Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn century riverside huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.39 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ



́H

U

CAO HỮU PHỤNG

Ế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

H

O
̣C

KI

N

H

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA KHÁCH SẠN CENTURY RIVERSIDE HUẾ

Đ


ẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan Luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách
sạn Century Riverside Huế” là nghiên cứu độc lập được thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS. TS Phùng Thị Hồng Hà.
Các tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên cứu

Ế

này được sử dụng đúng quy định, không vi phạm quy chế bảo mật của Nhà nước.

U

Tác giả xin cam đoan những vấn đề nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu

Đ

ẠI

H

O
̣C


KI

N

H



́H

sai, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tác giả

Cao Hữu Phụng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự
giúp đỡ của các cá nhân và tổ chức. Trong đó, sự giúp đỡ rất quý giá của cô giáo hướng
dẫn tôi hoàn thành luận văn.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc cô giáo PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
đã dành nhiều thời gian, công sức trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Xin trân
trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, Phòng Quản lý sau đại học, Trường

Ế

Đại Học Kinh tế, Đại học Huế; cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tạo điều kiện cho tôi môi


U

trường học tập và tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong quá

́H

trình học tập và nghiên cứu chương trình khóa học thạc sĩ quản trị kinh doanh.



Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ nhân viên của các khách sạn, các
công ty lữ hành đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội học tập và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
quá trình thu thập số liệu và nắm bắt tình hình thực tế tại khách sạn.

H

Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể học viên lớp Cao học quản trị kinh

N

doanh K16 QTKD tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế và các đồng nghiệp, gia đình,

học tập và nghiên cứu.

KI

bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, cổ vũ, động viên cho tôi trong suốt quá trình

O
̣C


Bản thân tôi đã cố gắng rất nhiều, nhưng nội dung luận văn đã hoàn thành vẫn còn
nhiều thiết sót. Kính mong quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp và bạn bè, những người quan

H

tâm đến đề tài tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để luận văn của tôi hoàn thiện hơn.

Tác giả

Đ

ẠI

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Cao Hữu Phụng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Ế


PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................9

U

1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................9

́H

2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................10



4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................11
5. Kết cấu của luận văn..........................................................................................12

H

PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................13

N

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH

KI

TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP KINH DOANH LĨNH VỰC KHÁCH SẠN .........................................13

O

̣C

1.1. Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ................................................13
1.1.1. Lý luận về cạnh tranh........................................................................................................13

H

1.1.2. Lý luận về năng lực cạnh tranh........................................................................................16

ẠI

1.1.3. Một số quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp....Error!
Bookmark not defined.

Đ

1.2. Khái quát về kinh doanh khách sạn ................Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn...............................Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn .........................Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Sản phẩm của kinh doanh khách sạn.........................Error! Bookmark not defined.
1.3. Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh
khách sạn................................................................Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Các yếu tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh
doanh khách sạn ......................................................................Error! Bookmark not defined.


1.3.2. Các yếu tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh
doanh khách sạn ......................................................................Error! Bookmark not defined.

1.4. Nội dung đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh khách sạnError! Bookma

1.4.1. Đánh giá thị phần..........................................................Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Đánh giá tiềm lực tài chính .........................................Error! Bookmark not defined.
1.4.3. Đánh giá tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật............Error! Bookmark not defined.
1.4.4. Đánh giá tiềm lực về con người .................................Error! Bookmark not defined.
1.4.5. Đánh giá về giá trị thương hiệu, uy tín doanh nghiệp và vị tríError! Bookmark not

Ế

defined.

U

1.5. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh

́H

khách sạn................................................................Error! Bookmark not defined.
1.5.1. Thị phần.........................................................................Error! Bookmark not defined.



1.5.2. Năng lực tài chính.........................................................Error! Bookmark not defined.
1.5.3. Năng lực cơ sở vật chất................................................Error! Bookmark not defined.

H

1.5.4. Năng lực nguồn nhân lực............................................Error! Bookmark not defined.

N


1.6. Một số kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

KI

kinh doanh khách sạn.............................................Error! Bookmark not defined.
1.6.1. Khách sạn Ritz-Carlton Singapore ............................Error! Bookmark not defined.

O
̣C

1.6.2. Các khách sạn thuộc tập đoàn Accor.........................Error! Bookmark not defined.
1.7. Bài học kinh nghiệm rút ra cho khách sạn......Error! Bookmark not defined.

H

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH

ẠI

TRANH CỦA KHÁCH SẠN CENTURY RIVERSIDE HUẾError! Bookmark not defined
2.1. Khái quát chung về khách sạn Century Riverside HuếError! Bookmark not defined.

Đ

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của khách sạn.....Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phậnError! Bookmark not
defined.
2.1.4. Tình hình nhân lực của khách sạn Century Riverside HuếError! Bookmark not
defined.

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Century Riverside Huế trong 2 năm
2016 - 2017 ..............................................................................Error! Bookmark not defined.

2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn Century Riverside HuếError! Bookmark no


2.2.1 Đối thủ cạnh tranh và thị phần của khách sạn Century Riverside Huế....Error!
Bookmark not defined.
2.2.2. Đánh giá các nguồn lực của khách sạn Century Riverside HuếError!

Bookmark

not defined.
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể khách sạn Century Riverside Huế và
các khách sạn cùng hạng khác ...............................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Khái quát về mẫu điều tra............................................Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Xác định trọng số của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ........Error!

Ế

Bookmark not defined.

U

2.3.3. So sánh năng lực cạnh tranh của các khách sạn nghiên cứu trên địa bàn bằng

́H

phương pháp mô hình đa giác cạnh tranh............................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH




CỦA KHÁCH SẠN CENTURY RIVERSIDE HUẾError! Bookmark not defined.
3.1. Định hướng phát triển Du lịch của tỉnh Thừa Thiên HuếError! Bookmark not defined.

H

3.1.1. Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và nội địa .........Error! Bookmark not defined.

N

3.1.2. Phát triển sản phẩm du lịch .........................................Error! Bookmark not defined.

KI

3.2. Định hướng phát triển của khách sạn Century Riverside HuếError! Bookmark not defin

3.3. Phân tích ma trận SWOT của khách sạn Century Riverside HuếError! Bookmark not de

O
̣C

3.3.1. Cơ hội.............................................................................Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Thách thức.....................................................................Error! Bookmark not defined.

H

3.3.3. Điểm mạnh....................................................................Error! Bookmark not defined.


ẠI

3.3.4. Điểm yếu .......................................................................Error! Bookmark not defined.

3.4. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh khách sạn Century Riverside HuếError! Bookm

Đ

3.4.1. Giải pháp về thị trường................................................Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Giải pháp về Marketing...............................................Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực............Error! Bookmark not defined.
3.4.4. Giải pháp nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật ..............Error! Bookmark not defined.
3.4.5. Giải pháp nâng cao uy tín hình ảnh của khách sạn, xây dựng văn hóa
doanh nghiệp.........................................................................Error! Bookmark not defined.
3.4.6. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của khách sạnError!

Bookmark

not

defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................20


1. Kết luận..............................................................................................................20
2. Kiến nghị............................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................23
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH HỒI ĐỒNG
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA

Đ

ẠI

H

O
̣C

KI

N

H



́H

U

Ế

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI


CSVC

: Cơ sở vật chất

CSVCKT

: Cơ sở vật chất kỹ thuật

ISO

: Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for
Standardization)
: Cạnh tranh

DN

: Doanh nghiệp

NLCT

: Năng lực cạnh tranh

NLCTDN

: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

PR

: Quan hệ công chúng (Public Relations)


SWOT

: Điểm mạnh - Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TOUR

: Chương trình du lịch

TSLĐ

: Tài sản lưu động

UBND

: Uỷ ban nhân dân

UNESCO

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc (United

KI

N

H




́H

U

Ế

CT

Nations Educational Scientific and Cultural Organization)
: Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization)

USD

: Đồng Đô la Mỹ (United States Dollar)

VCĐ

: Vốn cố định

H

: Vốn chủ sở hữu

ẠI

VCSH


O
̣C

UNWTO

: Vị khách quan trọng (Very imortant person)

VLĐ

: Vốn lưu động

ĐG

: Đánh giá

ĐGTS

: Đánh giá có trọng số

Đ

VIP


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Quy mô, cơ cấu mẫu điều tra............................................................................................11
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn lực của khách sạn Century Riverside Huế năm 2017Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của khách sạn Century giai đoạn 2016 – 2017Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.3: Các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Huế ............. Error! Bookmark not defined.


Bảng 2.4: Lượt khách lưu trú đến Huế và đến khách sạn Century Riverside Huế trong 3 năm 2015-2017Error! Bookmar
Bảng 2.5: Thị phần của các khách sạn nghiên cứu năm 2017........... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.6: Chỉ số khả năng sinh lời của khách sạn Century Riverside Huế năm 2017Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.7: Các chỉ số tài chính của các khách sạn nghiên cứu năm 2017Error! Bookmark not defined.

Ế

Bảng 2.8: Số lượng phòng và số giường các khách sạn cạnh tranh trên địa bànError! Bookmark not defined.

U

Bảng 2.9: Cơ sở vật chất khách sạn Century Riverside Huế và các đối thủ cạnh tranhError! Bookmark not defined.

́H

Bảng 2.10: Khách do đơn vị lữ hành gởi đến Khách sạn và các đối thủ năm 2017Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.11: Chất lượng nguồn lao động của khách sạn Century Riverside Huế so với các đối thủ



cạnh tranh trên địa bàn năm 2017 ..................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.12: Năng suất lao động của khách sạn Century Riverside Huế so với các đối thủ cạnh tranh

H

trên địa bàn 2017............................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.13 : Khái quát mẫu điều tra................................................... Error! Bookmark not defined.

N


Bảng 2.14 : Trọng số các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạnError! Bookmark not defined.

KI

Bảng 2.15: Điểm đánh của các chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
các khách sạn nghiên cứu.................................................................. Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC HÌNH

H

O
̣C

Bảng 3.1: Phân tích Ma trận Swot của khách sạn Century Riverside HuếError! Bookmark not defined.

ẠI

Hình 2.1: Mô hình đa giác cạnh tranh các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của

Đ

các khách sạn.............................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khách sạn Century Riverside HuếError! Bookmark


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta có tiềm năng lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch, có điều kiện
thiên nhiên phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn
hóa lâu đời với nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích
lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, giàu bản sắc nhân văn, nguồn lao
động dồi dào thông minh, cần cù và giàu lòng nhân ái. Du lịch Việt Nam ngày càng

Ế

được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là

U

địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế.

́H

Theo thống kê, khi đi du lịch ở Việt Nam, du khách thường tốn đến 47,49%
chi phí cho hoạt động lưu trú và 29,98% chi phí cho hoạt động ăn uống (Thống kê



của Tổng cục Du lịch Việt Nam). Đây là con số khả quan cho ngành nhà hàng và
khách sạn. Sở Du lịch cùng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực và phấn đấu

H

thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ chính trị về phát triển

N


ngành Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo thống kê năm 2017, tổng lượng

KI

khách du lịch đến Thừa Thiên Huế đạt 3.780.000 lượt, tăng 16% so với cùng kỳ,
trong đó khách quốc tế đạt 1.450.000 lượt. Khách lưu trú đón khoảng 1.900.000

O
̣C

lượt, tăng khoảng 9,1% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 850.000 lượt. Với
mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt 5,1 triệu khách, 3,9 triệu lượt khách lưu trú,

H

22.600 phòng, tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 11% đến năm 2030.

ẠI

Với tốc độ phát triển của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, thị phần du lịch
của tỉnh như một chiếc bánh bị chia nhỏ cho nhiều đối tượng khách sạn khác nhau. Là

Đ

một trong những khách sạn 4 sao được thành lập khá lâu đời ở Huế, khách sạn
Century Riverside Huế phải đối đầu với nhiều thách thức và cạnh tranh từ các đối thủ
cũng như phải đối đầu với sự bất ổn của nền kinh tế trong nước, khu vực và trên thế
giới. Đặc biệt với các khách sạn cùng cấp trên địa bàn như Khách sạn Xanh, khách
sạn Saigon Morin, Khách sạn Hương Giang thì thị phần khách sạn Century Riverside

Huế chiếm thị phần thấp nhất (Theo tạp chí Phát triển địa phương số 17). Để giữ
vững và phát triển vị thế của mình, khách sạn Century Riverside Huế cần phải nhận
dạng các nguồn lực mà mình đang có trên thị trường và biến nó thành các lợi thế cạnh
tranh phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của mình; xây dựng kế hoạch lâu dài để phù


hợp với tình hình phát triển chung hiện nay và để cạnh tranh với các đơn vị kinh
doanh khách sạn. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Century
Riverside Huế hiện nay là vô cùng cấp bách và cần thiết. Đây cũng là giải pháp giúp
cho khách sạn phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Xuất phát
từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách
sạn Century Riverside Huế” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

Ế

Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của khách sạn Century Riverside Huế

U

giai đoạn 2016 – 2018, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho khách

́H

sạn Century Riverside Huế trong giai đoạn tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể




- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn;

H

- Đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn Century Riverside Huế giai

N

đoạn 2015 – 2017;

KI

- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Century
Riverside Huế cho những năm tiếp theo.

O
̣C

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

H

Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của khách sạn Century

ẠI

Riverside Huế và các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Huế.
Đối tượng khảo sát: Thông qua ý chuyên gia về việc lựa chọn các khách sạn


Đ

để so sánh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho khách sạn Century, ba khách sạn
được chọn là: Khách sạn Saigon Morin, Khách sạn Hương Giang, Khách sạn Xanh.
Đây là các khách sạn được hình thành cùng giai đoạn, đã phát triển và có thương
hiệu trên thị trường, đang cạnh tranh nhiều nhất với khách sạn đang nghiên cứu về
nhiều khía cạnh, ảnh hưởng đến quá trình tồn tại và phát triển của khách sạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Khách sạn Century Riverside Huế và các khách sạn
4 sao trên địa bàn;


- Phạm vi về thời gian: đánh giá thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh
của Khách sạn Century Riverside Huế trong giai đoạn 2015 – 2017, các định hướng
và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Khách sạn Century Riverside Huế dự
kiến đến năm 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Ế

của Khách sạn Century Riverside Huế các năm 2015 đến 2017; báo cáo hoạt động

U

kinh doanh của các khách sạn 4 sao, các báo cáo tổng kết của Sở Du lịch Thừa


́H

Thiên Huế. Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế, các báo cáo tổng kết và triển khai
hoạt động trong năm của tỉnh Thừa Thiên Huế, các báo cáo và tạp chí du lịch.



4.1.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn các chuyên gia trong ngành

H

du lịch. Quy mô, cơ cấu mẫu như sau:

KI

Mẫu

N

Bảng 1.1: Quy mô, cơ cấu mẫu điều tra

Giới tính

Số lượng
48

Tỷ lệ (%)
100


29

60,4

- Nữ

19

39,6

48

100

- Khách sạn

21

43,8

- Lữ hành

27

56,2

Đ

ẠI


H

Lĩnh vực

O
̣C

- Nam

(Nguồn: điều tra của tác giả)

Thông qua lấy ý kiến đánh giá của 48 chuyên gia trong ngành du lịch, bao
gồm 21 nhà quản lý của các khách sạn; 27 nhà quản lý của các công ty lữ hành trên
địa bàn về các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của các khách sạn cùng
hạng trên địa bàn.
Tác giả lựa chọn thang đo Likert 5 mức độ đánh giá từ yếu đến mạnh để
đánh giá năng lực cạnh tranh của các khách sạn. Đây là thang đo phù hợp khi đánh
giá về năng lực cạnh tranh hơn các thang đo khác.


4.2. Phương pháp phân tích
4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả: để mô tả tình hình cơ bản của khách sạn
4.2.2. Phương pháp phân tích tài chính: dùng để phân tích các chỉ tiêu tài
chính của các khách sạn nghiên cứu.
4.2.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp dùng để so sánh các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của
khách sạn nghiên cứu với các đối thủ cạnh tranh như: năng lực về cơ sở vật chất,
năng lực tài chính, năng lực nhân sự.


Ế

4.2.4. Phương pháp phân tích mô hình đa giác cạnh tranh

U

Tác giả lựa chọn thang đo Likert 5 mức độ đánh giá từ yếu đến mạnh để

giá về năng lực cạnh tranh hơn các thang đo khác.

́H

đánh giá năng lực cạnh tranh của các khách sạn. Đây là thang đo phù hợp khi đánh



Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh bằng cách dùng đồ thị dưới dạng
đa giác để phân tích khả năng cạnh tranh của khách sạn so sánh với các đối thủ cạnh

H

tranh được nghiên cứu.

N

4.2.5. Phương pháp phân tích ma trận SWOT

KI

Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh,

yếu, cơ hội, thách thức. Từ đó lựa chọn chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh

O
̣C

của khách sạn phù hợp nhất, phát huy những điểm mạnh và tận dụng những cơ hội;
đồng thời hạn chế những điểm yếu và tránh né được những đe dọa từ bên ngoài.

H

5. Kết cấu của luận văn

ẠI

Ngoài phần mở đầu và Kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của

Đ

doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Chương 2: Thực trạng kinh doanh và năng lực cạnh tranh của khách sạn

Century Riverside Huế.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn
Century Riverside Huế.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH LĨNH VỰC KHÁCH SẠN

1.1. Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1. Lý luận về cạnh tranh
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh

Ế

Cho đến nay, thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác

U

nhau như lĩnh vực kinh tế, thương mại, luật, chính trị, sinh thái, thể thao,…và

́H

thường xuyên được nhắc tới trong sách, báo chuyên môn, các diễn đàn kinh tế cũng
như trên các phương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối



tượng, từ nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều quan niệm khác nhau về
cạnh tranh.

H

Paul A.Samuelson và W.D.Nordhaus (1995), là hai nhà kinh tế học Mỹ trong

N


cuốn Kinh tế học nêu: “Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh

KI

nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường”.[23]
Theo Từ điển kinh doanh của Anh (1992), thì cạnh tranh trong cơ chế thị

O
̣C

trường được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh
nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình”.[1]

H

Giáo sư Michael E. Porter (1996), người được xem là “cha đẻ” của chiến

ẠI

lược cạnh tranh, một trong những giáo sư nổi tiếng của trường kinh doanh Harvard
đưa ra định nghĩa về cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh

Đ

nghiệp là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần
hay nguồn lực của các doanh nghiệp”.[19]
Cho đến nay, khái niệm CT vẫn chưa được định nghĩa thống nhất. Nguyên
nhân ở đây là khái niệm CT được sử dụng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, ở nhiều
cấp độ khác nhau (cá nhân, DN và quốc gia) và với nhiều mục đích khác nhau (lợi
nhuận, phúc lợi xã hội,…). Theo Diễn đàn tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

(OECD), “Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, vùng trong
việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.[4]


Theo từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam:
Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa
các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan
hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.[25]
Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên
sọan định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ
thể tham gia sản xuất – kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích

Ế

nhất cho mình”.[5]

U

Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà

́H

chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng
cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối



thủ cạnh tranh.


Theo các tác giả cuốn sách Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh

H

tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh thì: “Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở

N

đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn

KI

để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy
khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối

O
̣C

cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối
với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu

H

dùng và sự tiện lợi”.[27]

ẠI

1.1.1.2. Vai trò và vị trí của cạnh tranh
Đối với nhà sản xuất: Luôn linh hoạt, năng động, thích ứng nhanh kịp thời


Đ

với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh
nghiệp cần phải giành thắng lợi trong cạnh tranh, muốn vậy doanh nghiệp cần phải
huy động và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí, hạ
giá thành sản phẩm, giảm giá bán sản phẩm. Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp phải
thường xuyên cải tiến công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thêm
máy móc thiết bị, tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản
phẩm mới có tính chất đặc sắc, có chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Ngày nay, ngoài các giá trị cốt lõi, doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm nhiều đến
các dịch vụ trước, trong và sau bán hàng như là một biện pháp gia tăng các giá trị


cho khách hàng. Việc cạnh tranh cũng giúp cho các doanh nghiệp hoàn thiện cơ cấu
tổ chức, thúc đẩy nhân viên và lãnh đạo phát huy mọi ý tưởng của mình để tạo ra
cho khách hàng những giá trị vượt trội.
Đối với người tiêu dùng: Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp mang lại cho người tiêu dùng rất nhiều lợi ích:
- Có nhiều mặt hàng để lựa chọn, phù hợp với túi tiền. Cùng một khoản tiền
bỏ ra nhưng khách hàng có thể mua được nhiều sản phẩm với nhiều tiện ích nhất.
- Nhận được sự chăm sóc chu đáo của người bán.

Ế

- Mua hàng hóa với giá trị sử dụng cao nhưng với giá trị cạnh tranh thấp nhất.

U

- Có nhiều thời gian đầu tư vào việc khác.


́H

- Giảm căng thẳng với những mặt hàng giải trí độc đáo.

- Cuộc sống văn minh, hiện đại, tiết kiệm nhiều chi phí.



Đối với xã hội:

- Cạnh tranh làm cho xã hội ngày càng tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc

H

sống, giải quyết công ăn việc làm.

N

- Đưa con người vào những tầm nhận thức cao hơn, tạo điều kiện cho con

KI

người phát triển toàn diện.

- Tính cạnh tranh giúp cho con người tìm tòi, khám phá, phát minh phục vụ

O
̣C

con người làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.

Tóm lại, cạnh tranh có vai trò rất quan trọng trong sản xuất hàng hóa, là động

H

lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc các nhà sản xuất phải thường

ẠI

xuyên năng động, nhạy bén, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật công nghệ, nâng cao tay nghề, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng

Đ

cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Bên cạnh những mặt tích cực thì cạnh
tranh cũng có những mặt trái làm cho môi trường kinh doanh ít an toàn và tình hình
xã hội ngày càng phức tạp. Trong thực tế, để đạt được mục đích của mình thì một số
doanh nghiệp đã dùng nhiều thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh vi phạm đạo
đức, pháp luật nhằm thu được nhiều lợi ích cho mình hoặc làm hàng giả, buôn lậu,
trốn thuế, ăn cắp bản quyền, tung tin giả phá hoại đối thủ cạnh tranh, đồng thời đó
là tác nhân làm phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, phá hủy môi trường.


1.1.2. Lý luận về năng lực cạnh tranh
1.1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng rất nhiều khái
niệm năng lực cạnh tranh. Cụ thể:
Vào đầu những năm 80-90 của thế kỷ XX, khái niệm NLCT được đề cập
trong các công trình nghiên cứu, các bản báo cáo của các cơ quan, tổ chức nhà nước
ở Mỹ và Anh như Báo cáo Aldington (1985) về NLCT của Mỹ, trong công trình
nghiên cứu của Buckley (1988), trong Sách trắng về NLCT của Anh (1994), báo

cáo của Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh (1998), quan niệm về NLCT chưa

Ế

được hiểu thống nhất ở các quốc gia trên thế giới. Sự không thống nhất bắt nguồn từ

U

chỗ xuất phát điểm và vị trí kinh tế của các quốc gia trên thế giới là không giống và

́H

đồng đều với nhau. Các quốc gia phát triển có cách tiếp cận hiện đại và gần với kinh



tế tri thức, còn các quốc gia chưa phát triển có tầm nhìn của nền kinh tế công
nghiệp, thậm chí các quốc gia chậm và đang phát triển thì chưa đạt tới trình độ này.

H

Có một số quan niệm về NLCT của DN đáng chú ý như sau:

N

- NLCT của DN là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của

KI

DN. Đây là quan điểm phổ biến, nói lên được sản lượng tương đối và hiệu quả hoạt

động trên thị trường của DN. Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm

O
̣C

các phương thức, các yếu tố duy trì và nâng cao NLCT, chưa phản ánh bao quát
năng lực kinh doanh của DN.

H

- NLCT đồng nghĩa với năng suất lao động. Chẳng hạn, theo Porter (1990),
năng suất lao động là thước đo duy nhất về NLCT. Quan niệm này chưa gắn với

ẠI

việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của DN.

Đ

- NLCT đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế CT của DN. Lợi thế CT

nói lên được sức mạnh của DN trong cả quá trình. Nó là sự thể hiện NLCT trong
điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, DN ngày càng có nhiều áp lực CT. Nó được chứng
minh qua sự thành công của nhiều DN, tập đoàn kinh tế trên thế giới. Micheal
Porter đã chỉ ra rằng chi phí thấp và sự khác biệt là hai chiến lược căn bản để tạo ra
giá trị và giành lợi thế CT trong một ngành. Lợi thế CT (theo đó là lợi nhuận cao)
đến với các công ty có thể tạo ra giá trị vượt trội. Cách thức để tạo ra giá trị vượt
trội là hướng đến việc giảm thấp chi phí kinh doanh và hoặc tạo ra sự khác biệt đối
với sản phẩm, dịch vụ vì khách hàng đánh giá nó cao hơn và sẵn lòng trả một mức
giá tăng thêm.[16]



Từ các nội dung phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm NLCT của DN:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo lợi thế cạnh tranh, vượt qua
các đối thủ của doanh nghiệp nhằm đạt lợi nhuận cao và phát triển bền vững.
Trong nền kinh tế thị trường, DN không có NLCT sẽ không tồn tại và phát
triển, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực CT là điều kiện
sống còn của mỗi DN.
Theo quan điểm của Michael Porter thì “năng lực cạnh tranh là khả năng tạo
ra những sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo, tạo ra giá trị tăng cao phù hợp

Ế

với nhu cầu của khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao nhằm nâng cao lợi

U

nhuận”. Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt ở 4 cấp độ như năng lực cạnh

lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ:[17]

́H

tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng



- Năng lực cạnh tranh quốc gia: là năng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm
đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững


H

tương đối và các đặc trưng kinh tế khác. Như vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia có

N

thể hiểu là việc xây dựng một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo có

KI

hiệu quả phân bố nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững.
- Năng lực cạnh tranh ngành: là khả năng ngành phát huy được những lợi thế

O
̣C

cạnh tranh và có năng suất so sánh giữa các ngành cùng loại.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

H

là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, khả năng tổ chức, quản trị kinh doanh, áp

ẠI

dụng công nghệ tiên tiến, hạ thấp chi phí sản xuất nhằm thu được lợi nhuận cao hơn
cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và nước ngoài.

Đ


- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm: là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được

nhanh và nhiều so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Năng lực cạnh
tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi
kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua hàng,…
Năng lực cạnh tranh quốc gia có thể mở đường cho doanh nghiệp khai thác
điểm mạnh của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Ngược lại, năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao sẽ góp phần quan trọng vào việc
bảo đảm tính bền vững của năng lực cạnh tranh quốc gia. Một nền kinh tế có năng
lực cạnh tranh quốc gia cao đòi hỏi phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh


tranh cao. Tương tự, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực
cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Trong phạm
vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả tập trung vào khái niệm năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp. Đây là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi nhưng cho đến nay
vẫn còn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực cạnh tranh (hay còn gọi là
sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh) của doanh nghiệp. Mỗi định nghĩa đứng trên
những góc độ tiếp cận khác nhau:
Theo Nguyễn Văn Thanh (2003), năng lực cạnh tranh là “khả năng của một

Ế

công ty tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng

U

lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng sản phẩm cũng như năng lực của nó để

́H


khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh các thị trường mới”. [21]
Theo Michael E. Porter (1985), “năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo



ra những sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao,
phù hợp với nhu cầu khách hàng, có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi

H

nhuận”.[17]

N

Như vậy có thể thấy, khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động,

KI

được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ
mô. Một doanh nghiệp hay sản phẩm có thể năm nay được đánh giá là có năng lực

O
̣C

cạnh tranh, nhưng năm sau hoặc năm sau nữa lại không còn khả năng cạnh tranh
nếu không giữ được các yếu tố lợi thế.

H


1.1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

ẠI

Hiện nay, đất nước ta đang mở cửa để hội nhập nền kinh tế quốc tế, chính vì
thế mà rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh

Đ

trên thị trường và hoạt động kinh doanh du lịch là một ngành kinh doanh thu hút các
doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia rất sôi động. Đó cũng chính là lý do tạo
nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực này cũng nhận thấy được những rủi ro khi tham gia vào lĩnh vực kinh
doanh này. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn cố gắng tạo nên một lợi thế cạnh tranh
cho mình và đây cũng là một yêu cầu cấp thiết mà các doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ giúp cho bản thân các
doanh nghiệp trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn trong việc thực hiện các chức năng,


vai trò của mình nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, kích thích sản xuất
phát triển, luôn tìm kiếm và cho ra đời những sản phẩm tốt hơn, độc đáo hơn…
Trong một thị trường kinh doanh luôn biến động như hiện nay thì yêu cầu cấp thiết
đối với các doanh nghiệp cần phải thường xuyên đánh giá và nâng cao năng lực
cạnh tranh của mình nhằm tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới để có thể tồn tại bền

Đ

ẠI


H

O
̣C

KI

N

H



́H

U

Ế

vững trong điều kiện cạnh tranh hiện nay.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch đã thu hút một lượng khách ngày càng
đông, để đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ của du khách hàng loạt cơ sở lưu trú đã được xây
dựng với tốc độ nhanh chóng. Tuy vậy trong thời gian qua cũng như các khách sạn
khác khách sạn Century Riverside Huế vẫn chưa đánh giá một cách đúng đắn về
năng lực cạnh tranh của mình, cho nên cũng chưa đưa ra được các giải pháp hữu
hiệu để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình.


Ế

Chính vì vậy trong luận văn "Nâng cao năng lực cạnh tranh tại khách sạn

U

Century Riverside Huế" tác giả đã nghiên cứu và rút ra một số kết luận sau:

́H

- Nâng cao năng lực cạnh tranh về tài chính, cơ sở vật chất thì khách sạn



Saigon Morin đứng đầu đến khách sạn Hương Giang, khách sạn Century Riverside
Huế, khách sạn Xanh.

H

- Nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực, trình độ tổ chức và

N

phục phụ thì qua phân tích thực trạng và đánh giá của các chuyên gia thì khách sạn

KI

Saigon Morin đứng đầu, các khách sạn còn lại có tiềm lực tương đồng nhau.
- Thương hiệu của các khách sạn có sự mạnh yếu khác nhau rõ rệt, khách sạn


O
̣C

Saigon Morin mạnh nhất, khách sạn Xanh yếu nhất, khách sạn Century Riverside
Huế và khách sạn Hương Giang được đánh giá như nhau.

H

- Thị phần các khách sạn thì khách sạn Saigon Morin chiếm lĩnh lớn nhất thị
trường trong các khách sạn, khách sạn Century Riverside Huế chiếm vị trí thứ 3

ẠI

- Chính sách giá sản phẩm thì khách sạn Xanh được đánh giá tốt nhất, khách

Đ

sạn Saigon Morin không được đánh giá cao tiêu chí này.
- Các hoạt động xúc tiến, quảng bá thì khách sạn Hương Giang được đánh

giá mạnh nhất và thấp nhất là khách sạn Xanh.
- Hoạt động liên kết đơn vị lữ hànhthi khách sạn Saigon Morin mạnh nhất,
yếu nhất khách sạn Xanh Huế.
Kết quả phân tích các hoạt động ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
khách sạn Century Riverside Huế trên cơ sở so sánh với các đối thủ cùng hạng, đặc
biệt là thông qua kết quả phân tích số liệu, và kết quả phỏng vấn 48 chuyên gia từ
các khách sạn và các công ty lữ hành trên địa bàn thì Năng lực cạnh tranh của khách



sạn Century Riverside Huế còn kém hơn so với một số đối thủ cùng hạng đang hoạt
động trên thị trường, đặc biệt là khách sạn Saigon Morin.
2. Kiến nghị
* Đối với UBND Tỉnh cùng các ban ngành liên quan:
- Tăng cường quản lí hoạt động kinh doanh du lịch, tránh tình trạng cạnh
tranh không lành mạnh trên thị trường.
- Tiến hành thẩm định xếp hạng và thẩm định lại các cơ sở lưu trú đủ tiêu
chuẩn kinh doanh.

Ế

- Xem xét và cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho các đơn vị kinh

U

doanh lữ hành đủ điều kiện.

́H

- Đầu tư nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, Hoàn thiện
các hạng mục giao thông đang dở dang.



- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trùng tu phục hồi các di tích lịch sử, cách
mạng, các loại hình văn hoá đặc sắc đưa vào hoạt động kinh doanh du lịch.

H

- Xây dựng mới hay nâng cấp các khu vui chơi, giải trí để làm phong phú các


N

hoạt động của khách trong thời gian tại Huế.

KI

- Tăng cường và đã dạng hóa các hoạt động về đêm, tăng cường các hoạt
động du lịch và trải nghiệm trên đầm phá Tam Giang.

O
̣C

- Kêu gọi các nhà đầu tư lớn vào đầu tư dịch vụ vận tải.
- Tăng cường giám sát, kiểm tra các hoạt động du lịch trên cơ sở đảm bảo

H

phát triển du lịch đi liền với việc bảo vệ môi trường, bản sắc văn hoá dân tộc, giữ

ẠI

gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi liên quan đến nghiệp vụ nhà hàng,

Đ

khách sạn, hướng dẫn,…nhằm tạo môi trường học hỏi và hội nhập.
- Phối hợp với địa phương giải quyết dứt điểm tệ nạn ăn xin, bán hàng rong


đeo bám khách du lịch tại các cơ sở, các điểm kinh doanh du lịch.
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến, hội chợ, hội thảo trong nước và quốc tế
nhằm kết nối và trao đổi về Du lịch
- Ngành du lịch Thừa Thiên Huế cần phải quảng cáo mạnh cho du lịch Huế
qua mọi phương tiện nhất là Internet tại các thị trường trọng điểm như Hàn Quốc,
Pháp, Đức, Mĩ, Canada, Tây Ban Nha, Nhật, Trung Quốc và các nước ASEAN.


* Đối với Khách sạn Century Riverside Huế:
- Thường xuyên kiểm tra công tác chi tiêu để thực hiện việc giảm bớt chi phí
kinh doanh đối với những khoản không cần thiết. Ngoài ra có thể áp dụng các biện
pháp nhằm giảm bớt chi phí, một trong những biện pháp quan trọng đó là áp dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh.
- Quy hoạch một số khu vực nhằm đem lại cảnh quan cho khách sạn, như tạo
lập lại bãi để xe đảm bảo thẩm mỹ hơn.
- Xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lí một cách năng động

Ế

có hiệu quả, cải tiến công tác quản lí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm bảo toàn

U

và phát triển vốn của đơn vị.

́H

- Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên nâng cao nghiệp vụ cũng như trình
độ ngoại ngữ.




- Thường xuyên cử cán bộ lãnh đạo tham gia các lớp học, nhằm nâng cao
trình độ quản lí.

H

- Tăng cường hơn nữa quan hệ mật thiết với các đơn vị lữ hành, liên kết với

N

các tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước để mở rộng thị trường khách.

KI

- Thường xuyên xem xét biến động của thị trường cũng như theo dõi tình
hình kinh doanh của đối thủ cạnh tranh nhằm phát hiện ra rủi ro cũng như là điểm

O
̣C

mạnh của đối thủ để hạn chế hay khắc phục những điểm yếu của đơn vị mình.
- Phối hợp với du lịch Tỉnh hay với các khách sạn khác lập chương trình

H

quảng cáo có sức thuyết phục ấn tượng.

ẠI


- Đặc biệt đối với khách sạn là phải thường xuyên thăm dò khách thông qua

Đ

phiếu điều tra để khắc phục kịp thời những thiếu sót.
***


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Tám (2013), Giáo Trình Marketing du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh
2. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông tin, Hà Nội.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược Phát triển - Tổ chức Phát triển Công
nghiệp Liên Hiệp Quốc (1999), Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Các Mác (1992), Mác - Ăng Ghen Toàn tập, NXB Sự thật, Hà Nội

Ế

5. Cục thống kê Thừa Thiên Huế (2015), Niên giám thống kê 2015, Huế

́H

U

6. Cục thống kê Thừa Thiên Huế (2016), Niên giám thống kê 2016, Huế



7. Cục thống kê Thừa Thiên Huế (2017), Niên giám thống kê 2017, Huế

8. Đào Trọng Hân (2007), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

H

trong tiến trình thực hiện cam kết WTO", Tạp chí Phát triển kinh tế, số tháng 2/2007

N

9. Hà Thanh Hải (2010), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt Nam

KI

trong thời gian tới”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội

O
̣C

10. Khách sạn Century Riverside Huế, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh

H

năm 2015, 2016, 2017, Huế
11. Khách sạn Hương Giang Huế, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm

ẠI

2015, 2016, 2017, Huế

Đ


12. Khách sạn Saigon Morin, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015,
2016, 2017, Huế

13. Khách sạn Xanh Huế, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015, 2016,
2017, Huế
14.

Lại Xuân Thủy (2014), Quản trị chiến lược, NXB Đại học Huế, Huế

15. M Poter (2010), Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, Hà Nội.
16. Micheal E. Porter (1985), Competitive Advantage.
17. Micheal E. Porter (1980), Competitive Strategy.


18. M. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học xã hội, Hà nội.
19. Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng (2007), Quản trị chiến lược - Phát triển
vị thế cạnh tranh, Nhà xuất bản Giáo dục.
20. Nguyễn Văn Thanh (2003), “Một số vấn đề về năng lực cạnh tranh và năng
lực cạnh tranh quốc gia”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 317.
21. Nguyễn Thành Trung (2006), “Tiến tới một khuôn khổ lý thuyết lợi thế cạnh
tranh bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Cách tiếp cận dựa trên tri thức
về đoán định tương lai”, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Thương mại, Hà Nội

Ế

22. Nguyễn Văn Mạnh & Hoàng Thị Lan Hương (2013), Giáo trình quản trị kinh

U


doanh khách sạn, NXB Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

́H

23. P. Samuelson (2009), Kinh tế học, NXB Giáo dục, Hà Nội.



24. Từ điển bách khoa (1995), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
25. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2018), Tài liệu hội nghị triển khai công tác năm

H

2018, Huế

N

26. Viện nghiên cứu quản lý Trung ương (2002), Các vấn đề pháp lý về thể chế và

27. Website:

O
̣C

Vận tải, Hà Nội.

KI

chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh, NXB Giao thông


H

- />
ẠI

- />
Đ

- />- />- />

×