Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Cơ cấu nhân lực và các nhu cầu của cán bộ y tế dự phòng thành phố Cần thơ, năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.28 KB, 73 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người là thành tố quan trọng của mọi tổ chức, cơ quan nhằm
đảm bảo các hoạt động được thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra
của cơ quan. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhân lực y tế là nguồn
lực trung tâm của mọi hệ thống y tế, nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cho
mọi thành tựu của ngành y tế[12].
Theo ước tính của WHO có 57/192 quốc gia thiếu hụt nhân viên y tế.
Cần phải có thêm 4,3 triệu nhân viên y tế, trong đó có 2,4 triệu bác sỹ, y tá,
nữ hộ sinh để đáp ứng nhu cầu về y tế. Ngoài nguyên nhân do thiếu chuẩn
bị đầu vào nguồn nhân lực còn có những nguyên nhân khác như di cư, thay
đổi nghề nghiệp, nghỉ hưu sớm do sức khỏe và sự an toàn[12].
Tại các quốc gia thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, thiếu
hụt nguồn nhân lực y tế đang là một vấn đề nghiêm trọng cần phải được
xem xét như một phần không thể tách rời trong tổng thể việc củng cố hệ
thống y tế [13].Việt Nam cũng đang đương đầu với sự thiếu hụt về các
nguồn lực y tế, đặc biệt sự mất cân đối giữa các hệ chuyên ngành và phân
bố giữa các vùng miền[14].
Hơn nữa, cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường, đang có sự
chuyển dịch nguồn nhân lực từ khu vực công lập sang khu vực ngoài công
lập[8], trong đó ngành y tế với chủ trương xã hội hoá y tế, nhu cầu chăm
sóc sức khỏe gia tăng, nên nguồn nhân lực y tế ngày càng thiếu.
Tương tự mô hình bệnh tật và tử vong của các nước đang phát triển
có nền kinh tế phát triển nhanh, Việt nam đang chịu gánh nặng bệnh tật kép
bao gồm các bệnh lây và không lây, điều này tạo thêm gánh nặng kinh tế,


2

xã hội và nguồn lực y tế.Theo thống kê từ Bộ Y tế, Việt Nam lại đang đứng


trước những thách thức mới với các vấn đề ô nhiễm môi trường nước - đất
– không khí, các dịch bệnh cũ có chiều hướng gia tăng trở lại như Sốt
Dengue, tiêu chảy cấp do tả, lao, ngoài ra còn phải đương đầu với sự gia
tăng các bệnh không lây nhiễm, tại nạn – thương tích, các bệnh liên quan
đến chuyển hoá như suy dinh dưỡng, béo phì, tiểu đường, các bệnh tim
mạch, tâm thần và ung thư...
Chiến lược Quốc gia về y tế dự phòng đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020 đã nêu rõ nhiệm vụ: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và ưu
tiên thực hiện nhiệm vụ đào tạo bác sĩ y tế dự phòng trong các trường Đại
học Y, đồng thời chú trọng thực hiện việc đào tạo lại và bồi dưỡng về
chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ làm công tác y tế dự phòng nhằm đáp ứng
và từng bước phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống y tế dự phòng cả về
số lượng và chất lượng”.[9]
Trước tình hình mới, Bộ Chính trị - Ban chấp hành Trung ương Đảng
đã có Nghị quyết số 46/2005/NQ/TW, ngày 23 tháng 5 năm 2005 của Bộ
Chính trị nêu rỏ những thành tựu và tồn tại của ngành y tế Việt Nam và chỉ
đạo tăng cường đổi mới hệ thống y tế đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống y
tế theo hướng “ Công bằng - Hiệu quả – Phát triển”.[5]
Bộ Y tế và Bộ Nội vụ có những thông tư liên tịch số 03/.2008/TTLTBYT-BNV ngày 25 tháng 4 năm 2008; Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, phòng Y tế thuộc Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh , cấp huyện.[10]
Theo đó, hiện nay hệ thống tổ chức y tế địa phương đang được sắp
xếp lại, nhất là các đơn vị y tế thuộc hệ y tế dự phòng có rất nhiều thay đổi,
nhiều đơn vị mới được thành lập hoặc tách ra từ Trung tâm y tế dự phòng


3

tỉnh/thành phố: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Bảo vệ Sức
khỏe lao động và Môi trường, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm, Trung

tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế,... do đó nẩy sinh tình trạng thiếu hụt nghiêm
trọng cả về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ y tế trong hệ y tế dự
phòng từ Trung ương đến địa phương.
Dự thảo quy hoạch phát triển cũng phân tích thực trạng và nhu cầu
nhân lực trong lĩnh vựcYTDP ở địa phương,theo định mức biên chế thì cán
bộ cho TTYT quận/huyện rất thiếu 90% quận/huyện còn thiếu, có đơn vị
thiếu trên 30 người. Nếu ước tính mỗi quận/huyện cần thêm 5 người thì
trên cả nước thiếu khoảng 3.400 người cho YTDP. Nếu tính theo dự thảo
Quy hoạch của Bộ Y tế thì cần bổ sung 15.979 người cho tuyến tỉnh và
tuyến huyện [4].
Do nhu cầu đặc thù của ngành nghể y tế dự phòng và tình trạng thiếu
nhân lực, nhiều đơn vị y tế dự phòng có cơ cấu thành phần cán bộ chưa hợp
lý, nhiều cán bộ được đào tạo các chuyên ngành chưa phù hợp với yêu cầu
của công việc. Ngoài ra cán bộ cũng không hứng thú, chưa yên tâm gắn bó
với công tác y tế dự phòng. Các nguyên nhân: bao gồm tiền lương và thu
nhập của cán bộ công tác trong lĩnh vực y tế dự phòng thấp, các chế độ phụ
cấp, đãi ngộ chưa thoả đáng[3].
Hiện mỗi trung tâm YTDP tuyến huyện chỉ có 20 người, trong khi
nhu cầu cần phải có 35 người. Do đó, tới năm 2010, số cán bộ YTDP cần
phải có là 9.800 người. Trình độ cán bộ YTDP có chuyên môn cao rất thấp,
đa số là trung cấp. Trong 63 tỉnh, thành chỉ có 6 tiến sỹ YTDP, 11 cử nhân
về xét nghiệm và 13 dược sỹ đa khoa về YTDP.[1]
Tình trạng lực lượng cán bộ YTDP quá "mỏng" vẫn tồn tại từ nhiều
năm nay cho dù Bộ Y tế cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều biện


4

pháp phối hợp. Tại tuyến huyện hiện hơn 70% cán bộ ở tuyến này chưa
được đào tạo chuyên ngành, thậm chí có nhiều tỉnh 20 năm qua vẫn chưa

tuyển được cán bộ YTDP. Trong khi năng lực đào tạo của gần 100 cơ sở
đào tạo nhân lực y - dược cả nước (khóa 2007-2013) chỉ có thể cung ứng
27.300 cán bộ y tế đủ loại trình độ từ sơ cấp đến sau đại học, nhưng số sinh
viên đáp ứng ngành YTDP lại không nhiều, chỉ từ 20-30 sinh viên/khóa.[1]
Để tăng cường kiện toàn màng lưới y tế địa phương, nhất là màng
lưới tổ chức hệ y tế dự phòng, cần thiết phải xác định được thực trạng đội
ngũ cán bộ đang công tác trong lĩnh vực này trong đó xem xét thực trạng
thành phần cán bộ y tế dự phòng, xác định nhu cầu học tập phát triển nghề
nghiệp, nhu cầu chuyển đổi vị trí công tác và các nhu cầu khác.
Câu hỏi hiện nay đang được nêu ra cho qui hoạch phát triển nguồn
nhân lực y tế, đặc biệt là Cán bộ y tế đang công tác tại các đơn vị y tế dự
phòng địa phương. Vì thế, tiến hành đề tài nghiên cứu: “Cơ cấu nhân lực
và các nhu cầu của cán bộ y tế dự phòng thành phố Cần thơ, năm 2010”
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trong hệ y tế dự phòng tuyến tỉnh thì cơ cấu nhân lực hiện nay của
thành phố Cần Thơ có phù hợp chưa?
Cán bộ y tế đang công tác đã được đào tạo từ các nguồn nào?
(trường), với những chuyên ngành gì? đã và đang được phân công làm gì?
có hài lòng với nhiệm vụ đang được giao không? có những nhu cầu gì
trong công việc hiện nay?


5

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Xác định cơ cấu nhân lực và các nhu cầu của cán bộ y tế dự phòng
thành phố Cần thơ, năm 2010.

Mục tiêu cụ thể:

1. Xác định tỷ lệ nhân lực của các loại cán bộ y tế dự phòng.
2. Xác định tỷ lệ hài lòng với các vị trí công tác, nhiệm vụ hiện tại của cán
bộ y tế dự phòng.
3. Xác định lý do và nhu cầu đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao sau tốt
nghiệp của cán bộ y tế dự phòng .
4. Xác định lý do và nhu cầu chuyển vị trí công tác trong đơn vị, về các
điều kiện làm việc.
5. Xác định lý do và nhu cầu đảm bảo đời sống, chuyển công tác đến
những đơn vị khác.
6. Xác định nguyên nhân và các giải pháp đảm bảo nhân lực y tế các loại
cho các hoạt động y tế dự phòng ở địa phương.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các thuật ngữ sử dụng:
1.1.1.Cơ cấu tổ chức nhân sự:
Bao gồm các cơ cấu tổ chức như chức vụ, chức danh, chuyên môn.
+ Về chức vụ: GĐ, PGĐ, Trưởng Khoa/phòng, Phó khoa / Phòng, Tổ
trưởng / tổ phó, Nhân viên
+ Về Chuyên môn được đào tạo:
Ngành y dược:
- Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Nhiễm,

- Y học dự phòng, Dịch tễ, Quản lý y tế,
- Chuyên khoa khác, Đa khoa.
Các ngành liên quan:
- Hoá học, Vật lý, Sinh học,Thực phẩm, Môi trường

Các chuyên ngành khác
+ Về chức danh :
- Tiến sĩ, Chuyên khoa II;
- Thạc sĩ, Chuyên khoa I;
- Bác sĩ, Dược sĩ đại học, Cử nhân y tế công cộng;
- Y sĩ, Dược sĩ trung học, Điều dưỡng trung cấp;
- Cử nhân các ngành khác, Kỹ sư các ngành khác
- Y tá, Hộ lý, Lao động khác
1.1.2 Nhu cầu công tác, nhiệm vụ hiện nay của cán bộ y tế:


7

Bao gồm các nhu cầu liên quan đến công tác hiện nay của cán bộ y tế
dự phòng như: về đào tạo, nhiệm vụ được giao, vị trí công tác, thu nhập từ
nhiệm vụ được giao.
1.2. Khái niệm về nhân lực y tế
Theo WHO (2006), đã đưa ra định nghĩa: “Nhân lực y tế bao gồm tất
cả những người tham gia vào những hoạt động mà mục đích là nhằm nâng
cao sức khỏe của người dân”.
Theo định nghĩa nhân lực y tế của WHO ở Việt nam các nhóm đối
tượng được xem là nhân lực y tế bao gồm các cán bộ, NVYT thuộc biên
chế và hợp đồng đang làm trong hệ thống công lập (bao gồm cả quân y),
các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học y/dược và tất cả những người
khác đang tham gia vào các hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ y tế:
bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ, kỹ thuật viên và những người quản lý, nhân
viên khác: nhân viên kế toán, cấp dưỡng, lái xe, hộ lý.
1.3. Nguồn nhân lực y tế trên Thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Thực trạng nguồn nhân lực trên thế giới
Dựa trên số liệu thống kê của các quốc gia, các nguồn thống kê và

giám sát về lao động, Tổ chức Y tế Thế giới (2006) ước tính có khoảng
59,2 triệu nhân viên y tế chính thức được trả lương trên toàn thế giới (Bảng
1.1). Những người này đang làm việc tại những cơ sở y tế mà nhiệm vụ
chính là cải thiện sức khỏe (như là các chương trình y tế hoạt động bởi các
tổ chức chính phủ và phi chính phủ) và những nhân viên y tế trong những
cơ sở không phải là y tế (như nhân viên y tế trong các công ty, trường học).
Người cung cấp dịch vụ y tế chiếm khoảng 2/3 tổng số nguồn nhân lực y tế
toàn cầu, 1/3 còn lại là những người quản lý và nhân viên khác[12].


8

Bảng 1.1. Nguồn nhân lực y tế trên Thế giới
Tổng số
Khu vực theo
WHO
Châu Phi
Trung cận Đông
Đông Nam Á
Tây Thái Bình
Dương
Châu Âu
Châu Mỹ
Tổng cộng

Người cung cấp

nhân viên y tế
Số lượng
Mật độ /

1.640.000
2.100.000
7.040.000

1.000 dân
2,3
4,0
4,3

10.070.000
16.630.000
21.740.000
59.220.000

DVYT
Số lượng
% tổng số

Người quản lý và
nhân viên khác
Số lượng
% tổng số

1.360.000
1.580.000
4.730.000

NVYT
83
75

67

280.000
520.000
2.300.000

NVYT
17
25
33

5,8

7.810.000

78

2.260.000

23

18,9
24,8
9,3

11.540.000
12.460.000
39.470.000

69

57
67

5.090.000
9.280.000
19.750.000

31
43
33

1.3.2 So sánh một số chỉ số nhân lực tại khu vực Đông Nam Á Tây Thái
Bình Dương và một số quốc gia trong vùng.
So sánh nguồn nhân lực y tế của Việt Nam với các nước trong khu
vực Đông Nam Á và Tây thái Bình Dương cho thấy số bác sĩ trên 1 vạn
dân của Việt nam cao hơn Thái Lan, Inđônêsia, Campuchia và Lào, nhưng
lại thấp hơn so với Philippin,Trung quốc và Malaysia.
Tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh tương đương với Inđônêsia và
Campuchia nhưng thấp so với các nước khác trong (Bảng1. 2). Tỷ số dược
sĩ của Việt nam không phải thấp, nếu so với các nước trong khu vực[11].


9

Bảng 1.2: So sánh một số chỉ số nhân lực tại khu vực Đông Nam Á
Tây Thái Bình Dương và một số quốc gia trong vùng.

Quốc gia
Vùng lảnh thổ
Trung bình vùng

Đông Nam Á
Indonexia
Ấn độ
Thái Lan
Campuchia
Lào
Việt Nam
Trung Quốc
Malaixia
Philippin

Số điều dưỡng và

Tỷ số điều

Số dược sỹ từ

hộ sinh từ trung

dưỡng và hộ

trung cấp trở

cấp trở lên trên 1

sinh trên một

lên trên 1 vạn

vạn dân


bác sỹ

dân

5,2

12,2

2,3

3,7

1
6
4
2
4
6
14
7
12

8
13
28
9
10
9
10

18
61

8,0
2,2
7,0
4,5
2,5
1,4
0,7
2,6
5,1

0,5
5
3
0,5
0
3
3
1
6

Số bác sỹ
trên 1
vạn dân


10


1.3.3. Thực trạng nguồn nhân lực y tế tại Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2006 có 271.149 nhân viên y tế trên
toàn quốc. Trong đó, có 52.413 bác sỹ chiếm tỷ lệ 19,33%, 10.700 dược sỹ
chiếm tỷ lệ 4,0%, nhân viên quản lý và hành chính là 49.273 chiếm tỷ lệ
18,17%. Số bác sỹ trên 10.000 dân số là 6,2; số dược sỹ trên 10.000 dân số
là 1,27. Phân theo tuyến, nhân viên y tế tuyến trung ương và bộ ngành là
49.784 chiếm tỷ lệ 18,4%; địa phương là 221.365 chiếm tỷ lệ 81,6%. Nhân
viên y tế tuyến y tế cơ sở bao gồm tuyến huyện và xã chiếm 58,6% số nhân
viên y tế tại địa phương[7].


11

Bảng 1.3: Phân bố dân số và cán bộ y tế nhà nước theo vùng lãnh thổ
năm 2008
Vùng
Đồng bằng
sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên Hải
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng Bằng
Sông Cửu Long
Tổng số

Số dân


Số CBYT

Số lượng

Bác sỹ/vạn

(1000 người)

địa phương

CBYT/vạn dân

dân

18 545,2

43 280

23,3

4,9

9 652,3
2 665,1
10 795,1

31 104
10 139
26 843


32,2
38,0
24,9

6,4
5,0
4,5

7 253,2

19 511

26,9

5,0

5 004,2
14 600,7

13 572
42 960

27,1
29,4

4,9
5,6

17 695,0


40 385

22,8

4,2

86 210,8

246 627

26,4

5,0

Theo niên giám thống kê y tế năm 2008 cán bộ y tế nhà nước phân
bố tương đối đồng đều giữa các vùng (Bảng1.3), Vùng Tây Bắc với khoảng
2,6 triệu dân, có 10.000 CBYT. Riêng vùng đồng bằng sông Cửu có trên 17
triệu dân nhưng CBYT chỉ trên 40.000 CBYT; vùng Đông Nam Bộ trên
14,6 triệu dân gần 43.000 CBYT; vùng đồng bằng Bắc bộ trên 18,5 triệu
dân có trên 43.000 CBYT.[2]


12

Bảng 1.4: Số lượng một số loại cán bộ y tế trên 1 vạn dân, 2003-2008

Loại CBYT
Số bác sỹ
Số điều dưỡng

Số dược sỹ Đại học
Tổng số CBYT

2003
5,9
6,0
0,8
29,9

2004
5,9
6,0
0,8
29,9

Năm
2005 2006
6,0
6,2
6,3
6,8
1,3
1,3
31,2
32,2

2007
6,5
7,2
1,2

32,9

2008
6,5
7,8
1,2
34,7

Năm 2008, số bác sĩ,số điều dưỡng và số dược sĩ đại học trên 1 vạn dân
tương ứng là: 6,5; 7,8 và 1,2. Như vậy, các chỉ số này đã tăng dần trong 5
năm qua (Bảng1.4). Tuy nhiên, tốc độ tăng của điều dưỡng nhanh hơn so
với số bác sỹ trên 1 vạn dân. Số bác sỹ trên 1 vạn dân có tăng dần, tuy vẫn
còn rất thấp, số dược sĩ đại học rất thấp.[6]


13

Bảng 1.5: Cán bộ Y tế qua các năm, 2003-2008
Loại CBYT
Bác sỹ
Y sỹ
Dược sỹ ĐH
DS, KTVTC dược
Điều dưỡng
Hộ sinh
Lương y
Kỹ thật viên y học
Khác
Tổng số


2003
2004
47 587 48 215
48 325 48 059
6 266
6 360
10 078 10 424
48 157 49 534
16 218 17 610
317
293
9 637
9 763
64 386 64 516
241 498 244 987

Năm
2005
2006
2007
50 106 52 413 54 910
49 674 48 519 48 738
10 669 10 700 10 270
11 154 12 620 13 324
52 115 57 003 61 158
18 313 19 242 20 920
295
656
677
9 954 11 317 11 940

67 629 70 395 71 353
259 583 271 149 280 521

2008
56 208
49 213
10 524
12 533
67 081
22 943
882
15 682
64 915
299 100

Nhìn chung, các loại cán bộ y tế cơ bản đều tăng qua các năm, đặc biệt là
bác sỹ, điều dưỡng và hộ sinh. Riêng dược sỹ đại học số lượng vẫn thấp và
trong 3 năm qua không tăng mà có năm còn giảm do tuyển sinh ít Theo
thống kê, số lượng lương y trong 3 năm qua có tăng nhưng vẫn còn rất
thấp (chưa tới 900 người).

1.4 Thực trạng nhân lực hệ thống y tế dự phòng
Theo báo cáo Đề án quy hoạch phát triển nhân lực y tế dự phòng giai
đoạn 2011- 2020 của Bộ Y tế năm 2011


14

1.4.1 Tuyến Trung ương
Tổng số cán bộ y tế dự phòng tuyến Trung ương năm 2009 là 2.198

người, đáp ứng 76% nhu cầu, trong đó chuyên ngành y: 1.191 người
(chiếm 54%); chuyên ngành khác:1.007 người (chiếm 46%) gồm các
chuyên ngành như: công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, hoá phân
tích, cử nhân kinh tế, xã hội học… Cơ cấu cán bộ chưa hợp lý, số cán bộ
ngành y có trình độ sau đại học chỉ có 397 người ( chiếm 18%).
Mặc dù, nhân lực tuyến Trung ương thiếu 24% nhưng trong nhiều
năm qua một số đơn vị vẫn không tuyển dụng được cán bộ theo chỉ tiêu
biên chế được giao. Nguyên nhân của tình trạng này là do thu nhập của cán
bộ công tác trong lĩnh vực y tế dự phòng thấp. Hơn nữa, một số cán bộ đã
xin chuyển công tác sang lĩnh vực khác, dẫn đến nguồn nhân lực y tế dự
phòng ngày càng thiếu hơn. Một vài đơn vị mới được thành lập và đang
trong quá trình tuyển dụng như Cục Quản lý môi trường y tế mới được
thành lập tháng 5 năm 2010.
1.4.2 Tuyến tỉnh/thành phố
Các đơn vị hệ y tế dự phòng tuyến tỉnh/thành phố hiện nay
1. Trung tâm Y tế dự phòng

63

2. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS

63

3. Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm

63

4. Trung tâm Sức khoẻ lao động và môi trường

08


5. Trung tâm Kiểm dịch y tế biên giới

13

6. Trung tâm Phòng, chống Sốt rét

27


15

Tổng số nhân lực y tế dự phòng tuyến tỉnh hiện có khoảng 6.926 người,
trong đó chuyên ngành y là 4.717 người (chiếm 68,1%), chuyên ngành
khác là 2.121 người (chiếm 31,9%). Kết quả cho thấy bất hợp lý về cơ cấu
bộ phận.Theo thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT- BNV-BYT ngày
5/6/2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở nhà nước
thì bộ phận chuyên môn ngành y chiếm 80- 85%, quản lý hành chính chiếm
15- 20%.
1.4.3 Tuyến quận/huyện
Hiện nay có 712 Trung tâm y tế quận/huyện, tổng số cán bộ hệ y tế dự
phòng tuyến quận/huyện là 7.412 người, trong đó chuyên ngành y: 7.264
người (chiếm 98%), chuyên ngành khác: 148 người (chiếm 2%), cơ cấu cán
bộ chưa hợp lý số cán bộ trung cấp y là chủ yếu 4.808 người (chiếm
64,8%), số bác sĩ thấp 828 người (chiếm 11,2%)
1.5 Thành phố Cần thơ
1.5.1 Vị trí địa lý
Cần Thơ là một thành phố nằm trên bờ phải sông Hậu, cách Thành phố
Hồ Chí Minh 169 km về phía tây nam. Diện tích nội thành 53 km². Thành
phố Cần Thơ có diện tích 1.389,59 km² và dân số 1.187.089 người

1.5.2 Khí hậu
Khí hậu ở Cần Thơ là khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ ràng: mùa mưa (tháng
5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4). Độ ẩm trung bình là
83%, lượng mưa trung bình 1.635 mm, nhiệt độ trung bình 27°C.
1.5.3 Lịch sử hình thành


16

Cần Thơ vốn là đất cũ tỉnh An Giang thời Lục tỉnh của nhà Nguyễn. Khi
người Pháp chiếm Miền Tây Nam Kỳ (1867) thì tỉnh An Giang bị cắt thành
sáu tỉnh nhỏ: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc
Liêu.
Năm 1957, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa tỉnh có tên là Phong Dinh với tỉnh
lỵ là Thị xã Cần Thơ.
Năm 1976, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lập Hậu Giang
gồm ba tỉnh: Phong Dinh, Chương Thiện (có thị xã Vị Thanh) và tỉnh Ba
Xuyên (có thị xã Sóc Trăng) của Việt Nam Cộng hoà. Cuối năm 1991, tỉnh
Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng.
Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần
Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay.
Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên là
138.959,99 ha và dân số là 1.187.089 người, bao gồm: diện tích và số dân
của thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh; huyện Ô Môn; huyện Thốt Nốt;
một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng; các ấp
Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với
2.216 người của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa,
Thạnh Hưng, Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình
và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú
An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha

diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú; một
phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trường Long; xã Nhơn Ái; xã
Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với 640 người
của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh.
Cần Thơ được biết đến như là "Tây Đô" (thủ đô của miền Tây) của một
thời rất xa. Cần Thơ nổi danh với những địa điểm như bến Ninh Kiều, phà


17

Cần Thơ... Hiện nay, phà Cần thơ không còn nữa và được thay thế bằng cầu
Cần Thơ nối liền hai bờ Vĩnh long - Cần thơ rtạo thuận lợi cho giao thông
nhằm phát triển kinh tế hơn cho miền đồng bằng trù phú này.
Sau hơn 120 năm phát triển, thành phố đang là trung tâm quan trọng nhất
của vùng đồng bằng sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ
thuật.
Thành phố Cần Thơ chính thức trở thành đô thị loại 1 trực thuộc trung
ương kể từ ngày 24/6/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký
quyết định số 889/QĐ-TTg, công nhận TP Cần Thơ là đô thị loại I trực
thuộc Trung ương, đạt được 82,39 điểm/100 điểm (quy định từ 70 điểm trở
lên).
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số Cần Thơ là 1.187.089
người, trong đó: Dân cư thành thị 781.481 người chiếm 65,8% và dân cư
nông thôn 405.608 người chiếm 34,2%.
1.5.4 Y tế
Tại Cần Thơ có một số bệnh viện như: Bệnh viện đa khoa TW Cần Thơ
(quy mô 700 giường), Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Bệnh viện Thành phố
Cần Thơ 30-4 (tương lai trở thành bệnh viện tuyến Quận Ninh Kiều) và
Bệnh viện Thành Phố (đang được xây dựng tọa lạc tại bệnh viện trung
ương cũ), Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ, Bệnh viện Mắt-RHM, Bệnh

viện y học cổ truyền Cần Thơ, Bệnh viện Tây Đô, Bệnh viện Hoàn Mỹ,
Trung tâm Truyền máu và Huyết học khu vực Cần Thơ, Trung tâm chẩn
đoán Y khoa, Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Cần Thơ, Bệnh viện Da liễu
Cần Thơ, Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ, Trung tâm tâm thần Cần Thơ, các
bệnh viện, trạm xá thuộc các phường, quận, huyện và Trung tâm phòng
chống HIV/AIDS là một dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Các
bệnh viện tư nhân như bệnh viện Đa khoa Tây đô, bệnh viện Hòan Mỹ


18

cũng có mặt tại Cần Thơ. Ngoài ra Cần Thơ cũng sắp có một bệnh viện phụ
sản 200 giường đang được xây dựng.
Số Trung tâm hệ y tế dự phòng (theo Thông tư liên tịch số
03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25 tháng 4 năm 2008): Trung tâm y tế dự
phòng, Trung tâm Sức khoẻ Lao động và Môi trường, Chi cục Vệ sinh an
toàn thực phẩm, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS.


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu :
Cán bộ viên chức - người lao động công tác tại các Trung tâm thuộc hệ
y tế dự phòng của thành phố Cần thơ năm 2010 (theo Thông tư liên tịch số
03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25 tháng 4 năm 2008 )
- Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Cần thơ
- Trung tâm Sức khoẻ Lao động và Môi trường thành phố Cần thơ
- Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thành phố Cần thơ
- Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm thành phố Cần thơ
2.2. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp nghiên cứu
định lượng và nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm có trọng tâm và phỏng
vấn sâu).
2.3 Cở mẫu :
2.3.1 Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng:
+ Khảo sát toàn bộ cán bộ viên chức người lao động của 04 Trung tâm:
- Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Cần thơ
- Trung tâm Sức khoẻ Lao động và Môi trường thành phố Cần thơ
- Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thành phố Cần thơ


20

- Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm thành phố Cần thơ
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu định tính
+ Phỏng vấn sâu :
- 04 Giám đốc hoặc Phó Giám đốc của 04 trung tâm thuộc hệ y
học dự phòng thành phố cần thơ
- 32 cán bộ Quản lý các khoa chuyên môn của 04 trung tâm
thuộc hệ y học dự phòng thành phố cần thơ
2.4 Đối tượng loại trừ:
Những đối tượng không đồng ý tham gia và không có mặt hoặc bệnh
trong thời gian khảo sát .
2.5 Thời gian - Địa điểm nghiên cứu:
- Nghiên cứu đã được tiến hành từ tháng 7/2010 đến tháng 5/2011
- Địa điểm nghiên cứu:
1. Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Cần thơ
2. Trung tâm Sức khoẻ Lao động và Môi trường thành phố Cần thơ
3. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thành phố Cần thơ
4. Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm thành phố Cần thơ

2.6 Liệt kê và định nghĩa biến số :
2.6.1 Biến số về đặc điểm dân số - xã hội :
Họ tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, hôn nhân – gia đình, nghề
nghiệp chính, nơi cư ngụ, nơi đang làm việc thuộc trung tâm (bộ phận), thời


21

gian công tác tại trung tâm, nơi công tác trước đây ( trước khi làm tại trung
tâm ).
- Tuổi: biến số danh định, có 04 giá trị:
- “< 30 tuổi”;
- “30- 39tuổi”;
- “40-49 tuổi”;
- “50- 60 tuổi”.
- Giới tính: biến số nhị giá, có 02 giá trị nam và nữ.
- Tình trạng hôn nhân – gia đình: biến số có 02 giá trị:
- Có gia đình/sống chung như vợ chồng;
- Độc thân/ly hôn/goá.
2.6.2 Biến số về cơ cấu thành phần cán bộ :
- Chức danh hiện tại:
• Bác sĩ,
• Thạc sĩ,
• Tiến sĩ,
• Dược sĩ,
• Kỷ sư , Cử nhân
• Điều dưỡng,…
- Chức vụ hiện tại:



Giám đốc,


22



Phó giám đốc,



Trưởng/Phó Phòng,



Trưởng/Phó Khoa



Tổ trưởng

- Trình độ chuyên môn:


Bác sĩ, Dược sĩ



Cử nhân Y tế công cộng




Cử nhân xét nghiệm



Kỹ sư Công nghệ thực phẩm



Cử nhân Sinh học



Cử nhân kinh tế



Y sĩ, Dược sĩ Trung cấp



Điều dưỡng Trung cấp

- Ngành nghề được đào tạo (cụ thể chuyên khoa):


Nội, Ngoại, Sản, Nhi,
Nhiểm




Y học dự phòng, Dịch tễ



Quản lý Y tế

- Hệ đào tạo (chính quy-chuyên tu- vừa học vừa làm):


23



Chính quy đối với ngành Y học 6 năm,đối với ngành
Dược học 5 năm



Chuyên tu đối với ngành Y, Dược học 4 năm



Hệ vừa học vừa làm cho những chuyên ngành khác
từ trung cấp lên Đại học hoặc từ cao đẳng liên thông
lên Đại học

- Thời gian đào tạo :



< 2 năm



2 năm



3 năm



>4 năm

- Nơi đào tạo:


Trường Trung học tỉnh/TP không
phải TP. Hồ Chí Minh



Trường Đại học tỉnh/TP không
phải TP. Hồ Chí Minh



Trường Trung học tại TP. Hồ Chí
Minh




Trường Đại học tại TP. Hồ Chí
Minh



Trường
nghiệp khác

Trung

học

Chuyên


24

2.6.3 Biến số về sự hài lòng với công việc, nhiệm vụ đang làm :
- Vị trí công tác hiện nay : (cụ thể tên của Tổ - Khoa/Phòng )
- Sự hài lòng với vị trí công tác, nhiệm vụ đang làm hiện nay (4 mức
độ: Rất hài lòng, hài lòng, Không hài lòng, rất không hài lòng), lý do tại sao? :
(câu hỏi mở)
2.6.4 Biến số nhu cầu học tập phát triển nghề nghiệp :
Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Y tế dự phòng, Chi cục
ATVSTP được qui định bởi Bộ Y tế và thực hiện nhiệm vụ đựoc giao của các
Trung tâm để khảo sát nhu cầu đào tạo:
- Có nhu cầu đào tạo liên tục (đào tạo lại): Có – không.

Lý do tại sao? (câu hỏi mở)
- Các chuyên đề cụ thể muốn tập huấn là gì ? (câu hỏi mở)
+ Dịch tể học cơ bản : Đại cương về DTH, Số đo mắc bệnh, Số đo tử
vong....
+ DTH các bệnh lây và không lây.
+ Các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình y tế khác
+ Quản lý dự án
+ Sức khỏe Bệnh nghề nghiệp : (lý thuyết và thực hành) Tâm sinh lý
lao động, đánh giá môi trường lao động....
+ Sức khỏe Môi trường : (lý thuyết và thực hành) Ô nhiễm đất , nước,
không khí, xử lý chất thải,...


25

+ Dinh Dưỡng và ATVSTP : (lý thuyết và thực hành) Nhu cầu dinh
dưỡng, Dinh dưỡng cộng đồng, lâm sàng, ...
+ Các chuyên để về tổ chức quản lý: Lãnh đạo, Quản lý Y tế , Tâm lý
quản lý,Quản lý dự án, Quản lý chất lượng,...
+ Nghiệp vụ thanh tra
+ Ngoại ngữ, Tin học.
+ Chính trị - Quản lý Hành chính Nhà nước
+ Các nội dung, chuyên ngành khác (ghi cụ thể )
- Thời gian muốn đào tạo:(ngắn hạn:01tuần, trung hạn:>01tuần - 04
tuần, dài hạn : > 04 tuần )
- Có nhu cầu đào tạo nâng cao ( học ĐH, Sau ĐH ):Có - không, lý do
tại sao ? : (câu hỏi mở)
- Loại lớp muốn học nâng cao : (CK I,II; Thạc sĩ, Tiến sĩ )
- Hình thức muốn đào tạo:(Tập trung - Vừa học vừa làm- Học theo tín
chỉ)

2.6.5 Nhu cầu nơi, vị trí công tác :
- Có nhu cầu chuyển công tác qua Khoa/Phòng khác trong trung tâm ?
Có - không, lý do tại sao ? : (câu hỏi mở)
- Cụ thể nơi muốn chuyển đến là gì ? (câu hỏi mở)
- Có nhu cầu được tạo thêm điều kiện làm việc công tác : Có - không,
lý do tại sao? : (câu hỏi mở)


×