Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Báo cáo thực tế văn hóa du lịch tại thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.01 KB, 12 trang )

Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU
Trong tiến trình hội nhập và phát triển xã hội ngày nay, khi đời sống
của con người được nâng cao, việc giao lưu quan hệ quốc tế ngày càng
được mở rộng thì yếu tố văn hóa trở ngày càng trở lên quan trọng. Sự phát
triển của văn hóa gắn liền với sự phát triển của lịch sử, xã hội, kinh tế để
vừa phù hợp, vừa phản ánh đời sống hiện thực con người và xã hội, vừa
thúc đẩy sự phát triển, sự hoàn thiện nhân cách, làm phong phú và sâu sắc
thêm các giá trị nhân bản, nhân đạo và nhân văn của đời sống xã hội nhưng
vẫn khẳng định những nét truyền thống riêng biệt đặc trưng bản sắc dân
tộc, quốc gia.
Huế được biết đến là một thành phố gắn liền với lịch sử dựng nước
và giữa nước của dân tộc Việt Nam, là một trong những trung tâm văn hoá
lớn của Việt Nam, hiện đang lưu giữ một kho tàng vật chất đồ sộ, có quần
thể di tích cố đô đã được UNESCO xếp hạng di sản văn hoá thế giới với
những công trình kiến trúc cung đình và danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
Bên cạnh đó, Huế có hàng trăm chùa chiền với kiến trúc độc đáo và một
kho tàng văn hoá phi vật thể đồ sộ, các loại hình lễ hội tôn giáo, lễ hội dân
gian, lễ hội cung đình, lưu giữ được giữa lòng đô thị Huế nhiều nhà vườn,
phố cổ mang nét đặc trưng của vùng đất cố đô ở Vĩ Dạ, Kim Long, Gia
Hội, Bao Vinh. Đặc biệt, Thừa Thiên - Huế là nơi lưu giữ nhiều di chỉ, hiện
vật cổ của nền văn hoá Chăm. Mặt khác, đây cũng là nơi có truyền thống
cách mạng oanh liệt, còn giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng tiền bối và nhiều địa
danh lịch sử về hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
như: chiến khu Dương Hoà, Hoà Mỹ, A Lưới, đường mòn Hồ Chí Minh…
Được thiên nhiên ưu đãi và có một truyền thống văn hoá lâu đời,
ngành du lịch của tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh để xây dựng thành
một trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam. Du lịch được xác định là ngành mũi
nhọn, nên trong nhiều năm qua tỉnh đã đề ra nhiều chính sách phù hợp
khuyến khích các ngành và các thành phần kinh tế tham gia phát triển
1




ngành du lịch. Cơ sở vật chất kỹ của ngành du lịch đã tăng lên đáng kể.
Nhiều khu du lịch, vui chơi giải trí đã được qui hoạch và xây dựng như:
cụm du lịch quốc gia Bạch Mã - Lăng cô - Cảnh Dương - Hải Vân, Tân Mỹ
- Thuận An, Thiên Ân - Ngự Bình, Thanh Tân - Phong Điền, Thừa Thiên Huế có đầy đủ tiềm năng và thế mạnh để xây dựng thành một trung tâm du
lịch lớn của Việt Nam.
Qua chuyến thực tế từ ngày 28/3/2018-01/4/2018 của lớp Trung cấp
lý luận - hành chính K16A.17, tôi nhận thấy rằng cần phải tăng cường giới
thiệu quảng bá về du lịch của Huế - Đà Nẵng, đặc biệt là văn hóa gắn với
du lịch của Huế thuộc tỉnh được đánh giá là vùng trọng điểm kinh tế của
đất nước, việc phát triển du lịch gắn liền với văn hóa là hướng đi đúng của
tỉnh vừa góp phần giới thiệu về đất nước con người Việt Nam với các nước
trên thế giới vừa phát triển kinh tế của địa phương, tạo công ăn việc làm
nâng cao đời sống người dân, đồng thời giữ gìn nét truyền thống của dân
tộc Việt Nam.
Phần 2: PHẦN NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận về văn hóa và du lịch
Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và những định hướng cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII
khẳng định: Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh
thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng
nước và giữ nước. Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là động lực,
vừa là mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tổng kết Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa, Hội nghị Trung ương 9, khóa
XI ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09-6-2014 về “Xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước”, theo đó, Đảng ta đã có sự mở rộng, gắn kết giữa xây dựng
văn hóa với xây dựng con người và chỉ rõ: Xây dựng nền văn hóa và con
người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm

nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự
2


trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh
quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu
xây dựng văn hóa cũng là mục tiêu xây dựng con người mới Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển
kinh tế, xã hội, đồng thời là chủ thể của sự phát triển.
Bên cạnh đó Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính
trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Xây dựng
những thiết chế, môi trường, hạ tầng cơ sở, cơ chế liên kết với các doanh
nghiệp đầu tư tạo môi trường du lịch nhằm phát triển du lịch bền vững.
2.2 Thực trạng về văn hóa của Huế
2.2.1 Vị trí địa lý, tự nhiên và dân cư
Nằm ở trung tâm của đất nước và trong vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung, Huế cách thủ đô Hà Nội 635km về phí nam và cách thành phố
Hồ Chí Minh 1.071km về phía Bắc, tính theo Quốc lộ 1A, Huế là một trong
những địa danh của Việt Nam xuất hiện sớm nhất trên các bản đồ Đông
Dương, Đông Nam Á và thế gới. Điều này, chứng tỏ vùng đất Huế đã có
được một vị thế quan trong về mặt địa lý, lịch sử và văn hóa trong cả nước.
Huế được chọn để làm trung tâm chính trị của xứ Đàng Trong (thế kỳ
XVII-XVIII) rồi làm kinh đô của cả nước (thế kỷXIX- giữa thế kỷ XX).
Dưới các triều đại vua, chúa nhà Nguyễn, Huế đã có điều kiện thích hợp để
tự tạo thành trung tâm văn hóa lớn tứ hai của Việt Nam sau vă hóa Thăng
Long của thời kỳ trước đó, Huế được Trung ương xác định là thành phố di
sản văn hóa thế giới, thành phố Festival và theo quy hoạch, Huế là một
trong 5 đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc thế; là trung tâm văn hóa, du
lịch, trung tâm y tế chuyên sâu; trung tâm đào thao đa ngành, đa lĩnh vức

của miền Trung và cả nước.
Thành phố Huế - Cố đô của Việt Nam là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học của tỉnh Thừa Thiên Huế,
phí bắc giáp hai huyện Hương Trà và Quảng Điền phía đông giáo huyện
3


Phú Vang, phí Tây và Nam giáp huyện Hương Thủy. Diện tích tự nhiên
70,67km2 bằng 1,4% diện tích toàn tỉnh được chia ra làm 27 đơn vị hành
chính, gôm 27 phường.
Thành phố và vùng lân cận trải trên nhiều địa hình đa dạng, có cấu
tạo thấp dẩn từ tây sang đông. Vùng đất này có được hầu hết các yếu tố địa
lý tự nhiên trong nước bao gồm núi rừng, gò đồi, đồng bằng, sông hồ, đầm
phá, biển và cảng biến. Vùng đầm phá, duyên hải và biển nằm ở phía đông
và phía nam có nhiều vùng vịnh, cồn cát, cửa biển, đầm phá nước lợ, trong
đó tiêu biểu là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai được xem là hệ thống đầm
phá thuộc loại lớn trên thế giới. Ngoài ra còn có hệ thống sông ngòi, hồ
suối phong phú như sông Hương, sông Bồ, hồ Tịnh Tâm, suối nước khoáng
Thanh Tân ..., trong đó, đáng kể hơn hết là dòng Hương Giang thơ mộng.
Sông Hương chảy ngang qua giữa lòng thành phố không chỉ đem đến cho
Huế sự êm đềm trầm lắng, nét quyến rũ nên thơ mà còn có vai trò to lớn
trong sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch, giao thông.
Về khí hậu, thành phố Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa,
nóng và ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa hai miên Băc Nam. Nhiệt độ trung bình hằng năm 250C. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8,
trong đó các tháng 2,3,4 là mùa khô mát, từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa
nóng hạn, nhiệt độ cao. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1, lượng mưa hàng
năm dao động trên dưới 3.000 mm. Mùa đông lạnh, mưa nhiều và ẩm ướt.
Độ ầm trung bình từ 84 - 86%. Từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch là thời gian
xẩy ra nhiều trận bão và lũ lụt.
Cư dân Huế có kết cấu đang dạng gồm nhiều dân tộc anh em được

hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng sống gắn bó đoàn kết, hòa
hợp, quan hệ giao lưu văn hóa từ lâu đời và ảnh hưởng sâu sắc trên nhiều
phương diện vật chất lẫn tinh thần. Theo số liệu thống kê năm 2017, dân số
thành phố Huế là 36.154 người, mật độ dân số trung bình là 5.039
người/km2. Nguồn nhân lực của thành phố có chất lượng khá cao về học
vấn và chuyên môn nghề nghiệp.
4


2.2.2 Khái quát về lịch sử hình thành đô thị Huế
Theo thư tịch cổ, vào thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang, vùng đất
Thuận Hòa thuộc bộ Việt Thường, một trong mười lăm bộ của nước Văn
Lang. Những phát hiện khảo cổ học ở Cồn Ràng, Cửa Thiềng và Phong Mỹ
cho thấy cách đây hàng nghìn năm Thừa Thiên Huế là bộ phận gắn liền mật
thiết với lịch sử dân tộc. Trên mảnh đất này từ khá sớm đã diễn ra quá trình
biến đổi công cụ lao động, phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và sự giao
lưu giữa các nền văn hóa lớn.
Lịch sử vùng Huế của nước Đại Việt đã mở đầu bằng một chuyện
tình đầy chất sử thi. Đó là cuộc hôn nhân giữa Quốc vương Jaya
Sinhavarman III (Chế Mân) của nước láng giềng Champa với Công chúa
Huyền Trân vào năm 1306. Theo thỏa thuận giữa đôi bên, hai châu Ô và Lý
của Champa đã được hiến tặng cho nhà gái như là sính lễ. Đâu năm 1307,
vua Trần Anh Tông cho đổi châu Ô thành châu Thuận và châu Lý thành
châu Hóa. Địa danh “Hóa" bị biến âm thành "Huế” và được dùng đc gọi tên
vùng đất này cho đến ngày nay.
Lúc đầu, Thuận Hóa chi là miền biên giới xa xôi ở phía nam của
nước Đại Việt, nhưng sau đó, nó càng ngày càng trở nên quan trọng. Từ
thời nhà Hồ (1400 - 1407), xứ Thuận Hóa trờ thành bàn đạp để dân Việt mở
rộng lãnh thổ về phía Nam. Từ năm 1858, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ
Thuận Hóa. Bắt đầu từ năm 1626, các chúa Nguyên đã chọn Thừa Thiên

Huế là đất để dung thân lâu dài, năm 1636 đã dời thủ phủ từ Phước Yên
(huyện Quảng Điền) yề Kim Long và năm 1687 xây dựng đô thành Phú
Xuân. Từ đó, các chúa Nguyễn tiếp tục mở mang đất đai và hoàn tất cuộc
nam tiến đến tận Hà Tiên, Cà Mau. Sau khi đánh đuổi họ Nguyễn ở Đàng
Trong và hạ bệ vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, vua Quang Trung của nhà
Tây Sơn chọn Huế làm Kinh đô của cả nước từ năm 1788. Đến năm 1801,
một hậu duệ của các chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Ánh đánh bại nhà Tây
Sơn, khôi phục cơ đồ cho dòng họ Nguyễn, lên ngôi hoàng đế với niên hiệu
Gia Long (1802) và lại chọn Huế làm Kinh đô của đất nước thật sự thống
5


nhất. Trong suốt 3 thập niên đầu thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã cho
xây dựng ở Huế một kinh đô huy hoàng tráng lệ chưa bao giờ có trong lịch
sử Việt Nam. Như vậy vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế ngày nay đã
hình thành và phát triển trên 700 năm.
2.2.3 Tài nguyên di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
ác nhà nghiên cứu văn hóa đã đánh giá Huế là một vùng đất vă hóa
đặc sắc, có một hệ thống cấu trúc văn hóa vừa thể hiện sắc thái độc đáo của
địa phương, nhưng lại vừa hòa đồng dung hợp với các vùng miền khác của
đất nước, gắn kết được các yếu tố dân gian, bác học, cung đình, gắn giữa
đạo và đời, truyền thống và hiện đại các di sản văn hóa Huế được thế giới
công nhận: Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản
triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, thơ văn kiến trúc cung đình Huế, Hệ
thống thành quách, các cung điện hoàng gia và các quan thự của triều đình,
lăng tẩm của các vua Nguyễn, …Bên cạnh đó cũng có di sản phi vật thể
như: âm nhạc cung đình, lễ hội cung đình, trò chơi, ẩm thực cung đình,
trang phục cung đình …
2.2.4 Công tác quản lý, bảo tồn các di sản, giá trị văn hóa
Tỉnh Thừa Thiên Huế có phân cấp quản lý những công trình, giá trị

văn hóa của các di sản văn hóa của Huế, quy hoạch cắm mốc bảo vệ di tích,
bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Bên
cạnh đó UBND thành phố Huế cũng nhận được sự hỗ trợ về kinh phí, kỹ
thuật để khôi phục, bảo tồn các công trình, các di sản văn hóa của các nước
trên thế giới như cơ quan phát triển Pháp (AFD) và nghiệp đoàn xử lý nước
thải liên tỉnh vùng Pari với dự án cải thiện hệ thống thoát nước kinh thành
Huế, giảm thiểu bồi lắng cho sông Ngự Hà, thành phố Huế, tổ chức hợp tác
quốc tế Hàn Quốc (KOICA) với dự án quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông
Hương ..., thường xuyên thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về sử dụng
đất, công tình di tích đúng mục đích, công tác trùng tu di tích, công tác
phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, tổ chức các lễ hội tại các di tích
do thành phố quản lý.
6


2.3 Thực trạng phát triển du lịch của Huế
Thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030; Quy hoạch phát triển du lịch vùng Bắc Trung bộ, tỉnh Thừa
Thiên Huế đã xây dựng và phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh đến năm 2030; phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch thành phố Huế
đến năm 2030. Một số điểm du lịch trọng điểm nằm trong quy hoạch của
tỉnh và thành phố như Cồn Hến, trục đường Lê Lợi (thành phố Huế), hai
bên bờ sông Hương đã và đang lập quy hoạch du lịch chi tiết để phát triển
các loại hình dịch vụ, du lịch nhằm đa dạng và nâng cao chất lượng.
Trong giai đoạn 2010 - 2017, doanh thu du lịch tăng bình quân
10,29%/năm. Doanh thu du lịch năm 2017 đạt 1.391 tỷ đồng, tăng 1,79 lần
so với năm 2010. Lượng khách lưu trú năm 2017 đạt 1,703 triệu lượt
khách, tăng 1,16 lần so với năm 2010. Lượng khách lưu trú tăng bình quân
2,69%/năm; trong đó: khách quốc tế tăng binh quân 5,56%/năm. về thị

trường khách quốc tế có sự chuyển biển tích cực, thu hút ngày càng nhiều
khách du lịch chất lượng cao, có khả năng chi tiêu lớn như Hàn Quốc
chiếm 17,83 % với 108.195 lượt, Pháp chiếm 11,58% với 70.283 lượt, Anh
7,25% với 43.991 lượt, Mỹ 6,83% với 41.437 lượt, Thái Lan chiếm 6,68%
với 40.554 lượt, Đức 6,58% với 39.917 lượt, úc 5,96% với 36.185 lượt...
các nước có thị phần thấp nhưng tốc độ tăng trường nhanh là Nhật, Tây
Ban Nha, Canada, Mỹ, Úc ...
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được quan tâm, với nguồn lực của
Tỉnh, Trung ương, doanh nghiệp và ngân sách cảu Thành phố đã đầu tư
hoàn chỉnh đường Điện Biên Phủ, Đống Đa, 3 tuyến phố du lịch Phạm Ngũ
Lão, Võ Thị Sáu, Chu Văn An, tuyến thương mại Hùng Vương ... cơ sở vật
chất ngành du lịch, dịch vụ phát triển nhanh. Hiện nay, trên địa bàn thành
phố có tổng cộng 430 cơ sở lưu trú với tổng số phòng là hơn 7.930 phòng,
13.403 giường; 87 đơn vị lữ hành quốc tế, 30 đơn vị kinh doanh lữ hành

7


nội địa, 8 văn phòng, đại lý dụ lịch, khách sạn, nhà nghỉ, homstay... tập
trung ở trung tâm Thành phố.
Các sản phẩm, dịch vụ du lịch đa dạng và từng bước được nâng cao,
các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ngày càng được quan tâm, được
triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau thông qu các hội nghị, triển lãm,
báo, đài, tổ chức các tour du lịch, xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân
thiện, công tác đảm bảo an ninh tính mạng và tài sản của khách được thực
hiện khá tốt, không để xây ra tình trang cướp giất tài sản trên đường phố, tại
các nơi công cộng, thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, phối hợp
với các cơ sở kinh doanh du lịch xử lý kịp thời các vụ việc xẩy ra.
Công tác phát triển nguồn nhân lực cũng được chú trọng: Từ năm
2010 đến nay, nguồn nhân lực làm việc trong ngành du lịch tăng liên tục về

số lượng và có bước phát triển về mặt chất lượng. Tỷ lệ lao động qua đào
tạo, có kinh nghiệm về kiến thức nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ trong
tổng số lao động của các doanh nghiệp tăng dần, những cán bộ quản lý
doanh nghiệp được đào tạo về kiến thức quản lý khách sạn, marketing,
ngoại ngữ, tin học ..
Công tác quản lý nhà nước về du lịch có nhiều chuyển biến: Quản lý
tôt hoạt động của cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ du lịch đạt chuẩn công ty Lữ
hành, công ty vận chuyển khách du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên.. Phát huy
vai trò các cấp ủy, các tổ chức chính trị-xã hội trong phát triển du lịch; vận
động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị; Đến nay, về cơ bản,
ngành du lịch đã đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu Nghị quyêt Tỉnh ủy đã
đề ra. Thừa Thiên Huệ đã trờ thành điểm đến không thể thiếu trong hành
trình du lịch Việt Nam.
3. Những khó khăn, hạn chế
Hiệu quả kinh tế chưa cao, đóng góp vào ngân sách chưa nhiều: Ngành du
lịch dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiền năng, thế mạnh của Tình, chiếm
56% trong GRDP nhưng chỉ đóng góp 15% vào ngân sách của Tỉnh

8


Sản phẩm du lịch chất lượng chưa cao, du lịch văn hóa - di sản là sản
phẩm chủ đạo nhưng còn nhiều đơn điệu: Chưa phát triển được các sản
phẩm du lchj chất lượng cao để tạo doanh thu lớn và thu hút nhiều khách
như: Casino, khu mua sắm cao cấp, trung tâm hội nghị quốc thế, du lịch thể
thao, khu vui chơi …
Hạ tầng phục vụ du lịch có mặt chưa đáp ứng yêu cầu, giao thông kết
nối đến các vùng, miền chưa đồng bộ để phát triển mạnh du lịch cộng
đồng, tạo nhiều thách thức trong du lịch bền vững.
Công tác xã hội hóa trong lĩnh vức khai thác, phát huy các giá trị di

sản văn hóa và hoạt động văn hóa còn khó khăn.
Hoạt động quảng bá, xúc tiến, khai thác thị trường còn yếu và thiếu
tính chuyên nghiệp. Chưa huy động tối đa các nguồn lực tham gia phát
triển du lịch; đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch trên một số lĩnh vực còn
hạn chế cả về số lượng, chất lượng.
Công tác quản lý và khai thác nguồn tài nguyên du lịch còn hạn chế,
thiếu đồng bộ. Sự phối hợp giữa các ngành trong quy hoạch phát triển du
lịch chưa chặt ché, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp.
Môi trường du lịch còn một số bất cập, tình trang ô nhiễm môi trường,
chèo kéo, ăn xin ở các điểm tham quan chưa được giải quyết dứt điểm.
Công tác cải tạo, tu bổ, khôi phục các di tích, di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể còn nhiều hạn chế.
4. Định hướng, giải pháp phát triển văn hóa, du lịch
Phát triển hạ tầng du lịch: Lập quy hoạch chi tiết, cơ bản hoàn thiện
việc đầu tư xây dựng các trục giao thông chính; xúc tiến đầu tư, thu hút
một số nhà đầu tư vào khu vực khách sạn mới dọc bờ Nam sông Hương;
quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh; đầu tư xây dựng phát triển khu phố đi
bộ, phố đêm, chợ đêm gắn với hoạt động vui chơi, giải trí văn hóa, văn
nghệ, ẩm thực …
Phát triển sản phẩm du lịch: Tập trung đầu tư để từng bước hình
thành sản phẩm du lịch di sản - văn hóa chất lượng cao theo hướng bền
9


vững để giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường; xây dựng các
tour du lịch sinh thái; các tour di tích lịch sử gắn với tâm linh; phát huy lợi
thê củạ trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu để phát triển
mạnh các sản phẩm du lịch: nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh; chăm sóc sức
khỏe cao cấp; giáo dục - đào tạo; chuyển giao công nghệ; du lịch MICE
(du lịch ket hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm...); Nghiên cứu, khảọ sát lựa

chọn địa điểm lập quy hoạch và triển khai phố ẩm thực truyền thống Huế
chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn, mỹ quan với quy mô trên mười
nghìn khách để phục vụ khách du lịch tàu biển đến tham quan Huế ngày
càng tăng; tiếp tục phát huy thành quả đạt được của các kỳ Festival, đổi
mới hình thức nội dung tổ chức của Festival chuyên đề của thành phố để
tạo sự gắn kết với xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch.
Phát triển thị trường và quảng bá du lịch: Xây dựng Chiến lược
marketing du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đẩy mạnh
quảng bá trên các phương tiện thông tin truyền thông trong và ngoài nước;
trên phương tiện giao thông công cộng...; tăng cường các chương trình kích
cầu du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, xúc tiên đâu tư, tham gia các sự kiện
du lịch, văn hóa, thể thao trong và ngoài nước; liên kết xây dựng thương
hiệu và xúc tiến quản bá điểm đế tại các thị trường du lịch có tiềm năng
trong nước và quốc tế; mờ rộng quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch, tranh
thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc liên kết đào tạo nhân lực,
huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch, trao đổi nghề giữa các nước
trong khu vực.
Phát triển nguồn nhân lực: Xây dựng cơ chế chính sách thu hút và
đào tạo nguồn nhân lực có trình độ; thực hiện các chính sách hỗ trợ đào
tạo, đào tạo lại- sử dụng và phát huy có hiệu quả đội ngũ lao động; ưu tiên
phát triển nguồn năng lực tại chỗ, đồng thời thu hút nguồn nhân lực giỏi từ
bên ngoài. Liên kết tổ chức các lớp đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên
phục vụ chuyên ngành du lịch có chất lượng cao. Tăng cường công tác đào
tạo cán bộ quản lý Nhà nươc về du lịch; bồi dựỡng, nâng cao trình độ, năng
10


lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức ngành du lịch (kể cả cho học tập, tu nghiệp ở nước ngoài).
Khuyến khích, vận động các tổ chức quốc tế, chuyên gia nước ngoài đến

Huế nhằm trao đổi, tập huấn, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
du lịch, nhất là đội ngũ quản lý khách sạn, xúc tiến, quảng bá, lữ hành quôc
tế, hướng dẫn viên...
Công tác quản lý Nhà nước và xây dựng cơ chế chính sách: Tích cực
triển khai quản lý trật tự đô thị, chống lấn chiếm vỉa hè, công viên, từng
bước chỉnh trang các khu vực trung tâm, thu hút đông đảo khách du lịch;
giải quyết dứt điểm hiện tượng đeo bám, chèo kéo, cò mồi du khách tại các
điểm du lịch, bến xe, các tuyến đường tập trung nhiều du khách, đặc biệt là
khách quốc tế; tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng như: Chính
sách cho thuê đất, chính sách thuế, chính sách hỗ trợ đầu tư, giải tỏa mặt
bằng... để huy động nguồn lực các thành phần kinh tế trong và ngoài nước
đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ; ưu tiên khuyến khích các thành phần
kinh tế đầu tư cho phát triển hạ tầng du lịch; tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra thực hiện các giải pháp chống phá giá và tranh giành đưa đón,
chèo kéo du khách ảnh hưởng đến môi trường du lịch Huế; kiện toàn bộ
máy tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; bố
trí, sắp xếp biên chế phụ trách lĩnh vực du lịch phù hợp; tiếp tục đẩy mạnh
cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo mòi trường thông
thoáng khuyên khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư
phát triển sản xuất, kinh doanh.
Phần 3: KẾT LUẬN

Văn hóa là một thành tố quan trọng của bản sắc dân tộc, văn hóa đóng
vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Đặc
biệt, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện
nay, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã
hội. Hơn thế, văn hóa trong bối cảnh thế giới mới với nhiều mối quan hệ đan
xen, đa dạng và phức tạp còn là nền tảng của quốc gia. Văn hóa theo ý nghĩa
11



là bản sắc văn hóa còn là những gì giúp con người phân biệt mình với người
khác, dân tộc mình với dân tộc khác. Và văn hóa trong giai đoạn hiện nay
còn phải mang tính mở và tự đổi mới để thích ứng với những thay đổi nhanh
chóng trên mọi mặt của đời sống xã hội.
Du lịch là một ngành kinh tế có tính định hướng tài nguyên rõ rệt,
văn hóa đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của các loại
hình du lịch, các sản phẩm du lịch trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đã và đang là chất liệu chủ
yếu để xây dựng các chương trình du lịch, các sản phẩm du lịch văn hóa
độc đáo, khác biệt với các sản phẩm du lịch văn hóa của các quốc gia khác.
Trong thế giới ngày nay, các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại đã
mang lại cho con người nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, sự phát triển ồ ạt
của quá trình đô thị hóa cũng như các quá trình di dân tự do đã góp phần
làm cho con người ngày càng muốn tìm đến những miền đất lạ, những đất
nước mà ở đó các giá trị văn hóa truyền thống còn được gìn giữ và bảo lưu
nguyên vẹn. Chính thực tế ấy đã chỉ ra rằng du lịch văn hóa nói chung, các
sản phẩm du lịch văn hóa nói riêng đang có sức hấp dẫn rất lớn đối với một
bộ phận khá lớn du khách trên thế giới.
Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các
quốc gia, địa phương luôn phải đối mặt với một bài toán khó là giải quyết
hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế với giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chỉ khi nào mối quan hệ đó được giải
quyết một cách đúng đắn và hài hòa thì khi đó sự phát triển mới được coi là
bền vững./.
XÁC NHẬN GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

12




×