Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.85 KB, 23 trang )

PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ EM.
1: Phân tích Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ.
Trả lời: có 3 vai trò:
*Chức năng giao tiếp:
-Theo V.I.Lênin: “Ngôn ngữ là coong cụ giao tiếp quan trọng nhất
của con nguời”(V.I.Leenin toàn tập). Trong giao tiếp nhờ có ngôn ngữ
mà con ngươif có khả năng hiểu biết lẫn nhau. Cho dù ngôn ngữ của con
người bằng lời nói có bị hạn chế về không gian và thời gian, cho dù
ngoaif ngôn ngữ ra con người còn dungf những phương pháp tiện giao
tiếp khác nữa như: cử chỉ, điệu bộ, tín hiệu, âm thanh, tranh ảnh; nhưng
ở vị trí trên hết và trước hết vẫn là ngôn ngữ.
-Ở trẻ nhỏ nhu cầu giao tiếp rất lớn. trong giao tiếp, trẻ dùng ngôn
ngưx của mình trình bày ý nghĩa, tình cảm, hiểu biết của mình với moij
người xung quanh. Cho việc tạo cho trẻ được nghe, hiểu và được nói là
hết sức cần thiết trong giáo dục ngôn ngữ. Nhờ cos ngôn ngữ giao tiếp ta
mới dễ dàng hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
*Chức năng nhận thức:
●Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh
-Trẻ em luôn có nhu cầu muốn tìm hiêủ xung quanh. Thông qua lời
nói cuar người lớn, trẻ em làm quen với sự vật, hiện tượng và những đặc
điểm, tính chats, cấu tạo, công cụ… của chúng và trẻ hocj được từ tương
ứng (VD: Trẻ làm quen với con mèo, đặc điểm, hoạt động… của con
mèo và nói được từ “con mèo”). Khi trẻ tiếp xúc truực tiếp với sự vật,
kêts hợp với lời nói của người lớn, trẻ nắm được khái niêmj và bản chất
của sự vật, hiệ tượng trong thês giới xung quanh. Từ và hình ảnh trực
quan đi vào nhận thuức của trẻ cùng một lúc.
1


-Ddồng thời khi trẻ timf hiểu sự vật đó, trẻ gọi tên vật, gọi teen các
chi tiết, đặc diểm tính chất của vật, trẻ đó phân biệt được vật này so vơis


vật khác. Vậy tưf ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tưoựng đã được
hình thành ở trẻ.
-Ngôn ngữ phát triển, trẻ hiểu được những lời giải thích, gợi ý của
người lớn nên hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy ngayf càng được
hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động trí tuệ.
●Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện nhận thức
-Khi trẻ đãnhận thức được thế giới khách quan, trẻ tiến hành các
hoạt động với nó và trẻ sử dụng ngôn ngữ để kể lại, để miêu tả sự vật,
hiện tượng, để trình bày hiểu biết của mình.
-Như vậy thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức thế giới xung quanh
chính xác, rõ rang. Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực, sáng tạo trong hoạt động
nhận thức.
●Ngôn ngữ là phương tiện giáo dục đạo đức
-Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được cái hay cái đẹp ở thế
giới xung quanh qua đó tâm hônf trẻ thêm bay bổng, trí tưởng tượng
càng phong phú, đồng thời trẻ càng thêm yêu quý cái haycái đẹp, trân
trọng nó và có ý thức sáng taoj cái hay, cái đẹp.
-Thông qua ngôn ngữ văn học (thơ, truyện,ca dao, đồng dao,…)
trẻcảm nhận được cái hay cái đẹp trong ngôn ngữ tieengs mẹ để, cái đẹp
trong hành vi, cái đẹp trong cuộc sống. Từ đó giáo dục trẻ có ý thức trân
trọng những sản phẩm văn hoá của dân tộc mình.
-Ngôn ngữ đóng một vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh những
hành vi và việc làm cuả trẻ. Trong giao tiếp hằng ngày thông qua truyện
kể, truyện cổ tích,ca dao, đồng dao, cô giáo giangr giải cho trẻ những
2


hành vi đẹp. Thông qua ngôn ngữ, trẻ biết những gì nên, không nên, qua
đó rèn luyện những phẩm chất đạo đuức tốt ở trẻ, dần dần hình thành
nên những khái niệm ban đaàu về đạo đức như ngoan-hư, tốt-xấu, thật

thà-không thật thà… như vậy ngôn ngữ có tác dụng to lớn trong việc
hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở trẻ.
-Tóm lại ngôn ngữ giữ vai trò rất quan trọng đối với việc hinhf
thành và phát triển nhân cách trẻ.
Câu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển lời nói ở
trẻ?
Trả lời: Có 3 yếu tố
*Yếu tố sinh lý:
- Não: Não của trẻ phải phát triển bình thường, trẻ em bị tổn thương ở
não sẽ không nói được. Các chức năng nghe nói được hoàn thiện cơ vản
vào lúc trẻ 1,5 đến 2 tuổi
Vd: Trẻ bị down, u não, bại não.....sẽ làm trẻ phát triển không bình
thường
- Bộ máy phát âm: gồm môi, răng, lưỡi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi gà,
… Muốn nói được con người phải có bộ máy phát âm tốt và cần phải
được luyện tập đúng mức, thường xuyên.. Trẻ càng bé khả năng điều
khiển bộ máy phát âm càng khó khăn, vì vậy cần có nhiều bài tập luyện
đối với từng bộ phận của bộ máy phát âm
Vd: Trẻ bị sức môi, hở hàm ếch...sẽ ảnh hưởng đến bộ máy phát âm
- Cơ quan thính giác: Cũng là 1 bộ phận quan trọng trong quá trình học
nói, muốn học nói trẻ phải nghe được người khác nói, trẻ điếc không thể
nói được. Người lớn cần chú ý bảo vệ và rèn luyện thính giác cho trẻ,

3


tạo điều kiện cho trẻ nghe tinh và nhạy, cho trẻ xem và nghe người lớn
phát âm
Vd: điếc bẩm sinh, thủng màng nhỉ, viêm.....là những nguyên nhân ảnh
hưởng đến thính giác của trẻ

*Yếu tố tâm lý:
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với sự
phát triển tâm lý. Việc tiếp thu ngôn ngữ còn phụ thuộc vào sự nhanh
nhạy của hệ thần kinh và ý chí của đứa trẻ. Có 1 số trẻ em học nói chậm
hơn mức bình thường. Những trẻ này thường quá rụt rè, nhút nhát, ít
chan hòa với tập thể,q úa thầm lặng, lười biếng…hoặc ở những trẻ bị
thiệt thòi do khuyết tật bẩm sinh nào đó,c ó tâm lý mặc cảm nên ngại
giao tiếp, tiếp xúc với bạn bè và người xung quanh. Tình cảm, tính cách
cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình học nói của trẻ
Mặc khác, hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Bằng hoạt
động và trong hoạt động mà mỗi cá thể hình thành và phát triển năng
lực, tính tình, đạo đức của mình. Vì vậy, chỉ khi trẻ em tích cực tham gia
hoạt động, đặc biệt là hoạt động giao tiếp, giao lưu và hoạt động chơi thì
lời nói của trẻ em mới phát triển được tốt, mọi kỹ năng, kỹ xảo được
hoàn thiện
Nhự vậy, đối với trẻ em lời nói nảy sinh và phát triển không phải vì bản
thân nó mà vì những nhu cầu khác, khu cầu thích ứng với khách quan
(tìm hiểu thế giới xung quanh), nhu cầu tự khẳng định mình (bắt chước
người lớn), nhu cầu hoạt động (chơi)…Việc thỏa mãn những nhu cầu đó
sẽ tạo điều kiện để lời nói của trẻ phát sinh và phát triển. Ngôn ngữ đi
vào cuộc sống trẻ em dưới hình thức những ấn tượng tổng quát và những
biểu hiện cảm quan cụ thể
*Yếu tố xã hội:
4


Ngôn ngữ là 1 hệ thống các ký hiệu, âm thanh, từ ngữ được sắp xếp theo
1 quy tắc nhất định của 1 dân tộc hoặc 1 cộng đồng người được nảy sinh
và phát triển của cộng đồng dân tộc đó. Như vậy, mỗi thứ tiếng (Việt,
Nga, Pháp…) là tiếng nói của 1 dân tộc cụ thể, là sản phẩm của 1 nền

văn hóa dân tộc, đồng thời là phượng tiện biểu hiện và tàng trữ chủ yếu
nhất những giá trị văn hóa của dân tộc ấy. Ngôn ngữ không thể tồn tại
bên ngoài xã hội, đồng thời ngôn ngữ không có tính di truyền.
Lời nói của trẻ được hình thành và phát triển trong nhu cầu giao tiếp của
trẻ với những người xung quanh. Tiếp thu ngôn ngữ là quá trình luyện
tập dưới sự hướng dẫn của người lớn xung quanh trẻ như ca, mẹ, ông bà,
anh chị em, cô giáo… Trẻ được sống trong 1 bầu không khí ngôn ngữ
tốt thì trẻ sẽ phát triển ngôn ngữ tốt và ngược lại. Vì vậy, trong trường
Mầm non cô giáo cần chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ sao cho phù
hợp với tiêu chuẩn nhất định và không dung các từ vượt quá khả năng
nhận thức của trẻ. Không nên giảng giải những từ quá trừu tượng, câu
nói của cô giáo phải chính xác, rõ rang về nội dung, gọn trong sáng về
hình thức, làm cho trẻ hiểu và nhớ được dễ dàng đồng thời giúp các cháu
học nói tốt, Tạo điều kiện cho trẻ được giao tiếp thường xuyên với
những người xung quanh bằng cách tạo môi trường sống thoải mái, vui
vẻm tạo được cảm xúc, hứng thú, nhu cầu giao tiếp, kích thích để trẻ
tham gia vào hoạt động giao lưu, giao tiếp là yêu cầu quan trọng đối với
cô giáo mầm non.
Câu 3: Trình bày đặc điểm ngôn ngữ âm của ngôn ngữ trẻ giai đoạn
ngôn ngữ (1-6 tuổi). Từ đó, nếu các nội dung rèn luyện phát âm
đúng cho trẻ ở giai đoạn này:
Trả lời:
Giai đoạn ngôn ngữ (1-6 tuổi)
* Thời kỳ (1-2 tuổi)
5


- Từ 1 năm trở đi nhu cầu giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh
được phát triển, trẻ không chỉ lắng nghe tiếng nói mọi người, hiểu được
các câu nói ngắn gọn mà còn muốn biểu hiện với mọi người những nhu

cầu mong muốn của mình bằng lời nói. Vì vậy trong thời kỳ này vẫn sử
dụng nhiều loại âm bập bẹ. Loại âm bập bẹ có nghĩa có số lượng tặng
nhiều hơn và các âm này thể hiện nhiều nhu cầu khác nhau của trẻ
Ví dụ:
Măm…măm…măm đòi ăn
Ơi…ơi…ơi

gọi bạn hoặc người quen

- Ngoài các âm bập bẹ có nghĩa, ở trẻ đã bắt đầu xuất hiện các từ đầu
tiên đó là những từ đơn giản,dễ phát âm như bà, mẹ, ba, cá, gà..
- Trong quá trình phát triển, các cháu ở đầu lứa tuổi có số âm bập bẹ còn
khá nhiều những đến 18 tháng lượng âm bập bẹ ít dần đi. Đến 2 tuổi thì
các bập bẹ của trẻ dường như mất hẳn nhường chỗ cho sự phát triển của
các từ chủ động
* Thời kỳ 2-3 tuổi
Đặc điểm ngữ âm trong vốn từ của trẻ thể hiện như sau:
- Phụ âm đầu:
+Tất cả các phụ âm đều đã được xuất hiện dần trong các từ của trẻ
. Các phụ âm được xuất hiện sớm:b, m
. Các phụ âm xuất hiện nhiều: b, m, đ, t, ch, th, n
. Các phụ âm xuất hiện ít: g, gh, p
+ Tuy nhiên, đến 3 tuổi trẻ vẫn còn mắc lỗi ngữ âm. Trong nhiều trường
hợp trẻ phát âm phụ âm này thành phụ âm kia
6


Ví dụ: l -> n: làm -> nàm
p -> b: đèn pin -> đèn bin
th -> x: thịt -> xịt

Các phụ âm được trẻ phát âm đúng nhất là b, m
- Âm điệu:
Âm điệu /w/ (âm điệu tròn môi) trong /tiếng Việt là âm khó đối với trẻ
dưới 3 tuổi, Các tiếng có âm điệu khi phát âm trẻ thường lược bỏ âm
đệm
Ví dụ: hoa -> ha
Quả -> cả
Vô tuyến -> vô tiến
- Âm chính
Các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi đã xuất hiện trong từ của trẻ 2-3
tuổi, song 1 số nguyên âm (đặc biệt là nguyên âm đôi) trẻ dưới 3 tuổi
vẫn nói chưa đúng như:
Ví dụ: o -> ă: xong chưa -> xăn chưa
i -> ia: bút chì -> bút chìa
ươ -> iê: hươu -> hiêu
Các nguyên âm được trẻ nói đúng: a, â, ư
- Âm cuối
Các bán nguyên âm và phụ âm cuối đã được xuất hiện trong vốn từ của
trẻ. Âm n được xuất hiện nhiều nhất; âm p xuất hiện ít nhất
7


- Thanh điệu
Trong 6 thanh điệu của trẻ thì thanh ngã và thanh hỏi là chưa ổn định, trẻ
thường phát âm thanh ngã thành thanh sắc, thanh hỏi thành thanh nặng
Ví dụ: võng -> vóng
Ngủ -> ngụ (nhụ)
Khi -> khị
*Thời kỳ 3-6 tuổi
- Đây là thời kỳ mà khả năng nghe và phân việt các loại âm thanh của trẻ

ngày càng tinh hơn, trẻ bắt chước ngữ điệu câu nói 1 cách dễ dàng, tự
nhiên, tiếp thu, học từ mới nhanh. Tuy nhiên ở đầu lưá tuổi vẫn còn 1 số
cháu phát âm chưa đúng 1 vài âm, mỗi cháu thường hay nói sai 1 âm
riêng
- Năm tuổi trẻ có thể phát âm mềm dẻo các loại âm của tiếng mẹ đẻ,
hoặc của 1 thứ tiếng nước ngoài nào đó mà trẻ được tiếp xúc
- Đến cuối 6 tuổi, về cơ bản trẻ đã phát âm đúng các âm trừ 1 số trường
hợp trẻ nói ngọng với những lý do sau:
+ Trẻ nói ngọng do khuyết trật bẩm sinh
+ Trẻ nói ngọng do được quá nuông chiều
Tóm lại: Từ những đặc điểm trên của trẻm người lớn cần chú ý quan tâm
giúp đỡ tạo cho trẻ môi trường ngôn ngữ tốt để trẻ phát âm tốt
Nội dung rèn luyện phát âm cho trẻ giai đoạn ngôn ngữ (1-6 tuổi):
có 4 nội dung:
*Rèn luyện thính giác ngôn ngữ:

8


-Rèn luyện thính giác ngôn ngữlà rèn luyện khả năng tri giác âm thanh
ngôn ngữ, giúp trẻ phân biệt âm thanh nói chung và phân biêjt các ngôn
ngữ với nhau.
VD; + Tiếng vịt kêu, tiếng chuông đồng hồ, tiếng còi xe,..
+ Âm thanh của âm vị “l” khác âm thanh của âm vị “n”, “ng”
khác “nh”,…
Trẻ phân biệt được các âm tiết: “nge’ với “nhe”, “lâu” với “nâu”,…
-Trẻ càng thu nhập được nhiều tín hiệu ngôn ngữ bao nhiêu thì nhiều sự
phát triển lời nói càng nhanh bấy nhiêu.
*Luyện cơ quan phát âm:\
-Cơ quan phát âm gồm nhiều bộ phận như các dây âm thanh, môi, răng,

lưỡi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi con…
-Luyện cơ quan phát âm gồm hai nội dung:
+Luyện vận động tuự do: Giúp các bộ phận như răng, môi, lưỡi…
chuyển đôngj nhịp nhàng, linh hoạt.
+Luyện vận động theo phương thức phát âm: giups trẻ phát âm
ddúng trên cơ sở tập phát âm, tâpj nói.
*Luyện thở ngôn ngữ
-Âm thanh noí chung và lời nói chỉ được phát ra khi có luồng hơi từ phổi
ra. Luồng hơi từ phổi ra giups cho sự cấu âm người ta gọi laf thở ngôn
ngữ. Thở ngôn ngưx giúp ta điều khiển sự thở ngừng nghir khi nói, khi
phát âm, khi đọc thơ. Thở để duy trì sự sống là thở bình thường, thở sinh
lý (là thở tự do).
-Thở tự do: tùy tưngf mứcđộ khác nhau như thở dài, thở ngắn, thở
nhanh, thở chậm, thở mạnh, thở nhẹ,… lamf cơ sở để trẻ thở ngôn ngữ.
9


-Thở ngôn ngữ: là sự điều chỉnh luồng hơi cho thichs hợp với sưj
nói năng, phát âm các âm, các từ, câu nói ở những mức độ ngắn, dài, to,
nhỏ, ngừng, nghỉ… khi đọc thơ, đọc truyện, nói chuyện.
Đặc điểm của trẻ là khả năng điều khiển thở chưa cao nên trong quá
trinhfrefn luyện phát âm cho trẻ cần tiến hành các bàitaapj luyện thở
theo hai nội dung: thở tự do và thở ngôn ngữ.
*Luyện giọng
-Giọng nói biểu hiện đầy đủ các mặt âm thanh ngôn ngữ của trẻ. Giọng
nói còn biểu hiện tình cảm của người nói. Luyện giọng cho trẻ giúp trẻ
biểu hiện thái độ, tình cảm của mình trong lời nói như thủ thỉ, âu yếm,
âm vang, trầm bổng, to, nhỏ,…
Câu 4: Phân tích các phương pháp rèn luyện phát âm đúng cho trẻ?
Trả lời: Có 4 phương pháp

*Luyện phát âm theo mẫu:
- Đối với trẻ dưới 1 tuổi trong quá trình trò chuyện, người lớn nhắc đi
nhắc lại các âm trẻ mới phát ra được và giúp trẻ phát âm lại. Khi trẻ phát
âm ra âm đó, cô lại phát âm lại và khuyến khíc trẻ phát âm tiếp
- Đối với trẻ từ 2-3 tuổi yêu cầu trẻ phát âm theo cô các hợp âm có độ to
nhỏ nhanh chậm khác nhau
Ví dụ: Yêu cầu trẻ nói theo cô: âm o, ê …nói to, nhỏ, kéo dài ê…ê…ê
Song song với phát âm từng âm, cô cho trẻ phát âm các tiếng có chưa
âm o,ê như: to…to…to…, tê…tê…tê…
Tuổi mẫu giáo cần củng cố, chính xác hóa lại các âm vị trong Tiếng Việt
bằng cách tập cho trẻ phát âm theo cô
*Luyện phát âm qua tranh vẽ, vật thật, đồ chơi
10


- Cho trẻ xem từng tranh, vaath và gọi tên vật đó
Ví dụ: âm u: búp su, cái tủ, con cú…
ư: chiếc giường, quả bưởi, cái lượt…
- Gọi tên các bạn trong lớp theo cô, các tên có chưa các âm vừa học
*Luyện phát âm qua trò chơi
- Trò chơi luyện thở
Các trò chơi này giúp trẻ hít thở đều, dần dần biết cacvsh lấy hơi khi nói
như trò chơi:Thổi nơ bay lên cao, xa, thổi chong chóng, thổi nến, thổi
kèn, thi xem ai thổi được lâu…
- Trò chơi luyện tập bộ máy phát âm
Những trò chơi này giúp cho các bộ phận của bộ máy phát âm chuyển
động nhịp nhàng, linh hoạt như trò chơi: gọi gà, nhai kẹo cao su, chặc
lưỡi…
- Trò chơi luyện giọng và phát âm
+ Bắt chước giọng các con vật và phát âm đơn giản

Ví dụ: gà gáy ò ó o; vịt kêu cặp cặp; heo kêu ủn ỉn…
+Bắt chước các phương tiện giao thông
Ví dụ: còi xe máy tin tin tin; Máy bay ù ù ù; Ô tô pim pim…
*Luyện phát âm qua những bài thơ, câu nói vần, nói nhanh
- Giáo viên sử dụng các bài thơ, ca dao, đồng dao, câu nói vần, câu nói
(các bài có âm cần luyện tập) cô cho trẻ nghe rồi hướng dẫn trẻ đọc
nhằm luyện phát âm đúng, rõ rang và giúp trẻ cảm nhận nhịp điệu, vần
điệu của Tiếng Việt
11


Ví dụ:
- Phát âm l:
Lá hoa hồng gai
Lá mít tròn tròn
Lá liễu dài dài
Lá to như quạt
Là lá bàng già
Lá mướp ram ráp
Lá gì đỏ tươi
Là lá huyết dụ
- Âm r trong bài “Con rùa”:
Rì rà rì rà
Đội nhà đi chơi
Tối lặn mặt trời
Úp nhà đi ngủ
Rì rà rì rà
Hoặc luyện âm l trong câu:
Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng

Câu 5: Phân tích khả năng hiểu nghĩa của từ ở trẻ?
Trả lời:
12


*Trẻ từ 0-3 tuổi
- Trẻ dưới 12 tháng: Khoảng 8-9 tháng, trẻ hiểu nghĩa của từ là tên gọi
của các đồ vật quen thuộc nhất với trẻ. Mỗi từ gắn với 1 vật cụ thể ở 1 vị
trí nhất định. Nếu ta tập cho trẻ nghe và nhìn nhiều lần dần dần trẻ sẽ
xác định được mối liên hệ giữa âm thanh và vật mà không phụ thuộc vào
vị trí của vật nữa. Trẻ nhớ, biết và hiểu các từ chỉ tên người, vật, hành
động mà trẻ thất thường xuyên: bà, mẹ, bố, gà…
- Sau đó trẻ xác định được các từ chỉ biểu thị hành dộng mà trẻ thường
xuyên nhìn thấy như: ăn, ngủ, đi…
- Từ 1 năm trở đi việc hiểu nghĩa các từ biểu thị các vật và hành động ở
trẻ tiếp tục được phát triển, theo lời nói của cô trẻ có thể mang những
chiếc áo khác nhau hay những quả bóng có kích thước to nhỏ khác nhau
- Tuy nhiên ở lứa tuổi này trẻ thường liên lạc các vật không theo bản
vhaats mà theo dấu hiệu bên ngoài. Trẻ thường gắn 1 từ với các vật gần
giống nhau ở hình dáng bên ngoài
Ví dụ:
Quần -> quần jean
-> quần tây
-> quần thun
Ghế -> ghế gỗ
-> ghế nhựa

-> ghế đá

13



- Cuối hai tuổi trẻ mới khái quát đúng các vật cùng loại. Vì vậy, ở thời
kỳ này ta nên cho trẻ tiếp xúc dần với các vật cùng loại nhưng khác nhau
về biểu hiện
Ví dụ: Cho trẻ xem 2 cái bàn có kích thước, hình dáng giống nhau
nhưng khác nhau về màu sắc
- 3 tuổi là tiếp tục dạy trẻ biết ngh lời người lớn mà không phụ thuộc vào
hoàn cảnh, không canà phải có vật ở trước mặt. Ta có thể kể cho trẻ nghe
những mẫu chuyện ngắn, kể về những gì đã xảy ra với trẻ, trong kí ức
của trẻ
- Ngoài ra còn nên đọc cho trẻ nghe các bài thơ ngắn, dạy trẻ hát các bài
hát có hình ảnh sẽ làm cho khả năng hiểu nghĩa của từ ở trẻ phát triển
thêm
*Trẻ từ 3-6 tuổi
- Ở tuổi này trẻ đã hiểu được ý nghĩa của nhiều từ loại khác nhau, hiểu
được nghĩa của cả câu nói và đồng thời hiểu cả nghĩa của 1 số từ có tính
chất trừu tượng như: yêu, ghét, hiền, dữ…
- Trẻ còn hiểu được nghĩa của 1 số từ có ý nghĩa khái quát
Ví dụ: mặc quần áo, quét nhà, ăn cơm..
- Đặc biệt đã bắt đầu sử dụng được 1 số từ mà nghĩa của nó có tính chất
gợi cảm như: nhẹ nhàng, rì rào, mịt mùng, trăng trắng, mới tinh, bồng
bềnh…
Ở tuổi mẫu giáo trẻ còn hiểu và sử dụng được các từ mang tính chất văn
học như: dải mây, bầu trời, đóa hoa…
Trẻ hiểu được các quan hệ từ và sử dụng để thể hiện mới quan hệ giữa
các sự vật, hiện tượng, con người như: và, với, nếu, thì, vì…nên…
14



Ví dụ: Con và mẹ đến nhà bà ngoại chơi nhé!
- Vì vậy ở lứa tuổi mẫu giáo ta không chỉ kể chuyện mà còn đọc truyện
cho trẻ nghe, những truyện ngắn dễ hiểu để trẻ cảm nhận được cái hay,
cái đẹp được biểu hiện qua các từ ngữ văn học. Đó cũng là 1 trong
những hình thức phát triển và làm giàu vốn từ cho trẻ, đặc biệt là giúp
trẻ hiểu đươch nghĩa của từ ngày càng tốt hơn
Câu 6: Trình bày 1 số hạn chế trong ngôn ngữ trẻ và nêu các biện
pháp khắc phục?
Trả lời:
Ý 1: Có hai hạn chế trong ngôn ngữ trẻ:
*Về từ loại:
- Tính từ: Đói với trẻ dưới 3 tuổi các tính từ chỉ màu sắc xuất hiện với
số lượng ít và trẻ sử dụng chưa đúng màu sắc có trong thực tế
Ví dụ: Trắng -> Xanh
Vàng -> Đỏ
- Phụ từ: TRẻ sử dụng các phụ từ chỉ thời gian chưa chính xác, nhất là
các phụ từ chỉ thời gian xa gần các cháu không phân biệt được. Mỗi
cháu thường dùng 1 từ chỉ thời gian khác nhau
Ví dụ: Để chỉ thời gian quá khứ dù xảy ra lâu hay vừa mới xảy ra có
cháu dùng từ hôm qua, có cháu dùng từ hôm trước, có cháu dùng từ hôm
nọ
- Số từ: Tuy trẻ nói các số từ 1, 2, 3, 4, 5…nhưng thực tế trẻ chưa biết
chính xác về số lượng
Ví dụ: 3 kẹo trẻ bảo là 5
15


2 kẹo trẻ bảo là 4
- Từ 4-6 tuổi là thời kỳ trẻ tiếp thu lượng từ mới rất lớn, vì vậy trong quá
trình tiếp thu và sử dụng từ có 1 số trường hợp trẻ nhớ được từ nhưng

chưa hiểu được ý nghĩa của từ trong các hoàn cảnh giao tiếp nên trẻ sử
dụng chưa đúng với ý nghĩa của nó trong câu
Ví dụ: -Khách đến nhà mình, mình là chủ quan không phải chào
-Con chán xếp hình lắm rồi mẹ có vui xếp hình không
*Về câu
a. Câu rút gọn
- Rút gọn câu nói là hiện tượng phổ biến trong ngôn ngữ của trẻ ở tất cả
các lứa tuổi. Câu rút gọn của trẻ có thể là câu rút gọn 1 thành phần hoặc
rút gọn nhiều thành phần
Ví dụ:
+ Rút gọn vị ngữ: Anh Tân…xe của bố (nghịch)
+ Rút gọn chủ ngữ: …lấy máy bay của cháu (bạn Nam)
+ Rút gọn bổ ngữ: Cháu cầm…cho cô (bức tranh)
- Trẻ sử dụng câu rút gọn 1 phần là dựa vào văn cảnh cụ thể. Những gì
mà trẻ và người đối thoại nhìn thấy thì bị rút gọn đi. Dựa vào văn cảnh
ta có thể khôi phục lại thành phần bịn rút gọn
Ví dụ:
Sao cháu khóc?...Con tôm
Mẹ đi chợ thit cá (để mua)
Em vẽ đồng hồ cháu (cho)
16


Con chim nhảy cành cây (trên)
Ngoài ra trẻ sử dụng câu rút gọn còn do hạn chế về khả năng ngôn ngữ
- Rút gọn câu nói là hình thức làm co câu trở nên đơn giản trong ngôn
ngữ nói. Song câu rút gọn không có khả năng truyền tin rộng rãi nhất là
đối với trẻ em trong quá trình học nói. Hạn chế câu rút gọn sẽ làm cho
trẻ nắm được cơ cấu nội dung của câu nhanh hơn
b. Câu sai trật từ từ

- Trong ngôn ngữ Tiếng Việt trật từ từ có ý nghĩa rất lớn, nó quy định
các thành phần trong câu. Song trong 1 số trường hợp do vội vàng hoặc
do nhận thức chưa rõ nên trẻ phản ánh bằng ngôn ngữ cũng rời rác, lộn
xộn
Ví dụ:
Ớt cay mẹ lắm
Sợ xe đụng bị
Cắt thìa mẹ đi
c. Những câu nói không mạch lac
Những câu nói không mạch lác, sai trật tự từ thể hiện điều trẻ nhận thức
được và muốn nói, nhưng trẻ chứ biết sắp xếp, lựa chọn từ thích hợp, do
đó mà câu nói của trẻ bị lộn xộn, không rõ rang
Từ các câu nói chưa đúng này của tre chúng ra thấy rõ những khó khắn
mà trẻ gặp phải trong giai đoạn này khi trẻ tiếp thu và sử dụng từ cũng
như các loại câu. Vì vậy cô giáo, gai đình cần giúp trẻ biết diễn đạt ý
mình rõ rang, mạch lạc, biết sử dụng các từ cho đùng, cho hay
 Ý 2: Các biện pháp khắc phục: Có 3
17


a.Dùng từ sai, thiếu từ
- Cháu thường sử dụng sai các tính từ chỉ máu sắc trắng -> xanh; vàng
-> dỏ
- Sai số từ: 3 cái kẹo bảo là 5; 2 cái kẹo bảo là 4
- Với các kiểu sai này thì giáo viên cần cung cấp các khái niệm đúng cho
trẻ và yêu cầu trẻ nhắc lại. Nhiều lần như vậy, trẻ sẽ có những biểu
tư\ơngj đúng và sẽ dùng từ đúng
- Trẻ sử dụng sai các trạng từ do khả năng định hướng về thời gian và
không gian còn hạn chế. Cho ên cần dạy trẻ định hướng không gian và
thời gian, kết hợp với việc dạy từ dạy câu

- Trẻ thường mắc lỗi nói câu rút gọn. Hạn chế được các câu rút gọn sẽ
làm cho trẻ nắm được cơ cấu nội dung của câu nhanh hơn. Vì vậy giáo
viên khi nghe trẻ nói câu không đủ thành phần thì cần nhắc trẻ sửa ngay
b. Lỗi về tư duy khi đặt câu
- Tư duy hường nha hơn, đi trước ngôn ngữ. Do vậy đôi khi vì vội, trẻ
nói sai trật tư câu. Ở đây ý nào muốn nhấn mạnh trẻ thường nói trước.
Trong những trường hơp như vậy, cô giáo cần nói lại cho đúng và yêu
cầu trẻ nhắc lại
c. Câu lặp ý, không mạch lạc
- Câu lặp ý, không mạch lạc thể hiện điều trẻ nhận thức được và muốn
nói nhưng chưa biết sắp xếp, lựa chọn từ thích hợp. Vỡi những câu thiếu
mạch lạc thì cô giáo cần sắp xếp lại và hướng dẫn trẻ nói, có thể bằng
cách gợi ý câu hỏi dựa vào cốt truyện của trẻ
Tóm lại: Ngôn ngữ giữ vai trò quan rọng trong việc hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ, cho nên dạy phát triển lời nói cho trẻ từ 0-6 tuổi
là 1 nhiệm vụ quan trọng của giáo dục học mầm non
18


Câu 7/; Thế nào là trò chơi động? trò chơi tĩnh/
*Trò chơi tĩnh: là những trò chơi trẻ thường ngồi tại chỗ và không được
chạy, nhảy, vận động một cách thoải mái.
-VD: vật ngón tay, nặn đất sét, lắp ráp – ghép hình,..
*Trfo chơi đoọng: là những trò chơi trẻ được chạy, nhảy, vận động một
cách thoải mái.
-VD: chuyền bóng, cáo và thỏ, ai nhanh hơn,..
Giáo án
Chủ đề
Chủ đề nhánh
Nhóm chữ

Tên trò chơi
Cách chơi
Luật chơi
Câu 8: Nêu quy trình tiến hành hoạt động dạy trẻ nhận biết và phát
âm nhóm chữ cái. Cho ví dụ minh họa (Chủ đề: Động vật/ Thực vật/
Giao thông)?
Trả lời:
*Gồm 4 bước:
- Bước 1: Dạy chữ cái đầu tiên trong nhóm
- Bước 2: Dạy trẻ các chữ cái còn lại trong nhóm
- Bước 3: So sánh và giới thiệu kiểu chữ
19


- Bước 4: Trò chơi
*Ví dụ minh họa: Mọi người tự làm nhé!./.
+ Nhóm 1: o, ô, ơ
+ Nhóm 2: a, ă, â
+ Nhóm 3: e, ê
+ Nhóm 4: u, ư
+ Nhóm 5: i, t, c
+ Nhóm 6: b, d, đ
+ Nhóm 7: l, n, m
+ Nhóm 8: h, k
+ Nhóm 9: p, q
+ Nhóm 10: g, y
+ Nhóm 11: s, x
+ Nhóm 12: v, r./.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Chủ đề: Thế giới động vật

Chủ đề nhánh: Động vật sống dưới nước
Đề tài: u, ư
Lứa tuổi: 5-6 tuổi
Thời gian: 30-35 phút

I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ nhận biết, phân biệt và phát âm đúng âm chữ u, ư.
20


2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng ghi nhớ của trẻ.
- Nhận ra các chữ cái đã học trong các tiếng, từ.
3. Giáo dục:
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát: “Cá vàng bơi”.
- Bảng thẻ chữ cái các chữ: u, ư.
- Hình ảnh con: rùa, cá ngựa.
- Mũ đội có hình con: rùa, cá ngựa.
- Các nét chữ: u, ư cắt rời.
- Các loại hạt.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô và trẻ cùng hát bài: “Cá vàng bơi”.
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Bước 1: Dạy chữ cái đầu tiên trong nhóm, chữ “u”.
- Cô cho trẻ xem tranh con rùa và hỏi trẻ:
+ Các con ơi, đây là con gì nào? (con rùa).
+ Con rùa có mấy bộ phận?

+ Trên đầu con rùa có gì?.
+ Con rùa có mấy chân?
- Cùng với tranh con rùa cô có từ “con rùa”. Cả lớp phát âm lại với cô nào: “Con
rùa” (cô đọc 1 lần sau đó cho trẻ tự đọc lại 2-3 lần).
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con chữ “u” trong từ “con rùa”. Các con đọc lại với
cô nào: “u” (cô đọc 1 lần sau đó cho trẻ đọc lại 2-3 lần).
- Cô đính thẻ chữ rời ghép thành từ “con rùa” tương ứng với bức tranh.
- Các con hãy lấy cho cô những chữ cái đã được học nào? (trẻ lấy lần lượt chữ “o”,
“a” sau đó cô cho trẻ đọc lại 2-3 lần và cô cất lần lượt chữ “o”, “a”).
- Đây là chữ “c”, “n”, “r” hôm sau cô sẽ dạy cho các con. Bây giờ cô sẽ dạy cho
các con chữ “u”.
- Cô đưa ra bảng chữ “u” lớn: Chữ “u” được cấu tạo gồm 2 nét: 1 nét móc dưới và
1 nét thẳng. Cô mời 2-3 trẻ nhắc lại.
- Cả lớp cùng phát âm theo cô: “u”. Cô mời cả lớp, đến từng nhóm hay tổ, đến cá
nhân đọc lại.
b. Bước 2: Dạy trẻ hai chữ cái còn lại, chữ “ư”
- Cô cho trẻ xem tranh con cá ngựa và hỏi trẻ:
+ Các con ơi, đây là con gì nào? (con cá ngựa).
+ Trên đầu con cá ngựa có gì?
+ Bề ngoài con cá ngựa giống con gì sống trên cạn nào?
21


- Cùng với tranh con cá ngựa cô có từ “con cá ngựa”. Cả lớp phát âm lại với cô
nào: “con cá ngựa” (cô đọc 1 lần sau đó cho trẻ tự đọc lại 2-3 lần).
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con chữ “ư” trong từ “con cá ngựa”. Các con đọc lại
với cô nào: “ư” (cô đọc 1 lần sau đó cho trẻ đọc lại 2-3 lần).
- Cô đính thẻ chữ rời ghép thành từ “con cá ngựa” tương ứng với bức tranh.
- Các con hãy lấy cho cô những chữ cái đã được học và giống nhau nào? (trẻ lấy
lần lượt các chữ “o”, “a” sau đó cô cho trẻ lần lượt đọc lại các chữ cái đó 2-3 lần và

cô cất lần lượt chữ “o”, “a”).
- Đây là chữ “c”, “n”, “g” hôm sau cô sẽ dạy cho các con. Bây giờ cô sẽ dạy cho
các con chữ “ư”.
- Cô đưa ra bảng chữ “ư” lớn: Chữ “ư” được cấu tạo gồm có 3 nét: 1 nét móc dưới,
1 nét thẳng và 1 nét móc trên. Cô mời 2-3 trẻ nhắc lại.
- Cả lớp cùng phát âm theo cô: “ư”. Cô mời cả lớp, đến từng nhóm hay tổ, đến cá
nhân đọc lại
c. Bước 3: So sánh và giới thiệu kiểu chữ.
- Cô lấy 2 thẻ chữ vừa mới dạy để hỏi trẻ:
+ Các con xem các chữ cái này giống nhau ở điểm nào (đều có 1 nét móc dưới và
1 nét thẳng).
+ Vậy chúng khác nhau ở điểm nào?.
. Chữ “u”: Không có nét móc trên.
. Chữ “ư”: Có 1 nét móc trên
- Cô cho trẻ xem thẻ chữ kiểu chữ in hoa, viết thường để thấy sự khác nhau.
- Tuy các chữ cái này viết khác nhau nhưng đều phát âm giống nhau đấy các con!.
d. Hoạt động 4: Trò chơi.
* Trò chơi 1: Ai nhanh hơn.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội. Đội 1 sẽ giơ lần lượt các chữ cái,đội 2 sẽ
phát âm các chữ cái mà đội 1 giơ lên sau đó đổi lại cho nhau.
- Luật chơi: Đội nào phát âm đúng nhiều nhất là đội thắng cuộc.
* Trò chơi 2: Về đúng nhà.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội tương ứng với 3 loại quả mới học. Mỗi đội sẽ
đội lên đầu các con vật sống dưới nước có chữ cái “u”, “ư” phía trên. Cô cho trẻ đi
tự do hát bài “Cá vàng bơi”. Sau khi cô tắt nhạc, trẻ tìm đúng với hình và chữ cái
đội trên đầu.
- Luật chơi: Đội nào tìm đúng, nhiều và nhanh nhất là đội chiến thắng.
* Trò chơi 3: Xếp hạt.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội với các loại hạt chuẩn bị sẵn và các bảng chữ
đã dán sẵn keo. Nhiệm vụ của 2 đội sẽ đính hạt đúng với chữ cái vừa mới học.

- Luật chơi: Đội nào đính đúng, nhanh nhất là đội chiến thắng.
3. Kết thúc hoạt động:
- Cô nhận xét và tuyên dương.
22


- Cô cho trẻ đi xung quanh lớp 1-2 vòng và nhẹ nhàng hít thở đều.

23



×