Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

“Đánh giá khả năng sản xuất của lợn nái landrace, yorkshire và CP40 (l x y) phối với đực duroc”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 110 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG

NGUYỄN THỊ THẮM

LUẬN VĂN THẠC SỸ
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI LANDRACE,
YORKSHIRE VÀ CP40 (LANDRACE x YORKSHIRE)
PHỐI VỚI ĐỰC DUROC
Ngành: Chăn nuôi
Mã ngành: 8620105

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Đoàn Văn Soạn
2. TS. Nguyễn Thị Thanh Hải

Bắc Giang, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực,
khách quan và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Bắc Giang, ngày tháng năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Thắm

ii



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc đến hai thầy cô hướng dẫn trực tiếp là TS. Đoàn Văn Soạn và TS.
Nguyễn Thị Thanh Hải, các thầy cô đã nhiệt tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường Đại học
Nông Lâm Bắc Giang, Phòng Đào tạo, Ban lãnh đạo Khoa Chăn nuôi – Thú y đã
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân công ty TNHH
MTV sản xuất và kinh doanh thương mại Trường Thịnh – Tân Thanh – Lạng Giang
– Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn này./.
Bắc Giang, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thị Thắm


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................................... II
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................ III
MỤC LỤC................................................................................................................................................. IV
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................................... VI
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................................................... VII
DANH MỤC ĐỒ THỊ................................................................................................................................ VIII
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1
2
2
2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................................................4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4
1.1.1. Cơ sở di truyền của sự tạo ưu thế lai.............................................................................................4
1.1.2. Cơ sở sinh lý của sinh sản, yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản ở lợn cái...........................6
1.1.3. Cơ sở của sinh trưởng, các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng....................................13
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn cái............................................................................20
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất và chất lượng thịt lợn...............................................................23
1.2. NGUÔN

̀ GÔĆ , ĐĂC̣ ĐIÊM
̉ VÀ TIN
́ H NĂNG SAN
̉ XUÂT́ CUẢ ĐÔÍ TƯƠN
̣ G NGHIÊN CƯU
́
23
1.2.1. Giống lợn Landrace......................................................................................................................23
1.2.2. Giống lợn Yorkshire......................................................................................................................25
1.2.3. Lợn CP40......................................................................................................................................27
1.2.4. Giống lợn Duroc...........................................................................................................................29
1.3. TIN
̀ H HIN
̀ H NGHIÊN CƯU
́ TRONG VÀ NGOAÌ NƯƠĆ
29
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................................................29
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...............................................................................................35
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................38
2.1. VẬT LIỆU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
38
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................................................38
2.1.2. Thời gian nghiên cứu...................................................................................................................38
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................................................38
2.2. NÔỊ DUNG NGHIÊN CỨU
38
2.3. PHƯƠNG PHAṔ NGHIÊN CƯU
́
38
2.3.1. Phương pháp bố tri thi nghiêm...................................................................................................38

2.3.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................................................................40
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
45
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................................................... 46
3.1. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE, YORKSHIRE VÀ CP40 (L X Y)
46
3.1.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace, Yorkshire và CP40(L x Y)............................................46
3.1.2. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace, Yorkshire và CP40 (L x Y) qua các lứa đẻ...................57

iv


3.1.3. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa của ba giống lợn nái.................................................................67
3.2. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN THƯƠNG PHẨM
70
3.2.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thịt thi nghiệm................................................................................70
3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thịt thi nghiệm.............................................................................72
3.2.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thịt thi nghiệm............................................................................75
3.2.4. Tiêu thụ thức ăn và hiệu quả sử dụng của lợn.............................................................................76
3.2.5. Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt của lợn thịt thi nghiệm.......................................................79
3.2.6. Thành phần hóa học của thịt lợn thi nghiệm...............................................................................84
.............................................................................................................................................................. 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................................................... 86
1. KẾT LUẬN
2. KIẾN NGHỊ

86
87

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................. 88

I. TIẾNG VIỆT........................................................................................................................................... 88

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
A
C
CP40(L x Y)
CS
cs
D
ĐB
DFD
DML
H
h2
HAL
K%
KL
L
LW
LY
MC
P
pH24
PSE
R
SE


TCVN
TG
TKL
TN
TT
TTTĂ
V
VCK
VCN
Y
YL
MTV

Nghĩa tiếng Việt
: Hoạt lực tinh trùng
: Nồng độ tinh trùng
: Con lai Landrace và Yorkshire
: Cai sữa
: Cộng sự
: Duroc
: Đại Bạch
: Dark, Firm, Dry (thâm, chắc và khô)
: Dày mỡ lưng
: Hampshire
: Hệ số di truyền
: Halothan
: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
: Khối lượng
: Landrace

: Large White
: Landrace x Yorkshire
: Móng Cái
: Pietrain
: Giá trị pH sau 24 giờ giết thịt
: Pale, Soft, Exudative (nhợt nhạt, mềm nhão và rỉ dịch)
: Sức khánh của tinh trùng
: Sai số chuẩn
: Thức ăn
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Thời gian
: Tăng khối lượng
: Thí nghiệm
: Tiêu tốn
: Tiêu tốn thức ăn
: Thể tích
: Vật chất khô
: Viện chăn nuôi
: Yorkshire
: Yorkshire Landrace
: Một thành viên

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 2.1. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM TRÊN LỢN NÁI..............................................................................39
BẢNG 2.2. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM TRÊN LỢN THƯƠNG PHẨM..........................................................40
BẢNG 3.1. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE, YORKSHIRE VÀ CP40(L X Y)...........................46
BẢNG 3.2. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE, YORKSHIRE VÀ CP40(L X Y) LỨA 1...................57

BẢNG 3.3. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE, YORKSHIRE VÀ CP40(L X Y) LỨA 2...................59
BẢNG 3.4. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE, YORKSHIRE VÀ CP40(L X Y) LỨA 3...................59
BẢNG 3.5. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE, YORKSHIRE VÀ CP40(L X Y) LỨA 4...................59
BẢNG 3.6. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE, YORKSHIRE VÀ CP40(LX Y) LỨA 5....................60
BẢNG 3.7. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE, YORKSHIRE VÀ CP40(L X Y) LỨA 6...................60
BẢNG 3.8. TIÊU TỐN THỨC ĂN/KG LỢN CON CAI SỮA CỦA NÁI LANDRACE, YORKSHIRE VÀ CP40(L X Y)
PHỐI VỚI ĐỰC GIỐNG DUROC................................................................................................................. 67
BẢNG 3.9. KHỐI LƯỢNG LỢN THÍ NGHIỆM CỦA CÁC CÔNG THỨC LAI QUA CÁC GIAI ĐOẠN (N=100).........71
(ĐVT: KG/CON)....................................................................................................................................... 71
BẢNG 3.10. SINH TRƯỞNG TUYỆT ĐỐI CỦA LỢN......................................................................................72
TỪ 60 - 150 NGÀY TUỔI (N=100).............................................................................................................. 73
ĐVT: (G/CON/NGÀY)............................................................................................................................... 73
BẢNG 3.11. SINH TRƯỞNG TƯƠNG ĐỐI CỦA LỢN TỪ 60 - 150 NGÀY TUỔI (N=100)..................................75
ĐVT: (%)................................................................................................................................................. 75
BẢNG 3.12. TIÊU THỤ THỨC ĂN CỦA LỢN TỪ 60 - 150 NGÀY TUỔI(N=4)...................................................76
ĐVT: (KG/CON/NGÀY)............................................................................................................................. 76
BẢNG 3.13. TIÊU TỐN THỨC ĂN CHO TĂNG KHỐI LƯỢNG CỦA LỢN THÍ NGHIỆM TỪ 60 - 150 NGÀY TUỔI
(KG/KG).................................................................................................................................................. 77
BẢNG 3.14. KẾT QUẢ MỔ KHẢO SÁT NĂNG SUẤT THỊT LỢN THỊT THÍ NGHIỆM..........................................79
BẢNG 3.15. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THỊT LỢN THÍ NGHIỆM.............................................................84

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
BIỂU ĐỒ 3.1. KHỐI LƯỢNG SƠ SINH/Ổ QUA CÁC LỨA ĐE.........................................................................54
BIỂU ĐỒ 3.2. SỐ CON ĐE RA/Ổ QUA CÁC LỨA ĐE.....................................................................................61
BIỂU ĐỒ 3.3. SỐ CON CAI SỮA/Ổ QUA CÁC LỨA ĐE.................................................................................63
BIỂU ĐỒ 3.4. KHỐI LƯỢNG CAI SỮA/Ổ QUA CÁC LỨA ĐE.........................................................................66
BIỂU ĐỒ 3.5. TIÊU TỐN THỨC ĂN/KG LỢN CON CAI SỮA CỦA 3 CÔNG THỨC LAI......................................70

BIỂU ĐỒ 3.6. KHỐI LƯỢNG CỦA LỢN TỪ 60 - 150 NGÀY TUỔI..................................................................72
BIỂU ĐỒ 3.7. SINH TRƯỞNG TUYỆT ĐỐI CỦA LỢN TỪ 60 - 150 NGÀY TUỔI...............................................74
BIỂU ĐỒ 3.8. TIÊU THỤ THỨC ĂN CỦA LỢN THỊT TỪ 60 - 150 NGÀY TUỔI.................................................77
BIỂU ĐỒ 3.9.TIÊU TỐN THỨC ĂN/KG TĂNG KHỐI LƯỢNG CỦA LỢN THÍ NGHIỆM TỪ 60 - 150 NGÀY TUỔI. 79
BIỂU ĐỒ 3.10. TỶ LỆ THỊT XE VÀ TỶ LỆ NẠC CỦA BA CÔNG THỨC LAI.........................................................82
BIỂU ĐỒ 3.11. DÀY MỠ LƯNG TRUNG BÌNH CỦA BA CÔNG THỨC LAI.......................................................83

viii


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Năm 2018 là năm đánh dấu bước hội nhập sâu rộng của nước ta vào nền
kinh tế toàn cầu. Song song với việc công nghiệp hóa hiện đại hóa thì phát triển
nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong
nông nghiệp, ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng đặc biệt là chăn nuôi
lợn, nó đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước và là nguồn cung cấp thực phẩm
chủ yếu hiện nay. Do thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao, hợp khẩu vị và có giá
thành tương đối thấp so với các loại thịt khác nên được ưa chuộng rộng rãi.
Theo kết quả điều tra chăn nuôi tại thời điểm 1/10/2016, đàn lợn trên cả
nước có 29 triệu con, tăng 4,77 %; sản lượng thịt lợn hơi đạt 3,66 tấn, tăng
4,95 % (Tổng cục thống kê, 2017). Trong chiến lược phát triển chăn nuôi
những năm tới thì mục tiêu đến năm 2020 tỷ trọng chăn nuôi nước ta đạt trên
42 %, mức tăng trưởng bình quân ở giai đoạn 2015 - 2020 đạt 5 - 6 % năm và
sản lượng thịt xẻ đạt khoảng 5.500 ngàn tấn trong đó thịt lợn chiếm 63 % tính
đến năm 2020. Ngành chăn nuôi nước ta sẽ có những chuyển biến tích cực từ
chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại,
ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, đảm bảo an toàn dịch bệnh, tăng hiệu
quả kinh tế.

Để có được đàn lợn thịt có tốc độ tăng trưởng nhanh và đạt tỷ lệ nạc ở
mức tối đa của phẩm giống, bên cạnh nâng cao tiến bộ di truyền, chọn lọc tốt,
cải tiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện chuồng trại,... việc tạo ra
những công thức lai trên cơ sở kết hợp được một số đặc điểm tốt của mỗi
giống, dòng cao sản và đặc biệt sử dụng triệt để ưu thế lai là rất cần thiết. Nhiều
công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước, cũng như thực tiễn sản xuất đã
khẳng định những công thức lai nhiều giống khác nhau đều có xu hướng tăng
số con sơ sinh sống mỗi ổ, nâng cao khả năng sinh trưởng, giảm chi phí thức ăn
cho mỗi kg tăng khối lượng, nâng cao tỷ lệ và chất lượng thịt nạc. Hầu hết các
nước có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng các công thức
lai để sản xuất lợn thương phẩm, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao,
1


giảm chi phí thức ăn, tiết kiệm thời gian nuôi.
Lợn nái Landrace, Yorkshire, F1(Landrace x Yorkshire) là giống lợn nuôi
phổ biến ở các trại bố mẹ để sản xuất lợn thương phẩm2,3,4 máu. Trang trại
Nga 2 là trang trại nuôi gia công thuộc công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt
Nam. Đàn lợn nái được nuôi tại trại hiện nay là lợn nái Landrace; Yorkshire
và CP40 (Landrace x Yorkshire). Để tạo ra đàn lợn thương phẩm, trại sử dụng
lợn đực giống Duroc để phối giống. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sản xuất của lợn nái
Landrace, Yorkshire và CP40 (L x Y) phối với đực Duroc”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái Landrace, Yorkshire, CP40 (L
x Y).
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt đàn con của công
thức lai Landrace, Yorkshire, CP40 (L x Y) phối với đực Duroc.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng:

+ 100 nái Landrace, 100 nái Yorkshire, 100 nái CP40(L x Y)
+ 100 con lai thương phẩm Duroc x Landrace, 100 con lai thương phẩm
Duroc x Yorkshire, 100 con lai thương phẩm Duroc x CP40(L xY)
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2017 đến tháng 9/2018
- Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH MTV sản xuất và kinh doanh
thương mại Trường Thịnh (Tân Thanh - Lạng Giang – Bắc Giang).
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
* Những đóng góp mới
- Đã đánh giá được khả năng sinh sản của nái Landrace, Yorkshire, CP40
(L x Y) phối với đực Duroc trong điều kiện chăn nuôi của Công ty TNHH
MTV sản xuất và kinh doanh thương mại Trường Thịnh gia công với Công ty
Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.
- Đã đánh giá được khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt
2


của công thức lai Landrace, Yorkshire, CP40 (L x Y) phối với đực Duroc
nhằm góp phần xác định công thức lai phù hợp và có hiệu quả trong chăn
nuôi.
* Ý nghĩa khoa học
Những số liệu này cung cấp tư liệu về khả năng sinh sản giữa nái Landrace,
Yorkshire và CP40 (L x Y) phối với đực Duroc. Từ đó làm cơ sở chọn ra những
giống lợn thương phẩm có tốc độ sinh trưởng và chất lượng thịt tốt, đồng thời
đánh giá được các yếu tố cấu thành hiệu quả kinh tế của sản xuất chăn nuôi lợn
nái sinh sản theo hướng chăn nuôi công nghiệp.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả theo dõi là cơ sở đánh giá đúng thực trạng của đàn lợn nuôi tại
Công ty TNHH MTV Trường Thịnh (Tân Thanh - Lạng Giang - Bắc Giang).
Từ đó xác định được công thức lai đạt hiệu quả cao hơn cả, phù hợp với điều
kiện chăn nuôi tại địa phương.


3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Bản chất sinh học của mỗi giống vật nuôi được thể hiện qua kiểu hình
đặc trưng riêng của nó. Kiểu gen, dưới tác động của môi trường sẽ biểu hiện
thành kiểu hình tương ứng của vật nuôi đó. Để công tác chọn lọc giống vật
nuôi đạt kết quả tốt, trước hết cần có những kiến thức cơ bản về di truyền, đặc
biệt là bản chất của di truyền và ưu thế lai của từng tính trạng
1.1.1. Cơ sở di truyền của sự tạo ưu thế lai
1.1.1.1. Bản chất di truyền của ưu thế lai
Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho đực giống và cái
giống thuộc hai quần thể khác nhau phối giống với nhau, hai quần thể này
có thể là hai dòng, hai giống, hai loài khác nhau. Do đó đời con của chúng
mang đặc tính của bố mẹ nó. Lai giống có tác dụng mang lại ưu thế lai ở
đời con một số tính trạng nhất định.
Mức độ ưu thế lai của một tính trạng năng suất được xác định như sau:
H (%) =
Trong đó:

1/2 (AB + BA) - 1/2 (A + B)
1/2 (A + B)

x 100

1/2 (AB) là trung bình của con, A là bố, B là mẹ.
1/2 (BA) là trung bình của con, B là bố, A là mẹ.
1/2 (A + B) là trung bình bố mẹ.


Như vậy sẽ không có ưu thế lai khi năng suất của con lai chỉ bằng năng
suất của chính bố mẹ chúng.
Bản chất hiện tuợng ưu thế lai được Nguyễn Văn Thiện (1995) giải thích
bởi ba thuyết đó là thuyết trội, thuyết siêu trội và thuyết át gen.
- Thuyết trội: Các gen có lợi phần lớn là gen trội, con lai tập hợp được
nhiều gen trội hơn bố mẹ, các tính trạng về năng suất sinh sản, sinh trưởng và
cho thịt là những tính trạng số lượng do nhiều kiểu gen điều khiển vì vậy ít
4


khi có đồng hợp tử, thế hệ con lai tạo ra giữa hai cá thể được biểu hiện do các
gen trội của bố và mẹ.
- Thuyết siêu trội: Hiệu quả của một alen trạng thái dị hợp tử sẽ khác với
hiệu quả từng alen ở trạng thái đồng hợp tử và các alen di hợp tử có tác động
lớn hơn các cặp alen đồng hợp tử Aa > AA > aa. (Theo Shull, 1952)
- Thuyết át gen cho rằng hai giống đã hình thành nên các công thức gen
mới trong đó có tác động tương hỗ giữa các alen không cùng locut là nguyên
nhân tạo ra ưu thế lai.
1.1.1.2. Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn
Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tế chăn nuôi lợn cho thấy việc lai giống
đã mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn. Hiện nay trên thế giới
những nước phát triển chăn nuôi lợn có tới 90 % con giống thương phẩm là con
lai. Tuy nhiên việc kết hợp giữa hai giống nào có ưu thế cao phụ thuộc vào sự
chọn lựa, xác định ưu thế lai của công thức lai dựa trên giá trị giống.
Theo nghiên cứu của William (1997) ở lợn có ba loại ưu thế lai:
- Ưu thế lai ở lợn mẹ có lợi cho các cá thể đời con, là ưu thế lai quan
trọng nhất bởi vì năng suất sinh sản phụ thuộc vào số đầu con cai sữa/lứa, đây
là chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất.
- Ưu thế lai của con có lợi cho chính bản thân chúng, thể hiện ở sự tăng

khối lượng, sức sống, đặc biệt là sau cai sữa.
- Ưu thế lai về đực giống được tạo thành từ bố thể hiện thông qua con
đực từ kết quả giao phối, ưu thế lai của đực giống được thể hiện rất hạn chế.
So sánh về năng suất sinh sản của lợn cái lai (LxLW) phối với đực thuần và
đực lai, Gineva et al (1999) cho thấy kiểu gen của lợn đực giống không ảnh
hưởng đến chỉ tiêu số con đẻ ra và số lượng con sống đến 21 ngày tuổi, song
khối lượng lợn con sơ sinh của đực giống lai cao hơn đực giống thuần.
Ưu thế lai đạt được ở các chỉ tiêu năng suất là khác nhau phụ thuộc
vào phương pháp lai, giữa các cặp lai ưu thế lai thể hiện cao đối với các chỉ
tiêu sinh sản, thể hiện trung bình đối với các chỉ tiêu vỗ béo và thấp đối với
các chỉ tiêu giết thịt.
5


Để lợn lai nuôi thịt có khả năng sinh trưởng cao và tiêu tốn thức ăn thấp,
tỷ lệ nạc cao, hiện nay hệ thống sản xuất con lai được tổ chức theo sơ đồ hình
tháp nhằm thực hiện các công thức lai giữa nhiều dòng, giống khác nhau, hệ
thống sản xuất con lai được tổ chức như sau:
- Đàn cụ, kỵ (GGP) có nhiệm vụ nhân các dòng, giống thuần.
- Đàn ông, bà (GP) lai giữa hai dòng, giống thuần với nhau tạo ra đời
ông bà. Nếu dùng công thức lai giữa bốn dòng giống khác nhau, cần có hai
đàn ông bà khác nhau, một đàn ông bà tạo ra đàn bố, còn đàn kia tạo ra đàn
mẹ. Nếu sử dụng công thức lai giữa ba dòng khác nhau, chỉ cần một đàn ông
bà, đàn này thường dùng để tạo ra đàn mẹ, còn đàn bố thường là dòng, giống
thuần trong đàn cụ, kỵ.
- Đàn bố, mẹ (P) lai giữa hai đàn bố mẹ tạo ra đời con là con lai giữa ba
hay bốn dòng giống khác nhau.
- Đàn thương phẩm các con lai giữa ba hay bốn dòng giống khác nhau
được nuôi để sản xuất thịt.
Năng suất chăn nuôi lợn phụ thuộc rất nhiều vào công tác giống, để có

năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt công tác giống phải là vấn đề then
chốt. Để có công thức lai tốt, nguyên liệu lai chính là các con giống thuần ở
đàn hạt nhân, do đó chọn giống trong đàn hạt nhân sẽ quyết định cho năng
suất chăn nuôi lợn.
1.1.2. Cơ sở sinh lý của sinh sản, yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản
ở lợn cái
1.1.2.1. Cơ sở sinh lý sinh sản ở con cái
Sự thành thục về sinh dục của lợn cái được thể hiện bằng hoạt động sinh
dục theo chu kỳ, trứng chín, rụng nếu thụ tinh con cái có khả năng thụ thai chửa
đẻ, tiết sữa, nuôi con. Tuổi thành thục về tính của các giống lợn có sự khác nhau,
đối với lợn ngoại, lợn lai thời gian thành thục về tính khoảng từ 6 - 8 tháng tuổi,
sự thành thục về thể vóc chậm hơn sự thành thục về tính, do đó xác định tuổi
động dục lần đầu, khối lượng động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, khối
lượng phối giống lần đầu, thời gian phối giống lần đầu còn phụ thuộc vào cường
6


độ sinh trưởng của lợn cái trong giai đoạn hậu bị, phụ thuộc vào sự thành thục về
thể vóc. Theo Hughes et al (1975); Etienne and Legault (1974) phạm vi biến
động của thời gian phối giống lần đầu cho lợn cái là 135 - 250 ngày tuổi. Xác
định thời điểm phối giống để đạt kết quả hết sức quan trọng, điều này ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Thời điểm phối giống thích
hợp được xác định thông qua chu kỳ tính của con cái. Thời gian trong chu kỳ
động dục phụ thuộc vào giống, tuổi, dinh dưỡng.
Lợn đẻ lứa 2 - 3 chu kỳ động dục là 19,4 ngày
Lợn đẻ lứa 4 - 5 chu kỳ động dục là 20,4 ngày
Lợn đẻ lứa 6 - 7 chu kỳ động dục là 21,5 ngày
Lợn đẻ lứa 8 - 9 chu kỳ động dục là 22,4 ngày
Như vậy chu kỳ động dục dài hay ngắn phụ thuộc vào giai đoạn sinh sản
của lợn nái.

- Thời gian động dục:
+ Xác định thời gian động dục phải xác định thời điểm động dục, đa số
lợn động dục vào ban đêm và sáng sớm. Theo nghiên cứu của Scofield (1972)
lợn nái động dục buổi sáng là 63,44 %, lợn nái động dục buổi tối là 36,56 %.
+ Thời gian động dục của lợn nái khoảng 3 - 5 ngày trung bình khoảng 3
ngày, phụ thuộc vào giống, tuổi, mùa vụ, chế độ dinh dưỡng. Theo nghiên cứu
của Gineva (1999) trên 2500 lợn Đại Bạch thời gian động dục khoảng 53 giờ,
thời gian động dục phụ thuộc vào mùa vụ, mùa xuân thời gian động dục
khoảng 55 giờ, mùa hè 59 giờ, mùa thu 57 giờ, mùa đông 53 giờ.
- Số trứng rụng trong một chu kỳ phụ thuộc các yếu tố:
+ Các giống khác nhau có số trứng rụng khác nhau, lợn Đại Bạch có số
trứng rụng trong một lần động dục khoảng 17 trứng, lợn Pi khoảng 14 trứng.
+ Tuổi và lứa đẻ theo nghiên cứu của Clark (1986) trong lần động dục đầu
tiên số trứng rụng trung bình là 9,8 trứng, lần động dục thứ hai là 11,8 trứng.
+ Dinh dưỡng khẩu phần dinh dưỡng tốt số trứng rụng là 13,5 nếu khẩu
phần dinh dưỡng mức trung bình là 11,1 trứng, nuôi theo mức dinh dưỡng
thấp số trứng rụng trung bình là 10,6 trứng.
7


Ngoài những yếu tố trên, số lượng trứng rụng còn phụ thuộc vào nhiệt độ
của môi trường. Xác định thời điểm rụng trứng để tiến hành phối giống là hết sức
quan trọng, điều này quyết định đến khả năng sinh sản của lợn nái.
2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của con cái
- Ảnh hưởng của giống: Giống khác nhau thì sự thành thục về tính khác
nhau. Gia súc có tầm vóc nhỏ thì sự thành thục về tính thường sớm hơn gia
súc có tầm vóc lớn. Lợn nội thành thục về tính thường sớm hơn lợn ngoại. Ơ
các giống lợn khác nhau thì năng suất sinh sản cũng khác nhau. Giống lợn
Meishan (Trung Quốc) được coi là một kiểu mẫu di truyền về sức sinh sản
cao, đạt 14 - 18 lợn sơ sinh, trên 12 con lợn cai sữa/ổ ở lứa đẻ 3 đến lứa đẻ 10

(Vũ Kính Trực, 1998).
- Số trứng rụng: Số trứng rụng trong một chu kỳ động dục là giới hạn
cao nhất của số con đẻ ra/lứa, trong thực tế mỗi lợn nái đẻ trên dưới 10 con.
Như vậy trứng rụng bao giờ cũng nhiều hơn số con đẻ ra. Sự chênh lệch này
có thể do một số trứng được thụ tinh nhưng không phát triển thành hợp tử.
Haines et al (1959) cho biết số trứng rụng ở chu kỳ động dục lần đầu là 11,3
trứng, ở chu kỳ động dục lần hai là 12,3 trứng. Theo Perry (1954), số trứng
rụng của nái tơ là 13,5 và nái trưởng thành là 21,4. Số trứng rụng trung bình
của lợn nái là 15 - 20 (Vangen, 1981; Haines, 1959). Số trứng rụng ở các chu
kỳ động dục 1, 2, 3 có ảnh hưởng đến số con đẻ ra/lứa ở lợn cái hậu bị
(Hughes et al, 1980). Do số trứng rụng ở chu kì động dục lần đầu ít, nên khi
phối giống cho lợn ngoại thường tiến hành ở chu kỳ động dục lần thứ hai hoặc
thứ ba. Trần Cừ và cs (1975) cho biết ở lợn nái mỗi chu kỳ động dục có thể
rụng 15 - 20 trứng, có khi đến 40 trứng, và số trứng rụng ở buồng trứng bên
trái thường nhiều hơn bên phải. Trong kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái hậu bị
trước ngày dự kiến phối giống 11 - 14 ngày, tập trung mức năng lượng cao sẽ
làm tăng số lượng trứng rụng. Kỹ thuật này đã được áp dụng rộng rãi trong
qui trình chăn nuôi lợn nái hậu bị, được gọi là phương pháp Flushing. Theo
Trần Cừ và cs (1975), Phạm Hữu Doanh (1995) đối với lợn, áp dụng phương
pháp phối kép có thể làm thời gian thải trứng sớm hơn và tăng số lượng trứng
rụng. Hughes and Varley (1980) cho rằng nếu lợn nái được ăn với mức dinh
8


dưỡng cao trong vòng 0 - 1 ngày (trước động dục) thì số trứng rụng tăng 0,4
trứng, trong vòng 2 - 7 ngày (trước động dục) số trứng rụng tăng 1,6 trứng và
trong vòng 21 ngày (trước động dục) thì số trứng rụng tăng 3,1 trứng.
Tập đoàn Cagill (1998) đã áp dụng qui trình nuôi dưỡng lợn nái theo bốn
giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn tăng số lợn con/lứa: Trước phối giống 14 ngày với mức ăn 2,8 3,6 kg/ngày với nái hậu bị và nái nuôi con từ lúc cai sữa đến phối giống.

+ Giai đoạn kinh tế: 91 ngày sau khi phối giống, khẩu phần của lợn nái
mang thai là 1,8 - 2,2 kg/ngày.
+ Giai đoạn tăng khối lượng lợn con sơ sinh: 21 - 23 ngày trước khi đẻ
với mức ăn 2,8 - 3,2 kg/ngày.
+ Giai đoạn tạo sữa sau khi đẻ, ăn không hạn chế.
- Tỷ lệ thụ thai: Xác định thời điểm phối giống thích hợp sẽ quyết định tỷ
lệ thụ thai của các trứng rụng trong một chu kỳ động dục của lợn nái. Trong
điều kiện bình thường tỷ lệ thụ thai có thể đạt 90 - 100 %, điều này phù hợp
với kết quả nghiên cứu của Hancock (1961), Self et al (1955). Phương thức
thụ tinh cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai, nếu cho phối giống trực tiếp thì tỷ
lệ thụ thai thường cao hơn từ 10 - 20 % so với phối giống nhân tạo. Trong kỹ
thuật phối giống nhân tạo thì môi trường pha loãng để bảo tồn tinh dịch có
ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ thai (Nguyễn Tấn Anh và cs, 1995; Nguyễn
Văn Thưởng, 1998).
Tỷ lệ thụ thai còn phụ thuộc vào mùa vụ phối giống, nếu cho lợn nái
phối giống vào các tháng 6 - 8 thì tỷ lệ thụ tinh giảm 10 % so với phối giống ở
các tháng 11, 12 (Akina Ogasa, 1992).
Tỷ lệ chết phôi và thai: Johanson (1980) cho rằng từ 9 - 13 ngày sau khi
phối giống là thời kỳ khủng hoảng của sự phát triển của phôi vì phôi chết chủ
yếu ở thời kỳ này. Ngày nay các nghiên cứu đều xác định rằng: 30 - 40 % phôi bị
chết trong thời gian làm tổ ở sừng tử cung. Perry (1954) và Joakimsen (1977)
cho biết phôi bị chết vào ngày 13 - 18 sau khi thụ tinh. Tỷ lệ thai chết tỉ lệ thuận

9


với số phôi còn sống ở đầu thời kỳ bào thai (Đặng Vũ Bình, 1995). Theo Perry
(1954), tỷ lệ thai chết thường cao ở sừng tử cung chứa trên 5 bào thai.
- Thời gian mang thai: Theo Trần Cừ và cs (1975), thời gian mang thai
của lợn dao động từ 110 - 120 ngày và tuỳ thuộc vào giống, tuổi, các yếu tố

khí hậu, thời tiết và điều kiện dinh dưỡng. Tuy nhiên Burger (1952) cũng cho
biết không thấy có sự khác biệt về thời gian mang thai giữa giống lợn LW và
giống Large Black. Brand et al (1954) lại cho rằng thời gian mang thai của
các giống lợn trắng ở Anh là 114 ngày với phạm vi biến động là 110 - 120
ngày. Nhìn chung nếu xét trong phạm vi các giống lợn thì thời gian mang thai
có sự sai khác không đáng kể và dao động trong khoảng 113 - 115 ngày.
- Số lợn con được sinh ra trong ổ thường được đánh giá theo ba loại lợn
con (Nguyễn Thiện và cs, 1998).
+ Loại đẻ ra còn sống, trong số này có một số con chết trong vòng 24
giờ, như vậy số con sơ sinh sống đến 24 giờ được tính là số con đẻ ra trừ đi số
con chết trong 24 giờ.
+ Loại thai non: Là loại thai phát triển không hoàn toàn, chết trong thời
gian có chửa và trước khi sinh ra. Nguyên nhân có thể do lợn mẹ nhiễm bệnh
hoặc do thiếu dinh dưỡng trong thời gian mang thai.
+ Loại thai gỗ: Là loại thai đã chết trong tử cung lúc 35 - 90 ngày tuổi thai
chết trong giai đoạn này thường không gây xảy thai mà các bào thai chết thường
khô cứng lại. Nguyên nhân có thể các thai này không được cung cấp dinh dưỡng
đầy đủ làm cho thai phát triển không bình thường, thai dị dạng, hoặc do nhiễm vi
rút Pavovirus. Lợn nái chửa nhiễm vi rút Pavovirus lúc 70 ngày có chửa trở về
trước thì mới gây ra thai gỗ. Số con chết lúc sơ sinh, số thai non, số thai gỗ sẽ là
nguyên nhân làm giảm số lượng lợn con sơ sinh sống đến 24 giờ cho một lứa đẻ.
Hughes và cs (1980) cho rằng năng suất của đàn lợn giống được xác định bởi chỉ
tiêu số con bán được khi cai sữa/nái/năm. Do đó, số con trong ổ là tính trạng
năng suất rất quan trọng. Giới hạn cao nhất của số con trong ổ là số trứng rụng.
Từ giới hạn này, số con trong ổ bị giảm đi là do:
+ Một số trứng không được thụ tinh.
+ Một số thai chết khi đẻ.
10



+ Một số lợn con chết từ sơ sinh đến cai sữa.
Khá nhiều nghiên cứu đã tập trung vào vấn đề lợn con chết từ sơ sinh đến cai
sữa. Người ta đã thống kê được khoảng 3 - 5 % lợn con chết khi sơ sinh bao gồm
cả lợn con chết do đẻ khó và lợn con chết ở giai đoạn chửa. Các nguyên nhân chủ
yếu làm lợn con chết trong quá trình từ sơ sinh đến cai sữa:
+ Bị mẹ đè và bỏ đói: 50 %
+ Nhiễm khuẩn: 11,5 %
+ Dinh dưỡng kém: 8 %
+ Di truyền: 4,5 %
+ Các nguyên nhân khác: 26 %
Dennis (2000) nghiên cứu thấy 65 % số lợn con chết sau khi sinh xảy ra
vào lúc lợn con 4 ngày tuổi. Theo Lê Thanh Hải và cs (1998), lợn nái được nuôi
dưỡng bằng chuồng lồng đã làm tăng số lợn con 60 ngày tuổi bình quân/ổ thêm
18,51 % hay tăng tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi lên 23,19 % so với
nuôi chuồng nền.
- Thời gian nuôi con của lợn mẹ: Thời gian nuôi con của lợn mẹ có ảnh
hưởng tới khoảng cách giữa 2 lứa đẻ và qua đó ảnh hưởng tới số lợn
con/nái/năm. Hughes et al (1980) nhận định rằng mặc dù cai sữa ở 8 tuần tuổi
là tốt nhất cho cả mẹ và con nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến số lứa đẻ/nái/năm.
Trong trường hợp này số lứa đẻ chỉ đạt 1,8 - 2 lứa, nhưng nếu cai sữa ở 3 tuần
tuổi có thể đạt 2,5 lứa/nái/năm với chi phí thấp. Để rút ngắn thời gian nuôi
con của lợn mẹ không còn con đường sinh học nào khác ngoài biện pháp cai
sữa sớm lợn con. Muốn vậy vấn đề quan trọng là phải tập cho lợn con ăn sớm
từ 7 ngày tuổi để đến ngày thứ 30 lợn con có thể sống độc lập không cần sữa
mẹ (Lê Thanh Hải (1981)). Hiện nay trên thế giới, lợn con được cai sữa ở 23 28 ngày tuổi. Ơ Úc thời gian cai sữa trung bình hiện nay 23,6 ngày tuổi (Hilda
Meo and Gordon, 1997).
- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa một trong những giải pháp có thể
rút ngắn chu kỳ sinh sản là cai sữa sớm lợn con. Nhưng cai sữa sớm lợn con
không đi liền với sớm động dục lại, cai sữa càng sớm thì khoảng cách từ ngày
11



cai sữa đến ngày động dục lại càng dài, trứng rụng càng ít. Hamond (1994) đã
tiến hành cai sữa sớm lợn con ở các ngày tuổi: 10, 21 và 56 ngày. Kết quả là thời
gian nuôi con của lợn mẹ càng dài thì chu kỳ động dục lại của lợn mẹ càng ngắn
và số lượng trứng rụng trong một lần động dục càng cao. Cụ thể thời gian cai sữa
lợn con là 10, 21, và 56 ngày thì thời gian động dục trở lại sau cai sữa đạt tương
ứng là 6,4; 9,4 và 16,6 trứng/lần động dục. Đồng thời tác giả cũng cho biết thời
gian chờ phối ngắn hay dài không chỉ phụ thuộc thời gian cái sữa lợn con mà
còn phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng lợn nái trong thời gian nuôi con và sau cai
sữa, cũng như độ hao mòn của lợn mẹ. Lê Thanh Hải và cs (1996) cho rằng khối
lượng của lợn mẹ bị hao hụt tăng dần từ lứa 1 đến lứa 5 và có giảm xuống ở các
lứa sau. Theo Nguyễn Tấn Anh (1998), mức năng lượng và khẩu phần ăn có ảnh
hưởng đến tỷ lệ động dục, tỷ lệ trứng rụng và thời gian phối sống trở lại, với
mức ăn 3 kg/ngày thì thời gian phối giống trở lại là 8 ngày, với mức ăn 5
kg/ngày thì thời gian phối sống trở lại là 5,5 ngày.
- Ảnh hưởng của nuôi dưỡng: Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng,
năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể, nó đóng vai trò quan
trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Protein mức độ
protein được cung cấp ảnh hưởng rất lớn tới thành tích sinh sản của lợn mẹ.
Nếu nhu cầu protein của lợn mẹ không được đáp ứng đầy đủ sẽ làm chậm
động dục và làm giảm số lứa đẻ/nái/năm. Ơ giai đoạn chửa, nếu trong khẩu
phần thiếu protein thì lợn con khi sinh ra sẽ có khối lượng sơ sinh thấp, còn ở
giai đoạn tiết sữa sẽ làm giảm khả năng tiết sữa, vì thế mà ảnh hưởng xấu đến
khả năng sinh trưởng của lợn con.
+ Năng lượng: Năng lượng là yếu tố cần thiết cho mọi hoạt động sống
của cơ thể. Nếu không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng sẽ ảnh hưởng tới hoạt
động sống của lợn nhất là lợn chửa và nuôi con. Điều này sẽ dẫn đến tình
trạng suy dinh dưỡng, còi cọc, sức kháng bệnh kém. Tuy nhiên nếu cung cấp
quá thừa năng lượng trong thời gian có chửa lại dẫn tới tình trạng chết phôi,

đẻ khó, mặt khác năng lượng thừa sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ và lợn con sẽ
bị mắc các bệnh đường ruột do sữa mẹ có hàm lượng mỡ sữa cao.

12


+ Vitamin: Vitamin không phải là chất dinh dưỡng nhưng có vai trò quan
trọng trong việc điều hoà các hoạt động sinh lý của cơ thể. Thiếu vitamin A và
E sẽ dẫn đến khả năng sinh sản kém, thiếu vitamin B sẽ dẫn đến khả năng tiêu
hoá tinh bột giảm, ảnh hưởng tới thần kinh. Thiếu vitamin D dẫn tới hiện
tượng còi xương, xốp xương, mềm xương, rối loạn chuyển hoá và hấp thu can
xi, phốt pho. Reddy et al (1958), Haines et al (1959) cho biết nếu thiếu trầm
trọng vitamin và khoáng có thể gây chết toàn bộ phôi.
+ Khoáng: Khoáng được chia làm 2 loại gồm khoáng đa lượng và vi
lượng. Trong khẩu phần ăn của lợn khoáng chỉ chiếm một lượng nhỏ, nhưng
có tác dụng quan trọng trong việc hình thành xương, tạo máu và cân bằng nội
môi. Do đó trong quá trình nuôi dưỡng cần cung cấp đủ với hàm lượng thích
hợp và tỷ lệ giữa các chất trên phải cân đối.
Ngoài các yếu tố trên, còn nhiều yếu tố khác như tuổi phối giống lứa
đầu, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, phẩm chất tinh dịch, kỹ thuật phối giống, khí
hậu, bệnh tật,... đều có ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái.
1.1.3. Cơ sở của sinh trưởng, các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh
trưởng
1.1.3.1. Cơ sở của sinh trưởng
Sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ, là sự tăng lên về
chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con
vật trên cơ sở bản chất di truyền của đời trước qui định.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng của lợn người ta thường quan tâm đến độ
sinh trưởng tích lũy, độ sinh trưởng tuyệt đối.
- Độ sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng, kích thước, thể tích của gia súc

tích lũy được trong một giai đoạn.
- Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, thể tích, kích thước cơ thể gia súc
tăng lên trong một đơn vị thời gian và được tính theo công thức sau đây:
A=

W2 - W1
t2 - t 1

Trong đó: A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
13


W1 là khối lượng tích luỹ đo được ở thời điểm t1
W2 là khối lượng tích luỹ đo được ở thời điểm t2.
- Độ sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm khối lượng, kích thước, thể
tích của cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tăng thêm so với trung bình của hai
thời điểm sinh trưởng sau và trước. Độ sinh trưởng tương đối thường được
biểu thị bằng số phần trăm, công thức tính như sau:
R (%) =

W2 - W1
(W2 + W1) / 2

x 100

Trong đó: R (%): độ sinh trưởng tương đối (%)
W2: khối lượng tích luỹ đo được tại thời điểm sau
W1: khối lượng tích luỹ đo được tại thời điểm trước
1.1.3.2. Các quy luật của quá trình sinh trưởng
Nắm được bản chất của quá trình sinh trưởng, đi sâu tìm hiểu các quy

luật của quá trình này, biết điều khiển quá trình sinh trưởng sẽ tạo ra nhiều sản
phẩm của gia súc. Quá trình sinh trưởng của sinh vật tuân theo những quy luật
nhất định.
* Quy luật sinh trưởng theo giai đoạn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Gia súc phát triển mạnh nhất vào thời kỳ
mới sinh, sau đó sự phát triển này giảm dần và đến tuổi trưởng thành thì hầu như
không còn phát triển nữa. Sinh trưởng theo giai đoạn không chỉ là đặc trưng của
cơ thể nói chung mà còn là của từng bộ phận, từng hệ thống cơ quan.
Sinh trưởng theo giai đoạn là một trong những vấn đề quan trọng trong
quá trình sinh trưởng của gia súc. Tính chất giai đoạn của sinh trưởng đã được
nhiều nhà nghiên cứu chú ý. Điều đó chứng tỏ đây là một hiện tượng được
xác định rõ ràng (Trần Đình Miên và cs., 1975).
Sinh trưởng của gia súc chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trong bào
thai (trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài bào thai (ngoài cơ thể mẹ). Giai
đoạn ngoài bào thai có thể chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ bú sữa và thời kỳ sau
cai sữa. Theo Trần Đình Miên (1992), sự tăng trưởng ở giai đoạn bào thai
14


chịu ảnh hưởng nhiều của cơ thể mẹ, còn giai đoạn ngoài bào thai thì chịu ảnh
hưởng của tính di truyền đời trước nhiều hơn.
Tính chất giai đoạn được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nguyễn Ân và cs. (1983) đã nhấn mạnh rằng: thời gian của từng giai đoạn dài
hay ngắn, số lượng giai đoạn, sự đột biến trong sinh trưởng của từng giai
đoạn, từng cá thể đều khác nhau trong phạm vi giống đó. Hơn nữa, tính giai
đoạn không những là đặc trưng của cả cơ thể nói chung mà còn là của từng bộ
phận, hệ thống. Theo quy luật này, sinh trưởng của gia súc được chia làm hai
giai đoạn rõ rệt: giai đoạn trong bào thai và giai đoạn ngoài bào thai.
- Giai đoạn trong bào thai: giai đoạn này được xác định từ lúc trứng
được thụ tinh (tạo thành hợp tử) cho đến khi con vật được sinh ra ngoài.

Trong giai đoạn này cả 2 quá trình sinh trưởng và phát dục đều rất mạnh mẽ.
Bào thai ở giai đoạn này được nuôi bằng dưỡng chất của mẹ thông qua hệ
thống mạch máu nhau thai. Đối với mỗi loài động vật khác nhau, giai đoạn
trong bào thai cũng dài ngắn khác nhau, nhưng quá trình sinh trưởng và phát
dục của thai trải qua 3 thời kỳ: thời kỳ phôi; thời kỳ tiền thai; thời kỳ thai nhi.
Giai đoạn trong bào thai giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của cơ
thể, vì chính giai đoạn này hình thành tất cả các cơ quan, bộ phận, hệ thống,
xác định cơ chế thích ứng của cơ thể với các điều kiện ở giai đoạn sau. Do
vậy, trong giai đoạn này, việc chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc mẹ cần được
quan tâm đặc biệt. Từ đó tránh cho gia súc bị sẩy thai, đẻ non, hoặc con đẻ ra
có dị tật, còi cọc, chậm lớn.
- Giai đoạn ngoài bào thai: Giai đoạn này được tính bắt đầu từ khi gia
súc sinh ra đến khi già cỗi. Mỗi thời kỳ khác nhau gia súc có quá trình sinh
trưởng, phát dục khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng từng thời kỳ cũng khác nhau.
Nhìn chung, sinh trưởng thời kỳ đầu vẫn còn khá mãnh liệt, đến giai đoạn
trưởng thành gia súc đi vào thế ổn định, thời gian dài ngắn khác nhau tùy
thuộc loài, giống gia súc. Tốc độ và cách thức sinh tổng hợp protein chính là
phương thức hoạt động của gen điều khiển sinh trưởng của cơ thể
(Williamson et al, 1978; Wood et al, 1987). Trong giai đoạn này, cơ thể vẫn
tiếp tục quá trình sinh trưởng, phát dục của nó. Ta có thể chia giai đoạn này
15


thành các thời kỳ: thời kỳ bú sữa; thời kỳ thành thục; thời kỳ trưởng thành và
thời kỳ già cỗi, hoặc có thể chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ bú mẹ và thời kỳ sau
cai sữa.
+ Thời kỳ bú sữa: sự tăng trưởng của cơ thể gia súc non rất mãnh liệt,
nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện (cơ quan điều
hòa thân nhiệt, cơ quan tiêu hóa...), nguồn dinh dưỡng cung cấp cho gia súc
non hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng cho sữa của mẹ. Thời kỳ này gia súc

có tốc độ tăng khối lượng cao nhất, nếu nuôi dưỡng tốt chúng có thể đạt
1.000g/con/ngày đêm.
+ Thời kỳ sau cai sữa: sự tăng trưởng của con vật biểu hiện rõ nét qua
kiểu hình, hệ số di truyền tính trạng sinh trưởng và khả năng cho thịt khá cao.
Tính giai đoạn trong sự phát triển không chỉ biểu hiện ở những đặc tính
chung như tăng sinh, tăng khối ở những đặc điểm riêng của từng thời kỳ mà
còn biểu hiện tăng tiến hoàn chỉnh dần, thời kỳ này nhất thiết nối tiếp thời kỳ
kia, không đi ngược lại.
* Quy luật sinh trưởng không đồng đều
Quy luật này thể hiện cường độ sinh trưởng và tốc độ sinh trưởng của
con vật thay đổi theo độ tuổi. Khi cơ thể còn non, tốc độ sinh trưởng rất
nhanh và chậm dần ở các tháng tuổi tiếp theo. Đồng thời, các cơ quan bộ phận
trong cơ thể cũng phát triển với tốc độ khác nhau ở các thời kỳ khác nhau.
Với gia súc non, nó thể hiện cụ thể ở cơ quan tiêu hóa.
Ngoài ra, sự phát triển không đồng đều còn thể hiện ở sự trao đổi chất và
quá trình tích lũy vật chất cũng không giống nhau. Trước khi sinh, mô xương
có cường độ phát triển mạnh nhất, xương ngoại vi phát triển mạnh hơn xương
trục. Sau khi sinh, sự phát triển của mô xương giảm xuống nhưng mô mỡ và
mô cơ lại tăng, xương trục phát triển mạnh làm cho cơ thể dài ra. Ơ những cơ
thể còn non, cường độ tích lũy protein mạnh, tuổi càng tăng thì khả năng này
càng giảm xuống. Chính vì vậy, trong giai đoạn còn non, nếu được cung cấp
đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, vật nuôi sẽ phát triển toàn diện về thể vóc.
Ngược lại, khi độ tuổi tăng lên, tốc độ sinh trưởng của con vật sẽ giảm dần
(Nguyễn Hải Quân và cs, 1995).
16


Cơ thể gia súc không phải lúc nào, ở lứa tuổi nào cũng phát triển theo
một quy luật, tỷ lệ cân đối, giữ nguyên từ đầu đến cuối. Sinh trưởng phát dục
của gia súc trên toàn bộ cơ thể hay ở từng cơ quan, bộ phận nhất định có sự

thay đổi theo tuổi. Sự thay đổi này cũng khác nhau về mặt cường độ, tốc độ ở
các lứa tuổi khác nhau. Tính khác biệt đó chính là quy luật phát triển không
đồng đều của gia súc.
Sự không đồng đều về tăng trọng: lúc còn nhỏ gia súc tăng trọng ít,
nhưng sau đó tăng trọng nhanh hơn, đến thời kỳ trưởng thành tăng trọng chậm
lại rồi dần ổn định. Cuối cùng, nếu được nuôi dưỡng tốt cơ thể gia súc chỉ còn
tích luỹ mỡ hoặc không thì khối lượng sẽ giảm do cơ và mỡ không phát triển,
tích luỹ thêm.
So sánh trong cùng loài với nhau thì ở bất kỳ loài gia súc nào, hệ số sinh
trưởng ở thời kỳ trong thai đều cao hơn rất nhiều so với thời kỳ ngoài thai. ở
lợn, khối lượng hợp tử là 0,4 mg, khối lượng sơ sinh từ 0,8 đến 1,0 kg và khối
lượng 36 tháng tuổi là 200 kg. Như thế, ở giai đoạn trong bào thai, khối lượng
tăng lên 2.500 lần trong vòng 114 ngày, nhưng ở giai đoạn ngoài bào thai phải
mất 1.080 ngày để khối lượng tăng lên 200 lần. So với gia súc nhỏ, gia súc
lớn có sự sinh trưởng trong giai đoạn bào thai chiếm tỷ lệ lớn hơn so với toàn
bộ sự sinh trưởng của cá thể từ lúc đẻ cho đến lúc trưởng thành.
Tính không đồng đều còn thể hiện ở sự phát triển của hệ thống xương qua
các lứa tuổi khác nhau. Khi ra khỏi cơ thể mẹ, gia súc bắt đầu phát triển nhanh
về chiều dài, tiếp theo là chiều sâu, chiều rộng. Sự phát triển tuần tự chiều dài,
sâu, rộng cũng tuân theo quy luật nhất định và ở từng giai đoạn cũng khác nhau.
Các bộ phận, tổ chức khác nhau trong cơ thể cũng phát triển không đều.
Sự hình thành và phát triển của từng bộ phận phụ thuộc vào vị trí, chức năng
và vai trò của nó. Sự phát triển không đồng đều của các bộ phận dẫn đến sự
phát triển cân đối của cơ thể. Vì thế, có thể khẳng định sự cân đối của cơ thể
thay đổi theo sự phát triển.

17



×