Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Kỹ năng Lãnh Đạo Quản Lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.21 KB, 13 trang )

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ
CÂU HỎI

ĐÁP ÁN

Câu 1. Để thực hiện
hiệu quả các nội dung
hoạt động lãnh đạo,
quản lý tại cơ sở, người
lãnh đạo, quản lý cần
có những phẩm chất
nào? Liên hệ thực tiễn
ở đơn vị anh (chị) hiện
nay?

-Khái niệm hoạt động lãnh đạo, quảm lý: Là quá trình thực hiện mối
quan hệ tác động giữa chủ thể lãnh đạoquảm lý với các đối tựng một
cách có hệ thống, có tổ chức, có kế hoạch hướng tới mục tiêu chung và
thực hiện tốt mục tiêu đó.
Những nội dung cơ bản của hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở:
*Xây dựng mục tiêu, phương hướng, kế hoạch hoạt động ở cơ sở:
-Dự báo : Căn cứ vào khoa học, sự phát triển của xã hội và Dựa trên các
biến động trong và ngoài cấp cở sở để lập ra kế hoạch cho hoạt động của
Trung tâm.
-Xác định mục tiêu : Mỗi cơ sở đều có hệ thống mục tiêu đa dạng theo
các mối quan hệ khác nhau, bao gồm 3 mục tiêu : ngắn hạn , trung hạn
và dài hạn. Vấn đề cần quan tâm là cấp cơ sở phải thiết lập mối quan hệ
và phối hợp với các mục tiêu.
-Lập chương trình, kế hoạch, hành động thực hiện mục tiêu.
1.Xây dựng các chuơng trình hoạt động để thực hiện mục tiêu.Là tổng


thể các nổ lực của cấp cơ sở đi với tổng nguồn lực và phuơng thức sử
dụng nguồn lực để đạt mục tiêu.
2.Lập kế hoạch cho từng mục tiêu, từng bộ phận, cá nhân và theo thời
gian.Nội dung của hoạt động này gồm 3 phuơg tiện :
-Hành động : Theo tiến độ kế hoạch và thời gian cụ thể.
-Kinh phí : Chi tiêu và quản lý rỏ ràng.
-Con nguời : Mỗi hoạt động cho từng tổ chức, cá nhân cụ thể.
*Tổ chức thực hiện mục tiêu, phương hướng, kế hoạch hoạt động ở cơ
sở:
-Huy động, bố trí, sử dụng nguồn lực.
-Thiết lập và củng cố, đổi mới bộ máy tổ chức, quản lý
-Hoạt động đối ngoại
-Điều hành và điều chỉnh hoạt động ở cơ sở
*Thực hiện kiểm tra, đánh giá và xây dựng môi trường làm việc ở cơ sở
-Xây dựng và điều hành chế độ kiểm tra
-Xây dựng và điều hành chế độ đánh giá
-Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả ở cơ sở


Để thực hiện hiệu quả các nội dung hoạt động lãnh đạo, quản lý
tại cơ sở, người lãnh đạo, quản lý cần có những phẩm chất:
1. Tầm nhìn xa.
Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều.
Anh ta dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là
người cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay
thuộc cấp của mình.
Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những
1



ý tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt
những ý tưởng đó. Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh
động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao. Do đó, sự thành thạo trong khả
năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm chất cần có của một người lãnh
đạo giỏi.
Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng của người lãnh
đạo, họ thường không nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ
cho những kinh nghiệm mà anh ta có thể tiếp thu từ thực tiễn công việc:
khả năng lên kế hoạch và thiết lập mục tiêu cần đạt được. Anh ta là
người luôn có những giải pháp để giải quyết mọi khó khăn trong những
tình huống nan giải nhất bởi vì, anh ta đã nhìn rõ bản chất của sự việc
ngay cả trước khi khi bạn chỉ mới bắt đầu nghĩ về nó.
2. Sự tự tin:
Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình.
Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người
lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ
năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông
minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng,
kinh nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó
từ những người khác.
3. Tính kiên định .
Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong
các quyết định của mình.
Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ, ngoan
cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn nữa, anh ta phải biết
nghiêng về lẽ phải trong việc phân xử các xung đột trong nội bộ của
mình.
4. Biết chấp nhận mạo hiểm .
Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất
bại. Tuy nhiên, nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần

phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay
không?
Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, bạn cần biết
vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử
thách. Nếu thử thách là quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế
hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự chuẩn bị, mức độ mạo hiểm trong
tình huống của bạn càng được giảm bớt.
5. Sự kiên trì:
Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự
đối đầu với nó. Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và
bởi vì bạn là người đứng đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều
cho đến khi nào thành công thì thôi.
6. Sự quả quyết :
Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những
quyết định quan trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh
xa nó. Cho dù những quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động
2


lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh
mình thì bạn cũng phải chấp nhận điều đó.
Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn
đến những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy”
trong vị thế là người lãnh đạo của bạn.
Đôi khi bạn cũng cần nhẫn tâm một chút trong việc sa thải một nhân
viên nào đó vì hành động của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công
ty
7. Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân :
Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công việc của mình tiến triển tốt
hay không? Là một người đứng đầu một tập thể, bạn phải tốn rất nhiều

thời gian và công sức để quản lý tốt những người dưới quyền và công
việc của mình. Thậm chí, sự bận rộn đó còn chiếm cả những khoảng
thời gian riêng tư dành cho bản thân và gia đình bạn.
8. Khả năng thích nghi:
Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày
mai thì nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được
điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay
đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương
pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình.
Ai cũng có thể xoay bánh lái và đưa con tàu đi được một quãng
đường, nhất là lúc trời yên biển lặng . Nhưng chỉ có nhà lãnh đạo mới có
khả năng lập hải trình và dẫn dắt con tàu đến đich, bất kể điều kiện hay
hoàn cảnh nào. Để lái con tàu - tổ chức - đến đích thành công thì nhà
lãnh đạo cần phải có những phẩm chất sau:
• Chu đáo – Thông cảm với nhu cầu, mối bận tâm và mục tiêu của nhân
viên.
• Có thể thích ứng với sự mơ hồ - Có khả năng hoạt động trong môi
trường không có sự chắc chắn, có rất ít chỉ dẫn
• Kiên trì – Luôn có thái độ tập trung và tích cực khi theo đuổi một mục
tiêu, bất kể những trở ngại và thất bại.
• Giỏi giao tiếp - Biết cách lắng nghe cẩn thận, trình bày và nói trước
công chúng.
• Đàm phán hiệu quả - Khả năng đàm phán tốt với cả người ngoài tổ
chức lẫn nhân viên của họ
• Sắc sảo về chính trị - Có ý thức vững chắc về cơ cấu quyền lực của tổ
chức, đặc biệt lắng nghe cẩn thận những mối quan tâm của các nhóm có
nhiều quyền lực nhất, và biết tranh thủ được sự hỗ trợ và nguồn lực cần
thiết.
• Hài hước – Trong tình huống căng thẳng, họ biết cách giải toả sự căng
thăng ấy bằng một chút khôi hài.

• Bình tĩnh – Trong tình huống xáo động và hỗn loạn, vẫn giữ được bình
tĩnh.
• Thuyết phục - Tỏ ra hiệu quả trong việc đạt được cam kết của người
khác đối với mục tiêu của tổ chức.
• Biết thách thức - Thuyết phục người khác rằng những người đó nên đặt
ra các chuẩn mực cao cấp và chấp nhận các mục tiêu đòi hỏi cao.
3


• Hiểu được bản thân - Biết cách cư xử của mình ảnh hưởng đến người
khác như thế nào.
• Tập trung vào tương lai - Tổ chức các nhiệm vụ trước mắt theo các ưu
tiên lâu dài.Quan sát các nhà lãnh đạo hiệu quả là một việc làm hữu ích,
nhưng đồng thời bạn cũng nên chú ý đến cách thức xử sự của họ. Những
điều họ làm bao gồm: ra quyết định cả khi mọi dữ liệu không có sẵn;
thực hiện những cuộc trao đổi khó khăn, lập kế hoạch để những người
nhiệt huyết đi theo, hành động nhất quán với các giá trị của họ, truyền
cảm hứng cho nhân viên để thực hiện những điều khác biệt, và cân bằng
sự căng thẳng vốn có trong môi trường tổ chức.
Sự quan sát chặt chẽ về cách thức cư xử của các nhà lãnh đạo có thể
giúp bạn xây dựng hình ảnh người lãnh đạo chuẩn mực để noi theo.
Liên hệ thực tiễn:
Tại chi đoàn UBND phường 7, Quận Phú Nhuận Thì:
Bí thư đoàn là người nhiệt huyết, có khả năng hoạch định công việc,
xác định mục tiêu cho đơn vị.
Luôn nắm vững về nội quy và những quy định tji đơn vị.
Không ngừng tự rèn luyện bản thân, nâng cao lập trường tư tưởng chish
trị.
Thực hiện công việc luôn tuân theo nguyên tắc PDCA (Plan, do, check,
action).

VD: Phong trào thanh niên tình nguyện: Tiesp sức mùa thi năm 2017:
- Xây dựng mục tieu, phương hướng hoạt động ở cơ sở:
+ Xác địh mục tiêu: hỗ trợ các bạn sinh viên ở các tỉnh, các bạn có
hoafncarnh khí khăn tìm đươc những nơi ở miễn phí hay giá rẻ, nhứng
bữa cơm từ thiện, đưa, rước các bạn sinh viên từ nơi ở đế điểm thi và
ngược lại.
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện: Các bạn đoàn thanh niên bắt đầu đi tìm
những chỗ trọ miễn phí hay giá rẻ, đi tìm các bữa cơm từ thiện hoặc tự
tìm nguyên liệu để nấu ăn. Tìm các chuyến xe bus hay xe đưa rước để
tạo phương tiện đi lại cho các bạn sinh viên.
- Tổ chức thực hiện mục tiêu, phương ướng, kế hoạch.
+ Huy động, bố trí, sử dụng nguồn nhakan lực: Phân công công việc cụ
thể cho từng nhóm đoàn thah niên. Tài chính dựa vào trợ cấp tờ đơn vị
và từ nguyên góp của các bạn đoàn thanh niên.
+ Hoạt động đối ngoại: Liên hệ tìm nhà trọ, các suất cơm hay tìm kiếm
nguyên vật liệu giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
- Kiểm tra giám sát: hoạch định thời gian họp của chi đoàn để xác
đinh cái nào đã làm được, cái nào chưa từ đó tiếp tục hực hiện.
Bí thư chi đoàn tại đơn vị em là người luôn nhhaajn được sự ủng hộ
của các bạn đoàn viên trong thực hiện phong trào. Bi thư luôn đưa ra
mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ rõ ràng. Bên cạnh đó còn tạo sân chơi, sự
giao lưu cho các bạn đoàn viên và sinh viên
Câu 3. Trình bày các
kiểu phong cách lãnh Khái niệm Phong cách lãnh đạo:
đạo: độc đoán, dân chủ,
4


tự do. Đánh giá về việc
vận dụng phong cách

lãnh đạo của người
lãnh đạo, quản lý tại
đơn vị anh (chị) hiện
nay?

*Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý là mẫu hành vi mà
người lãnh đạo, quản lý lựa chọn nhằm tác động một cách có hiệu quả
đến đối tượng lãnh đạo, quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu và
nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý đã đề ra.
Phong cách lãnh đạo là toàn bộ những định hướng mục tiên, lề lối ứng
xử, cách thức tác động của nhà lãnh đạo- quản lý đến đối tượng lãnh
đạo- quản lý được lặp đi lặp lại thường xuyên trở thành ổn định, bền
vững ở một nhà lãnh đạo- quản lý gọi là phong cách lãnh đạo.
*Mỗi phong cách lãnh đạo có ưu khuyết điểm riêng biệt, không có
phong cách quản lý chung cho mọi đối tượng, không có phong cách
quản lý chung cho mọi nhà quản lý, không có quan điểm quản lý chung
cho mọi loại tập thể. Tùy thuộc vào công việc, đơn vị cơ quan và đối
tượng quản lý, tính cách nhà lãnh đạo mà chúng ta lựa chọn một phong
cách lãnh đạo phù hợp.
+ Ta có 3 loại phong cách:
-Phong cách lãnh đạo độc đoán:Người lãnh đạo giành nguyên quyền,
giành thế tự phong trong các quyết định, người lãnh đạo ít lắng nghe mà
quyết đoán nhiều hơn. Mọi quyết định đều bắt dầu từ ý chí của người
lãnh đạo chứ không có những dấu hiệu thể hiện ý chí của quần chúng.
Các quyết định chỉ đạo thường có tính chất mệnh lệnh.
-Bản chất: tập trung toàn bộ quyền lực trong tay người LĐQL
-Đặc điểm: mệnh lệnh một chiều, kiểm tra giám sát chặt chẽ, muốn nhân
viên phục tùng tuyệt đối
-Ưu điểm: Giải quyết công việc nhanh chóng đỡ mất thời gian và giải
quyết nhanh nhất, đảm bảo tính tổ chức kỷ luật của đơn vị

*Hạn chế: Không phát huy được tính sáng tạo, không có tính mềm dẻo,
tính ì trong công việc, kinh nghiệm làm mờ tính sáng tạo
Điều kiện áp dụng: Nhà lãnh đạo phải thực sự có năng lực và sức khỏe
-Phong cách dân chủ: Quyền lực tập trung vào tập thể, có sự chia sẻ
quyền lực với tập thể. Với Nhà Quản lý, dân chủ mệnh lệnh được đưa ra
dưới dạng: một “lời đề nghị”, nếu cấp dưới không hiểu thì sẽ dùng “một
lời khuyên”, cho nên tác động không tồn tại dưới dạng mệnh lệnh, hành
chính cứng ngắc, cấp dưới cảm thấy thoải mái, dễ chịu, nhờ đó mà khai
thác được trí tuệ tập thể nhờ vào sự lắng nghe, phong cách dân chủ
thường được đánh giá cao vì có nhiều ưu điểm
+Bản chất: Người LĐ chia sẽ quyền ra ý kiến đóng góp; Quyền lực,
quyền quyết định vẫn nằm trong tay nhà LĐQL
5


-Đặc điểm: Thông tin 2 chiều, cho phép cấp dưới tham gia đóng
góp ý kiến
-Ưu điểm: chia sẻ quyền lực với cấp dưới, lắng nghe cấp dưới,
phát huy được tính sáng tạo. tích cực
-Khuyết điểm: không kiểm soát được ý tưởng, vì vậy đòi hỏi
người lãnh đạo rất giỏi để đủ tri thức, đủ bản lĩnh lấy cái nào phù hợp để
điểu chỉnh.
Dân chủ cũng phải có năng lực, có trình độ chuyên môn cao, có
xu hướng sáng tạo, mình là trọng tài để dung hòa các ý kiến của cấp
dưới.
Điều kiện áp dụng:
*Phong cách tự do: Nhà lãnh đạo giao quyền chủ động thực hiện cho
cấp dưới, chỉ kiểm tra trên hạng mục, chỉ tiêu, người quản lý sẽ đứng
ngoài quan sát, kiểm tra giám sát, ko trực tiếp tham gia hoạt động, nhà
lãnh đạo sử dụng quyền lực ít nhất, quyết định đc đưa ra duới dạng giao

khoán.
Bản chất: Quyền lực vẫn nằm trong tay nhà LĐQL , chỉ trao, ủy
quyền cho nhân viên quyền chủ động thực hiện công việc được người
LĐ giao
Đặc điểm: Không buông lỏng QL nhờ công tác kiểm tra giám sát
bằng mục tiêu
Ưu điểm: huy động mọi nguồn lực của bản thân, phù hợp với
năng lực bản chất cá nhân, phát huy kinh nghiệm, giải quyết độc lập,
chủ động trong công việc.
Khuyết điểm: không kiểm soát được tiến trình công việc
Người lãnh đạo giỏi biết tôn trọng và sử dụng người giỏi, phong
cách lãnh đạo không có phương án tuyệt đối mà tùy vào đối tượng quản
lý, vào môi trường quản lý, ví dụ như đối tượng là những nhà trí thức,
những nghệ sĩ thì lãnh đạo bằng phong cách tự do là phù hợp.
Điều kiện áp dụng:
Đánh giá về việc vận dụng phong cách lãnh đạo của người
lãnh đạo, quản lý tại đơn vị anh (chị) hiện nay?
Bí thư chi đoàn phường 7, quận Phú Nhuận là người có phong cách lãnh
đạo dân chủ. Bất kỳ một sự việc nào có liên quan đến chi đoàn thì Bí thư
đều tổ chức trưng cầu ý kiến của các đoàn viên.
6


VD: Trong Phong trào tiếp sức mùa thi năm 2017 thì:
+ Trong việc tìm nhà trọ, đò ăn, phương tiejn đi lại thì luôn hỏi ý kiến
của các đoàn viên.
+ Trong việc phân công công việc: phân công công việc phù hợp với khả
năng và điều kiện của từng bạn đoàn viên như: gần với nơi ở hoặc thuận
tiện cho việc đi lại.
Trong việc trng cầu ý kiến của các bạn đoàn viên thì Bí thư luôn tỏ thái

độ chú ý lắng nghe dù đó là ý kiến tốt hay xấu, có ích hay không thì tất
cả đều được tiếp nhận. Tạo một môi trừng bình đẳng, hòa đồng giữa bí
thư và các bạn đoàn viên.
Phong cách lãnh đạo dân chủ của Bí thư đoàn rất phù hợp với thực tiễn
tại đơn vị. Vì đây là môi trươ]fng năng động, đa số là các bạn đoàn viên
trẻ trung sáng tạo. Với phong cách lãnh đạo dân chủ thì các bạn đoàn
viên tự do đưa ra những ý kiến của bản thân, tự do làm việc theo cách
riêng của mình để đem lại kết quả tốt nhất cho mục tiêu của Đoàn đưa
ra.
Câu 4. Căn cứ trên các
biểu hiện đặc trưng
phong cách lãnh đạo
của người lãnh đạo
quản lý ở cơ sở, đánh
giá ưu điểm - hạn chế
của lãnh đạo đơn vị
anh (chị) hiện nay? Chỉ
ra phương hướng rèn
luyện để khắc phục
những hạn chế đó.

*Khái niệm phong cách lãnh đạocủa cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ
sở : là mẫu hành vi mà người lãnh đạo, quản lý lựa chọn nhằm tác động
và ảnh hưởng có hiệu quả đến cấp dưới và quần chúng nhân dân tại cơ
sở.
*Những biểu hiện đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của người
lãnh đạo quản lý ở cơ sở.
-Tác phong làm việc dân chủ: Tôn trọng ý kiến, nguyện vọng lắng nghe
ý kiến của quần chúng, không chủ quan, độc đoán, khơi dậy nhiệt tình
đóng góp năng động, sáng tạo của quần chúng tham gia, thực hiện và

chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước.
VD: Trong phong trào tiếp sức mùa thi của Đoàn thanh niên phường 7,
quận PN thì Bí thư đoàn đã làm tốt trong việc thực hiện tác phong làm
việc dân chủ của mình.
- Tác phong khoa học: Trong công việc phải khoa học có kế hoạch
cụ thể, không tùy tiện, tùy hứng, phải có phân công trách nhiệm, tư duy
khoa học, phải nhạy bén với cái mới, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà
không hình dung cái lợi lâu dài, tầm nhìn hạn chế.
VD: Trong phong trào tiếp sức mùa thi của Đoàn thanh niên phường 7,
quận PN thì Bí thư đoàn đã triển khai kế hoạch cụ thể, rõ ràng, chi tiết
trong việc phân công lao động.
- Tác phong làm việc hiệu quả thiết thực: Không hình thức thành
tích, tính hiệu quả thiết thực là tiêu chuẩn đánh giá tài đức của CBLĐ,
đánh giá sự phù hợp hay không của phong cách lãnh đạo.
VD: Trong phong trào tiếp sức mùa thi của Đoàn thanh niên phường 7,
quận PN thì Bí thư đoàn có tổ chức khen thưởng, tuyên dương cho
những bạn đoàn viên tích cực tham gia phong trào. Tuy nhiên, việc đánh
giá đoàn viên của bí thư là chưa xác với thực tế. Vì nều chỉ dựa vào số
lượng nhà trọ, phần ức ăn từ thiện mà các bạn đoàn viên tìm được để
7


đánh giá thì chưa hiệu quả. Cần phải dựa trên cả một quá trình làm việc
của các đoàn viên. Có nhvay mơi tạo được động lực cho các bạn đoàn
viên tham gia vào các phong trào khác do chi đoàn ttoor chức với tinh
thần tự nguyện, vui vẻ chứ không phải vì một sức ép nào đó.
- Tác phong đi sâu sát quần chúng: là đặc trưng riêng biệt của phong
cách lãnh đạo ở cơ sở.Có đi sâu sát quần chúng mới có được tác phong
khoa học, dân chủ, tác phong hiệu quả và thiết thực.

VD: Trong viejc quản lý các bạn đoàn viên thì Bí thư chỉ nắm được
hoàn cảnh của đoàn viên mình một cách khái quát, tổng thể nhất. Bí thư
chưa thật sự tìm hiểu thật kỹ về từng đoàn viên như: hoàn cảnh gia đình,
điều kiện kinh tế hay khả năng của đoàn viên đó như thế nào để đào tạo
và bồi dưỡng. Chưa thật sự tìm hiểu tâm tư, nguyện vjng củ mỗi đoàn
viên, Đảng viên để từ đó tạo nên mối quan hệ mật thiết trong chi đoàn
của mình.
- Tác phong tôn trọng và lắng nghe ý kiến quần chúng: dân là gốc
của nước, dân là chủ, mọi nguồn sức mạnh, trí tuệ, sáng tạo đều từ nhân
dân mà ra. Đây không chỉ là đặc trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo ở
cơ sở mà còn là nguyên tắc làm việc, nguyên tắc ứng xử của người lãnh
đạo.
VD: cứ đến mùa hè là Bí thư đoàn tổ chức phong trào mùa hè xanh
cho các đoàn viên thanh niên tham gia. Các dbajn đoàn viên thanh niên
về một vùng nông thôn để giúp người dân dọn dẹp đường, dạy học cho
các bạn học sinh. Qua các phong trào đó Bí thư đoàn sẽ lắng nghe các ý
kiến đánh giá từ người dân xem haojt động này có hữu ích hay gây
phiền nhiễu gì đến người dân hay không.
- Tác phong khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị: khiêm tốn học
hỏi sẽ giúp cho cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở tiến bộ, có thêm kinh
nghiệm, tri thức kĩ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Người
lãnh đạo quản lý ở cơ sở có phong cách khiêm tốn học hỏi, cầu thị sẽ dễ
gần được quần chúng, chiếm được sự cảm tình, tôn trọng của quần
chúng.
VD: Bí thư đoàn tại đơn vị em có tinh thần học hỏi, luôn trao dồi tư
tưởng chính trị, sống gần gũi với đoàn viên.
- Tác phong làm việc năng động, sáng tạo: Nói được phải làm được,
phải năng động, sáng tạo tìm ra hướng chuyển dịch cơ cấu với thực
tiễn, nhạy bén trong việc phát hiện cái mới, ủng hộ nhân lên diện
rộng, hoàn thành công tác và cải thiện cuộc sống tốt hơn.

VD: trong việc thực hiện phong trào mùa hè xanh, khi kinh phí của
Đoàn thanh niên không đủ để trang trải thì Bí thư đoàn đã vận động
sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, nhà tài trợ và một phần từ gia đình
của các bạn đoàn viên.
- Tác phong làm việc gương mẫu và tiên phong: tính tiên phong,
gương mẫu của cán bộ, Đảng viên là yếu tố đảm bảo vai trò lãnh đạo
của Đảngđối với xã hội, tạo được sự tín nhiệm, niềm tin của nhân
dân. Để tạo ra một bước chuyển biến mới trong đời sống chính trị,
kinh tế, văn hóa…rất cần đến phong cách, tác phong gương mẫu,
8


Câu 6. Trình bày vai
trò của thông tin trong
quản lý? Để đảm bảo
hiệu quả thực hiện các
công việc, người lãnh
đạo, quản lý cần tiến
hành qui trình thu thập
và xử lý thông tin như
thế nào? Liên hệ thực
tiễn đơn vị anh (chị)
hiện nay.

tiên phong của những người lãnh đạo, quản lý để qua đó người dân
mến phục, noi theo và tin tưởng.
VD: Bí thư đoàn luôn là người tiên phong trong các hoạt động và
chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy của đoàn.
Khái niệm về thông tin trong lãnh đạo – quản lý: là sự truyền đạt các
thông điệp, tin tức có liên quan đến hệ thống quản lý,được người nhận

hiểu rõ ý nghĩa của thông điệp mà người gửi muốn truyền đạt, có tác
dụng giúp thực hiện các mục tiêu lãnh đạo, quản lý.
Vị trí, vai trò của thông tin trong LĐQL:
Thông tin vừa là đối tượng vừa là nguyên liệu đầu vào, vừa là
hình thức thể hiện sản phẩm của lao động lãnh đạo, quản lý.
Người cán bộ, khi thực hiện các công việc LĐ,QL trên tất cả các
chức năng như: dự báo, kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều phối, kiểm tra,
đều phải thu thập, xử lý thông tin. Các tư liệu thông tin như: báo cáo, dữ
liệu thực tế, chỉ thị được coi như đối tượng mà người cán bộ phải xử lý
hàng ngày. Chính vì vậy, thông tin vừa được coi như hệ thống tuần hoàn,
vừa được coi như hệ thống thần kinh của công tác LĐ,QL.
Thông tin gắn liền với quyền lực lãnh đạo, quản lý. Thông tin là
yếu tố cơ bản giúp duy trì sự thống nhất giữa mục đích và hành động
của tổ chức, dó đó bất cứ một người LĐ nào muốn duy trì quyền lực của
mình và quyền lực của tổ chức, duy trì sự thống nhất hành động của hệ
thống, đều phải sử dụng thông tin như một phương tiện, một công cụ
của quyền lực.
Thông tin có giá trị ngày càng cao, đóng góp ngày càng nhiều
vào giá trị của tổ chức.
Trong thời đại thông tin hiện nay, bản thân thông tin có giá trị
ngày càng tăng cao. Chính vì thông tin có giá trị ngày càng tăng nên cán
bộ LĐ,QL phải biết đánh giá, phân loại thông tin. Ví dụ: có thông tin
cần phải tuyên truyền rộng rãi; những cũng có những thông tin phải bí
mật. Cần phải xử lý sao cho có lợi nhất
Tóm lại, thông tin có vai trò quan trọng trong công tác lãnh đạo,
điều hành và giải quyết công việc của người lãnh đạo. Có đầy đủ thông
tin, công việc được giải quyết hợp tình hợp lý. Cung cấp thông tin kịp
thời công việc được giải quyết nhanh chóng. Ngược lại, thiếu thông tin,
thông tin sai lệch sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết công việc.
Đôi khi công việc giải quyết một cách phiến diện không đáp ứng được

nhu cầu công tác.
Để đảm bảo hiệu quả thực hiện các công việc, người lãnh đạo,
quản lý cần tiến hành qui trình thu thập và xử lý thông tin như sau:
1/ Thu thập thông tin:
− Xác định nhu cầu đảm bảo thông tin: nhu cầu thông tin của cơ
quan, UBND, của cá nhân người lãnh đạo quản lý, cần thông tin
gì.
− Xác định nguồn kênh thông tin:
+ Thông tin từ công văn chỉ thị của cấp trên.
9


+ Thông tin từ báo cáo cấp dưới.
+ Thông tin từ các cơ quan thông tấn báo chí.
+ Thông tin từ những kinh nghiệm, những địa phương
khác, cơ sở khác.
− Xây dựng thiết chế đảm bảo thông tin thông suốt: phân công cho
ai đi lấy thông tin, cơ sở vật chất hỗ trợ (máy ghi hình, máy ghi
âm, sổ ghi chép…).
2/ Xử lý thông tin: Người cán bộ cấp cơ sở cần nắm rõ hai hình thức xử
lý thông tin:
− Xử lý thông tin tức thời: phải trả lời ngay cho dân, trả lời ngay
cho cơ quan báo chí.
− Xử lý theo quy trình:
+ Phải có người tiếp nhận thông tin (số ghi công văn đến, đi)
+ Lưu trữ thông tin (lưu trữ ở đâu và lưu trữ bằng phương
tiện nào cho dễ tìm)
+ Phân loại thông tin: thuộc thông tin hay công văn đến cho
từng đối tượng, đến các bộ phận có trách nhiệm để xem
xét, giải quyết.

+ Tìm kiếm và bổ sung thông tin.
+ Triển khai truyền đạt thông tin.
- Chủ thể thu thập và xử lý thông tin: cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Thông tin có vai trò quan trọng trong công tác lãnh đạo, điều
hành và giải quyết công việc của người lãnh đạo. Có đầy đủ thông tin,
công việc sẽ được giải quyết hợp tình hợp lý. Cung cấp thông tin kịp
thời công việc được giải quyết nhanh chóng. Ngược lại, thiếu thông tin,
thông tin sai lệch sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết công việc.
Đôi khi công việc giải quyết một cách phiến diện không đáp ứng được
nhu cầu công tác.
1/ Thu thập thông tin:
-Xác định nhu cầu đảm bảo thông tin: nhu cầu thông tin của cơ quan,
UBND, của cá nhân người lãnh đạo quản lý, cần thông tin gì.
-Xác định nguồn kênh thông tin:
+Thông tin từ chỉ đạo của cấp trên: Giám đốc chỉ đạo cho Tổ nghiệp vụ
kiểm tra xem hồ sơ và trình tự xử lý hs có đúng quy định không.
+Thông tin từ báo cáo cấp dưới: Báo cáo từ các Tổ nghiệp vụ về tình
hình hồ sơ
+Xây dựng thiết chế đảm bảo thông tin thông suốt: Chuyên quản phụ
trách đơn vị kiểm tra hồ sơ lưu trữ trên phần mềm để tìm nguyên nhân.
2/ Xử lý thông tin: Người cán bộ cấp cơ sở cần nắm rõ hai hình thức xử
lý thông tin:
+Xử lý thông tin tức thời: Giám đốc tiếp nhận thông tin từ công văn đơn
vị và chuyển các Tổ nghiệp vụ xử lý nhanh chóng.
+Xử lý theo quy trình:
10


Câu 9. Trình bày
những nguyên tắc cơ

bản trong công tác
đánh giá cán bộ? Liên
hệ thực tiễn đơn vị anh
(chị) hiện nay trong
việc vận dụng những
nguyên tắc này. Qua đó
rút ra những kết luận gì
cho hoạt động lãnh đạo
quản lý ở cơ sở?

*Phải có người tiếp nhận thông tin (số ghi công văn đến, đi):
Giám đốc yêu cầu Văn thư lưu sổ văn bản đến
*Lưu trữ thông tin (lưu trữ ở đâu và lưu trữ bằng phương tiện nào
cho dễ tìm)
*Phân loại thông tin: thuộc thông tin hay công văn đến cho từng
đối tượng, đến các bộ phận có trách nhiệm để xem xét, giải quyết:
*Tìm kiếm và bổ sung thông tin.
*Triển khai truyền đạt thông tin.
*Liên hệ thực tiến tại đơn vị:
Trong giờ giải lao của buoiir họp chi đoàn, các đoàn viên cùng
giải lao xuống căn tin. Trong phòng họp chỉ còn 2 bạn A và B. Kết thúc
giờ giải lao, bạn C vào và nói rằng mình bị mất điện thoại. Bạn C nghi
ngờ dt mình bị A Hoặc B lấy.
Trong trường hợp này, bí thư đoàn không muốn sự mất đoàn kết
trong chi đoàn nên bắt đầu tiến hành thu thập thông tin.
+ Mục tiêu của việc thu thập thông tin trong trường hợp này
nhằm xác định tình huống xảy ra có thực sự liên quan đến A và B không
hay do một lý do nào khác.
+ Hỏi trực tiếp những người liên quan bao gồm A, B, C.
+Xác định nguyên nhân, động cơ của sự việc.

+ Xác định thời gian địa điểm xảy ra sự việc.
 Làm rõ, giải thích sự việc cho toàn thể mọi người, cách giải quyết
tế nhị không làm ảnh hưởng đến tình cảm của mọi người.
*Công tác đánh giá cán bộ là để xác định năng lực, trình độ kết quả
công tác, phẩm chất chính trị đạo đức và khả năng phát triển của cán bộ;
làm căn cứ để bố trí sử dụng bổ nhiệm ,miễn nhiệm, luân chuyển , đề
bạt, đào tạo, bồi dưỡng khen thưởng kỷ luật và thực hiện các chế độ
chính sách đối với cán bộ
*Tầm quan trọng của công tác đánh giá cán bộ: để có một đội ngũ nhân
sự cán bộ đủ về lượng, đúng về chất
*Để đánh giá đúng cán bộ, công tác đánh giá cán bộ trước hết người
lãnh đạo quản lý phải nắm vững những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1 là, xác định chủ thể chịu trách nhiệm trong việc đánh giá
cán bộ ở cơ sở là cấp ủy Đảng, người lãnh đạo quản lý trực tiếp và cá
nhân của người cán bộ. Trình độ của các chủ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng, hiệu quả của công tác đánh giá cán bộ ở đơn vị mình.
Việc đánh giá thể hiện qua
Mức độ thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ được giao: thể hiện ở khối
lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng
thời gian; tinh thần trách nhiệm trong công tác.
Về phẩm chất chính trị,đạo đức lối sống
+ Nhận thức tư tưởng chính trị, việc chấp hành chủ trương,
đường lối và quy chế, quy định của Đảng, chính sách pháp luật
của nhà nước
11


+ Việc giữ gìn đạo đức lối sống lành mạnh, chống quan lieu,
tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác
+ Tinh thần học tập nâng cao trình độ, tính trung thực, ý thức tổ

chức kỉ luật, tinh thần tự phê bình và phê bình.
+ Đoàn kết, quan hệ trong công tác, mối quan hệ, tinh thần và
thái độ phục vụ nhân dân.
Chiều hướng và triển vọng phát triển
Đánh giá dựa vào tiêu chuẩn đánh giá : Tiêu chuẩn đánh giá cán bộ dựa
vào kết quả và hiệu quả công việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được
giao.
Nguyên tắc 2 là, Phương pháp, quy trình đánh giá cán bộ phải đảm bảo
quy tắc về tính tập trung dân chủ và tính thực tiễn.
Tính tập trung dân chủ trong đánh giá cán bộ là phải công khai, minh
bạch trong triễn khai, tổ chức thực hiện đúng quy trình:
Bước 1 cá nhân tự đánh giá,
Bước 2 Tập thể góp ý
Bước 3 Người lãnh đạo trực tiếp sẽ nhận xét đánh giá
Mọi người đều được có ý kiến, nếu có ý kiến trái chiều sẽ bảo lưu và lập
biên bản gửi lên cấp trên
Tính thực tiễn là đánh giá cán bộ phải lấy hiệu quả công việc làm thước
đo, làm tiêu chuẩn để đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cán
bộ, qua đó đánh giá năng lực của cán bộ.
Tập trung dân chủ trong đánh giá cán bộ: không được áp đặt ý kiến của
mình cho mọi người
Đánh giá đúng quy trình phải tuân thủ theo các bước của quy trình đánh
giá
Thông báo kết quả đánh giá
Dân chủ cả trong khi đánh giá, sau khi đánh giá và dân chủ trong cả
khiếu nại giải quyết đánh giá
Dân chủ trong khi đánh giá: để tự đánh giá, tạo điều kiện cho tập thể góp
ý đánh giá, sau đó cấp ủy bàn bạc thảo luận và quyết định về kết quả
đánh giá đó
Dân chủ sau khi đánh giá : Kết quả đánh giá phải thông báo cho cá nhân

đó biết là tập thể đánh giá cá nhân như thế có đồng ý hay không đồng ý
Dân chủ trong quá trình giải quyết khiếu nại: Nếu người được đánh giá
đồng ý thì bàn còn người được đánh giá không đồng ý thì phải tạo điều
kiện cho cá nhân đó giải trình, khi giải trình xong mà không có sự thống
nhất đôi bên, cá nhân đó có quyền bảo lưu ý kiến của mình và chuyển
lên cấp trên cao hơn và chờ cấp trên xem xét.
Khi biểu quyết ý kiến thiểu số phục tùng đa số đó là nguyên tắc tập
trung
Nguyên tắc 3 là, đánh giá cán bộ phải khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ
thể và phát triển. Đánh giá vê nhiều mặt, mặt nào tốt, mặt nào chưa tốt,
Không được đánh giá phiến diện, hời hợt, chủ quan cảm tính; đánh giá
12


trên tinh thần thiện chí, thông qua các hoạt động, công việc, kết quả, sản
phẩm tạo ra… sẽ phản ánh năng lực, phẩm chất tư tưởng chính trị, thái
độ, đạo đức lối sống, hiệu quả công việc. Kết hợp theo dõi, đánh giá
thường xuyên và đánh giá định kỳ về cán bộ để phản ánh liên tục và kịp
thời sự phát triển của cán bộ (vì những phẩm chất này có thể bị thay đổi,
chuyển biến, đánh giá sẽ bị chủ quan). Cần xem xét nguồn thông tin và
các ý kiến khác nhau về người cán bộ cần đánh giá, từ đó phân tích,
chọn lọc những thông tin khách quan, chân thực về cán bộ.
*Thực tế Tại cơ quan đơn vị:
Quận đoàn phường 7, quận Phú Nhuận nhận thức một cách sâu
sắc có đổi mới thì mới nâng cao được chất lượng, hiệu quả công tác. Để
đánh giá Đảng viên, đoàn viên một cách đúng thực chất thì Quận đoàn
Q.PN luôn tuân theo các nguyên tắc sau:
- Ban thường vụ Quận đoàn thống nhất quản lý công tác cán bộ
trong phạm vi trách nhiệm được phân công.
Quận đoàn luôn xem xét, đánh giá ưu khuyết điểm của từng cán bộ

đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Hàng năm quận đoàn xây dựng ké hoạch hoạt động cụ thể, đã tổ
chức nhiều hoạt động mang tính bề nổi và chiều sâu vào các dịp 1/6,
công tác đền ơn đáp nghĩa 27/7, công tác vệ sinh môi trường, công
tác hiến máu nhân đạo,…
- Đánh giá cán bộ phải lấy tieu chuẩn về hiệu quả công làm thước
đo, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình.
Trong những buổi họp đánh giá CB của cơ quan quận đoàn cũng trên
cơ sở xây dựng tiêu chí từ đầu năm. Song hiện tại tiêu chuẩn Cb còn
chung chung chưa được roc ràng dẫn đến việc đánh giá chưa đúng,
chưa sat tới từng Cb. Hiện tại vẫn còn đánh giá CB dựa trên mức độ
tình cảm.
- Đánh giá Cb phải khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát
triển. Đây là một nguyên tắc đánh giá Cb cực kỳ quan trọng, đánh
giá đúng thì động viên được CB, độg viên được phong trào, làm
rõ được những chuẩn mực đạo đức của CB, đảng viên

13



×