Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận môn kỹ năng lãnh đạo quản lý KỸ NĂNG tạo ĐỘNG lực CHO cấp dưới (autosaved)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.4 KB, 26 trang )

Kỹ năng lãnh đạo quản lý
MỞ ĐẦU
Từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước là sự đổi mới sáng suốt của Đảng ta. Thực tế hơn
20 năm đổi mới đã cho thấy đất nước ta đạt được những thành tựu đáng ghi
nhận. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng lên
khẳng định mình trong cơ chế mới, chủ động và sáng tạo hơn trong những
bước phát triển của mình. Trong nền kinh tế thị trường với nhiều điều đổi
mới, chính vì vậy đòi hỏi ngày càng cao tới các cơ quan, đơn vi, tổ chức,
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển một cách bền vững và lâu dài cần
quan tâm tới tất cả các yếu tố để tạo ra hiệu quả trong công việc. Để thực hiện
tốt nhiệm vụ này đòi hỏi phải có những người lao đông dưới quyền có tài và
hăng say làm việc vì sự phát triển của cơ quan, tổ chức mình. Muốn làm được
như vậy thì nhà lãnh đạo, quản lý phải biết cách dùng người nói chung và có
khả năng tạo động lực làm việc cho cấp dưới nói riêng.
Trên tực tế, công tác tạo động lực cho người lao động còn nhiều hạn
chế và gặp nhiều khó khăn. Ngày nay, Việt Nam đang đứng trước xu thế hội
nhập khu vực, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ và sôi động, sự phát triển
nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới, nhiều vấn đề
mới, quan trọng đặt ra đối với các tổ chức, doanh nghiệp đòi hỏi người lao
động cấp dưới phải nỗ lực phấn đấu vươn lên để có thể đưa tổ chức, doanh
nghiệp mình ngày càng phát triển bền vững. Trước thực trạng của công tác
tạo động lực cho người lao động cấp dưới cùng với thực trạng phát triển của
đất nước thì đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý phải nâng cao hơn nữa kỹ năng
tạo động lực cho cấp dưới.
Kết cấu đề tài được trình bày theo bố cục sau:
Chương 1: cơ sở lý luận chung về kỹ năng tạo động lực cho cấp dưới.
Chương 2: một số tình huống thực tế về kỹ năng tạo động lực cho cấp
dưới.
Chương 3: vai trò của việc tạo động lực cho cấp dưới và một số nhận
xét, đánh giá.


Vũ Thị Tuyết Mai

1

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KỸ NĂNG TẠO ĐỘNG
LỰC CHO CẤP DƯỚI.
1.1.


Khái niệm và những yếu tố tạo động lực cho cấp dưới.
Khái niệm:
Động lực là động cơ có tác dụng hướng hành động vào việc đạt dược
mục tiêu mong đợi. Động lực bao gồm hai yếu tố: nhu cầu và lợi ích. Con
người sẽ có động lực làm việc, phấn đấu khi nhu cầu được thỏa mãn và lợi ích
được đáp ứng.
Kỹ năng tạo động lực làm việc cho cấp dưới của nhà lãnh đạo quản lý
là sự vận dụng những tri thức kinh nghiệm của nhà lãnh đạo, quản lý nhằm
tạo ra các yeus tố có ý nghĩa thúc đẩy các nhân viên dưới quyền làm việc một
cách tự giác, tích cực.


-

Những yếu tố có ý nghĩa tạo động lực làm việc cho cấp dưới.

Thứ nhất: khoan dung.
Nhà lãnh đạo quản lý được coi là khoan dung khi biết nhẫn nại, cùng
trao đổi với cấp dưới khi họ phamjk sai lầm. khi họ phạm sai lầm, những lời
trách mắng của người lãnh đạo, quản lý có thể làm nhụt tinh than làm việc
hăng say, ức chế khả năng sáng tạo của người dưới quyền.
Tuy nhien, khoan dung không có nghĩa là dung túng, bỏ mặc cấp dưới
khi họ mắc sai lầm. Ngươì lãnh đạo, quản lý phải biết xử sự linh hoạt, lúc cần
thiết hãy sử dụng quyền lực của mình. Ngưới lãnh đạo, quản lý cùng các
thành viên trong cơ quan, đơn viij cần xác định rõ mục tiêu, công việc của cơ
quan. Từ đó phân công nhiệm vụ cho từng người, từng nhóm và yêu cầu các
thành viên hết sức nỗ lực, tích cực tham gia hoan thnh nhiệm vụ chung.

-

Thứ hai: hiểu và tín nhiệm cấp dưới.

Vũ Thị Tuyết Mai

2

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý
Một người lãnh đạo, quản lý hiểu và coi trọng người dưới quyền thì họ
sẽ dốc toàn lực ra làm việc. Khi hiểu cấp dưới về cả năng lực và phẩm chất
người lãnh đạo, quản lý sẽ biết cần đặt ai vào vị trí nào và khi họ thành công
hay thất bại thì người lãnh đạo dễ dàng biết được cội nguồn vấn đề. Không
chỉ hiểu, người lãnh đạo quản lý còn phải tỏ ra cho các thành viên biết rằng
mình tín nhiệm và tin tưởng họ như thế nào. Tin tưởng cấp dưới vừa cho họ

có cảm giác rõ rệt về trách nhiệm của mình để không phụ công người lãnh
đạo, quản lý, vừa có tác dụng cổ vũ sự tự tin của họ.hiểu và tín nhiệm cấp
dưới là cách thức đẩy công việc chung của tập thể tiến triển nhanh nhất. Đó
cũng là cách dễ nhất để các thành viên nể phục và tuân theo người lãnh đạo,
quản lý.
-

Thứ ba, làm tăng lòng tự trọng vủa cấp dưới.
Người có lòng tự trọng luôn có ý thức xử lý công việc tốt nhất, giảm
một cách thấp nhất những sai lầm để góp phần vào sự thành đạt, lớn mạnh của
cơ quan. Lòng tự trọng của các nhân viên càng cao thì họ càng linh hoạt, sáng
tạo và nỗ lực vì mục tiêu chung. Vì vậy nhà lãnh đạo, quản lý phải luôn chú ý
nâng cao lòng tự trọng của các thành viên trong cơ quan.
Người lãnh đạo, quản lý phải nhận thức được rằng khả năng của từng
nhân viên là khác nhau, và họ cũng có những mặt còn hạn chế. Đôi lúc nhân
viên mắc sai lầm, người lãnh đạo quản lý nên chú ý để lời nói, hành động của
mình không xúc phạm đến những người khác. Khi phê phán sai lầm người
lãnh đạo phê phán việc làm chứ không phải công kích con người, phải tỏ ra
cho mọi người thấy mục đích là để chấn chỉnh việc làm chưa tốt chứ không
nhằm phê phán cá nhân đó, không phải phê phán tư cách một con người vì
như vậy người bị phê phán sẽ cảm thấy mình bị xúc phạm. Nên bình tĩnh để
lời nối và cư xử đủ cứng rắn mà không ảnh hưởng tới long tự trọng của nhân
viên.

-

Thứ tư, môi trường làm việc thuận lợi.

Vũ Thị Tuyết Mai


3

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý
Nhà lãnh đạo, quản lý giỏi biết cách tạo cho các thành viên trong cơ
quan, tổ chức sự vui vẻ, say mê làm việc để họ không ngừng suy nghĩ sáng
tạo trong công việc, nếu không tạo được môi trường tốt thì nhân viên sẽ mất
đi động lực làm việc và dần dần đánh mất đi năng lực tiềm tang của họ.
Nhà lãnh đạo, quản lý cần tạo ra không khí cởi mở, chân thành giữa các
thành viên trong tổ chức, cơ quan cũng như giữa các nhân viên với người lãnh
đạo, quản lý. Đó là cách duy nhất để nhân viên thừa nhận lỗi lầm khi sai
phạm. Môi trường làm việc an toàn chính là động lực để các thành viên dám
mạnh dạn sáng tạo, đổi mới trong cung cách làm việc cũng như công khai
trình bày quan điểm, ý tưởng với tinh thần đồng đội cao.
Một điều quan trọng là người lãnh đạo, quản lý cần giữ khoảng cách
cần thiết giữa lãnh đạo và cấp dưới. Chú ý tới việc bố trí sắp xếp nơi làm việc.
Không gian làm việc nơi công sở là “môi trường sống” của các thành viên
trong cơ quan. Cần chú ý tới các yếu tố như: nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, màu
sắc… cho phù hợp. Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị làm việc. Nơi làm việc
được sắp đặt một cách khoa học và thẩm mỹ sẽ tạo tâm lý tích cực cho mỗi
người khi làm việc, giúp giảm bớt sự căng thẳng, mệt nhọc do sứ ép của công
việc.
-

Thứ năm, luôn luôn lắng nghe.
Những nhà lãnh đạo, quản lý giỏi luôn lắng nghe một cách cẩn thận
những điều người khác nói, lắng nghe là biểu hiện của sự kính trọng. Nhân
viên thường bị cuấn hút bởi những nhà lãnh đạo luôn lắng nghe bằng một thái

độ tích cực. Lắng nghe giúp nhà lãnh đạo xác định khi nào nhân viên cần sự
giúp đỡ, định hướng, cách định hướng họ và cách đáp ứng những nhu cầu,
mong muốn của họ. Các nhà lãnh đạo thành công thường đặt mình vào vị trí
người khác để có những thấu cảm thực sự đó chính là khả năng hiểu được
những trải nghiệm từ góc nhìn của người khác.

-

Thứ sáu, sẵn sang hỗ trợ.

Vũ Thị Tuyết Mai

4

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý
Sự hỗ trợ có nhiều hình thức. Có những sai lầm mà người cấp dưới mắc
phải khi cần khắc phục chỉ nhà lãnh đạo, quản lý mới làm được. Sự hỗ trợ đó
mang ý nghĩa là người lãnh đạo, quản lý đang tăng cường vai trò cho người
dưới quyền mình, là cách thể hiện sự tin tưởng và ủng hộ của người lãnh đạo.
Từ đó tạo cho cấp dưới có những đề xuất mới, việc làm hay và sáng tạo trên
cơ sở được sự ủng hộ của lãnh đạo. Bên cạnh việc hỗ trợ, người lãnh đạo,
quản lý nên chú ý tới việc khen thưởng và kỷ luật nhân viên.
-

Thứ bảy, sự phản hồi.
Khi người dưới quyền đưa ra những ý kiến mới hoặc khi họ thực hiện
công việc, họ rất mong muốn nhận được từ lãnh đạo những lời nhận xét, góp

ý về công việc đó. Sự phản hồi nhanh chóng và chính xác của người lãnh đạo,
quản lý sẽ góp phần tạo động lực làm việc cho cấp dưới.

-

Thứ tám, chia sẻ thông tin.
Nếu không có đủ thông tin cần thiết để thực hiện công việc, các nhân
viên có thể phạm sai lầm khi tiến hành công việc đó dẫn tới hạn chế kết quả
làm việc của tổ chức, cơ quan. Lỗi ấy phần lớn thuộc về người phụ trách. Bởi
vậy chhia sẻ thông tin cho cấp dưới, quan tâm tới các khúc mắc của họ và
cung cấp cho họ nhiều dữ liệu cần thiết cho công viexj thì sẽ thúc đẩy cấp
dưới làm việc hiệu quả. Tuy nhiên nhà lãnh đạo phải biết đâu là điểm dừng
cần thiết để giữ bí mật những gì không nên nói. Không nên nói những gì
không cần thiết hoặc không phục vụ cho công việc mà ngược lại chỉ làm mọi
người nghi kỵ lẫn nhau. Đó là cách tốt nhất để ngăn chặn những lời bàn tán,
đồn đại gây mất đoàn kết nội bộ.
1.2. Một số kỹ năng tạo động lực cho cấp dưới.



Giải quyết khó khăn, quan tâm cấp dưới.
Người lãnh đạo, quản lý chỉ cần thật long, tìm hiểu, quan tâm, chăm
sóc cấp dưới thì sẽ có thể đạt được hiệu quả rất tốt trong công tác. Dựa trên cơ
sở thật sự đi sâu điều tra, nghiên cứu, những người lãnh đạo, quản lý một đơn
vị sẽ đề ra được những công việc giải quyết vấn đề lợi ích thiết thực, những
Vũ Thị Tuyết Mai

5

Lớp: Chính trị học



Kỹ năng lãnh đạo quản lý
khó khăn thực tế của cán bộ, nhân viên và đưa vào trong kế hoạch phát triển
của đơn vị như các vấn đề nhà ở, học hành và việc làm của con em, vấn đề cải
thiện đời sống, phúc lợi tập thể…. Giải quyết khó khăn, chăm lo đến lợi ích
thiết thực của cán bộ, nhân viên là chức trách, đồng thời cũng là sự đầu tình
cảm của người lãnh đạo. Những việc đó giúp cấp dưới thấy được tư tưởng
quần chúng trong đơn vị, từ đó tạo ra không khí sôi nổi làm việc trong toàn
đơn vị.


Thường xuyên sâu sát, tìm hiểu cán bộ, nhân viên dưới quyền.
Tình cảm sản sinh ra trong quá trình con người giao tiếp với nhau. Sự
vận động qua lại giữa hai phía là đặc điểm quan trọng của tình cảm. Người
lãnh đạo, quản lý phải chủ động đi sâu xuống cơ sở nhiều hơn, trao đổi với
cán bộ, nhân viên dưới quyền nhiều hơn. Làm như vậy có thể giúp họ nắm
được tình hình bên dưới, hiểu được trạng thái tư tưởng của những người dưới
quyền.
Thông qua những hoạt động quần chúng rộng rãi, người lãnh đạo, quản
lý thường nắm chắc được những tài liệu gốc, hơn nữa trong một số trường
hợp không chính thức, sử dụng phương pháp thích hợp, có thể giải quyết kịp
thời một số vấn đề, xóa bỏ được mặc cảm và những mâu thuẫn âm ỉ trong lúc
nó đang còn là mầm mống.



Thái độ đúng đắn, tôn trọng người dưới quyền.
“Lãnh đạo tức là phục vụ” là một khẩu hiệu có ý nghĩa thực tế, không
những chỉ rõ mục tiêu và nhiệm vụ của công tác lãnh đạo, quản lý, mà còn

bao hàm nghĩa cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xử lý mối quan hệ với cấp dưới.
Muốn làm tốt được công việc của đơn vị mình, điều quan trọng là phải phát
huy được tính tích cực của cán bộ, nhân viên dưới quyền, điều đó đòi hỏi
người lãnh đạo, quản lý phải lưu ý:
- Không nên mặt quan cách, hãy bình đẳng với mọi người. Trong quan
hệ qua lại giữa cấp trên và cấp dưới, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải hết sức

Vũ Thị Tuyết Mai

6

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý
tránh thái độ ngồi trên cao nhìn xuống hoặc làm khó dễ cho người dưới
quyền, mà phải trao đổi cởi mở, than thiết với họ.
- Phải thật sự coi cấp dưới là chỗ dựa vững chắc, đạt được “người
khoan dung, lời khoan dung, việc khoan dung” trên cơ sở giữ vững nguyên
tắc, những người dưới quyền đương nhiên sẽ “lấy lòng trao long”, “lấy đức
báo đức”.
- Phải đặt đúng vị trí của mình. Cán bộ lãnh đạo và cấp dưới có sự phân
công khác nhau, trách nhiệm khác nhau, quyền lực cũng khác nhau, nhưng
không thể có sự phân biệt sang hèn về nhân cách.
- Phải chú trọng phát huy ảnh hưởng của những nhân tố phi quyền lực.
Quyền uy không những chỉ dựa vào sức mạnh nhân cách của cá nhân người
lãnh đạo, quản lý, kể cả sự tôn trọng cấp dưới và cán bộ, nhân viên dưới
quyền.



Biết hòa mình vào tập thể.
Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý thường có hiện tượng: cùng một vấn
đề như nhau, nhà lãnh đạo A phê bình thì đương sự nổi nóng, nhưng vị lãnh
đạo B lại vui vẻ tiếp nhận. Ở đây, ngoài nhân tố phương pháp, nghệ thuật phê
bình, còn có một nguyên nhân quan trọng là quan hệ quần chúng tốt đẹp của
người lãnh đạo, quản lý:
- Một là, phải chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cán bộ,
nhân viên dưới quyền. Xét về cương vị lãnh đạo, người có quan hệ quần
chúng tốt sẽ có nhiều bạn bè tri kỷ, có nhiều người muốn dốc bầu tâm sự. Qua
đó, có thể giúp mình trực tiếp hiểu được diễn biến tư tưởng, tình cảm của cấp
dưới. Nếu người lãnh đạo, quản lý nhỏ hẹp thì sẽ không nghe được lời nói
thật của người dưới quyền, không thấy được tình hình bên dưới dễ sinh ra
quan liêu.
- Hai là, phải biết xử lý mối quan hệ về các mặt. Muốn có quan hệ
quần chúng tốt đẹp, xây dựng được mối quan hệ tốt giữa người và người,
không những phải trao đổi về mặt tư tưởng, mà còn phải có thái độ thẳng
Vũ Thị Tuyết Mai

7

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý
thắn, phải thành khẩn trao đổi tâm tình, đối xử bình đẳng với nhau. Trong các
mối quan hệ trên, dưới cần phải đặt mối quan hệ quần chúng ở vị trí thích
đáng, không nên quà coi trọng mối quan hệ với cấp trên và cùng cấp mà thờ ơ
trong quan hệ với cấp dưới.
- Ba là, phải biết phat huy tác dụng “dầu bôi trơn” của mối quan hệ
quần chúng. Mối quan hệ quần chúng tốt đẹp là sự trao đổi tình cảm tốt đẹp,

thường có thể thúc đẩy cấp dưới tiếp thu được tư tưởng của cấp trên, thúc đẩy
triển khai thuận lợi các hoạt động lãnh đạo. Trong một số hoàn cảnh riêng,
giữa cấp trên và cấp dưới có sự hòa hợp tình cảm, khiến cấp dưới dễ dàng tiếp
thu sự phê bình của lãnh đạo, có thể giảm bớt hoặc tránh được tâm lý đối
kháng, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, gạt bỏ được sự va chạm và mâu
thuẫn trong công tác.


Thành tâm và độ lượng cảm hóa được cán bộ, nhân viên dưới quyền.
Thái độ thật lòng của người lãnh đạo, phương pháp nhỏ nhẹ thường
thắng cách làm chỉ dựa vào uy thế, thu phục lòng người bằng sức mạnh. Chỉ
có thấu tình, đạt lý mới có thể được lòng người, mới có thể thấu hiểu và giúp
họ giải quyết được nỗi khổ trong lòng.



Kết hợp tình cảm và lý trí, giáo dục những người dưới quyền.
Khi làm việc với những người dưới quyền, nhất là với những người đã
phạm sai lầm, khuyết điểm, người lãnh đạo, quản lý nhất định phải chú trọng
kết hợp tình cảm với lý trí, dùng tình cảm để cảm hóa người, dùng lý để
thuyết phục người, giúp mọi người thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu của mình,
vươn lên trở thành cán bộ, nhân viên tốt trong cộng đồng. Cụ thể, người lãnh
đạo, quản ký cần thể hiện: cần thấy rõ tình và lý không thể chia cắt; tôn trọng
và tín nhiệm là tiền đề quan trọng nối liền tình cảm; người đã bị tổn thương
về tinh thần càng cần có sự ấm áp về tình cảm.



Chân thành phê bình người dưới quyền.
- Một là, tình cảm phải chân thực, thành khẩn. Tình cảm chân thật là

phẩm chất đạo đức cao thượng của cán bộ lãnh đạo. Có thể dùng tình cảm đáp
Vũ Thị Tuyết Mai

8

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý
lại sự thù oán, dù là nhất thời không được người dưới quyền hiểu rõ, nhưng
sớm muộn cũng được họ tiếp nhận.
- Hai là, dùng tình cảm cốt để làm rõ hơn lý lẽ. Chúng ta không thể nói
tình cảm một cách riêng rẽ, phiến diện, không thể xa rời một mục tiêu sâu xa
là làm rõ lý lẽ. Nếu quá cường điệu tình cảm, không dám thẳng thắn nói lý lẽ
là hoàn toàn sai lầm.
- Ba là, lý lẽ phải chân thành, sát thực. Khi phê bình cấp dưới, phải
dám nói thật, nói sát thực tế, phải thực sự cầu thị, chỉ đúng những vấn đề của
đối phương, không thể nói năng nhẹ nhàng, càng không thể không nói trước
mặt, lại nói lung tung sau lưng.


Xóa bỏ đối lập, đoàn kết những người dưới quyền.
Trong công tác, người lãnh đạo, quản lý khó tránh khỏi những va chạm
và mâu thuẫn với cán bộ, nhân viên cấp dưới, hoặc về một việc nào đó…Có
rất nhiều nhân tố dẫn tới nảy sinh mâu thuẫn, thường làm căng thẳng mối
quan hệ cá nhân giữa cấp trên và cấp dưới. Vì vậy, người lãnh đạo, quản lý
vừa phải giữ vững nguyên tắc dám phê bình, lại phải chú ý tới phương pháp,
biết xóa bỏ, làm chuyển hóa tâm trạng đối lập của người dưới quyền.
Khi cấp dưới có khuyết điểm hoặc tâm trạng đối lập, người lãnh đạo,
quản lý nhất định phải chủ động giải quyết tốt việc đoàn kết, dù tạm thời chưa

được lý giải, bị cấp dưới oán trách cũng phải cương quyết làm bằng được.
Làm người lãnh đạo nhất định phải có tấm lòng rộng mở, biết đoàn kết những
người dưới quyền có ý kiến về mình. Như vậy, mới có thể phat huy được tính
tích cực của cấp dưới, bảo đảm tiến hành thuận lợi các hoạt động lãnh đạo.



Hãy đặt mình vào hoàn cảnh người dưới quyền.
Sự thành công của người lãnh đạo, quản lý một phần do có được một
trái tim yêu thương chân thành những người dưới quyền. Biết xem xét vấn đề
từ góc độ của cấp dưới để hiểu được nỗi khổ của họ trên các mặt công tác,
học tập, đời sống, thật sự lắng nghe những lời tâm sự muốn giãi bày của đối

Vũ Thị Tuyết Mai

9

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý
phương, nhiệt tình giúp họ giải quyết khó khăn. Như vậy, cấp dưới sẽ thấy
nhiệt tình hơn trong công việc.


Phải biết lắng nghe cấp dưới.
Giữa lãnh đạo và những người dưới quyền có rất nhiều hình thức giao
lưu, trao đổi với nhau, mà sự giao lưu cá biệt là nói về tấm lòng, tâm sự, là
một phương pháp có hiệu quả tăng cường tình cảm hai bên. Qua cuộc nói
chuyện giữa hai người không những có thể tìm hiểu được tình hình cấp dưới,

áp dụng giải pháp thích đáng giúp cấp dưới giải quyết khó khăn. Gạt bỏ muộn
phiền, mà còn có thể giúp cấp dưới giãi bày tình cảm của mình, giảm bớt sự
căng thẳng về tâm lý.
- Thứ nhất, cán bộ lãnh đạo phải đặt đúng vị trí của mình trong khi tâm
sự. Hai bên tâm sự với nhau phải bình đẳng, trao đi đổi lại, quyết không thể tự
cho rằng lãnh đạo là hơn, lên mặt quan cách khiến người ta nể mà xa.
- Hai là, cán bộ lãnh đạo phải chú trọng lắng nghe khi tâm sự, tức là
phải thật lòng tìm hiểu cấp dưới, bền bỉ, tỉ mỉ giúp đỡ họ giải tỏa được những
nghi vấn, ngờ vực. Có thái độ như vậy mới không coi việc nói chuyện tâm
tình là một gánh nặng, cũng không buồn bực vì những lời nói khó nghe của
họ.
- Ba là, người lãnh đạo phải biết nghe những lời tâm tình của cấp dưới,
không thể nặng bên này, nhẹ bên kia. Bất cứ đối với ai, đều phải đối xử như
nhau. Như vậy, mới có thể thu hút được ngày càng nhiều người dưới quyền
gần gũi, dốc bầu tâm sự với mình.



Khích lệ tình cảm, phát huy tinh thần cấp dưới.
Từ xưa đến nay, những người lãnh đạo tài giỏi đều hiểu tầm quan trọng
của việc cổ vũ nhân viên dưới quyền. Tuy nhiên, xét trên góc độ cấp trên đối
với cấp dưới, phương pháp tốt nhất là động viên, cổ vũ khích lệ tình cảm. Coi
trọng sự động viên tình cảm là một truyền thống tốt đẹp. Trong tình hình hiện
nay, đó cũng là một phương pháp có hiệu quả phát huy được tính tích cực của
cấp dưới, giúp mọi người phát huy cao độ tính tích cực của mình.
Vũ Thị Tuyết Mai

10

Lớp: Chính trị học



Kỹ năng lãnh đạo quản lý


Thật sự có lòng tin, tập hợp được cấp dưới.
Về mặt dung nạp được nhân tài, thu hút lòng người, người lãnh đạo,
quản lý cần có nhiều biện pháp hữu hiệu.
- Một là, trọng nghĩa khinh tài, tạo dựng danh vọng. Quan tâm khi
người khác gặp nguy khốn, kịp thời chia sẻ tình yêu thương với họ. Dốc hết
sức mình cho công việc, trọng nghĩa khinh tài.
- Hai là, đối đãi chân tình với mọi người, nhún mình để thu nạp người
hiền. Người lãnh đạo, quản lý khiêm tốn để thu nạp người hiền, chân thành
đối xử với mọi người, làm cho cấp dưới tâm tư thoải mái, tư nguyện ra sức
làm việc.
- Ba là, khen thưởng theo công lao, người người dốc hết tài năng làm
việc.
Những kỹ năng tạo động lực cho cấp dưới trên đây là những kỹ năng
rất cơ bản, đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý muốn thành công trong công tác
của mình thì phải biết vận dụng và kết hợp các kỹ năng một cách hài hòa,
sáng tạo để có thể tạo động lực tốt nhất cho cán bộ cấp dưới hoạt động có
hiệu quả.

Vũ Thị Tuyết Mai

11

Lớp: Chính trị học



Kỹ năng lãnh đạo quản lý

Vũ Thị Tuyết Mai

12

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VÍ DỤ THỰC TẾ VỀ KỸ NĂNG TẠO ĐỘNG
LỰC CHO CẤP DƯỚI.
2.1. Những tình huống thực tế để tạo động lực cho người dưới
quyền trong lịch sử trị nước.
Từ xưa đến nay, người lãnh đạo không thể không chú ý nghiên cứu
thuật dùng người nói chung và nghệ thuật tạo động lực cho cấp dưới nói
riêng. Trong lịch sử trị nước, người lãnh đạo sự nghiệp thành hay không
thành đều quan trọng ở kỹ năng dùng người. Ngày nay trong thời đại cạnh
tranh kịch liệt, tất cả các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp muốn thành công và
phát triển thì phải nắm rõ các yếu tố để tạo động lực cho cấp dưới làm việc có
hiệu quả. Sau đây là một số tình huống chứng minh:
Tình huống 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta là một nhà lãnh đạo
tài tình, điều đó được thể hiện thông qua nghệ thuật dùng người của Bác với
đầy đủ những yếu tố tạo đông lực cho cấp dưới và được chứng minh bằng
thắng lợi trấn động trong lịch sử- đó là thắng lợi của chiến dịch Điện Biên
Phủ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở các cán bộ lãnh đạo
của Đảng ta là “dùng người như dùng gỗ” và “cán bộ là cái gốc của mọi
việc”. Trước khi lên đường ra mặt trận làm nhiệm vụ Bí thư Đảng uỷ kiêm
Tổng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến
Khuối Tát để chào Bác và xin ý kiến Bác, Bác hỏi Võ Đại tướng: “Chú đi xa

như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại?”
Đại tướng báo cáo với Bác, ở mặt trận có mặt của Tổng Tham mưu phó
và Phó Chủ nhiệm chính trị, sẽ tổ chức một cơ quan tiền phương của Bộ Tổng
Tư lệnh để chỉ đạo chiến trường toàn quốc, kể cả bộ đội tình nguyện ở Lào và
Campuchia. Hai đồng chí Nguyễn Chí Thanh và Văn Tiến Dũng ở lại căn cứ
phụ trách Mặt trận đồng bằng Bắc bộ. Chỉ có trở ngại là mặt trận Điện Biên ở
xa, khi có vấn đề quan trọng và cấp thiết, khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính
trị.
Vũ Thị Tuyết Mai

13

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý
Bác thân mật nói với Võ Đại tướng: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận,
“Tướng quân tại ngoại”! Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn,
bàn thống nhất trong Đảng uỷ, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi
báo cáo sau”. Khi chia tay, Bác còn nhắc: “Trận này rất quan trọng, phải
đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.
Trước ngày 14-1-1954, trong cuộc hội ý Đảng uỷ mặt trận đầu tiên ở
chiến trường, đúng như lời đồng chí Hoàng Văn Thái, ý kiến chung là cần
đánh ngay trong lúc địch chưa tăng thêm quân và củng cố công sự, có khả
năng chiến thắng trong vài ngày đêm. Ai nấy đều tỏ ra hân hoan với chủ
trương “đánh nhanh, thắng nhanh”. Nhưng với tinh thần trách nhiệm trước
sinh mệnh của hơn 40 ngàn quân tham chiến, với cương vị của người Tổng
chỉ huy mặt trận, trên cơ sở tình hình đang diễn biến ở tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ, Võ Đại tướng có cảm nhận nếu chọn phương án “đánh nhanh,
thắng nhanh” là quá mạo hiểm. Đại tướng nhớ lại lời dặn của Bác Hồ trước

khi lên đường ra trận và nghị quyết của Trung ương hồi đầu năm là “chỉ được
thắng không được bại, vì bại thì hết vốn!”. Càng nhớ, càng thấy gánh nặng
trên đôi vai của một “tướng quân tại ngoại”. Sự đắn đo, suy tính cho việc
thắng hay bại của trận quyết chiến chiến lược và cái giá phải trả bằng xương
máu hy sinh của cán bộ, chiến sĩ đã khiến Đại tướng nhiều đêm không ngủ
được, đặc biệt là đêm 25-1-1954. Tất cả những khó khăn đó chưa được bàn
bạc kỹ cách khắc phục. Võ Đại tướng nhận thấy cần phải cho bộ đội rút ra
khỏi trận địa để nghiên cứu cách đánh khác. Phải chuyển từ phương án “đánh
nhanh, thắng nhanh” sang phương án “đánh chắc, tiến chắc”. Đồng thời, chỉ
đạo cho Liên khu 5 đánh lên Tây Nguyên, điều lực lượng sang Thượng Lào
để thu hút, phân tán địch.
Lúc đầu, một vài đồng chí muốn giữ vững quyết tâm và duy trì phương
án đánh nhanh, thắng nhanh. Có đồng chí lo không đánh ngay, sau này lại
càng không đánh được. Có đồng chí nói lần này ta có ưu thế về binh lực, có
pháo 105 và cao xạ xuất hiện lần đầu tạo thế bất ngờ, lại có kinh nghiệm của
Vũ Thị Tuyết Mai

14

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý
bạn, nếu ta đánh nhanh vẫn có khả năng giành được thắng lợi. Có người nói
đã động viên sâu rộng trong bộ đội về nhiệm vụ rồi, anh em tin tưởng và
quyết tâm rất cao. Giờ nếu thay đổi thì giải thích làm sao cho bộ đội thông
suốt?
Võ Đại tướng nhắc lại lời Bác Hồ trao nhiệm vụ mình trước khi lên
đường: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới
đánh, không chắc thắng không đánh”. Với tinh thần trách nhiệm trước Bác và

Bộ Chính trị, để bảo đảm yêu cầu trận đánh chắc thắng trăm phần trăm, Võ
Đại tướng kiên trì phân tích những khó khăn của bộ đội ta chưa được bàn bạc
khắc phục kỹ trước khi nổ súng. Cuối cùng, Đảng uỷ đi tới nhất trí là trận
đánh có thể gặp nhiều khó khăn nếu đánh nhanh ta chưa có biện pháp khắc
phục, không thể bảo đảm chắc thắng như nghị quyết Bộ Chính trị đề ra và
quyết định thay đổi cách đánh của một trận quyết chiến chiến lược từ phương
châm “đánh nhanh, thắng nhanh” đã được chuẩn bị trong thời gian khá dài,
chuyển sang phương châm “đánh chắc, tiến chắc” trong thời điểm chỉ còn
mấy tiếng đồng hồ nữa là đến giờ nổ súng, đã thể hiện bản lĩnh và sự quyết
đoán đầy tinh thần trách nhiệm đối với lịch sử và dân tộc của một vị danh
tướng dưới thời đại Hồ Chí Minh.
Bác đã sáng suốt, nhìn thấy rõ phẩm chất, bản lĩnh và tài năng của từng
cán bộ. Bác đã vững tin ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc
của mình.
Tình huống 2. Trong xã hội phong kiến các nhà lãnh đạo, quản lý đã
biết dùng một số biện pháp, kỹ năng để tạo động lực cho cấp dưới như: Nữ
Hoàng Võ Tắc Thiên trong lịch sử có tầm nhìn xa của nhà chịnh trị chú ý từ
trên tình cảm khích lệ của quan tướng. Bà tôn Định Nhân Kiệt là lão thần, tôn
kính một công thần vì triều chính. Định Nhân Kiệt tuổi già gầy yếu đi đứng
khó khăn, Võ Tắc Thiên miễn cho Định Nhân Kiệt hành lễ khi lên triều. Có
một lần Định Nhân Kiệt khấu đầu bị gió thổi ngã, Võ Tắc Thiên lập tức lệnh
cho thái tử đỡ dậy, tự than dìu Định Nhân Kiệt lên. Trong thời đại phong kiến
Vũ Thị Tuyết Mai

15

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý

quý tiện phân rõ, bà ta có thể như vậy đối với trọng thần, thực khó có thể cho
là không quý, mà trọng thần nhân đó chịu ơn công đức lấy đức báo đền. Sở dĩ
Võ Tắc Thiên có thể đưa Định Nhân Kiệt làm nhà chính trị, còn với bà là giỏi
ở chỗ dùng người, tạo động lực cho người dưới quyền.
Tình huống 3. Tiếp theo là một tình huống về kỹ năng hiểu và tín
nhiệm người dưới quyền. Phùng Dị là một vị Tướng dưới quyền Lưu Tú, Ông
không chỉ là một vị anh hùng thiện chiến mà còn là một vị Tướng rất trung
thành, cao thượng. Khi Lưu Tú chuyển hướng đánh Hà Bắc, tình hình rất khó
khăn và nguy hiểm. Trong một lần hành quân, đạn hết lương cạn, vừa đói vừa
rét. Lưu Tú vượt qua được hoàn cảnh này chính là nhờ Phùng Dị thường dâng
cháo đậu cơm gạo và cũng chính Ông là người đầu tiên khuyên Lưu Tú đứng
lên xưng Đế.Phùng Dị có sách lược cầm quân nhưng bản tính lại khiêm tốn.
Mỗi khi các Tướng Quân tụ họp khoa trương công lao của mình thì Ông chỉ
ngồi ẩn mình dưới gốc cây lớn. Vì vậy, mọi người gọi ông là “Đại Thụ Tướng
Quân”.Phùng Dị chiến đấu lâu dài ở Hà Bắc, Quan Trung. Chiếm được cảm
tình của người dân, trở thành lá chắn quan trọng của Lưu Tú ở phía Tây Bắc.
Điều này khiến cho các Quan trong triều ghen tức nên thường dâng sớ lên
Vua tố cáo Phùng Dị đã chiếm cứ Quan Trung, chém giết quan sứ, uy quyền
rất lớn, thu phục lòng dân, nên mọi người đều gọi Ông là Hàm Dương
Vương. Phùng Dị cũng không yên tâm khi bản thân đã nắm giữ binh quyền
quá lâu, xa rời triều đình nên nhiều lần gửi tấu xin được trở về Lạc Dương để
tránh sự đố kỵ của gian thần và sự nghi ngờ của nhà Vua. Lưu Tú quả thực
cũng không yên tâm với Phùng Dị nhưng vùng Tây Bắc lại không thể thiếu
một người như Phùng Dị được.
Để giải tỏa sự lo lắng của Phùng Dị, Lưu Tú bèn gửi bức mật thư tố cáo
của gian thần cho Phùng Dị. Chiêu này của Lưu Tú quả thực vô cùng sáng
suốt, vừa có thể giải thích được sự tin tưởng của Lưu Tú đối với Phùng Dị lại
vừa ngầm thể hiện rằng triều đình đã có sự phòng bị. Ân uy song hành, khiến
cho Phùng Dị vội vàng gửi tấu thể hiện lòng trung thành của mình mà hết lời
Vũ Thị Tuyết Mai


16

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý
thề thốt. Lúc này, Lưu Tú mới gửi thư đáp lại :“Tướng quân và Tôi, nói về
mặt công là quân thần, nói về mặt tư là Phụ Tử. Lẽ nào Tôi lại nghi ngờ đến
Tướng Quân sao ? Tướng Quân cần gì phải lo lắng như thế !!” ngờ mà thôi,
nhưng mục đích thực sự vẫn là ngầm biểu thị cho các đại thần biết : “Ta đã
chú ý đến ngươi rồi, ngươi chớ có coi thường ta”. Đúng là một mũi tên trúng
hai đích, thật là cao minh.
Một nhà chính trị mưu lược thường có khả năng xử lý khéo léo. Thể
hiện thái độ dùng người không nghi ngờ của mình khiến cho người bị nghi
ngờ không nghi ngờ nữa mà càng trung thành với mình hơn.
2.2. Một số tình huống về kỹ năng tạo động lực cho cấp dưới trong
xã hội hiện nay.
Trong xã hội phong kiến, một ông Vua sáng là một ông Vua biết dùng
người,hiểu, tôn trọng, tín nhiệm người dưới quyền thì mới khiến cho “mưu
thần trung thành bên trong, đem tướng chiến ở ngoài” tận tâm tận trung báo
đáp triều đình. Giống như vậy, trong xã hội hiện đại một nhà lãnh đạo, quản
lý giỏi thì cũng phải hiểu, tín nhiệm, tôn trọng, lắng nghe và biết đặt mình vào
hoàn cảnh của cấp dưới như vậy mới có thể khiến cho cấp dưới đủ sức phát
huy tài trí thông minh, mới có thể vì cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp
mình phát triển, tiến bộ. Sau đây là một số tình huống chứng minh:
Tình huống 1. Trong một xưởng sản xuất, có một vị thư ký đảng ủy
phân xưởng nhiều năm thông qua nhân cách năng lực và nghệ thuật lãnh đạo
của bản thân đã xây dựng được uy tín trong cấp dưới, mọi người tâm lý có
vấn đề gì đều đi tìm ông ta để nói chuyện, từ ấn tượng tâm lý lo lắng trong họ,

đến những bí mật lo lắng của nội tâm hoặc bí ẩn sinh hoạt đời tư không bị lan
truyền ra ngoài, mà còn được sự giúp đỡ đầy đủ. Có một người trong xưởng
nghi vợ của anh ta với một vị chủ nhiệm xưởng có quan hệ ám muội mà phát
sinh tư tưởng buồn chán. Anh ta đến thổ lộ với bí thư, sau khi bí thư khuyên
Vũ Thị Tuyết Mai

17

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý
giải, chú ý quan sát quan lại của vợ đồng chí lái xe và chủ nhiệm xưởng. Qua
một khoảng thời gian nhận định quan hệ đó là bình thường, chỉ là chủ nhiệm
xưởng hay nói chuyện vui dẫn đến hiểu lầm của người đó. Đồng chí bí thư
nhắc nhở chủ nhiệm xưởng ít nói chuyện tếu, sau đó lại tìm đồng chí lái xe
nói chuyện, không những hòa giải được hiểu lầm, mà còn không ảnh hưởng
đến lòng tự trọng của hai bên, khiến cho vấn đề được giải quyết ổn thỏa.
Ở đây người lãnh đạo đã lắng nghe, hiểu và tôn trọng quyền riêng tư
của cấp dưới, đồng thời đã giải quyết được nỗi lo của cấp dưới khiến cho họ
tập trung hơn vào công việc. Tiếp theo là một tình huống để lãnh đạo có thể
tạo động lực cho cấp dưới.
Tình huống 2. Một Trưởng phòng giỏi làm công tác tư tưởng với cấp
dưới, những công việc làm tốt của anh ta đã có tác dụng lớn, một hôm có một
cán bộ thở không ra hơi chạy lại tìm anh ta nói: vợ con và người nhà ở quê do
xây dựng nhà ở nên phải bị di chuyển mà không có chỗ trú thân, nên anh ta
muốn xin về quê thu xếp việc nhà. Khi đó số người còn lại rất ít, Trưởng
phòng không cần nghĩ ngợi lập tức không cho nghỉ phép, chính là lấy “ việc
của cá nhân có lớn cũng là việc nhỏ, việc của tập thể có nhỏ cũng là việc lớn”
tiến hành khích lệ anh ta quan tâm công tác. Không ngờ vị cán bộ đó bật khóc

nói: “việc này trước mắt mọi người cho là việc nhỏ, nhưng trong mắt tôi là
việc lớn. Vợ con tôi đến ngay nhà cũng không có mà ở, tôi liệu có thể an tâm
công tác được không?” Lời nói thực đã làm cho Trưởng phòng động lòng
khiến cho anh ta có suy nghĩ biện chứng đối với “chuyện lớn’ và “chuyện
nhỏ”. Sau đó đã cho người cán bộ đó về quê lo thu xếp chuyện gia đình cho
ổn thỏa rồi tiếp tục công tác. Khi lo chuyện gia đình xong người cán bộ đã tỏ
ra rất hăng say và nhiệt tình với công việc. Từ đó vị Trưởng phòng đã thay
đổi phương pháp công tác hết lòng hết sức vì nỗi lo của cấp dưới, điều động
tính tích cực của cấp dưới.

Vũ Thị Tuyết Mai

18

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa sự cạnh tranh càng ngày càng ác
liệt. Đơn vị xí nghiệp muốn sinh tồn và phát triển thì điều quan trọng là phải
biết tạo động lực cho cấp dưới làm việc có hiệu quả. Đối với vấn đề này thì
nhiều công ty, xí nghiệp đã vận dụng một cách sáng suốt. Sau đây là tình
huống chứng minh cho điều đó:
Tình huống 3. Một công ty đem nhiệm vụ chế tạo một loại chi tiết bơm
dầu giao cho xưởng cơ giới gia công, cấp dưới xưởng trưởng là một lãnh đạo
rất nhiệt tình với công việc, sau khi nhận nhiệm vụ, lập tức về xưởng tổ chức
lực lượng cán bộ kỹ thuật lại nghiê cứu sản xuất. Do loại sản phẩm này gần
đây mới phát triển, thiếu nguyên liệu, giá thành cao, ảnh hưởng đến lợi ích
của công xưởng. Đối với vấn đề này, trong xưởng bàn luận rối bời, cho rằng
xưởng trưởng vui lòng đi nhận nhiệm vụ để tốn bao nhiêu sức lực đi nghiên

cứu chế tạo, thuần thúy là lợi ích cá nhân ông ta, là dùng tiền công xưởng để
có lợi cho mình. Xưởng trưởng ngày ngày vùi đầu trong phân xưởng thí
nghiệm, vốn đã mỏi mệt lại nghe thấy những nghị luận bàn tán này không
chịu nổi vô cùng bực tức. Tìm đến tổng công ty oán trách nói ra không ít lời
khó nghe, trì trích lãnh đạo công ty không ủng hộ anh ta. Ai ngờ tổng giám
đốc ngược lại không tức giận mà cười ha hả kéo anh ta ra khỏi cơn bực dọc,
xưởng trưởng không hiểu liền hỏi “tại sao anh không phê bình tôi?” Tổng
giám đốc cười nói “Tổng giám đốc tôi đây hôm nay đã là chỗ chút hết giận
của anh, nếu không thì anh sẽ ức đến chết”. Tiếp theo đợi anh ta nguôi giận đã
cùng anh ta phân tích nguyên nhân giá thành cao, cùng đề xuất kiến nghị cải
tiến. Xưởng trưởng vui vẻ trở về xưởng động viên mọi người hợp lực phấn
đấu, nhanh chóng đưa ra sản phẩm mới.
Trong mọi thời đại, dù là phong kiến hay tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ
nghĩa thì đều cần những nhà lãnh đạo, quản lý giỏi biết tạo động lực cho cấp
dưới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Vũ Thị Tuyết Mai

19

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI VIỆC TẠO
ĐỘNG LỰC CHO CẤP DƯỚI VÀ MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ.
3.1. Ý nghĩa công tác lãnh đạo đối với việc tạo động
lực cho cấp dưới.
Kỹ năng tạo động lực cho cấp dưới có ỹ nghĩa rất lớn trong sự
nghiệp cuả người lãnh đạo, quản lý. Đồng thời cũng mang lại ý nghĩa lớn cho

sự sinh tồn và phát triển của đất nước, tổ chức, đơn vi, doanh nghiệp…Sau
đây là một số ý nghĩa chính.
-

Tạo động lực cho cấp dưới là một trong những nhân tố quan trọng quyết định
sự thành bại trong sự nghiệp của người lãnh đạo, quản lý.
Dùng người nói chung và tạo động lực cho cấp dưới nói riêng từ xưa
đến nay chính là nhân tố then chốt của thành bại trong nhà binh, cũng là nhân
tố then chốt hưng vong của quốc gia. Người lãnh đạo, quản lý cần biết nhìn,
hiểu và dùng người đúng việc. Họ giúp làm việc tốt hơn, phục vụ tốt hơn cho
công việc và từ đó người lãnh đạo, quản lý sẽ nâng cao uy tín của mình, được
cấp dưới tín nhiệm và từ đó mục tiêu của người lãnh đạo, quản lý sẽ thực hiện
được tốt.

-

Tạo động lực cho cấp dưới là chìa khóa của sự thành công.
Ngày nay khi thời đại cạnh tranh kịch liệt, tất cả các khu vực, chiến
trường, các doanh nghiệp, các đơn vị ngày càng có xu hướng cạnh tranh quyết
liệt. Sinh tồn và phát triển của đơn vị, quan trọng còn là ở người cạnh tranh có
tài, cạnh tranh dùng người. Do đó người lãnh đạo cần tôn trọng nhân tài, giỏi
dùng người mới có thể đưa đơn vị, tổ chức mình đi tới thành công. Tạo động
lực làm việc cho cấp dưới là nhân tố then chốt đưa tới sự thành công cho tổ
chức, bởi vậy người lãnh đạo, quản lý cần nắm chắc các yếu tố và nguyên tắc
tạo động lực cho cấp dưới để đảm báo sự thành công.
3.2. Một số nhận xét, đánh giá.

Vũ Thị Tuyết Mai

20


Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý
Căn cứ vào Những tình huống có trong thực tế và ý nghĩa của việc tạo
động làm việc cho cấp dưới có thể đưa ra một số nhận xét, đánh giá như sau:
Thứ nhất: Biết vận dụng đúng cách những yếu tố và nguyên tắc tạo
động lực cho cấp dưới sẽ đem lại hiệu quả cao.
Một số lãnh đạo giỏi thường mắc chung nhược điểm là “mó tay” vào tất
cả mọi việc, ngay từ việc nhỏ nhất. Họ thích làm “đầu tàu” nên yêu cầu công
việc của họ đối với nhân viên cũng rất cao. Tuy nhiên lại không tin tưởng
năng lực của nhân viên, giao việc cho nhân viên rồi mà bản thân vẫn miệt mài
làm. Đồng thời, những vị lãnh đạo kiểu này lại luôn tìm cách thể hiện trước
lãnh đạo cấp trên và dễ dàng nhận xằng công lao của nhân viên là công sức
của mình.
Một người lãnh đạo thích tranh công với cấp dưới sẽ không thể thành
công vì không nhận được sự đồng lòng và dốc sức của cấp dưới. Ngược lại, vị
lãnh đạo biết cùng hưởng công lao với cấp dưới, đôi khi nhường cả công lao
của mình cho cấp dưới sẽ sớm có được những nhân viên dốc hết tâm sức vì
họ, từ đó sẽ đem lại hiệu quả cao nhất tromh cong việc. Đây thực sự là thuật
dùng người cao minh nhất.
Thứ hai: Điều khiển và khích lệ được trí tuệ của cấp dưới đó là những
nhà lãnh đạo cao minh.
Không ít nhà lãnh đạo tỏ rõ thái độ coi thường cấp dưới, cho rằng cấp
dưới không có kinh nghiệm, học thức và tầm nhìn bằng mình. Vậy nên, họ
biến nhân viên của mình thành bù nhìn, răm rắp làm mọi thứ theo chỉ đạo và
tư duy của họ. Lâu dần, nếu không trở thành đội ngũ nhân viên "ù lì" thì
những nhân viên này cũng sớm tìm đường chuyển nơi làm việc khác. Đây quả
là sai lầm trầm trọng trong cách lãnh đạo nhân viên.


Vũ Thị Tuyết Mai

21

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý
Là người lãnh đạo công ty, phụ trách mọi mặt của công ty, chưa chắc vị
lãnh đạo này đã nắm rõ chuyên môn hay nghiệp vụ tại một khâu nào đó bằng
chính nhân viên của mình. Nếu luôn bỏ ngoài tai ý kiến của cấp dưới, bất kể
đúng sai thế nào thì rất có thể, người lãnh đạo đã bỏ qua mất cơ hội phát triển
của công ty hoặc cơ hội trưởng thành, đột phá của mình. Hơn nữa, trong khi
đang do dự chưa biết nên quyết định ra sao thì ý kiến của nhân viên lúc này là
rất đáng quý. Những người có thể điều khiển và khích lệ được trí tuệ của cấp
dưới mới là những nhà lãnh đạo cao minh.
Thứ ba: Biết khích lệ, động viên cấp dưới sẽ mang lại thành công
nhanh nhất cho người lãnh đạo, quản lý.
Ngày nay, khi cuộc sống vật chất và tinh thần đã đầy đủ, nhu cầu của
cá nhân đã đa dạng và phức tạp hơn, người ta đi làm cũng muốn chọn những
nơi có môi trường làm việc thích thú hơn. Nhân viên nào cũng muốn đã đi
làm thì công sức của họ luôn được cấp trên công nhận và tán thưởng. Có
những lãnh đạo luôn trù dập, nói xấu, phủ nhận công lao của nhân viên, khiến
không ít người trong số họ có cảm giác chán nản và đang làm “việc công ích”.
Thay vì khuyến khích nhân viên, cách lãnh đạo này sẽ khiến nhân viên có
cảm giác xa rời công ty, không muốn gắn bó và chỉ làm cho xong việc.
Thay vào đó, người lãnh đạo, quản lý nên vẽ ra cho nhân viên một
“viễn cảnh chung” bao gồm hai vấn đề: Một là giá trị sự tồn tại của doanh
nghiệp và hai là “viễn cảnh chung” của doanh nghiệp cho thấy sự tồn tại của

nhân viên gắn liền với giá trị của doanh nghiệp. Không ít lãnh đạo đã khích lệ
bằng cách trao quyền cho nhân viên. Trao quyền ở đây không có nghĩa cho
quyền mà là có sự giám sát của cấp trên. Ngoài ra, các hình thức thưởng phạt
cụ thể, minh bạch cũng động viên tinh thần nhân viên rất nhiều.
Thứ tư: Biết tạo động lực làm việc cho cấp dưới sẽ đả kích được tinh
thần sáng tạo của nhân viên, đặc biệt là nhân viên trẻ.
Vũ Thị Tuyết Mai

22

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý
Nhân viên trẻ tuổi thường rất khó dùng, nhưng khi đã dùng được họ thì
họ sẽ có những đóng góp lớn cho công ty. Vì vậy, không thể coi thường việc
dùng những người trẻ tuổi. Nhân viên trẻ thường có những linh cảm và sáng
tạo táo bạo. Chính bởi họ chưa có đủ kinh nghiệm thực tế và lý lẽ nên những
linh cảm hoặc sáng tạo này là khó tránh. Lãnh đạo không nên vì thế mà coi
thường, áp chế hay phỉ báng, đả kích nhân viên trẻ. Nếu vậy sẽ dễ làm tổn
thương lòng tự trọng của họ, từ sau, họ sẽ không có tư tưởng sáng tạo cái mới,
công ty sẽ chìm đắm trong bầu không khí bảo thủ, cũ kĩ, không có phát minh,
sáng tạo và không có sức sống.
Bất luận thuộc mẫu người nào thì người trẻ luôn có trong mình lòng
nhiệt tình, hăng say làm việc. Nếu có điều gì thì chỉ là họ chưa biết cách phát
huy bản thân hoặc không muốn phát huy bản thân mà thôi. Cấp trên có nhiệm
vụ hướng dẫn họ phát huy năng lực làm việc. Có thể giúp những nhân viên
này bằng cách trao cho họ những công việc quan trọng, cho họ những lời
khuyên hoặc chê ít, khen nhiều để kích thích sự tự tin của họ…


Vũ Thị Tuyết Mai

23

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý
KẾT LUẬN
Con người là trung tâm của mọi hoạt động xã hội. Do vậy không loại
trừ bất cứ một tổ chức nào, nếu tổ chức đó muốn hoạt động được tốt thì phải
quan tâm tới vấn đề con người. Một tổ chức muốn phát triển tốt thì phải chú ý
tới công tác dùng người. Đặc điểm nhu cầu, tính cách, tâm sinh lý của mỗi
người là khác hau nên trong công tác đó đòi hỏi cả tính khoa học và tính nghệ
thuật. Tạo động lực làm việc cho người cấp dưới là một trong những vấn đề
trọng tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý trong công tác dùng người. Và sự
thành công của nó quyết định đến sự thành công chung của tổ chức.
Trong thời kỳ trước đó do đặc điểm kinh tế - xã hội quyết định nên việc
tạo động lực làm việc cho người dưới quyền chỉ tập trung khuyến khích bằng
vật chất. Nhưng ngày nay đời sống xã hội đã ngày càng thay đổi, được nâng
cao và cải thiện hơn nên vấn đề quan tâm con người không phải chỉ có mỗi
nhu cầu vật chất, mà còn có cả nhu cầu tinh thần. Hiện tại các yếu tố tinh thần
đóng vai trò hết swscs to lớn trong việc tạo động lực làm việc cho người cấp
dưới. Sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố này là chìa khóa của mọi thành công
trong tổ chức. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, thời đại công nghiêp hóa, hiện
đại hóa thì nhân tố con người lại càng có vai trò then chốt. Để đạt được sự
thành công thì một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với người lãnh
đạo, quản lý là nghệ thuật sử dụng con người. Bởi vì có con người thì mới
làm nên việc và một doanh nghiệp muốn phát triển phải có được những con
người có hoài bão lớn. Đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân, đặt họ vào

đúng vị trí là một thách thức đối với người lãnh đạo, quản lý. Làm được điều
này, người quản lý, lãnh đạo sẽ đem lại thành công cho tổ chức mình. Công
tác tạo động lực làm việc cho cấp dưới laf chìa khóa của sự thành công.

Vũ Thị Tuyết Mai

24

Lớp: Chính trị học


Kỹ năng lãnh đạo quản lý

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.

PGS. TS Lưu Văn An: Tập bài giảng kỹ năng lãnh đạo, quản lý
Trần Thanh Dung: Cẩm nang mưu lược quản lý, Nxb, Văn hóa thông tin,

3.
4.
5.

1999.
Nguyễn Hữu Đức: Quản trị nguồn nhân lực, Nxb. Thông tin, 2000.
Võ Văn Trung: Quản trị nhân sự, 2001.
Vũ Bá Văn: Nghệ thuật dùng người, Nxb, Văn hòa thông tin, 1998.


Vũ Thị Tuyết Mai

25

Lớp: Chính trị học


×