp phân tích : Để phân tích chỉ tiêu này ta sử dụng phương pháp
so sánh kết hợp với phương pháp bảng biểu, phương pháp thay thế liên hoàn và
phương pháp hệ số , tỷ suất.
1.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động

20


Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm

Lao động là nhân tố sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, số lượng và chất
lượng lao động là nhân tố quan trong nhất tác động tới hiệu quả kinh doanh của
Công ty.

- Mục đích : Cần phân tích tình hình sử dụng lao động trong công ty đạt hiệu
quả được đến mức độ nào? Ra sao? Đội ngũ công nhân có trình độ ra sao? Sẽ giúp
cho công ty giành được thắng lợi nhất định và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng lao động tới kết quả kinh doanh của công ty.Công ty cần phải nâng cao
trình độ người lao động chính là đòa tạo đội ngũ lao động đạt được những trình độ
nhất định. Đồng thời phải có chính sách tuyển dụng , sử dụng , trả lương phù hợp
nhằm giũ được những người có trình độ năng lực cao làm việc lâu dài cho công ty.
Sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân lực dồi dào với trình độ và và năng suất lao động
cao sẽ là nhân tố tích cực tăng cường sức mạnh cạnh tranh trong công ty.
- Phương pháp phân tích : Để phân tích chỉ tiêu này ta sử dụng phương pháp
bảng biểu so sánh, phương pháp hệ số tỷ suất.
1.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
* Mục đích : Đáng giá được tình hình sử dụng chi phí của công ty trong 2 năm
2016 và 2017 có hiệu quả hay không, tăng hay giảm, đánh giá được mức độ tiết
kiệm chi phí , từ đó thấy được sự ảnh hưởng của chi phí toàn doanh nghiệp đến hiệu
quả kinh doanh của công ty.
* Nguồn số liệu : BCTC của công ty CP Bio Plastic năm 2017.
* Phương pháp phân tích : Phương pháp so sánh, lập biểu, phương pháp thay
thế liên hoàn, giúp so sánh các số liệu nă 2016 và 2017 cụ thể là phản ánh chi phí
của 2 năm, thấy rõ được sự biến động tăng giảm, mức độ ảnh hưởng của chi phí đến
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

21


Khoa: Kế toán – kiểm toán

22

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm



Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm

CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CP BIO PLASTIC
2.1 Tổng quan về Công ty và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề
nghiên cứu
2.1.1 Tổng quan về công ty CP Bio Plastic
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP Bio Plastic
* Tên công ty
- Tên tiếng Việt : Công ty cổ phần Bio Plastic
- Tên tiếng Anh : Bio Plastic Joint Stock Company
* Quy mô, địa chỉ công ty CP Bio Plastic
- Quy mô : Tính tới thời điểm hiện nay ( Tháng 3 năm 2018) công ty có 38
nhân viên. Trong đó hội đồng quản trị gồm 3 cổ đông chính. Ban giám đốc bao gồm
1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 kế toán trưởng và các nhân viên khác, trong đó số
người có trình độ đại học trở lên có 29 người.
- Địa chỉ công ty : Số 65, đường Hồng Hà, Phường Phúc Xá, Quận Ba Đình,
Thành phố Hà Nội.

23


Khoa: Kế toán – kiểm toán

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm


2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Ngành nghề
Sản xuất hoá chất cơ bản
Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ
Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh
Sản xuất sản phẩm từ plastic
Đại lý, môi giới, đấu giá
Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Bán buôn tổng hợp


ngành

20110
20120
2013
2220
4610
4641
4649
4659
4663
4669
46900

12

Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây
4752
dựng trong các cửa hàng chuyên doanh

13

Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn
47530
trong các cửa hàng chuyên doanh

14

24

Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất
tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được 4759

phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh


Khoa: Kế toán – kiểm toán

15

GVDH: Th.S Hoàng Thị Tâm

Bán lẻ trò chơi, đồ chơi trong các cửa hàng chuyên doanh

47640

16

Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các
4771
cửa hàng chuyên doanh

17

Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong
4772
các cửa hàng chuyên doanh

18
19
20
21
22

23
24

Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh
Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet

4773
47910

Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ
4931
vận tải bằng xe buýt);
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
Bốc xếp hàng hóa
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

5210
5224
5229

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được
82990
phân vào đâu

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý.
* Chủ tịch Công ty:
Là người đại diện cho Công ty mẹ tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Công ty mẹ về việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ được được giao theo quy định của luật doanh nghiệp và pháp
luật có liên quan.

* Kiểm soát viên:
Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Chủ tịch công ty và Giám
đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc
kinh doanh của Công ty.
* Ban giám đốc Công ty:
25


×