Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn hương giang giai đoạn 2009 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.76 KB, 139 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước
trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ du lịch trong
nền kinh tế quốc dân là khá lớn, nó góp phần giải quyết một số vấn đề về xã hội như
giải quyết về nhu cầu việc làm, giảm thất nghiệp, bảo tồn bản sắc văn hoá vật thể và
phi vật thể của dân tộc...
Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cho thấy rằng
nền kinh tế nước ta đang trong tiến trình hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới.
Đây là điều tất yếu khách quan đem lại cho nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên
Huế (TT. Huế) nói riêng những cơ hội và thách thức mới. Các doanh nghiệp trong
nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức này với những điều kiện thuận
lợi và khó khăn, với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì các doanh nghiệp nói
chung và cơng ty Du lịch Hương Giang nói riêng phải có những định hướng đúng
đắn để cơng ty đứng vững và ngày càng phát triển.
Theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII, Nghị quyết của Hội đồng
Nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 và Kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội của Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh giai đoạn 2006-2010,
Du lịch Thừa Thiên Huế tiếp tục được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và là một
trong sáu chương trình trọng điểm của tỉnh. Theo đó cơ cấu kinh tế cũng đã được
xác định chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - Cơng nghiệp – Nơng nghiệp, trong đó
cơ cấu các ngành dịch vụ chiếm từ 44-45%. Giai đoạn 2006-2010, ngành du lịch
phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 25-30%/năm; lượt khách du lịch tăng từ 15-20%,
từ 1 triệu lượt/năm hiện nay lên 2-2,5 triệu lượt/năm vào năm 2010, trong đó có
khoảng 1 triệu khách du lịch quốc tế; doanh thu tăng bình quân 20%/năm; thu nhập
xã hội từ du lịch gấp 1,5 lần và thời gian lưu trú bình quân đạt trên 2 ngày; chiếm 67% trong GDP của tỉnh. Với định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa

1


Thiên Huế, dịch vụ du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian


tới vì vậy việc sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước là
điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao khả năng hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh, tăng khả năng thu hút khách du lịch trong
và ngoài nước, tăng khả năng cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Khách sạn Hương Giang với tiêu chuẩn 4 sao là một đơn vị trực thuộc Công
ty Du lịch Hương Giang. Khách sạn Hương Giang có bề dày lịch sử tồn tại hơn 45
năm, đơn vị tiền thân của Công ty Du lịch Hương Giang. Khách sạn Hương Giang
là đơn vị lớn nhất, quan trọng nhất trong hệ thống các đơn vị trực thuộc, là xương
sống của Công ty. Điều này cho thấy rằng khách sạn Hương Giang có tầm ảnh
hưởng to lớn như thế nào đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty Du lịch Hương
Giang trong thời gian qua.
Trong thời gian gần đây, thị trường dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế có nhiều biến động lớn, nhiều cơng ty, đơn vị khách sạn 3,4,5 sao tiêu
chuẩn chất lượng cao đã và đang chuẩn bị đưa vào hoạt động phục vụ du khách. Với
sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất, cơng nghệ, lao động đã làm nóng lên thị trường dịch
vụ du lịch của tỉnh. Các khách sạn đồng hạng sao với khách sạn Hương Giang như:
khách sạn Sài Gòn - Morin, khách sạn Số 5 Lê Lợi, khách sạn Xanh - Số 2 Lê Lợi,
khách sạn Đống Đa, khách sạn Bến Thành - Phú Xuân... và sắp đến sẽ có các khách
sạn như Sky Garden, khách sạn Hoa Trà, khách sạn Hùng Vương... ra đời và tham
gia vào thị trường này để khai thác và tính cạnh tranh ngày càng cao. Điều này có
ảnh hưởng khơng nhỏ đối với hiệu quả sản suất kinh doanh và năng lực cạnh tranh
của đơn vị.
Đối với Công ty Du lịch Hương Giang nói chung và khách sạn Hương Giang
nói riêng đang đứng trước nhiều thách thức mới. Thương hiệu khách sạn Hương
Giang đã được khẳng định, nhiều năm liền từ năm 1999 đến 2006 khách sạn Hương
Giang được Tổng cục Du lịch bầu chọn là một trong mười khách sạn tốt nhất của
Việt Nam và nhiều danh hiệu cao quý khác. Việc giữ gìn và phát huy các thế mạnh

2



đã đạt được trong thời gian qua là vấn đề mà Công ty cũng như khách sạn quan tâm
đặt lên hàng đầu trong định hướng phát triển và phát triển bền vững. Xuất phát từ
nhận thức lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của khách sạn Hương Giang giai đoạn 2009 - 2014” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
- Nghiên cứu hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng, tác động
đến năng lực cạnh tranh của khách sạn Hương Giang.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường và phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh
của khách sạn Hương Giang, đảm bảo phát triển bền vững.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên
quan đến năng lực cạnh tranh của khách sạn Hương Giang, đơn vị trực thuộc Công
ty Du lịch Hương Giang.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
+ Phạm vi về nội dung: đề tài nghiên cứu, phân tích các vấn đề liên quan đến
năng lực cạnh tranh của khách sạn Hương Giang.
+ Phạm vi về thời gian: để xem xét đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn
Hương Giang, luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2005 – 2007,
tham khảo quá trình thành lập và phát triển của khách sạn từ khi thành lập cho đến
năm 2004.
+ Phạm vi về không gian: luận văn nghiên cứu trong phạm vi khách sạn
Hương Giang, Công ty Du lịch Hương Giang và hoạt động của khách sạn trên địa
bàn tỉnh.

3



4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn gồm có 4 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch, hoạt động kinh doanh
du lịch, kinh doanh khách sạn và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích năng lực cạnh tranh của khách sạn Hương Giang.
Chương 4: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
khách sạn Hương Giang trong tình hình mới giai đoạn 2009 - 2014.

4


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH, NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH
1.1. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế Giới thì : “ Du lịch theo nghĩa hành
động được định nghĩa là một hoạt động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và
việc tổ chức các dịch vụ xung quanh hoạt động này. Người đi du lịch là người đi ra
khỏi nơi mình cư trú một quãng đường tối thiểu là 80 km trong khoảng thời gian 24
giờ với mục đích giải trí tiêu khiển”.
Việc đi đây đi đó chính là xương sống của ngành du lịch, để thu hút được du
khách cần quan tâm sự du lịch của họ cùng với thời gian nhàn rỗi mà họ có. Đại đa
số các du khách khi đi nghỉ mát đều có khoảng thời gian rãnh rỗi vào các kỳ nghỉ
thường niên hoặc các ngày cuối tuần, đây là thời gian mà họ đi du lịch nhiều nhất.
Khi định nghĩa du lịch chúng ta cần phải xác định bốn nhóm sau: du khách,
đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch, chính quyền nơi đến du lịch và cư dân tại nơi đó.

Trên cơ sở đó ta có thể định nghĩa du lịch là những quan hệ hỗ tương do sự tương
tác của bốn nhóm trên trong quá trình thu hút và phục vụ khách du lịch.
1.1.2. Khái niệm sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là các khu, tuyến, điểm du lịch, chương trình du lịch, hàng
hố và dịch vụ cung cấp cho khách du lịch.
Từ những góc độ khác nhau sẽ có những cách định nghĩa khác nhau về sản
phẩm du lịch. Đối với người kinh doanh du lịch, đó là tồn bộ dịch vụ cung cấp cho
khách để thoả mãn nhu cầu đi du lịch. Đối với chủ thể đi du lịch đó là một q trình
trọn vẹn, trong đó du khách bỏ thời gian, sức lực cho chuyến đi, thưởng thức các giá
trị vật chất và tinh thần. Trong một tour du lịch như vậy, vé máy bay, phòng nghỉ,
bữa ăn sáng, xe đưa đón... được gọi là các mục trong sản phẩm du lịch [17].

5


Một sản phẩm du lịch về cơ bản bao gồm tám mặt cơ bản sau: nơi lưu trú,
phương tiện di chuyển, bộ phận cung ứng thực phẩm, điểm du lịch, các tiết mục vui
chơi giải trí, dịch vụ mua sắm, tuyến du lịch, chương trình du lịch và các dịch vụ di
kèm khác.
Sản phẩm du lịch mở rộng: là toàn bộ những yếu tố liên quan đến người tiêu
dùng, tức là du khách, là tổng thể do các yếu tố nhìn thấy được cũng như khơng
nhìn thấy được cung cấp cho người du lịch, đặc biệt là những lợi ích tâm lý như là
cảm giác lạ, được coi là thành phần ưu tú, thượng lưu ... Sản phẩm du lịch mở rộng
một sản phẩm hồn tồn thích hợp cho khách hàng cuối cùng. Đó là hình ảnh hay cá
tính của sản phẩm mà du khách cảm nhận. Hình ảnh đó bao gồm những yếu tố vật
lý như kiến trúc, khí hậu, cảnh quan ... và những yếu tố tâm lý như bầu khơng khí,
mỹ học, cách sống, định chế xã hội của khách hàng [29].

Khách


Nhà cung
ứng vật dụng
dùng trong
du lịch

Điểm
du lịch

DU LỊCH

Nhà tổ chức sự
kiện

Công ty lữ
hành đường bộ

Cơ sở lưu trú
Nhà hàng

Cơng viên
giải trí /
quốc gia

Cơng ty cho
th xe hơi
Vận chuyển
hàng không,
đường sắt,
đường thuỷ
Nguồn: tài liệu tham khảo 29

Sơ đồ 1.1. Các thành phần chính trong du lịch

6


1.1.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch
Du lịch là một ngành đặc biệt từ sản phẩm đến phương thức kinh doanh và tính
chất hoạt động. Để hiểu rõ đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch cần xét đến đầy
đủ các khía cạnh của nó.
Theo khái niệm thì sản phẩm du lịch gồm:
+ Dịch vụ du lịch: là một phần của lao động sống trong ngành du lịch để phục
vụ khách, bao gồm: hướng dẫn tham quan, lưu trú, vận chuyển, chăm lo sức khoẻ,
vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung khác...
+ Các hàng hoá trong du lịch: là những hàng hố thơng thường, tặng phẩm,
q lưu niệm và các đặc sản...
+ Tiện nghi du lịch: là tổng thể các điều kiện thuận tiện phục vụ cho khách
gồm: tiện nghi trong phịng, phương tiện thơng tin liên lạc, chất lượng vận chuyển,
thủ tục hải quan... Đó là kết hợp cộng đồng trách nhiệm của nhiều cơ quan thuộc
các lĩnh vực khác nhau.
+ Tài nguyên du lịch: là nhân tố hàng đầu có liên quan đến sức hấp dẫn với du
khách và là điều kiện cần để có hoạt động du lịch.
Với cấu thành sản phẩm đặc biệt như vậy, sản phẩm du lịch cũng có những đặc
điểm khác với sản phẩm vật chất hay dịch vụ khác, cụ thể:
+ Phần lớn các sản phẩm du lịch là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật chất
cụ thể để khách hàng kiểm tra, xem xét trước khi quyết định mua.
+ Sản phẩm du lịch thường cố định ở một nơi nào đó, cịn người tiêu dùng sau
khi mua sẽ đến đấy để thưởng thức sản phẩm.
+ Sản phẩm du lịch thường xa nơi cư trú thường xuyên của khách du lịch nên
phải có một hệ thống phân phối qua khâu trung gian như đại lý du lịch, văn phòng
du lịch...

+ Sản phẩm du lịch được tạo ra bởi nhiều ngành, nhiều nguồn kinh doanh cho
nên các sản phẩm này có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau và tác động đến
nhu cầu của du khách.
+ Sản phẩm du lịch không thể tồn kho được nên việc tạo ra sự ăn khớp giữa
cung và cầu trong du lịch là rất quan trọng.

7


+ Sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị, an ninh,
tỷ giá hối đối...
+ Sản phẩm du lịch thường được bán trọn gói với các loại hình, các tuyến điểm
với các tiện nghi khác nhau.
+ Sản phẩm hàng hoá trên thị trường du lịch khá đa dạng và vượt khỏi khuôn
khổ khái niệm hàng hoá, đây là đặc điểm rất đặc biệt của sản phẩm hàng hố du
lịch. Ngồi đặc điểm hàng hố thơng thường, cịn có cả những thành phần mà bản
thân nó khơng có tính chất hàng hố hay dịch vụ (như cảnh quan thiên nhiên, bầu
khơng khí, mơi trường...), những hàng hố này bán rồi mà vẫn cịn ngun giá trị sử
dụng hoặc chỉ hao tổn ít. Những hàng hố này nếu khơng được tiêu dùng thì sẽ
khơng cịn giá trị, tiêu dùng càng nhiều thì càng có giá trị [16].
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH
1.2.1. Khái niệm kinh doanh du lịch
Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một phần hoặc tồn bộ chương trình du
lịch, dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan giải trí và các dịch vụ khác
phục vụ khách du lịch nhằm mục đích sinh lời.
(Định nghĩa Kinh doanh du lịch - Luật du lịch) [16].
1.2.2. Hoạt động kinh doanh du lịch
Du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này
được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý và tinh thần.
Có thể phân chia nhu cầu du lịch thành các nhu cầu bộ phận như: nhu cầu vận

chuyển, đi lại; nhu cầu lưu trú và ăn uống; nhu cầu cảm thụ cái đẹp, giải trí và các
nhu cầu khác. Tương ứng với mỗi loại nhu cầu, cần thiết có các hoạt động dịch vụ
nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu đó cho khách du lịch. điều đó địi hỏi ngành
kinh tế du lịch phải phát triển một cách năng động và sáng tạo.
Khác với các ngành kinh tế khác, ngành du lịch mang tính tổng hợp. Sản
phẩm du lịch cũng mang những nét đặc thù, vì nó thoả mãn một nhu cầu đặc biệt,
tổng hợp của con người. Các dịch vụ và các loại hình kinh doanh trong du lịch gồm:

8


+ Dịch vụ vận chuyển và ngành kinh doanh vận chuyển du lịch
Dịch vụ này nhằm đưa du khách từ nơi cư trú đến các địa điểm du lịch. Các
phương tiện có thể là: máy bay, tàu hoả, ơ tơ, tàu thủy xích lơ, xe ngựa...do đó kinh
doanh vận chuyển trong du lịch rất đa dạng và phong phú gồm có các ngành vận
chuyển đường bộ, đường khơng, đường thủy, đường sắt...
+ Dịch vụ lưu trú, ăn uống và ngành kinh doanh các loại dịch vụ này
Tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú là các khách sạn, Motel,
Bungalow, làng du lịch, biệt thự, nhà khách, Camping... và kinh doanh các dịch vụ
ăn uống là các nhà hàng, các quán giải khát, cà phê, rượu, hộp đêm... Dịch vụ này
cũng bao gồm cả kinh doanh ăn uống trong các khách sạn, trên tàu hoả, máy bay,
tàu thủy...
Trong kinh doanh du lịch, kinh doanh lưu trú và ăn uống chiếm một vị trí
quan trọng, nó là một bộ phận cốt yếu trong tổng thể hoạt động kinh doanh du lịch.
Doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh thu du lịch (từ
20% đến 40%), còn doanh thu ăn uống chiếm khoảng 15% đến 20%.
+ Dịch vụ giải trí và các ngành kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí
Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí là một ngành có nhiều hoạt động khác
nhau, bao gồm kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí, sở thú, viện bảo tàng, hội
chợ, nhà hát, lễ hội dân gian, các di tích lịch sử... Đây là những hoạt động phục vụ

hoặc kinh doanh nhằm đáp ứng những nhu cầu nâng cao hiểu biết, thư giãn tinh
thần và thể xác của du khách và là một bộ phận khơng thể thiếu được trong u cầu
phát triển tồn diện ngành du lịch. Phát triển dịch vụ này chính là thoả mãn nhu cầu
đặc trưng của du khách.
+ Kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm và hàng hố thơng thường
Hoạt động này nhằm đáp ứng các nhu cầu thường xuyên trong cuộc sống của
du khách và các nhu cầu về thẩm mỹ, tình cảm của khách đối với địa phương mà họ
tới thăm.
+ Các dịch vụ trung gian và kinh doanh lữ hành
Việc phối hợp các bộ phận hợp thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và
bán cho khách du lịch là một quá trình vật chất kỹ thuật phức tạp và đa dạng, cần

9


phải có tổ chức quản lý chặt chẽ, đồng bộ. Do đó địi hỏi cần phải hình thành và
phát triển các dịch vụ trung gian. Các dịch vụ trung gian là các dịch vụ phối hợp các
bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch và thương mại hoá chhúng. Do sản phẩm du
lịch rất phức tạp, gồm nhiều loại dịch vụ và hàng hoá khác nhau do các doanh
nghiệp khác nhau đảm nhận.
Để có được một chuyến du lịch hồn hảo, cần phải phối hợp và kết nối các
dịch vụ này lại với nhau. Điều này có thể do bản thân du khách tự lo liệu, hoặc do
công ty du lịch tổ chức dưới hình thức bán một chuyến du lịch trọn gói. Đó chính là
nhiệm vụ của kinh doanh lữ hành.
1.2.3. Hoạt động kinh doanh du lịch có nhiều đặc điểm và tính chất pha trộn
lẫn nhau
Hoạt động kinh doanh du lịch là một hoạt động đặc biệt vừa mang đặc điểm
của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của một ngành văn hoá xã hội. Chúng ta
hãy xét trên hai giác độ đó:
+ Du lịch là một ngành kinh tế

Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp: sản xuất và trao đổi hàng hoá và
dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí và các
nhu cầu khác của khách du lịch. Kinh tế ngành du lịch có các đặc điểm sau:
- Là một trong những ngành kinh doanh đạt hiệu quả cao: tỷ suất doanh lợi
nhìn chung cao gấp 2 – 4 lần các ngành khác.
- Trong kinh tế đối ngoại là ngành thực hiện “xuất khẩu tại chỗ” đạt nguồn thu
ngoại tệ lớn và hiệu quả cao.
- Sự phát triển ngành du lịch thúc đẩy và tạo điều kiện cho nhiều ngành kinh tế
- xã hội khác phát triển, thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của nhiều vùng kinh tế.
- Góp phần tích cực tạo việc làm cho một lực lượng lao động xã hội và cải
thiện đời sống.
+ Du lịch là một ngành văn hoá – xã hội
Hoạt động du lịch mang lại hiệu quả to lớn về chính trị xã hội, nó biểu hiện cụ
thể ở những điểm sau:

10


- Du lịch mang lại hiệu quả về mặt xã hội đối với mỗi con người như nâng cao
chất lượng cuộc sống, nâng cao lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền
thống dân tộc.
- Góp phần bảo tồn, giới thiệu các di sản văn hoá dân tộc.
- Tăng cường các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sư hiểu biết lẫn nhau
giữa các dân tộc, các quốc gia, góp phần bảo vệ hồ bình thế giới.
1.3. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH KHÁCH SẠN
1.3.1. Khái niệm về khách sạn
Khách sạn là cơ sở lưu trú có đầy đủ tiện nghi, phục vụ việc qua đêm và các
nhu cầu khác của du khách như ăn, ngủ, vui chơi, giải trí... Tùy theo mức độ sang
trọng của cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độ phục vụ...mà các khách sạn được
phân hạng khác nhau. Ở Việt Nam, khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao. Trong

số các loại hình du lịch phân theo cơ sở lưu trú, đây là hình thức phổ biến nhất. Đối
tượng du khách do vậy cũng khá phong phú, từ khách có khả năng chi trả trung bình
đến khách có khả năng chi trả cao. Đối với đối tượng khách thương gia tầm cỡ, việc
ở trong khách sạn cao cấp là một trong những đòi hỏi hàng đầu.
Khách sạn được hiểu là cơ sở cho thuê ở trọ, nhưng không chỉ có khách sạn mới
có dịch vụ lưu trú mà cịn có các cơ sở khác như: nhà trọ, nhà khách, nhà nghỉ, biệt thự,
làng du lịch, bãi cắm trại, bungalows,v.v... đều có dịch vụ này. Tập hợp những cơ sở
cùng cung cấp cho khách dịch vụ lưu trú được gọi là ngành khách sạn [8].
Khách sạn là một bộ phận cơ bản, không thể thiếu được đối với hoạt động
kinh doanh du lịch. Nói đến hoạt động kinh doanh khách sạn là nói đến việc kinh
doanh các dịch vụ lưu trú. Ngoài dịch vụ cơ bản này, ngành khách sạn còn tổ chức
các dịch vụ bổ sung khác như: dịch vụ phục vụ ăn, uống, phục vụ vui chơi giải trí,
phục vụ các nhu cầu có liên quan đến sinh hoạt hàng ngày của khách ( điện thoại,
fax, giặt là, chữa bệnh...). Trong các dịch vụ nêu trên, có những dịch vụ do khách
sạn “ sản xuất ra” để cung cấp cho khách như dịch vụ lưu trú, dịch vụ vui chơi, giải
trí... có những dịch vụ khách sạn làm đại lý bán cho các cơ sở khác như: đồ uống,
điện thoại.... Trong các dịch vụ khách sạn cung cấp cho khách có những dịch vụ và

11


hàng hóa khách phải trả tiền, có những dịch vụ và hàng hóa khách khơng phải trả
tiền, ví dụ như: dịch vụ giữ đồ vật cho khách, dịch vụ khuân vác hành lý và các đồ
sử dụng hàng ngày trong nhà tắm... [8].
1.3.2. Đặc điểm kinh doanh khách sạn
Để biết rõ hơn về ngành khách sạn, chúng ta đi vào tìm hiểu một số đặc điểm
của ngành khách sạn.
- Về sản phẩm khách sạn
“Sản phẩm” của ngành khách sạn chủ yếu là “dịch vụ” và một phần là “hàng
hóa”. Trong khách sạn cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ có mối quan hệ

chặt chẽ với nhau. Người ta tổng quát “Sản phẩm của ngành khách sạn là sự kết hợp
của sản phẩm vật chất và sự tham gia phục vụ của nhân viên. Đây là hai yếu tố
không thể thiếu được của hoạt động kinh doanh khách sạn”. Việc cung ứng dịch vụ
phục vụ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của khách sạn [8].
“Sản phẩm” của ngành khách sạn không thể lưu kho, không thể đem đến nơi
khác quảng cáo hay tiêu thụ, mà chỉ có thể “sản xuất và tiêu dùng ngay tại chỗ” [8].
- Vị trí của khách sạn
Bên cạnh đặc điểm về sản phẩm của ngành khách sạn được nêu rõ ở trên thì
vị trí xây dựng và tổ chức kinh doanh khách sạn cũng mang tính quyết định quan
trọng đến kinh doanh khách sạn. Vị trí khách sạn phải đảm bảo tính thuận tiện cho
khách hàng và cơng việc kinh doanh khách sạn. Một vị trí thuận lợi sẽ góp phần
đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho khách sạn [8].
- Vốn đầu tư
Khách sạn là một tổ chức đa dạng về dịch vụ, thõa mãn những nhu cầu khác
nhau của khách du lịch. Vì vậy, để khách sạn ln ở trạng thái hoạt động được đều
đặn trong quá trình tổ chức kinh doanh cần có sự tập trung rất lớn về vốn đầu tư xây
dựng, bảo tồn, nâng cấp, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị của khách sạn để phục
vụ nhu cầu của khách đến lưu trú.
- Về đối tượng phục vụ
Đối tượng phục vụ của khách sạn là những con người với những dân tộc, tuổi
tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, sở thích, thói quen tiêu dùng, phong

12


tục tập quán khác nhau. Mặt khác, nhu cầu về du lịch của con người là nhu cầu có
thể dễ dàng bị thay thế bởi các nhu cầu khác nếu không được phục vụ tốt. Trong
thực tế, phục vụ khách là một cơng việc rất phức tạp. Đó là một quá trình chuẩn bị,
tổ chức, sắp xếp và tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ để khách tiêu thụ một cách thuận
tiện, dễ dàng, nhanh chóng, đồng thời gây được ấn tượng tốt nhất trong tâm trí của

họ. Đối với bất cứ đối tượng nào, khách sạn cũng phải tổ chức phục vụ nhiệt tình và
chu đáo, phải biết chuyển những lời phàn nàn của khách thành những lời khen ngợi.
Tất cả các nhu cầu của khách cần được thõa mãn đúng lúc, đúng chỗ, có như vậy
khách nghỉ tại khách sạn sẽ mang đến những thương vụ lớn khác cho khách sạn.
- Về tính chất phục vụ
Bên cạnh những đặc điểm nêu trên, mối quan hệ giữa sản phẩm khách sạn và
khách hàng còn thể hiện đặc điểm riêng biệt của ngành khách sạn.
Do sản phẩm khách sạn có đặc điểm là chỉ có thể “sản xuất và tiêu dùng ngay tại
chỗ” nên quá trình cung cấp sản phẩm của khách sạn mang đặc trưng rõ nét là sản
phẩm không được mang đến cho khách mà khách du lịch phải đến với khách sạn và
thõa mãn nhu cầu của mình tại đó.
Trong khách sạn, chúng ta chỉ tiến hành cung cấp sản phẩm khi khách hàng
có yêu cầu và thường là với sự có mặt của khách hàng trong khách sạn. Vì vậy, thời
gian cung cấp sản phẩm của khách sạn phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách.
Hoạt động cung cấp sản phẩm của khách sạn cho khách hàng có tính chất diễn ra
một cách liên tục, khơng có ngày nghỉ, giờ nghỉ. Khi nào có khách hàng đến thì
khách sạn phải cung cấp sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu.
Do yêu cầu của khách không đều đặn nên cường độ hoạt động của khách sạn
trong việc cung cấp sản phẩm diễn ra không đều đặn mà có tính thời vụ.
Sản phẩm của khách sạn bao gồm các hoạt động diễn ra trong cả một quá trình từ
khi nghe lời yêu cầu của khách hàng cho đến khi khách hàng rời khỏi khách sạn.
- Nhân viên phục vụ
Khi nói đến khách sạn là nói đến một loại hình kinh doanh đặc biệt mà nhân tố
con người được nhấn mạnh. Trong hoạt động kinh doanh khách sạn không thể cơ giới

13


hóa, tự động hóa việc phục vụ khách ăn, uống, dọn dẹp buồng cho khách, khơng thể
tự động hóa q trình đón tiếp và tiễn đưa cũng như thanh tốn với khách... Tất cả các

khâu phục vụ khách du lịch đều đòi hỏi con người phục vụ trực tiếp.
Mặt khác, nhân viên phục vụ trực tiếp trong khách sạn thường là những
người có trình độ học vấn trung bình, cịn khách hàng nhiều khi lại là những người
có tiền, có học, ở trong những căn phòng sang trọng. Đây là sự đối nghịch đương
nhiên, nhưng các nhà quản lý khách sạn lại mong muốn nhân viên phải là chìa khóa
của sự thành công trong kinh doanh khách sạn và phải có thái độ tích cực, cầu tiến
bộ, tất cả đều vì mục tiêu chung là thõa mãn yêu cầu của khách. Do vậy, kinh doanh
khách sạn là một chu kỳ khơng bao giờ chấm dứt q trình phỏng vấn, tuyển dụng,
huấn luyện và kết thúc hợp đồng một số lượng nhân viên nhất định. Điều đó đặt ra
yêu cầu nghiên cứu xây dựng chính sách sử dụng lao động hợp lý trong ngành
khách sạn.
- Về tổ chức quá trình kinh doanh khách sạn
Tính tổng hợp và phức tạp trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách
sạn được thể hiện ở đặc điểm này. Khách sạn là sự hỗn hợp của những loại hình
kinh doanh khác nhau, thực hiện những chức năng khác nhau có những kiến thức,
quan điểm khác nhau. Tất cả cán bộ quản lý và nhân viên khách sạn đều có cùng
một mục tiêu chung là làm cho khách sạn phát triển tốt. Do đó, cần có sự hợp tác
một cách nhịp nhàng và đồng bộ giữa các bộ phận. Các bộ phận này vừa có tính độc
lập tương đối, vừa quan hệ mật thiết với nhau trong một quá trình phục vụ liên tục
nhằm thõa mãn nhu cầu trọn vẹn của khách. Tuy nhiên, có hàng trăm vấn đề khác
nhau xảy ra cùng một lúc trong khách sạn. Việc điều phối và giải quyết vấn đề liên
tục diễn ra và không bao giờ chấm dứt trong các ca làm việc. Do đó, vấn đề quan
trọng trong cơng tác tổ chức q trình kinh doanh khách sạn là xác định trách nhiệm
rõ ràng cho từng bộ phận nhưng phải đảm bảo kênh thông tin thông suốt để phối
hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận của khách sạn như lễ tân, buồng, nhà hàng, bếp và
bảo trì...

14



1.4. CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.4.1. Lý luận chung về cạnh tranh
1.4.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh nói chung là sự phấn đấu, vươn lên khơng ngừng để giành lấy vị trí
hàng đầu trong một lĩnh vực nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra sản phẩm mới, tạo ra năng suất và hiệu quả
cao nhất.
Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh, khơng có cạnh tranh sẽ
khơng có sinh tồn và phát triển. Đó là quy luật của mn lồi.
Trong kinh tế, cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu thụ sản
phẩm (hàng hoá và dịch vụ) bằng các phương pháp và biện pháp khác nhau như kỹ
thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, tâm lý xã hội...
Trong cạnh tranh nảy sinh ra kẻ có khả năng cạnh tranh mạnh, người có khả
năng cạnh tranh yếu hoặc sản phẩm có khả năng canh tranh mạnh, sản phẩm có khả
năng cạnh tranh yếu. Khả năng cạnh tranh đó gọi là năng lực cạnh tranh hay sức
cạnh tranh.
Cạnh tranh xuất hiện từ nửa sau thế kỷ XVIII, xuất phát từ “tự do kinh tế” mà
Adam Smith đã phát hiện. Nhờ cạnh tranh mà xã hội loài người ngày càng phát
triển về mọi mặt. Cạnh tranh kích thích lịng tự hào, ý chí vươn lên ham muốn làm
giàu, ham muốn khám phá cái mới, nhờ đó mà thúc đẩy khoa học - kỹ thuật phát
triển, làm cho mọi ngành kinh tế, mọi doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh không chỉ
trong quốc gia mà phát triển ra phạm vi toàn cầu [19].
1.4.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
+ Năng lực cạnh tranh (NLCT) của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu
thụ được nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên cùng thị
trường. Hay nói cách khác, NLCT của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản
phẩm đó. NLCT của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng của nó, giá cả, tốc độ
cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện
mua bán...

15



+ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được
lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh
tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.
Để đánh giá NLCT của doanh nghiệp người ta dựa vào nhiều tiêu chí: thị phần,
doanh thu, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, thu nhập bình quân, phương pháp quản lý,
bảo vệ mơi trường, uy tín của doanh nghiệp đối với xã hội, tài sản của doanh nghiệp
nhất là tài sản vơ hình, tỉ lệ cơng nhân lành nghề, tỉ lệ đội ngũ quản lý giỏi, nghiên
cứu và sáng tạo... Những yếu tố đó tạo cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tức
là tạo cho doanh nghiệp khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn các
đối thủ cạnh tranh, tạo ra giá trị cho khách hàng dựa trên sự khác biệt hóa trong các
yếu tố của chất lượng hoặc chi phí thấp, hoặc cả hai [19].
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là điều kiện
tiên quyết quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường. Muốn có
được năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải trải qua một quá trình xây dựng bộ
máy tổ chức, xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh (chiến lược sản phẩm,
chiến lược thị trường, chiến lược nhân lực, chiến lược công nghệ và chiến lược cạnh
tranh), tạo dựng môi trường bên trong và mơi trường bên ngồi tốt làm cơ sở vững
chắc cho hoạt động của mình.
Các yếu tố ảnh hưởng tới NLCT doanh nghiệp chia thành hai nhóm:
1.4.2.1. Các yếu tố bên trong
Nhận thức chung của người lao động trong doanh nghiệp gồm các mặt
+ Quan điểm về lao động: lao động trong các doanh nghiệp dù nhà nước hay tư
nhân phải nhận rõ mình làm cho ai và để làm gì. Có quan điểm đúng đắn thì ý thức
lao động tốt, chủ động, sáng tạo, sẽ hoàn thành tốt công việc với chất lượng cao. Và
ngược lại, với quan điểm lao động không đúng đắn sẽ dẫn đến không chấp hành tốt
kỷ luật lao động, kỷ luật công nghệ, gây ra những tổn thất cho doanh nghiệp.
+ Sự hiểu biết về luật pháp và chính sách của nhà nước: nếu sự hiểu biết này

chưa tốt đôi khi người lao động có những hành vi sai lầm xâm hại đến lợi ích của
tập thể và cả quốc gia.

16


+ Nhận thức về cạnh tranh: vì chưa nhận thức được nguy cơ bị đào thải do quy
luật của cạnh tranh nên bản thân người lao động thiếu học tập, rèn luyện để bắt kịp
trình độ chung, chưa nhận thức được vị trí và vai trị của mình trong dây chuyền sản
xuất nên có thể làm cho sản phẩm khơng đạt chất lượng, gây ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu nhiều người như vậy thì doanh nghiệp khó
tồn tại được trong mơi trường cạnh tranh.
Quản trị doanh nghiệp
+ Công tác đào tạo: quản trị doanh nghiệp trước hết là phải làm tốt công tác
giáo dục, đào tạo trong doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp phải tiến hành thường
xuyên việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hoá cho mọi thành viên. Lãnh
đạo phải hiểu biết nhân viên, giải quyết tốt các nguyện vọng chính đáng của nhân
viên, làm cho mọi thành viên trong doanh nghiệp đồn kết nhất trí tạo dựng được
một tập thể mạnh cùng phấn đấu cho mục tiêu “nâng cao năng lực cạnh tranh” của
doanh nghiệp.
+ Áp dụng các phương pháp quản trị mới: việc này rất cần thiết cho doanh
nghiệp nhằm mang lại năng suất và hiệu suất cao, giảm nhiều chi phí, tạo cơ sở cho
nâng cao năng lực cạnh tranh.
+ Xây dựng và củng cố thương hiệu: là vấn đề quan trọng, việc quảng bá cho
sản phẩm, việc xây dựng thương hiệu, củng cố và phát triển nó góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Sự sẵn sàng của các nhân tố đầu vào
Các nhân tố đầu vào gồm nhân lực, nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm,
nhiên liệu, công nghệ, thông tin... Các yếu tố này phải sẵn sàng, nghĩa là phải có dự
trữ đủ số lượng, chủng loại và chất lượng để kịp thời cung cấp cho các bộ phận sản

xuất kinh doanh khi cần. Nếu khơng sẽ làm gián đoạn q trính sản xuất kinh
doanh, làm giảm năng suất và chất lượng, hậu quả là giảm năng lực cạnh tranh. Đặc
biệt trong thời đại ngày nay, việc cung cấp thông tin về đối thủ và thị trường đúng
và kịp thời cho các bộ phận là rất quan trọng để doanh nghiệp có thể chiến thắng
trong cạnh tranh.

17


Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm và quyền
hạn rõ ràng thì mọi hoạt động sẽ trơi chảy, có năng suất cao. Ngược lại, một cơ cấu
chồng chéo, quyền lực phân chia khơng rõ ràng thì hiệu quả hoạt động sẽ kém.
Cơ cấu tổ chức không phải là bộ khung cứng nhắc, nó cũng phải thay đổi tuỳ
thuộc vào mơi trường bên trong và bên ngồi doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các chính sách, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Nó giữ vai trò quan trọng, làm cho hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả
cao. Chính sách và chiến lược đề ra phương hướng, mục tiêu hoạt động cho doanh
nghiệp trong trung hạn và dài hạn. Giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, vượt qua
những khó khăn thử thách để đi đến thành cơng. Vạch ra chính sách và chiến lược
đúng là điều cơ bản để doanh nghiệp thắng lợi trong cạnh tranh, nó phụ thuộc rất
lớn vào tài, đức và nghệ thuật quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.
1.4.2.2. Các yếu tố bên ngoài
Người cung ứng các đầu vào
Ngày nay, với sự phân công lao động và chuyên môn hố cao thì doanh nghiệp
khó có thể tự lo cho mình đầu vào được. Để kinh doanh đạt hiệu quả tốt thì doanh
nghiệp phải tìm mua đầu vào từ bên ngoài với điều kiện là người cung ứng phải
giao hàng đúng hẹn, đúng chủng loại, đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Nếu khơng
thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sản phẩm được tạo ra
ngày càng nhiều, mẫu mã đa dạng và phong phú, chất lượng ngày một cao, giá cả
ngày càng hạ. Điều này tác động mạnh đến quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản
phẩm của doanh nghiệp. Thị trường tiêu thụ đòi hỏi ngày càng cao, các biện pháp
cạnh tranh ngày càng tinh vi của các đối thủ đã đặt doanh nghiệp vào tình thế cạnh
tranh khó khăn.

18


Sản phẩm thay thế
Với trình độ khoa học kỹ thuật cao, con người đã tạo ra nhiều chủng loại sản
phẩm có thể thay thế cho nhau. Hiện tượng này đã, đang và sẽ gây trở ngại cho việc
tiêu thụ các sản phẩm của chúng ta, làm cho môi trường cạnh tranh ngày càng gay
gắt hơn.
Rủi ro
Rủi ro thường là các yếu tố đột biến, không lường trước được. Rủi ro có thể do
thiên nhiên gây ra như bão lụt, động đất. Có thể do hồn cảnh kinh tế - xã hội thay
đổi như thay đổi về giá, chính sách, biến động chính trị... gây biến động các điều
kiện sản xuất – kinh doanh. Do đó cũng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Sự thay đổi các yếu tố kinh tế - xã hội
Sự thay đổi này có thể do thay đổi dân số dẫn tới thay đổi nhu cầu tiêu thụ. Sự
thâm nhập, phát triển của các sản phẩm mới cũng như sản phẩm thay thế. Những
thay đổi này làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, nhưng cũng có thể làm tăng hay
giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông, hệ thống điện, nước, thơng tin liên lạc, trường học, bệnh

viện... đều có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào kinh doanh ở khu vực có cơ sở hạ tầng phát triển,
dân cư đơng đúc, trình độ dân trí cao, được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ sẽ có nhiều
lợi thế cạnh tranh.
Các chính sách và biện pháp kinh tế vĩ mơ
Mơi trường pháp lý: bao gồm luật và các văn bản dưới luật. Luật gồm có luật
trong nước và luật quốc tế. Các văn bản dưới luật có các quy định do Chính phủ
Việt Nam ban hành, có những quy định do các tổ chức quốc tế (WTO, AFTA,
ASEAN) ban hành mà các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hội nhập tồn
cầu hố phải tn thủ chấp hành. Mọi luật lệ và quy định trong hợp tác và kinh
doanh quốc tế đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

19


doanh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của nó. Các luật lệ, quy định sẽ tạo
ra mơi trường cạnh tranh và hợp tác bình đẳng giữa mọi doanh nghiệp trong và
ngồi nước, vì vậy việc tạo ra mơi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng.
Môi trường kinh tế: bao gồm các chính sách phát triển kinh tế, chính sách
thương mại, chính sách cạnh tranh, chính sách đầu tư, chính sách hợp tác nước
ngồi... Các chính sách và biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích hay hạn chế, ưu
tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành cụ thể, do đó có ảnh hưởng tới năng
lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp thuộc các ngành đó. Các chính sách kinh tế,
mọi thủ tục, quy định phải minh bạch, đơn giản, không phân biệt đối xử giữa các
loại hình doanh nghiệp sẽ có tác động mạnh đến kết quả, hiệu quả và năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh quốc gia
Năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực
cạnh tranh của sản phẩm có mối quan hệ khăng khít với nhau. Một nền kinh tế có
năng lực cạnh tranh khi mọi tổ chức như các cơ quan nhà nước, trường học, bệnh

viện, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác đều có năng lực cạnh tranh. Năng
lực cạnh tranh của quốc gia (của nền kinh tế) được cấu thành bởi các yếu tố sau:

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,
- Sự hoạt động hiệu quả của Chính phủ,
- Nền tài chính quốc gia,
- Trình độ nguồn nhân lực,

- Năng lực cạnh tranh về khoa học và công nghệ,
- Sự phát triển của cơ sở hạ tầng,
- Mức độ mở cửa của nền kinh tế,

- Sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội.
1.4.3. Các nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh theo lý thuyết của Micheal
Porter
Theo Micheal Porter, có 4 nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp:
20



×