Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm fubon (probiotic) đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn lai (pidu x LY)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG

TRẦN VĂN DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM FUBON
(PROBIOTIC) ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
THỨC ĂN Ở LỢN LAI (PIDU X LY) TỪ 7 - 165 NGÀY
Ngành: Chăn nuôi
Mã ngành: 8620105

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Trần Đức Hoàn
2. TS. Đặng Hồng Quyên

Bắc Giang, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình
nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn, mọi nguồn thông tin sử dụng trong luận văn được chỉ rõ
nguồn gốc.
Bắc Giang, ngày 25 tháng 07 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Văn Dương

i




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp
đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc TS Trần Đức Hoàn và TS Đặng Hồng Quyên đã
tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành ông Nguyễn Văn Khánh thôn
Từ Tây xã Yên Phú huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tôi hoàn thành luận văn.

Bắc Giang, ngày 25 tháng 07 năm 2018
Học viên

Trần Văn Dương

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................... II
MỤC LỤC.............................................................................................................................. III
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................................... VI

DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................................... VIII
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................................. IX
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN............................................................................................................. X
2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu......................................................................................x
Về phương pháp xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp......................................................xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1

1.2. MỤC TIÊU

2

1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................... 4
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA LỢN

4

2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn....................................................................................4
2.1.2. Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt.................................................................5
2.1.3. Đặc điểm tiêu hóa của lợn..........................................................................................6
2.1.4. Khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.........................................................8
2.1.5. Đặc điểm về khả năng miễn dịch của lợn con............................................................8
2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA LỢN


10

2.2.1. Lượng thức ăn hàng ngày và số lần cho ăn trong ngày...........................................10
2.2.2. Nhu cầu về năng lượng.............................................................................................11
2.2.3. Nhu cầu về protein và axit amin...............................................................................12
2.2.4. Nhu cầu về khoáng...................................................................................................12
2.2.5. Nhu cầu vitamin........................................................................................................14
2.2.6. Nhu cầu nước của lợn...............................................................................................17
2.3. HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY CỦA LỢN

17

2.3.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy.............................................................................17
2.3.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy...........................................................................18

iii


2.3.3. Một số biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho lợn con...............................................20
2.4. CHẾ PHẨM PROBIOTIC

22

2.4.1. Giới thiệu về probiotic...............................................................................................22
2.4.2. Giới thiệu về chế phẩm Fubon..................................................................................25
2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

26

2.5.1. Tình hình trong nước................................................................................................26

2.5.2. Tình hình ngoài nước................................................................................................28
CHƯƠNG 3 ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................30
3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

30

3.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.............................................................................30
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................................30
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

30

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

30

3.3.1. Điều kiện chuồng trại................................................................................................30
3.3.2. Phương pháp phân tch thành phần hoá hoc của thức ăn thi nghi êm ....................31
3.3.3. Phương pháp xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp................................................31
3.3.4. Bố tri thi nghiệm.......................................................................................................31
3.4. CÔNG THỨC THỨC ĂN VÀ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA CÔNG THỨC THÍ NGHIỆM

34

3.4.1. Thành phần hoá hoc và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho lợn giai đoạn từ 7 – 165
ngày tuổi...........................................................................................................................................34
3.5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

36


3.5.1. Các chỉ tiêu theo dõi..................................................................................................36
3.5.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu...........................................................................37
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................................38
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................................39
4.1. KẾT QUẢ THEO DÕI THÍ NGHIỆM LỢN GIAI ĐOẠN 7 - 22 NGÀY TUỔI

39

4.1.1. Sinh trưởng tch lũy, tuyệt đối và tương đối của lợn giai doạn 7 – 22 ngày tuổi.....39
4.1.2. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn lai giai đoạn 7 - 22
ngày tuổi...........................................................................................................................................43
4.1.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm Fubon đến tỷ lệ tiêu chảy và nuôi sống ở lợn
con giai đoạn 7 - 22 ngày tuổi...........................................................................................................45
4.2. KẾT QUẢ THEO DÕI THÍ NGHIỆM LỢN GIAI ĐOẠN 23 - 60 NGÀY TUỔI

47

4.2.1. Sinh trưởng tch lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh tưởng tương đối lợn giai doạn
23 - 60 ngày tuổi...............................................................................................................................47

iv


4.2.2. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn giai đoạn 23 - 60
ngày tuổi...........................................................................................................................................50
4.2.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm Fubon đến tỷ lệ tiêu chảy ở lợn giai đoạn 23
- 60 ngày tuổi....................................................................................................................................52
4.3. KẾT QUẢ THEO DÕI THÍ NGHIỆM LỢN GIAI ĐOẠN 61 - 135 NGÀY TUỔI

53


4.3.1. Sinh trưởng tch lũy, sinh trưởng tuyệt đối và lượng thức ăn thu nhận của lợn giai
doạn 61 - 135 ngày tuổi....................................................................................................................53
4.3.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm Fubon đến tỷ lệ tiêu chảy ở lợn giai đoạn 61
- 135 ngày tuổi..................................................................................................................................57
4.4. KẾT QUẢ THEO DÕI THÍ NGHIỆM LỢN GIAI ĐOẠN 136 - 165 NGÀY TUỔI

58

4.4.1. Sinh trưởng tch lũy, sinh trưởng tuyệt đối và lượng thức ăn thu nhận của lợn giai
doạn 136 - 165 ngày tuổi..................................................................................................................58
4.4.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm Fubon đến tỷ lệ tiêu chảy ở lợn giai đoạn
136 - 165 ngày tuổi...........................................................................................................................61
4.5. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM FUBON ĐẾN TỶ LỆ NUÔI SỐNG Ở LỢN GIAI ĐOẠN 136 - 165 NGÀY TUỔI.
62
4.6. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG FUBON CHO LỢN GIAI ĐOẠN 7 - 165 NGÀY TUỔI

64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 66
1. KẾT LUẬN

66

2. KIẾN NGHỊ

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 68
PHỤ LỤC.............................................................................................................................. 72


v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn lai từ 7 - 22 ngày tuổi 32
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn lai giai đoạn từ 23 - 60
ngày tuổi..........................................................................................32
Bảng 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn lai giai đoạn từ 61 - 135
ngày tuổi..........................................................................................33
Bảng 3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn lai giai đoạn từ 136 165 ngày tuổi...................................................................................34
Bảng 3.5a. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của
thức ăn thí nghiệm mã số 1912 dùng cho lợn giai đoạn lợn từ 7 – 35
ngày tuổi..........................................................................................34
Bảng 3.5b Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức
ăn thí nghiệm mã số 8002 dùng cho lợn giai đoạn 36 – 60 ngày tuổi
.........................................................................................................35
Bảng 3.5c. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của
thức ăn thí nghiệm mã số 1032 dùng cho lợn giai đoạn 61 – 135
ngày tuổi..........................................................................................35
Bảng 3.5d. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của
thức ăn thí nghiệm mã số 1102s dùng cho lợn giai đoạn 136 – 165
ngày tuổi..........................................................................................36
Bảng 4.1. Sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh
trưởng tương đối của lợn thí nghiệm giai đoạn 7 – 22 ngày tuổi.....40
Bảng 4.2. Lượng thức ăn thu nhận của lợn giai đoạn từ 7 - 22
ngày tuổi..........................................................................................44
Bảng 4.3. Tỷ lệ tiêu chảy và nuôi sống ở lợn giai đoạn từ 7 22 ngày tuổi.....................................................................................45
Bảng 4.4. Sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh
trưởng tương đối lợn thí nghiệm giai đoạn 23 - 60 ngày tuổi..........47


vi


Bảng 4.5. Lượng thức ăn thu nhận của lợn giai đoạn từ 23 60 ngày tuổi.....................................................................................50
Bảng 4.6. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn giai đoạn 23 - 60 ngày tuổi..53
Bảng 4.7. Sinh trưởng tích lũy và sinh trưởng tuyệt đối và
lượng thức ăn thu nhận lợn thí nghiệm giai đoạn 61 - 135 ngày tuổi
.........................................................................................................54
Bảng 4.8. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn giai đoạn 61 - 135 ngày tuổi57
Bảng 4.9. Sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối, sinh
trưởng tương đối, lượng thức ăn thu nhận của lợn thí nghiệm giai
đoạn 136 - 165 ngày tuổi.................................................................59
Bảng 4.10. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn giai đoạn 136 - 165 ngày tuổi
.........................................................................................................62
Bảng 4.11: Tỷ lệ nuôi sống của lợn thí nghiệm qua các giai
đoạn từ 7 – 165 ngày tuổi (%).........................................................63
Bảng 4.12. Hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm Fubon cho
lợn giai đoạn từ 7 - 165 ngày tuổi....................................................65

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Khối lượng lợn giai đoạn từ 7 - 22 ngày tuổi.......................42
Biểu đồ 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn giai đoạn 7 - 22 ngày tuổi. . .43
Biểu đồ 4.3. Sinh trưởng tích lũy của lợn giai đoạn 23 - 60 ngày tuổi....49
Biểu đồ 4.4. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn giai đoạn 23 - 60 ngày tuổi. 50
Biểu đồ 4.5. Lượng thức ăn thu nhận của lợn giai đoạn 23 -60 ngày tuổi
................................................................................................................................52

Biểu đồ 4.6. Khối lượng lợn giai đoạn từ 61 - 135 ngày tuổi...................56
Biểu đồ 4.7. Lượng thức ăn thu nhận của lợn từ 61 - 135 ngày tuổi......57
Biểu đồ 4.8. Khối lượng lợn giai đoạn từ 136 - 165 ngày tuổi................60
Biểu đồ 4.9. Lượng thức ăn thu nhận của lợn giai đoạn từ 136 - 165 ngày
tuổi..........................................................................................................................61

viii


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
Cs

: Cộng sự

ĐC

: Đối chứng

DDGS : Distillers dried grais with solubes
(Chất hòa tan ngũ cốc đã được sấy khô)
DE

: Digestible Energy (Năng lượng tiêu hóa)

ESBM : Enzyme – treated soybean meal
(bột đậu tương đã được xử lý bằng enzyme)
FCR

: Feed Conversion Ratio

(Hệ số chuyển đổi thức ăn) hay tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng

FLF

: Feeding pigs with fermented liquid feed
(Nuôi lợn bằng thức ăn lỏng lên men)

GTDD : Giá trị dinh dưỡng
KL

: Khối lượng

L x Y : Landrace x Yorkshire
ME

: Metabolizable Energy (Năng lượng trao đổi)

Pi x Du: Piétraint x Duroc
TĂTN : Thức ăn thu nhận
TN

: Thí nghiệm

TPHH : Thành phần hóa học

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Văn Dương

Tên luận văn:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM PROBIOTIC ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN Ở LỢN LAI (PIDU
X LY) ”
Ngành: Chăn Nuôi

Mã số: 16CH03051

Tên cơ sở đào tạo: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG
1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định hiệu quả của bổ sung chế phẩm Probiotic đến sinh trưởng của
lợn con giai đoạn 7 – 22, 23 – 60, 61 – 135 và 136 – 165 ngày tuổi
- Xác định hiệu quả của bổ sung chế phẩm Probiotic đến tỷ lệ tiêu chảy và
tỷ lệ nuôi sống lợn con giai đoạn 7 – 22, 23 – 60, 61 – 135 và 136 – 165 ngày tuổi
- Xác định hiệu quả kinh tế của bổ sung Probiotic cho lợn con giai đoạn 7
– 22, 23 – 60, 61 – 135 và 136 – 165 ngày tuổi
2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lợn con (PiDu x LY) giai đoạn 7 – 22, 23 – 60,
61 – 135 và 136 – 165 ngày tuổi
- Vật liệu nghiên cứu: Chế phẩm Fubon do công ty TNHH Angle Yest,
Trung Quốc sản xuất, được phân phối bởi công ty Hồng Triển
3. Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Fubon đến tốc độ sinh trưởng
của lợn lai giai đoạn 7 – 22, 23 – 60, 61 – 135 và 136 – 165 ngày tuổi
- Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Fubon đến khả năng thu nhận
và chuyển hóa thức ăn của lợn lai giai đoạn 7 – 22, 23 – 60, 61 – 135 và 136 –
165 ngày tuổi.
- Ảnh hưởng của mức bổ sung chế phẩm Fubon vào khẩu phần đến tỷ lệ
mắc tiêu chảy và nuôi sống của lợn lai giai đoạn 7 – 22, 23 – 60, 61 – 135 và 136
– 165 ngày tuổi .

- Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Fubon cho lợn lai giai đoạn 7 – 22,

x


23 – 60, 61 – 135 và 136 – 165 ngày tuổi .
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Về phương pháp phân tích thành phần hoá học của thức ăn thí
nghiệm gồm:
- Phương pháp lấy mẫu theo tiêu chuẩn Việt Nam năm 2007 (TCVN4325-2007);
- Định lượng hàm lượng xơ thô theo TCVN 4329: 2007;
- Định lượng hàm lượng khoáng toàn phần theo TCVN 4327: 2007;
- Định lượng hàm lượng protein thô theo TCVN 4328: 2007;
- Định lượng hàm lượng lipit thô theo TCVN 4321: 2007;
- Định lượng hàm lượng nước theo TCVN 4326: 2007;
- Định lượng canxi theo TCVN 1526: 2001;
- Định lượng photpho theo TCVN 1525: 2001;
- Định lượng NaCl theo TCVN 4332: 2007;
- Định lượng hàm lượng NH3 theo TCVN 3706: 1990;
 Về phương pháp xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp
Thức ăn được sử dụng là thức ăn hỗn hợp dạng viên do công ty Cargill
Việt Nam chi nhánh Hưng Yên sản xuất. Tùy thuộc vào giai đoạn và lứa tuổi của
lợn sẽ sử dụng các loại thức ăn cho phù hợp.

xi


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những

nền kinh tế mũi nhọn của nước ta. Sản phẩm chăn nuôi từ thịt heo, không những
đã đáp ứng nguồn thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của cả nước mà còn xuất khẩu
thu ngoại tệ cho kinh tế quốc dân. Do đó, vấn đề dịch bệnh, năng suất và chất
lượng của sản phẩm thịt luôn được đặt lên hàng đầu. Có rất nhiều biện pháp đã
được áp dụng để phòng và trị bệnh cho vật nuôi, trong đó có sử dụng kháng sinh.
Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh trong nhiều hệ thống chăn nuôi Việt Nam
không chỉ dẫn tới sự kháng thuốc của vi khuẩn mà còn để lại tồn dư kháng sinh
trong thực phẩm cho con người đang là vấn đề cấp bách được quan tâm hiện nay.
Tại Việt Nam sẽ cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ năm 2020, nhưng
đối với loại kháng sinh sử dụng trong TACN thì áp dụng ngay từ năm 2018.
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng gia súc, nhằm đẩy mạnh số
lượng và chất lượng thực phẩm hiện nay, việc tăng cường sức khoẻ hệ thống tiêu
hoá của vật nuôi thông qua những tác động tới hệ vi sinh vật đường ruột được coi
là một giải pháp rất hữu hiệu. Hệ vi sinh vật đường ruột của gia cầm phong phú
cả về chủng loại và số lượng. Những biến động về thành phần, số lượng các loài
vi sinh vật đường ruột là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những
rối loạn trong quá trình tiêu hoá và hấp thu của gia súc.
Bằng mọi biện pháp để cải thiện quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi
khuẩn có lợi và có hại trong đường tiêu hoá của gia súc, gia cầm. Trong đó biện
pháp cổ điển được ứng dụng rộng rãi từ những năm 1950 của thế kỷ trước là sử
dụng kháng sinh liều thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn
chăn nuôi ngày càng bị hạn chế (kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, các nước
thuộc EU cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi
(Hector, 2006), nên nhu cầu tìm ra các giải pháp thay thế kháng sinh đã ngày
càng trở thành cấp bách.
Mặt khác, sản phẩm chăn nuôi hiện nay đang có nhiều bất ổn trong việc
đánh giá chất lượng: tồn dư hóa chất, kháng sinh đang là mối quan tâm lớn của
xã hội. Chưa có sự quản lý chặt chẽ vệ sinh thực phẩm. Thêm vào đó ô nhiễm
môi trường do chăn nuôi từ việc chăn nuôi mang lại.


1


Nhằm hạn chế những vấn đề trên, đã có rất nhiều giải pháp được áp dụng.
Một trong những giải pháp đó là sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi. Sản
phẩm thường được sử dụng là các acid hữu cơ, probiotic, prebiotic… Các vi
khuẩn trong chế phẩm có tác dụng làm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột giúp
giảm tác động của vi khuẩn có hại, giảm tỷ lệ mắc bệnh, từ đó nâng cao sức đề
kháng của con vật góp phần hạn chế việc bổ sung kháng sinh vào thức ăn chăn
nuôi như hiện nay.
Trong chăn nuôi lợn , chăm sóc lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa được
quan tâm nhất bởi việc làm này có vai trò quyết định mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giai đoạn này do phải thay đổi môi trường sống mà lợn con bị giảm sức tiêu thụ
thức ăn tăng nhiễm các vi sinh vật có hại làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường
ruột, do đó tăng tỉ lệ tiêu chảy, tỉ lệ còi cọc, các bệnh đường tiêu hóa…. Hội chứng
tiêu chảy thường xảy ra trên lợn con đặc biệt là lợn con sau cai sữa đã gây thiêt hại
không nhỏ cho người chăn nuôi. Do vậy, việc bổ sung các chế phẩm vi sinh vật có
lợi cho lợn con nhằm thiết lập sự cân bằng vi sinh vật đường ruột giúp hạn chế tiêu
chảy là điều cần thiết.
Hiện nay, trên thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam và một số nước
trên thế giới có rất nhiều các chế phẩm vi sinh vật như: probiotic, prebiotic,…đã
được sử dụng vào khẩu phần ăn nhằm giảm tỷ lệ tiêu chảy, tăng hiệu quả sử dụng
thức ăn của vật nuôi. Đặc biệt, nhiều chế phẩm probiotic còn được khuyến cáo sử
dụng vào thức ăn cho lợn con để thay thế kháng sinh. Probiotic là chất bổ sung vi
sinh vật sống có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng hiệu quả sử dụng
thức ăn, hạn chế tiêu diệt những vi sinh vật gây hại trong đường ruôt. Do vậy,
men vi sinh này sẽ làm giảm đáng kể tỉ lệ tiêu chảy ở lợn con mới sơ sinh.
Chế phẩm Fubon chịu nhiệt (chế phẩm Probiotic) của công ty TNHH
Angle Yest, Trung Quốc sản xuất, được phân phối bởi công ty Hồng Triển được
khuyến cáo sử dụng tăng cường hệ miễn dịch, cân bằng hệ vi sinh vật đường

ruột, ức chế sự phát triển của vi sinh vật có hại, hỗ trợ sự tiêu hóa và hấp thu chất
dinh dưỡng trên lợn. Nhằm hiểu rõ tác dụng của chế phẩm Probiotic đối với lợn
con chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Fubon
(probiotic) đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn lai (PiDu x LY)
1.2. MỤC TIÊU
- Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Fubon đến tốc độ sinh trưởng

2


của lợn lai giai đoạn 7 – 22, 23 – 60, 61 – 135 và 136 – 165 ngày tuổi
- Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Fubon đến khả năng thu nhận
và chuyển hóa thức ăn của lợn lai giai đoạn 7 – 22, 23 – 60, 61 – 135 và 136 –
165 ngày tuổi.
- Ảnh hưởng của mức bổ sung chế phẩm Fubon vào khẩu phần đến tỷ lệ
mắc tiêu chảy và nuôi sống của lợn lai giai đoạn 7 – 22, 23 – 60, 61 – 135 và 136
– 165 ngày tuổi .
- Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Fubon cho lợn lai giai đoạn 7 – 22,
23 – 60, 61 – 135 và 136 – 165 ngày tuổi .
1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
- Xác định được hiệu quả của việc sử dụng Fubon (probiotic) vào khẩu phần
ăn cho lợn để đưa ra những khuyến cáo chính xác nhất cho người chăn nuôi.

3


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA LỢN
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn
Sinh trưởng là quá trình sinh lý sinh hóa phức tạp, duy trì từ khi phôi thai

được hình thành đến khi thành thục về tính.
Sinh trưởng là quá trình tích lũy chất hữu cơ trong quá trình đồng hóa dị
hóa là sự tăng thêm khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay toàn
cơ thể con vật. Sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào
trong cơ thể vật nuôi.
Sau khi sinh lợn con có tốc độ sinh trưởng rất nhanh được thể hiện thông
qua sự tăng về khối lượng cơ thể . Thông thường khối lượng lợn con lúc 7 - 10
ngày tuổi tăng gấp 2 lần so với lúc sơ sinh, 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần , 30 ngày
tuổi tăng gấp 5 lần khối lượng sơ sinh, luusc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 – 8 lần, lúc
50 ngày tuổi tang gấp 10 lần và lúc 60 ngày tuổi tang gấp 12 – 14 lần
Sinh trưởng của lợn thịt chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ lúc bắt đầu nuôi thịt đến 30kg(từ 2 – 3 tháng tuổi)
Giai đoạn này lợn con chuyển từ thức ăn tập ăn sang thức ăn thông
thường. Lợn con sinh trưởng nhanh, đặc biệt là hệ cơ và xương, cơ quan tiêu hóa
đã hoàn chỉnh, khả năng tiêu hóa thức ăn tốt nhưng trong tuần đầu còn bị ảnh
hưởng của việc thay đổi thức ăn nên khả năng hấp thu thức ăn còn kém. Giai
đoạn này đòi hỏi về chất lượng. Hàm lượng protein trong khẩu phần 16,8 17,5%. Đối với lợn ngoại nuôi hướng nạc có thể tăng mức protein trong khẩu
phần lên 5 - 10%, canxi 0,8%, photpho 0,6%.
+ Giai đoạn 2 : Từ 31- 60kg( từ 3 – 5 tháng tuổi)
Giai đoạn này cơ thể phát triển mạnh, hệ cơ phát triển mạnh nhất. Cuối
giai đoạn này thì bắt đầu tích mỡ, nhất là đối với lợn lai ngoại với lợn nội. Cơ
quan tiêu hóa đã phát triển hoàn chỉnh có khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn
khác nhau. Tuy nhiên, để tránh lợn tích mỡ sớm cần tránh sử dụng loại thức ăn
giàu năng lượng với tỉ lệ % trong khẩu phần thấp. Lượng thức ăn từ 1,2 - 2,1kg
thức ăn hỗn hợp/con/ngày. Protein trong khẩu phần chiếm 13 - 15%, canxi cần
0,6 - 0,7%, photpho cần 0,4 - 0,5% vật chất khô.

4



+ Giai đoạn 3: Từ 61 - 110kg( từ 6 tháng – giết thịt)
Tốc độ phát triển xương và cơ kém trong khi đó khả năng tích mỡ tăng
dần nhất là tháng cuối cùng. Tính thèm ăn giảm dần nên cần tác động cho lợn ăn
nhiều hơn.
Tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng lớn do tích lũy mỡ mạnh và nhất là giai
đoạn cuối cùng. Lượng thức ăn cần 2,2 - 3,5kg thức ăn/con/ngày, nhu cầu protein
thấp từ 13 - 14%; canxi chiếm 0,5 - 0,6 và photpho 0,4 - 0,5%.
Từ những kết quả trên cho thấy, lợn là loài sinh trưởng và phát triển
nhanh, tuy nhiên để khai thác hết tiềm năng sản xuất của chúng người chăn nuôi
cần nắm rõ được cấu tạo của bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của lợn để có
được những biện pháp tác động kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
2.1.2. Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt
Nhiệt độ môi trường có sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tỏa
nhiệt và sinh nhiệt của cơ thể. Đặc biệt là giai đoạn lợn con thân nhiệt phụ thuộc
hoàn toàn vào môi trường, khả năng điều hò thân nhiệt kém. Sau đó khả năng
điều tiết thân nhiệt tăng dần và ổn định khi lợn đạt khối lượng nhất định trong
quá trình sinh trưởng.
Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con rất kém, dễ bị ảnh hưởng bởi các
tác động từ bên ngoài môi trường. Cơ thể lợn con luôn sinh ra nhiệt năng lớn,
nhiệt lượng của cơ thể liên tục tỏa ra bên ngoài do sự chênh lệch nhiệt độ với môi
trường. Đặc biệt với thời tiết lạnh rất dễ khiến lợn con bị bệnh. Lợn con rất mẫn
cảm với nhiệt độ, từ 15 - 20 ngày tuổi thân nhiệt của lợn con mới ổn định (Trần
Thị Dân, 2006). Lợn con sơ sinh có sự thay đổi rất lớn về điều kiện sống; khi trong
cơ thể mẹ nhiệt độ ổn định 38,5 0C. Khi ra bên ngoài nhiệt độ cơ thể của lợn thay
đổi tùy theo từng ngày, từng mùa khác nhau. Vì vậy, hầu như tất cả lợn con sau khi
sinh đều bị giảm thân nhiệt, sau đó thân nhiệt dần tăng lên cho nên cần thiết phải
điều chỉnh nhiệt độ chuồng úm cho lợn con: thích hợp nhất là 32 – 340C trong
tuần đầu và 29 – 300C ở tuần sau (Đào Trọng Đạt và Cs, 1996). Do vậy, lợn con
rất dễ bị nhiễm lạnh, giảm đường huyết và có thể bị chết. Nguyên nhân chủ yếu
do:

+ Lông lợn con thưa, lớp mỡ dưới da mỏng nên khả năng giữ nhiệt hạn chế.
+ Diện tích bề mặt so với khối lượng cơ thể cao nên mức độ mất nhiệt
cao hơn.

5


+ Lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể thấp nên khả năng cung cấp
năng lượng chống lạnh bị hạn chế.
+ Hệ thần kinh điều khiển cân bằng thân nhiệt chưa hoàn chỉnh do trung
khu điều khiển thân nhiệt nằm ở vỏ não mà vỏ não là cơ quan phát triển muộn
nhất ở cả hai giai đoạn trong thai và ngoài thai.
Trong giai đoạn này việc duy trì thân nhiệt của lợn con phụ thuộc vào sự
hoạt động rất mạnh của hệ tuần hoàn cũng như sự thay đổi tư thế của lợn.
Bên cạnh việc điều chỉnh nhiệt độ cho lợn con sơ sinh, việc tiếp nhận
lượng sữa đầu đối với nó cũng góp phần quan trọng. Năng lượng sữa đầu cao hơn
trong sữa bình thường khoảng 20%, vì vậy trong một giờ sau khi sinh, nếu lợn
con được bú sữa đầu thì 8 – 12 giờ sau thân nhiệt lợn con sẽ được ổn định.
Mỗi loại gia súc gia cầm đều có một giới hạn sinh thái về nhiệt độ và độ
ẩm nhất định, độ ẩm không khí trong chuồng nuôi cao là điều bất lợi cho lợn con,
bởi vì độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, ngoài ra độ
ẩm càng cao thì càng làm tăng thêm độ lạnh trong chuồng nuôi. Cho nên việc
quản lý nhiêt độ và độ ẩm trong chuồng nuôi cho phù hợp với tuổi của lợn và giữ
cho nhiệt độ trong chuồng nuôi ổn định trong một ngày đêm là rất quan trọng
(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
2.1.3. Đặc điểm tiêu hóa của lợn
Lợn là loài gia súc ăn tạp, dạ dày của chúng có cấu tạo trung gian giữa dạ
dày đơn và dạ dày kép. Cấu tạo bộ máy tiêu hóa của lợn bao gồm miệng, thực
quản, dạ dày, ruột non, ruột già, cuối cùng là hậu môn. Khả năng tiêu hóa của lợn
là 80 - 85 % tùy từng loại thức ăn.

Đối với lợn con: Cơ quan tiêu hóa của lợn con đó chính là sự phát triển rất
nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa hoàn thiện thể
hiện ở số lượng và hoạt lực cuả một số enzyme hoạt động trong đường tiêu hóa
còn bị hạn chế. Dịch vị của lợn con dưới 1 tháng tuổi hoàn toàn không có HCl tự
do, vì lượng axit tiết ra ít và nhanh chóng liên kết với các niêm dịch làm cho
lượng HCl tiết ra rất ít hoặc không có. Do thiếu HCl trong dạ dày của lợn con, hệ
vi sinh vật dễ lên men gây tiêu chảy ở lợn con. Trong thời gian bú sữa mẹ, bộ
máy tiêu hóa của lợn con phát triển rất nhanh thể hiện ở: Trọng lượng của bộ máy
tiêu hóa tăng lên gấp 10 - 15 lần, chiều dài ruột non tăng lên gấp 5 lần. Dung tích
của bộ máy tiêu hóa cũng tăng lên gấp 40 – 50 lần. Dạ dày của lợn sơ sinh chỉ đạt

6


2,5ml nhưng sau 70 ngày tuổi đã đạt 1815ml, tăng hơn 70 lần. Tương tự như vậy,
dung tích của ruột đã tăng lên gấp 50 - 60 lần so với sơ sinh.
Tiêu hóa thức ăn của lợn diễn ra ở 3 giai đoạn:
* Tiêu hóa ở miệng
Tiêu hóa diễn ra với 2 quá trình: tiêu hóa cơ học do nhai và tiêu hóa hóa học
do các enzyme trong nước bọt. Thức ăn ở miệng được cắt nghiền nhỏ bởi động tác
nhai và thức ăn trộn với nước bọt làm trơn để được nuốt trôi xuống dạ dày. Nước bọt
chứa phần lớn là nước (tới 99%) trong đó chứa enzym amylase có tác dụng tiêu hoá
tinh bột, tuy nhiên thức ăn trôi xuống dạ dày rất nhanh nên việc tiêu hoá tinh bột xảy
ra nhanh ở miệng, thực quản và tiếp tục ở dạ dày khi thức ăn chưa trộn với dịch dạ
dày. Tùy từng loại thức ăn khác nhau mà khả năng tiết nước bọt khác nhau. Lượng
nước bọt tiết ra trong một ngày một đêm của lợn có thể đạt tới 15 - 18 lít.
* Tiêu hóa ở dạ dày
Khi thức ăn xuống dạ dày được tiêu hóa bởi các enzyme tiêu hóa trong
dịch vị của dạ dày. Thành dạ dày tiết ra dịch dạ dày chứa chủ yếu là nước với
enzyme pepsin và axit clohydric (HCl). Men pepsin chỉ hoạt động trong môi

trường axit và dich dạ dày có độ pH khoảng 2,0. Dạ dày có chức năng tiêu hóa
protein và tinh bột.
Đối với lợn con: Cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa được hoàn thiện do
một số enzyme tiêu hóa thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, đặc biệt là ở 3 tuần đầu.
Khoảng 25 ngày đầu sau khi đẻ, enzyme pepsin trong dạ dày lợn con chưa có khả
năng tiêu hóa protein của thức ăn. Sau 25 ngày tuổi trong dịch vị lợn con chỉ có
HCl ở dạng tự do và enzyme pepsinogen không hoạt động mới được HCl hoạt
hóa thành pepsin hoạt động và mới có khả năng tiêu hóa. Do thiếu HCl ở dạng tự
do nên lợn con dưới 25 ngày tuổi rất dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường
tiêu hoá. Chúng ta có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCl ở dạng
tự do sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Nếu tập cho lợn con
ăn sớm từ 7 - 10 ngày tuổi thì HCl ở dạng tự do có thể được tiết ra từ 14 ngày
tuổi (Võ Trọng Hốt và CS, 2000).
* Tiêu hóa ở ruột
- Tiêu hóa ở ruột non
Thức ăn sau khi tiêu hóa ở dạ dày chuyển xuống ruột non được trộn với
dịch tiết ra từ tá tràng, gan và tụy - thức ăn chủ yếu được tiêu hóa và hấp thu ở

7


ruột non với sự có mặt của mật và dịch tuyến tụy. Mật được tiết ra từ gan chứa ở
các túi mật và đổ vào tá tràng bằng ống dẫn mật giúp cho việc tiêu hóa mỡ.
Tuyến tụy tiết dịch tụy có chứa men trypsin giúp cho việc tiêu hóa protein, men
lipase giúp cho tiêu hóa mỡ và men diastase, giúp tiêu hóa carbohydrate. Ngoài
ra, ở phần dưới của ruột non còn tiết ra các men maltase, saccharose và lactase để
tiêu hóa carbohydrate. Ruột non cũng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng đã tiêu
hóa được, nhờ hệ thông lông nhung trên bề mặt ruột non mà bề mặt tiếp xúc và
hấp thu chất dinh dưỡng tăng lên đáng kể.
Hoạt tính của các ezyme thay đổi từ sơ sinh đến trưởng thành.

Lợn con mới sinh có khả năng tiêu hóa kém do các enzym có hoạt lực tiêu
hóa yếu. Hoạt động của các enzym chỉ thích hợp với việc tiếp nhận và tiêu hóa
sữa. Nhưng nếu có chế độ chăm sóc thích hợp khẩu phần ăn hợp lý có cám ăn tập
ăn sớm được chế biến hợp lý với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cho lợn con
tập ăn sớm sẽ cải thiện được hạn chế này.
-

Tiêu hóa ở ruột già:

Ruột già chỉ tiết chất nhầy không chứa men tiêu hóa. Chỉ ở manh tràng có
sự hoạt động của vi sinh vật giúp tiêu hóa carbohydrate, tạo ra các axit béo bay
hơi, đồng thời vi sinh vật cũng tạo ra các vitamin K, B...
2.1.4. Khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng
Tiêu hóa thức ăn ở lợn là quá trình làm nhỏ các chất hữu cơ trong đường
tiêu hóa như: protein, carbohydrate, lipit để cơ thể có thể hấp thu được. Tiêu hóa
có thể diễn ra theo các quá trình. (1) Quá trình cơ học: Nhai nuốt hoặc sự co bóp
của cơ trong đường tiêu hóa dể nghiền nhỏ thức ăn. (2) Quá trình hóa học: Là
quá trình tiêu hóa nhờ các enzyme tiết ra từ các tuyến trong đường tiêu hóa. (3)
Quá trình vi sinh vật: Đây là quá trình tiêu hóa nhờ bacteria và protozoa.
Tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tiến hành chủ yếu ở dạ dày và ruột
non. Trong một ngày đêm, dạ dày phân giải 45% carbohydrate, 50% protein, 20 25% đường. Dạ dày và ruột non phân giải và hấp thu 85% đường và 87% protein,
ruột già chỉ còn không quá 10 - 15%.
Như vậy, lợn con sinh trưởng và phát dục nhanh song những tuần đầu bị
hạn chế do chức năng của cơ quan tiêu hóa chưa thành thục.
2.1.5. Đặc điểm về khả năng miễn dịch của lợn con

8


Lợn con khác với người và các loài động vật khác là chúng không nhận được

kháng thể từ mẹ trong thời kì thai nhi. Nhưng thay vào đó, trong sữa đầu của nái có
chứa hàm lượng rất lớn các kháng thể. Hệ tiêu hóa của lợn con trong vòng 12 - 24
tiếng kể từ khi sinh có khả năng hấp thụ các loại kháng thể này. Trong 12 tiếng đầu
sau khi sinh, lợn con được bú đầy đủ sữa đầu thì khả năng miễn dịch của chúng sẽ
tương tự như của nái. Vì vậy, người ta nói rằng ở lợn con khả năng miễn dịch là
hoàn toàn thụ động vì nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít
sữa từ mẹ.
Trong sữa đầu lợn mẹ có tỷ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi đẻ trong
sữa có tới 18 – 19% protein, trong đó γ – globulin chiếm tỷ lệ rất cao (34 – 45%) và có
vai trò miễn dịch. Trong sữa đầu có một số loại kháng thể chủ yếu như sau:
IgA là loại kháng thể đặc hiệu cho hệ thống hô hấp, hệ tiêu hóa và sinh dục.
Loại kháng thể này từ sữa mẹ và được hấp thu qua thành ruột vào trong cơ thể lợn
con. IgA có vai trò miễn dịch trực tiếp với bệnh do E. coli và một số bệnh khác.
IgG là kháng thể đặc hiệu đối với các vi khuẩn do lợn mẹ tiếp xúc ở trong
chuồng đẻ như E. coli và các kháng thể bệnh dịch tả khi lợn mẹ được tiêm
phòng. Lợn con có loại kháng thể này từ sữa mẹ truyền sang và đây là loại kháng
thể tồn tại rất lâu trong máu, cho nên giúp cho lợn con có khả năng kháng lại
những loại vi khuẩn gây hại điển hình như E. coli.
IgM là kháng thể kháng các bệnh do vius cũng như một số bệnh khác
trong máu. Đây là loại kháng thể đầu tiên vào cơ thể để chống lại những bệnh lạ
đầu tiên xâm nhập vào cơ thể.
Như vậy, trong sữa đầu không chỉ có hàm lượng kháng thể lớn mà còn có
các loại kháng thể khác nhau để giúp cho lợn con có khả năng chống chịu được
với bệnh tật xâm nhập từ bên ngoài vào. Tuy nhiên, khả năng hấp thu kháng thể
của lợn con thay đổi rất lớn theo thời gian.
Như vậy, quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ – globulin bị giảm rất
nhanh theo thời gian. Sở dĩ lợn con có khả năng hấp thu được nguyên vẹn phân
tử globulin là vì trong sữa đầu có kháng trypsin (antitrypsin), nó làm mất hoạt lực
của trypsin tuyến tụy. Đồng thời khoảng cách giữa các tế bào vách ruột lợn con
mới sinh rất lớn nên phân tử globulin có thể được chuyển qua bằng con đường

ẩm bào (kiểu hấp thu này giảm mạnh theo thời gian). Vì vậy, sau 24 giờ hàm
lượng globulin trong máu lợn con đã đạt tới 20,3mg%. Tại thời điểm này các tiểu

9


phần protein sữa tuần hoàn trong máu không nguy hiểm đối với lợn con vì thời
gian này lợn chưa hình thành kháng thể bản thân và protein đối với chúng không
phải là kháng nguyên.
Bên cạnh sự hấp thu kháng thể từ sữa mẹ thì bản thân lợn con trong thời
kỳ này cũng có quá trình tổng hợp kháng thể. Trước đây người ta cho rằng tới 2
tuần tuổi hoặc muộn hơn mới có quá trình tổng hợp kháng thể ở lợn con. Nghiên
cứu tại Bruno (Cộng hòa Séc) gần đây cho thấy chỉ ngay sau ngày đẻ thứ hai một
số cơ quan trong cơ thể lợn con đã bắt đầu sản sinh kháng thể. Tuy nhiên, khả
năng này của lợn con còn rất hạn chế và nó chỉ được hoàn chỉnh khi lợn con
được một tháng tuổi (Vũ Đình Tôn, 2009).
2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA LỢN
2.2.1. Lượng thức ăn hàng ngày và số lần cho ăn trong ngày
Lượng thức ăn hàng ngày phải đảm bảo đúng khả năng thu nhận và hấp
thu của lợn. Cho ăn với mức độ hợp lý, phù hợp với từng dối tượng lợn. Số lần
cho ăn cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cũng phải cân chỉnh số lần cho
ăn, thời gian cho ăn phải phù hợp nhất để đảm bảo lợn thu nhận thức ăn cân đối
hoàn chỉnh trong ngày.
Khi cho lợn con tập ăn nên cho ăn với một lượng nhỏ với khoảng cách
đều đặn và chia làm nhiều bữa trong ngày sẽ nâng cao được năng suất lợn con.
Phương pháp nuôi dưỡng này người chăn nuôi có thể khắc phục được 2 vấn
đề, một là tránh tồn dư thức ăn lâu trong máng, hai là tăng khả năng hấp thu
của lợn con.
Sau khi cai sữa, lợn con thường bị khủng hoảng, tránh tình trạng đó cần
giảm thức ăn hằng ngày. Cách giảm lượng thức ăn cho ăn hàng ngày như sau:

Ngày đầu cai sữa giảm 1/2 lượng thức ăn so với ngày trước cai sữa; ngày tiếp
theo cai sữa giảm 1/3 lượng thức ăn so với ngày trước cai sữa; ngày tiếp theo
sữa giảm 1/4 lượng thức ăn so với ngày trước cai sữa. Nếu quan sát thấy lợn
không có vấn đề về đường tiêu hóa thì cho lợn ăn bình thường như trước ngày cai
sữa rồi tăng dần theo nhu cầu của lợn con.
Qua đó cần có phương pháp cho ăn hiệu quả nhất để lợn sinh trưởng và
phát triển năng suất tối đa tăng hiệu quả kinh tế.

10


2.2.2. Nhu cầu về năng lượng
Năng lượng là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, chi phí của nó cao
hơn bất kỳ thành phần dinh dưỡng nào cung cấp cho lợn do nguồn thức ăn tiêu
thụ chủ yếu là cung cấp năng lượng.
- Đối với lợn con: Từ tuần tuổi thứ 3 lợn con mới bắt đầu có nhu cầu bổ sung
năng lượng và mức này càng ngày càng cao do sữa mẹ cung cấp ngày càng giảm
+ Lợn con đang bú sữa có thể xác định lượng thức ăn thu nhận theo
phương trình sau (NRC, 1998):
DE ăn vào (Kcal/ngày) = -151,7 + (11,2 × ngày tuổi) R2 = 0,72
+ Lợn con sau cai sữa với khối lượng khoảng từ 5 – 15kg, lượng thức ăn
thu nhận được xác định như sau (NRC, 1998):
DE ăn vào (Kcal/ngày) = -1,531 + (455,5 ×BW) – (9,46 × BW2) R2 =0,92
Khẩu phần thức ăn cung cấp cho lợn con cần giàu năng lượng. Tuy nhiên,
nếu tỷ lệ dầu trong thức ăn quá 7%, lợn con sẽ giảm thu nhận.
- Đối với lợn đang sinh trưởng: Theo Vũ Duy Giảng (2005), giá trị năng
lượng DE hoặc ME được ước tính bằng công thức sau:
DE (kcal/kg) = 5,78 X1 + 9,42 X2 + 4,4 X3 +4,07 X4
ME (kcal/kg) = 5,01 X1 + 8,93 X2 + 3,44 X3 + 4,08 X4
X1, X2, X3, X4 lần lượt là protein thô tiêu hóa, chất béo tiêu hóa, xơ thô

tiêu hóa chiết chất không nito tiêu hóa tính bằng g/kg thức ăn.
Ở nước ta ngành chăn nuôi hiện vẫn sử dụng tiêu chuẩn dinh dưỡng của
NRC -1998 thuộc Viện Hàn Lâm quốc gia Hoa Kỳ.
Giai đoạn nuôi thịt cần cung cấp lượng thức ăn rất lớn, nhất là vào thời
điểm vỗ béo. Lượng thức ăn cho lợn thịt là từ 2,1 - 3,5 kg thức ăn /ngày. Thức ăn
giàu năng lượng cũng được tăng cường ở giai đoạn này. Nhu cầu năng lượng trao
đổi (ME) của lợn thịt là 3265 kcal/kg (NRC, 1998). Trong thành phần thức ăn
nên giảm những loại có tỷ lệ xơ cao vì giảm tính thèm ăn, giảm tỷ lệ tiêu hóa.
Mật độ năng lượng của thức ăn có liên quan đến lượng thức ăn mà con vật
ăn vào, nếu mật độ năng lượng cao thì mức ăn sẽ giảm ngược lại. Khi sử dụng
bảng tiêu chuẩn dinh dưỡng của NRC - 1998 có thể diều chỉnh mật độ năng
lượng trong thức ăn trong bảng, nếu mật độ năng lượng tăng thì lượng thức ăn

11


tiêu thụ hàng ngày sẽ giảm, nếu giảm mật độ năng lượng thì lượng thức ăn tiêu
thụ hàng ngày sẽ tăng.
2.2.3. Nhu cầu về protein và axit amin
Protein là cơ sở của sự sống, protein là chất cấu tạo nên các loại mô bào
trong cơ thể, đồng thời cũng là cấu tạo của những chất điều hòa sự sống như
hormone, enzyme trong cơ thể.
Theo Trương Lăng (2003) protein là nguyên liệu cấu tạo tế bào. Cơ chứa
đến 30 – 35% protein. Protein do thức ăn đưa vào phải tính protein tiêu hóa của
từng loại thức ăn trên đơn vị thức ăn tiêu chuẩn hàng ngày. Lợn nái có thai cần
80 – 90g protein tiêu hóa/ kg thức ăn, lợn nái nuôi con 100 – 110g, lợn con tập ăn
cần từ 120 – 130g protein tiêu hóa/ kg thức ăn.
Protein (protein thô) trong thức ăn được xác định bằng lượng nitrogen
tổng số × 6,25. Việc xác định dựa trên tỷ lệ nitrogen/protein trung bình là 16g
nitrogen/100g protein. Đơn vị cấu tạo cơ bản của protein là các axit amin. Trong

protein chứa 20 loại axit amin chính và chia thành 2 nhóm: nhóm các axit amin
thiết yếu và nhóm các axit amin không thiết yếu. Nhóm axit amin thiết yếu
(không thay thế được) là những axit amin cơ thể không tự tổng hợp được để thỏa
mãn nhu cầu mà thường phải bổ sung qua thức ăn.
Ở lợn có 10 axit amin không thay thế được như sau: arginine, valine,
leucine, isoleucine, threonine, tryptophan, lysine, histidine, methionine,
phenylalanine. Thiếu một trong những axit amin này là protein giá trị không hoàn
toàn. Thiếu tryptophan lợn con ngừng sinh trưởng.
Như vậy việc bổ sung đầy đủ protein và axit amin là rất cần thiết và có ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn con
2.2.4. Nhu cầu về khoáng
Hiện nay đa số chăn nuôi lợn theo kiểu nuôi nhốt, không được chăn thả và
cung cấp thêm rau xanh, môi trường này làm tăng nhu cấu bổ sung khoáng chất.
Chất khoáng tham gia cấu tạo mô cơ thể, các quá trình chuyển hóa của cơ
thể và là thành phần của các enzyme chứa kim loại. Ở giai đoạn lợn con theo mẹ
và lợn con sau cai sữa thì đây là giai đoạn lợn con phát triển rất mạnh cả hệ cơ và
hệ xương. Vì vậy, thiếu khoáng con vật sẽ bị rối loạn trao đổi chất, sinh trưởng
và sinh sản bị ngừng trệ.

12


Cơ thể lợn có trên 20 loại chất khoáng trong đó có 10 loại cần thường
xuyên được bổ sung vào khẩu phần tùy theo số lượng có trong khẩu phần, người
ta chia khoáng chất thành 2 nhóm:
-Nhóm khoáng chất đa lượng: Canxi, photpho, natri, clo.
-Nhóm khoáng vi lượng: Sắt, kẽm, Iốt, selen, đồng, mangan
* Canxi (Ca) và Photpho (P)
Khoảng 99% canxi và 80% photpho trong cơ thể tồn tại ở xương và răng.
Ngoài chức năng cấu tạo nên bộ khung của cơ thể, canxi còn tham gia vào quá

trình đông máu và co cơ. Photpho có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi
và chuyển hóa năng lượng.
Thiếu hay thừa canxi, photpho đều ảnh hưởng tới vật nuôi. Thiếu canxi,
xương phát triển không bình thường, lợn có hiện tượng còi xương. Thiếu
photpho làm giảm sinh trưởng, rối loạn chuyển hóa năng lượng, giảm hiệu suất
sử dụng thức ăn. Tuy nhiên, thừa canxi (trên 1%) so với nhu cầu sẽ làm giảm sự
hấp thu kẽm, dẫn đến các bệnh về lông da.
Nguồn Ca và P được thường được bổ sung trong khẩu phần ăn là bột
xương, vôi bột, bột đá…
* Natri (Na) và Clo (Cl)
Chức năng chính của Na và Cl là tham gia vào quá trình duy trì áp suất
thẩm thấu của cơ thể. Thiếu Na và Cl gây nên hiện tượng lợn chán ăn làm giảm
sinh trưởng và năng suất vật nuôi.
Natri và clo được cung cấp một phần từ thức ăn tự nhiên, còn phần chính là từ
muối ăn. Nhu cầu muối trung bình các loại lợn là 0,5%. Trong khẩu phần lợn, tỷ lệ
muối cao hơn có thể được chấp nhận nếu cung cấp đầy đủ nước uống cho lợn. Tuy
nhiên, lượng muối trong khẩu phần không vượt quá 1,5%.
*Sắt (Fe) và Đồng (Cu)
Sắt và đồng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, là thành phần
của nhiều enzyme trong cơ thể. Thiếu sát đồng sẽ gây thiếu máu, lợn còi cọc
giảm tăng trọng. Ngoài chức năng vận chuyển sắt, đồng thời còn có tác dụng kích
thích sinh trưởng ở vật nuôi. Theo Bolstedt (1951), có thể bổ sung đồng dưới
dạng đồng sulfate vào trong thức ăn hỗn hợp cho lợn con sau cai sữa với mức 10
mg/kg thức ăn. Theo Nguyễn Quế Côi (2006), bổ sung một lượng Cu rất nhỏ

13


×