Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tài liệu QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG - NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NĂNG LỰC pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.85 KB, 68 trang )












QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG - NGHIÊN
CỨU NÂNG CAO NĂNG LỰC
Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo
(PCDA)

Hợp phần số: 104.Vietnam 806









Nghiên cứu nâng cao năng lực









BÁO CÁO CUỐI CÙNG
BẢN THẢO CUỐI CÙNG – Ngày 7/12/2006


Chương trình nâng cao năng lực
CHI TIẾT NĂM 2007
ĐỀ CƯƠNG NĂM 2008 – 2010









Ông Johan Bertens, Tư vấn quốc tế ngắn hạn [Trưởng nhóm]
Bà Nguyễn Thị Anh Thu, Tư vấn trong nước ngắn hạn
Bà Nguyễn Trinh Hương, Tư vấn trong nước ngắn hạn
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

1


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU 3

PHẦN A: TỔNG HỢP CHI TIẾT CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC NĂM
2007 DO HỢP PHẦN PCDA TỔ CHỨC THỰC HIỆN 6

1. CÁC KHÓA ĐÀO TẠO 7

1.1. CẤP TRUNG ƯƠNG 7

Khóa đào tạo và khảo sát thực tế về kiểm soát ô nhiễm 7
Khóa đào tạo ngắn hạn chuyên sâu về quản lý chất thải 9
Áp dụng hệ thống pháp lý vào kiểm soát ô nhiễm 11
Các giải pháp công nghệ môi trường thích hợp cho kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực
đông dân nghèo 13
Kinh tế môi trường và các công cụ kinh tế thích hợp cho kiểm soát ô nhiễm tại các khu
vực đông dân nghèo. 15
Ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng tại các khu vực đông dân nghèo 17

2. THAM QUAN KHẢO SÁT 19

2.1. NƯỚC NGOÀI 19

Khảo sát thực tế ở Đan Mạch dành cho Ban Chỉ đạo Hợp phần 19
Đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm về các kiến thức, kỹ năng quản lý môi trường/kiểm soát ô
nhiễm dành cho cán bộ quản lý. 21
Khảo sát học tập và chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng kiểm soát ô nhiễm dành cho các cán bộ
kỹ thuật 23

2. 2.TRONG NƯỚC/GIỮA CÁC TỈNH 25


Chuyến tham quan kết hợp với họp Ban Quản lý Hợp phần 25

3. HỘI THẢO 27

3.1. CẤP TRUNG ƯƠNG 27

Hội thảo Gi
ới thiệu Hợp phần PCDA 27
Thảo luận dự thảo Chương trình Nâng cao năng lực và Kế hoạch hoạt động năm 2007 29

3.2. CẤP TỈNH 31

4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC KHÁC 31
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

2
PHẦN B: KHUNG TỔNG QUÁT CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC NĂM
2007 DO CÁC ĐƠN VỊ CỦA BỘ ĐỀ XUẤT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 32

VỤ THẨM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (DEIA&A) 33
VỤ MÔI TRƯỜNG (DoE) 35
CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (VEPA) 37
QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM (VEPF) 39
TRUNG TÂM QUAN TRẮC, DỮ LIỆU VÀ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG (CEMDI) 42

PHẦN C: KHUNG TỔNG QUÁT CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC NĂM

2007 DO CÁC TỈNH THAM GIA HỢP PHẦN PCDA ĐỀ XUẤT VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN 44

1. CÁC KHÓA ĐÀO TẠO 45

1. 2. CẤP TỈNH 45

PHẦN D: KHUNG HƯỚNG DẪN TỔNG QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
NĂNG LỰC NĂM 2008 - 2010 DO HỢP PHẦN PCDA ĐỀ XUẤT VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN 49

PHẦN E: KHUNG HƯỚNG DẪN TỔNG QUÁT CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO
NĂNG LỰC NĂM 2008 - 2010 DO CÁC ĐƠN VỊ CỦA BỘ ĐỀ XUẤT VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN 53

VỤ THẨM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (DEIA&A) 54
VỤ MÔI TRƯỜNG (DoE) 56
CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM (VEPA) 58
QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM (VEPF) 60
TRUNG TÂM QUAN TRẮC, DỮ LIỆU VÀ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG (CEMDI) 61


PHẦN F: KHUNG HƯỚNG DẪN TỔNG QUÁT CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO
NĂNG LỰC NĂM 2008-2010 DO CÁC TỈNH THAM GIA HỢP PHẦN PCDA ĐỀ
XUẤT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 65
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________


3

GIỚI THIỆU

Tài liệu này cung cấp một cách tổng quan những hoạt động nâng cao năng lực đã được đề
xuất và/hoặc đã được đưa vào kế hoạch triển khai trong suốt quá trình thực thi Hợp phần
PCDA từ cuối năm 2006 – 2010
1
.
Cấu trúc báo cáo

2007 2008 - 2010
PHẦN A PCDA (Chi tiết) PHẦN D PCDA (Hướng
dẫn)
PHẦN B CÁC VỤ (Khung) PHẦN E
CÁC VỤ (Hướng
dẫn)
PHẦN C 4 TỈNH (khung) PHẦN F
4 TỈNH (Hướng
dẫn)

2007

PHẦN A bao gồm toàn bộ chi tiết về những hoạt động nâng cao năng lực trong năm 2007do
PCDA thực hiện hoặc thực hiện thông qua PCDA. Kinh phí cho những hoạt động này được
lấy từ mục kinh phí 1.2.3, PCDA sẽ chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động trên.

PHẦN B đưa ra khung tổng quát các hoạt động nâng cao năng lực do các đơn vị của Bộ đề
xuất/đưa vào kế hoạch triển khai trong năm 2007. Việc tổ chức và quản lý những hoạt động
này thuộc quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị. Toàn bộ kinh phí sẽ do hợp phần PCDA

chi trả và PCDA cũng sẽ hỗ trợ nếu có yêu cầu. Các mục kinh phí khác nhau tuỳ theo đầu
mục hoạt động các đơn vị tham gia hoặc chịu trách nhiệm. Sẽ phải có các bản đề cương/đề
xuất (bao gồm tiêu đề và loại ho
ạt động, lý do đề xuất, các kết quả mong đợi, sản phẩm đầu
ra và các tác động, thông tin chi tiết về thời gian, số người tham gia, thời điểm, địa điểm tổ
chức và dự trù kinh phí) trình trước khi tiến hành hoạt động để PCDA phê duyệt hay tổ chức
thực hiện.

PHẦN C trình bày khung tổng quát các hoạt động đề xuất cho 4 tỉnh của Hợp phần PCDA
thực hiện trong nă
m 2007. Các hoạt động này do Các Sở TN&MT thuộc Hợp phần PCDA
chịu trách nhiệm tổ chức và do PCDA chi trả. PCDA sẽ hỗ trợ nếu có yêu cầu. Sẽ phải có các
bản đề cương/đề xuất (bao gồm tiêu đề và loại hoạt động, lý do đề xuất, các kết quả mong
đợi, sản phẩm đầu ra và các tác động, thông tin chi tiết về thời gian, số người tham gia, thời
điểm, địa điểm tổ ch
ức và dự trù kinh phí) do từng Sở TN&MT trình trước khi tiến hành hoạt
động để PCDA phê duyệt hay tổ chức thực hiện.

2008 – 2010 (Chỉ có tính chất hướng dẫn)


1
Sẽ có bản trình bày thời gian và kinh phí cho từng hoạt động, mục kinh phí cho tất cả các hoạt động nâng cao
năng lực (Xem bản excel ).
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

4


PHẦN D cung cấp thông tin về các hoạt động nâng cao năng lực do PCDA đề xuất/đưa vào
kế hoạch thực hiện trong các năm từ 2008 đến 2010. Phần này không được trình bày chi tiết
với mục đích nếu trong quá trình thực hiện hợp phần năm 2007 có nảy sinh các nhu cầu mới
hoặc cấp thiết hơn thì Hợp phần vẫn có thể linh hoạt và đáp ứng được. Đề nghị đến gần cuối
năm 2007, nên tổng kết những kết quả đã đạt được, qua đó sẽ điều chỉnh lại các nhu cầu nâng
cao năng lực, khi các nhu cầu này đã thể hiện một cách rõ ràng hơn.

PHẦN E trình bày những hoạt động nâng cao năng lực do các đơn vị trong Bộ tham gia Hợp
phần đề xuất trong giai đoạn 2008 – 2010. Tương tự như phần C, điều quan trọng ở phần này
là sự linh hoạt đối với những nhu cầu nâng cao năng lực khác nảy sinh trong quá trình thực
hiện dự án mà thời điểm hiện nay chưa thấy trước được.

PHẦN F là những thông tin về các hoạt động đề xuất do các tỉnh tổ chức hay thực hiện. Các
hoạt động này có thể được tiến hành tại tỉnh, huyện/thị hoặc xã/phường.

Một số lưu ý quan tr ọng

(1) Hiện tại các các hoạt động nâng cao năng lực do các tỉnh tự tổ chức và tiến hành còn hạn
chế. Điều này không có gì là ngạc nhiên do hạn chế của các tỉnh về mặt kiến thức, kĩ năng và
kinh nghiệm trong kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân nghèo. Do đó, chương trình
nâng cao năng lực hiện nay trước tiên là tập trung vào cải thiện và tăng cường kiến thức cũng
như kĩ năng của các cán bộ cấp tỉnh (đặc biệt là nửa đầu của năm 2007). Trong nửa năm còn
lại có thể sẽ diễn ra việc “tăng tốc”, nghĩa là sau khi các cán bộ cấp tỉnh tiếp thu được kiến
thức và những kĩ năng mới sẽ truyền đạt cho các cán bộ khác bằng các cách khác nhau
(thông qua hoạt động nâng cao năng lực đã được xây dựng trong chương trình, hoặc/và theo
kiểu thực hiện các nhóm nhiệm vụ, học tại nơi làm việc, học thông qua hành, tham quan học
tập trong nước, hội thảo, toạ đàm về những kinh nghiệm hay, ). Tương tự, từ nửa cuối của
năm 2007 trở đi, sẽ có nhiều các hoạt động nâng cao năng lực mang tính kỹ thuật được tiến
hành để bổ sung những kiến thức cơ bản đã được trang bị trong giai đoạn đầu cho các bên

liên quan.
(2) Đa phần các hoạt động nâng cao năng lực tập trung vào hoặc thu hút đội ngũ cán bộ cấp
tỉnh. Các hoạt động nâng cao năng lực này nhìn chung được tổ chức ở quy mô quốc gia hoặc
cấp trung ương, và cũng có thể thu hút cả các cán bộ của các vụ củ
a Bộ TN&MT tham gia
Hợp phần.
(3) Các hoạt động nâng cao năng lực từ khía cạnh nâng cao nhận thức không đưa vào chương
trình nâng cao năng lực này, mà sẽ được nhóm chuyên gia về nâng cao nhân thức (chuyên
gia quốc tế/chuyên gia trong nước) do PCDA thuê soạn thảo.
(4) Các dự tính về kinh phí đã được Nhóm chuyên gia về nâng cao năng lực tính toán cẩn
thận và giả định sẽ có sự xê dịch 10% so với tính toán hiện tại.
(5) Cũng không là ngoại lệ sẽ có những khóa đào tạo chuyên hoặc những hoạt động nâng cao
năng lực tương thích với việc thực hiện Hợp phần do các tổ chức khác hỗ trợ (ví dụ Đại sứ
quán Đan Mạch, AITCV, v.v…). Các khóa đào tạo này sẽ được đánh giá theo từng trường
hợp, và thực tế sẽ phải được báo cáo lại cho các bên liên quan khi được yêu cầu. Đôi khi chi
phí cho khóa đào tạo sẽ do nhà tài trợ thạnh toán toàn bộ. Trong những trường h
ợp không
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

5
được tài trợ toàn bộ , Hợp phần PCDA sẽ đánh giá sự tương thích của hoạt động được đề
xuất và xem có kinh phí và mục kinh phí nào thích hợp để tài trợ cho hoạt động đó hay
không.
(6) PCDA có thể cân nhắc để thuê một cán bộ điều phối có năng lực (ít nhất là cho nă
m
2007) để đảm bảo các hoạt động của chương trình Nâng cao năng lực được thực hiện đúng
thời hạn (xem Báo cáo Hành chính).

Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

6






















PHẦN A: TỔNG HỢP CHI TIẾT CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG
CAO NĂNG LỰC NĂM 2007 DO HỢP PHẦN PCDA TỔ CHỨC

THỰC HIỆN
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

7

1. CÁC KHÓA ĐÀO TẠO
1.1. CẤP TRUNG ƯƠNG


Mã số chương trình : A.1.1.1

1. Tiêu đề/mô tả chương trìnhNâng cao năng lực đề xuất
Khóa đào tạo và khảo sát thực tế về kiểm soát ô nhiễm

2. Loại hình đào tạo:
Kết hợp tham quan học tập và tập huấn về kiểm soát ô nhiễm

3. Mô tả tóm tắt về chương trình Nâng cao năng lực đề xuất
Chuyến tham quan học tập kết hợp tập huấn về kiểm soát ô nhiễm này được đề xuất
dành cho các cán bộ quản lý cấp trung ương (mỗi Vụ một người) và các cán bộ cao
cấp tại các địa phương (thuộc các Sở Tài nguyên và Môi trường, mỗi tỉnh một
người) nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức về vấn đề kiểm soát ô nhiễm tại các
khu vực đông dân nghèo. Khóa đào tạo sẽ được tiến hành ở Thái Lan.

4. Lý do tổ chức khoá đào tạo Nâng cao năng lực
Kiểm soát ô nhiễm ở các khu vực đông dân nghèo là một khái niệm tương đối mới
mẻ ở Việt Nam. Để thực hiện tốt vấn đề này, việc quan trọng nhất là phải nâng cao

nhận thức và kiến thức cho các cán bộ trong các đơn vị chủ chốt chịu trách nhiệm
việc thực hiện Hợp phần PCDA

5. K
ết quả mong đợi từ khoá đào tạo nâng cao năng lực
Các đại biểu tham dự khóa tập huấn sẽ có kiến thức và nhận thức tốt hơn về công
tác quản lý, điều phối và tham gia (cộng đồng) trong kiểm soát ô nhiễm tại các khu
vực đông dân nghèo; nâng cao năng lực trong việc đưa ra các quy định có hiệu
quả/thực thi liên quan đến kiểm soát ô nhiễm; có khả năng đóng góp vào việc xây
dựng chính sách và đưa ra/hỗ trợ việc đưa ra các công cụ luật pháp, tài chính và kỹ
thuật trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, chất lượng nước và
không khí, tiếng ồn, vv…

6. Giám sát kết quả và tác động của khoá đào tạo nâng cao năng lực
Kết quả: Các cơ quan chủ chốt có trách nhiệm trong việc thực hiện thực tế và hiệu
quả Hợp phần PCDA phải có ít nhất 1 cán bộ được đào tạo về các khái niệm và
công cụ liên quan tới kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo.
Tác động: Kiến thức và nhận thức nâng cao về kiểm soát ô nhiễm được lan rộng
trong mỗi đơn vị và kết quả là sự gia tăng hàng năm của các trường hợp giảm thiểu
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

8
ô nhiễm cùng với các biện pháp kiểm soát (đề xuất và thực thi) ở những vùng đông
dân nghèo dẫn đến cải thiện chất lượng môi trường của các khu vực này.

7. Các thông tin chi tiết


a) Đơn vị nào chịu trách nhiệm về
công tác hậu cần, hành chính,
v.v…?
Hợp phần PCDA
b) Đơn vị nào chịu trách nhiệm tổ
chức chuyến tham quan học tập
kết hợp tập huấn?
AIT
c) Có bao nhiêu đại biểu tham dự và
từ các ban ngành/đơn vị cấp trung
ương/địa phương nào?
Tối đa là 10 cán bộ của các vụ và các
tỉnh tham gia Hợp phần PCDA
d) Chuyến tham quạn học tập kết hợp
tập huấn này sẽ được tổ chức bao
nhiêu lần?
Chỉ tổ chức một lần
e) Hội thảo sẽ được tổ chức vào khi
nào (ngày tháng) và ở đâu (địa
điểm)?
09-18/1/2007, 8 ngày ở Bangkok
f) Tổng chi phí dự kiến?
23.000 USD (mục kinh phí 1.2.3.5)

8. Các vấn đề liên quan khác?
Đây là khóa học do AIT xây dựng, gồm việc giảng dậy của các chuyên gia hàng đầu
(phần lớn từ AIT), cùng với các chuyến thăm quan những tổ chức có chức năng và
hoạt động về kiểm soát ô nhiễm.



















Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

9
Mã số chương trình: A.1.1.2

1. Tiêu đề khoá đào tạo Nâng cao năng lực đề xuất
Khóa đào tạo ngắn hạn chuyên sâu về quản lý chất thải

2. Loại hình đào tạo
Đào tạo ở nước ngoài


3. Mô tả tóm tắt về chương trình đào tạo Nâng cao năng lực đề xuất
Khóa đào tạo 5 ngày này được dự kiến dành cho cán bộ tham gia hợp phần PCDA
có nhiệm vụ lập kế hoạch tái chế chất thải và những người có nhiệm vụ kiểm soát và
quản lý chất thải công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và chất thải sinh hoạt . Khóa
tập huấn này cung cấp cho học viên tổng hợp các chiến lược của đất nước hiếm đất
– Singapore trong quản lý chất thải, kể cả chất thải nguy hại nhằm đảm bảo một
môi trường sống không ô nhiễm

4. Lý do tổ chức khoá đào tạo Nâng cao năng lực
Mục tiêu phát triển của Hợp phần là hướng tới tình trạng mà trong đó: “ Chất
lượng của môi trường tại các khu vực đông dân nghèo được kiểm soát có hiệu quả ở
địa phương và được duy trì ở một mức có thể chấp nhận được”. Điều này có thể
thực hiện bằng cách sử dụng các biện pháp khác nhau để quản lý chất thải - nguyên
nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Singapore là một trong các nước Châu Á (thậm
chí là một trong những nước trên thế giới) có trình độ và kinh nghiệm tiên tiến hơn
hẳn trong lĩnh vực quản lý chất thải, chắc chắn rằng kiến thức của học viên tham
dự khóa đào tạo, những người có nhiệm vụ thực thi hợp phần PCDA, sẽ được cải
thiện đáng kể.

5. Kết quả mong đợi của khoá đào tạo nâng cao năng lực
Học viên tham dự khóa học sẽ tiếp thu kiến thức mới về những khái niệm và chính
sách quản lý chất thải ở Singapore, quản lý những chất nguy hại và chất thải độc
hại; kết hợp giữa việc quản lý chất thải với xây dựng và triển khai các kế hoạch,
giảm thiểu và tái chế chất thải; kiểm soát việc lưu trữ, vận chuyển và chôn lấp; và
giáo dục cộng đồng.


6. Giám sát kết quả và tác động của chương trình nâng cao năng lực
Kết quả: 5 cán bộ ở cấp trung ương sau khóa đào tạo sẽ được nâng cao kiến thức và
kỹ năng về các khái niệm quản lý rác thải và thiết kế/triển khai các biện pháp xử

lý/loại bỏ chất thải phù hợp ở các cấp trung ương và địa phương
Tác động:
Số lượng các chính sách và kế hoạch liên quan đến quản lý chất thải tăng
lên. Số đội ngũ cán bộ trẻ ở các Bộ ngành trung ương tham gia hiệu quả trong các
khóa đào tạo về quản lý môi trường cho những cán bộ khác ở cấp tỉnh và huyện
cũng như tham gia vào các đoàn đánh giá và thanh tra môi trường tại các doanh
nghiệp và cộng đồng cũng sẽ tăng lên.
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

10

7. Các thông tin chi tiết

a) Đơn vị nào chịu trách nhiệm về
công tác hậu cần, hành chính,
v.v…?
Hợp phần PCDA
b) Đơn vị nào chịu trách nhiệm tổ
chức khóa đào tạo?
Viện nghiên cứu môi trường
Singapore
c) Có bao nhiêu đại biểu tham dự và
từ các ban ngành/đơn vị cấp trung
ương/địa phương nào?
Tổng cộng 5 - 7 người được lựa chọn
từ các đơn vị tham gia Hợp phần
PCDA

d) Khóa đào tạo này sẽ được tổ chức
bao nhiêu lần?
Tổ chức 1 lần, 3 –5 ngày
e) Khóa đào tạo sẽ được tổ chức vào
khi nào (ngày tháng) và ở đâu (địa
điểm)?
Quý 2 năm 2007
Địa điểm: Singapore
f) Tổng chi phí dự kiến?
16.500USD (mục kinh phí 1.2.3.5)

8. Các vấn đề liên quan khác?
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

11
Mã số chương trình: A.1.1.3

1. Tiêu đề chương trình đào tạo Nâng cao năng lực
Áp dụng hệ thống pháp lý vào kiểm soát ô nhiễm

2. Loại hình đào tạo
Đào tạo trong nước

3. Mô tả ngắn gọn về chương trình đào tạo Nâng cao năng lực
Phổ biến cho các cán bộ được lựa chọn từ các đơn vị thuộc Bộ TNMT và các tỉnh
tham gia hợp phần PCDA về các công cụ pháp lý (mới) có liên quan đến lĩnh vực
môi trường (chi tiết hơn là lĩnh vực ô nhiễm và kiểm soát ô nhiễm) nhằm đảm bảo

việc tực hiện và ứng dụng tốt các công cụ pháp lý đó.

4. Lý do tổ chức khóa đào tạo Nâng cao năng lực
Một số lượng tương đối các Bộ luật, nghị định và những công cụ pháp luật tương tự
đã và đang tồn tại ở Việt Nam. Cùng lúc đó một số bộ luật mới đang được xây dựng,
và gần đây cuốn “Luật Bảo vệ môi trường” đã được phát hành. Các cán bộ cấp
trung ương và thuộc các Sở Tài nguyên và Môi trường có được cập nhật nhưng
chưa triệt để những công cụ pháp lý đang tồn tại, cũng như ý nghĩa và hiệu lực thực
sự của chúng.

5. Kết quả mong đợi từ chương trình đào tạo nâng cao năng lực
Các cán bộ được lựa chọn ở cơ quan trung ương và từ 4 Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh được phổ biến và cập nhật về khung pháp lý thuộc lĩnh vực kiểm soát ô
nhiễm để có thể ứng dụng/thực thi/tuân thủ đúng các công cụ môi trường có liên
quan và theo mục đích sử dụng.

6. Giám sát kết quả và tác động của chương trình nâng cao năng lực
Kết quả:
30 cán bộ cấp trung ương và địa phương được cập nhật cả về lý thuyết lẫn
thực tế các kiến thức về công cụ pháp lý liên quan đến vấn đề kiểm soát ô nhiễm
Tác động:
Việc thực thi các công cụ pháp lý thuộc lĩnh vực môi trường được tăng
cường tại địa phương, từ đó giúp giảm thiểu sự lan tràn ô nhiễm tại các khu vực
đông dân nghèo.

7. Các thông tin chi tiết

a) Đơn vị nào chịu trách nhiệm về
công tác hậu cần, hành chính,
v.v…?

Hợp phần PCDA
b) Đơn vị nào chịu trách nhiệm tổ
chức khóa đào tạo?
Tư vấn trong nước ngắn hạn – do PCDA
ký hợp đồng

c) Có bao nhiêu đại biểu tham dự
Tổng số 30 người từ các đơn vị tham gia
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

12
và từ các ban ngành/đơn vị cấp
trung ương/địa phương nào?
Hợp phần PCDA
d) Khóa đào tạo này sẽ được tổ
chức bao nhiêu lần?
Chỉ tổ chức 1 lần, kéo dài 2 ngày
e) Khóa đào tạo sẽ được tổ chức
vào khi nào (ngày tháng) và ở
đâu (địa điểm)?
Quý I năm 2007, địa điểm: Hà Nội
f) Tổng chi phí dự kiến?
7.000 USD (mục kinh phí 1.2.3.5) bao
gồm cả chuyên gia tư vấn ngắn hạn trong
nước.

8. Các vấn đề liên quan khác?

Sẽ có Điều khoản tham chiếu để ký hợp đồng với các chuyên gia tư vấn trong nước để
soạn thảo và triển khai khóa học. Điều khoản tham chiếu cho chuyên gia tư vấn trong
nước sẽ bao gồm – nhưng cũng không nhất thiết chỉ hạn chế trong các nội dung này –
việc chuẩn bị một tổng quan về khung pháp lý liên quan đến kiểm soát ô nhiễm tại các
khu vực đông dân nghèo; chuẩn bị và soạn thảo tài liệu tập huấn, chương trình tập
huấn, v.v.
Hợp phần PCDA sẽ hỗ trợ khi có yêu cầu.
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

13

Mã số chương trình: A.1.1.4

1. Tiêu đề chương trình đào tạo Nâng cao năng lực đề xuất
Các giải pháp công nghệ môi trường thích hợp cho kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực
đông dân nghèo

2. Loại hình đào tạo
Đào tạo trong nước (có cả nghiên cứu tình huống, tham quan)

3. Mô tả ngắn gọn về chương trình đào tạo Nâng cao năng lực đề xuất
Khóa đào tạo 3 ngày về công nghệ môi trường dành cho cán bộ ở các vụ (tập trung
cho VEPA và VEPF) và các phòng Môi trường của 4 sở Tài nguyên và Môi trường
nhằm nâng cao kiến thức về công nghệ môi trường đặc biệt chú trọng về công nghệ
thích hợp ứng dụng cho những các khu vực đông dân nghèo. Sẽ tổ chức thêm một
ngày tham quan thực địa/nghiên cứu tình huống để học về các tình huống với những
khả năng áp dụng thực tế. Điều này sẽ giúp học viên tham gia khóa học hiểu rõ ràng

hơn về việc làm thế nào các công nghệ họ vừa được học trong khóa đào tạo có thể
được ứng dụng vào thực tế. Khóa học này sẽ được tổ chức ở Hà Nội.

4. Lý do tổ chức khóa đào tạo Nâng cao năng lực
Phần lớn các Cán bộ thuộc cơ quan trung ương lẫn địa phương đều mới và dường
như họ quen với những khía cạnh liên quan đến quản lý hơn là các vấn đề kỹ thuật
trong lĩnh vực môi trường. Hơn nữa, gần đây có rất nhiều phương pháp luận khác
nhau về đánh giá tải lượng ô nhiễm đã được xây dựng, và sự lựa chọn cách tiếp cận
công nghệ môi trường mới sẽ rất hữu ích cho việc thực thi hợp phần PCDA, đặc biệt
cho việc xác định các dự án trình diễn. Để vấn đề này được giải quyết tốt, thì điều
quan trọng là các kiến thức này phải được truyền đạt cho các cán bộ chủ chốt thuộc
những cơ quan chính (Vụ, Sở) có trách nhiệm trong việc thực hiện hợp phần PCDA.
Chuyến tham quan thực địa để minh họa bài học trong thực tế được đưa vào nhằm
giúp khóa đào tạo có hiệu quả hơn. Hơn nữa, thông qua thực tế, học viên tham gia
khóa học sẽ được chia sẻ kinh nghiệm với các cán bộ đang làm việc về những công
nghệ đó.

5. Kết quả mong đợi từ chương trình đào tạo nâng cao năng lực đề xuất
Cán bộ tham dự khóa học sẽ được nâng cao kiến thức về đánh giá tải lượng ô nhiễm
của không khí, nước, đất (và môi trường sinh thái) gây ra bởi các tác nhân khác
nhau, cả về hóa học và vật lý, đồng thời sẽ được làm quen với một loạt các công
nghệ xử lý và quản lý thích hợp đối với chất thải khí, chất thải lỏng và chất thải rắn
tại các khu vực đông dân nghèo. Các học viên sẽ có thể áp dụng những bài học về
công nghệ môi trường vào xử lý công việc của mình.

6. Giám sát kết quả và tác động của chương trình nâng cao năng lực đề xuât
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________


14
Kết quả: Sau khóa học học viên sẽ có khả năng ước tính được tải lượng ô nhiễm tại
một số địa điểm nhất định và có thể đề xuất công nghệ thích hợp để kiểm soát
chúng. Họ có thể tham gia vào quá trình thực hiện các dự án trình diễn và am hiểu
về các ứng dụng thực tế. Tăng cường khả năng thẩm định dự án cho các học viên.
Tác động: Hầu hết thành viên tham gia khóa đào tạo sẽ tham gia vào những dự án
trình diễn một cách hiệu quả. Số lượng cán bộ trẻ thuộc Vụ Thẩm định và Đánh giá
Tác động Môi trường, Cục Bảo vệ Môi trường, Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam
tham dự quy trình thẩm dịnh các báo cáo về đánh giá tác động môi trường hoặc các
dự án vay vốn sẽ tăng lên đáng kể. Đồng thời số đội ngũ cán bộ trẻ của Cục Bảo vệ
Môi trường hoặc các Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ/có thể tham gia hiệu quả
trong các khóa đào tạo về quản lý môi trường cho những cán bộ khác ở cấp tỉnh và
huyện cũng như tham gia vào các đoàn đánh giá và thanh tra môi trường tại các
doanh nghiệp và cộng đồng cũng sẽ tăng lên.

7. Các thông tin chi tiết

a) Đơn vị nào chịu trách nhiệm về
công tác hậu cần, hành chính,
v.v…?
Hợp phần PCDA
b) Đơn vị nào chịu trách nhiệm tổ
chức khóa đào tạo?
CETTIA, INEST
c) Có bao nhiêu đại biểu tham dự
và từ các ban ngành/đơn vị cấp
trung ương/địa phương nào?
Tối đa 20-25 người được lựa chọn từ các
vụ và các tỉnh tham gia Hợp phần PCDA

d) Khóa đào tạo này sẽ được tổ
chức bao nhiêu lần?
Chỉ tổ chức 1 lần, 3+1 ngày
e) Khóa đào tạo sẽ được tổ chức
vào khi nào (ngày tháng) và ở
đâu (địa điểm)?
Quý III năm 2007, tại Hà Nội + tham
quan thực tế ở một địa điểm trong hoặc
gần Hà Nội
f) Tổng chi phí dự kiến?
9.500 USD (Mục kinh phí 1.2.3.5)


8. Các vấn đề liên quan khác?
Khóa đào tạo tốt nhất nên được tổ chức trước khi có bất kì hoạt động nào của
những dự
án trình diễn được diễn ra. CETTIA/INEST sẽ trình bày lịch trình khóa
học và các đề xuất tham quan thực tế cho Hợp phần PCDA bao gồm địa điểm tham
quan, thời gian, danh sách những người tham quan, chủ đề tham quan.
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

15
Mã số chương trình: A.1.1.5

1. Tiêu đề chương trình đào tạo Nâng cao năng lực đề xuất
Kinh tế môi trường và các công cụ kinh tế thích hợp cho kiểm soát ô nhiễm tại các khu
vực đông dân nghèo.


2. Loại hình đào tạo
Đào tạo trong nước

3. Mô tả tóm tắt về chương trình đào tạo Nâng cao năng lực đề xuất
Khóa đào tạo 2 ngày về những công cụ kinh tế dành cho cán bộ thuộc các đơn vị của
Bộ TNMT và cán bộ cấp tỉnh tham gia hợp phần PCDA. Mục đích chính của khóa
học là giới thiệu cho các học viên những khái niệm và phương pháp hiện hành trong
lĩnh vực kinh tế môi trường. Khóa đào tạo sẽ tiến hành phân tích các vấn đề môi
trường ở tầm kinh tế vi mô lẫn kinh tế vĩ mô; đồng thời sẽ đưa ra cách tiếp cận mới
đối với việc ước tính chi phí-lợi nhuận và sử dụng các công cụ kinh tế áp dụng trong
các vấn đề môi trường. Khóa học được thiết kế và đưa ra trên cơ sở giả định học
viên có rất ít kiến thức cơ bản về kinh tế học. Những khái niệm quan trọng sẽ được
trình bày với sự tham khảo các bài học tình huống và 1 ngày đi thực tế. Khóa học sẽ
được tổ chức tại Hà Nội.

4. Lý do tổ chức khóa đào tạo Nâng cao năng lực
Kinh tế môi trường học là khái niệm tương đối mới mẻ trong thuật ngữ Việt Nam.
Có hiểu biết tốt về kinh tế môi trường học nói chung và hiểu biết về các công cụ
kinh tế sử dụng để bảo vệ môi trường và ước tính chi phí-lợi nhuận trong việc lựa
chọn những biện pháp bảo vệ môi trường nói riêng sẽ giúp cho việc chọn lựa các giải
pháp kiểm soát ô nhiễm thích hợp trong quá trình thực thi hợp phần PCDA. Tham
quan thực địa sẽ cung cấp cho người học cái nhìn thực tế góp phần tăng hiệu quả
khóa đào tạo. Hơn nữa, người học sẽ có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm cùng những
người đang làm việc với các công cụ kinh tế.

5. Kết quả mong đợi của chương trình đào tạo nâng cao năng lực đề xuất
Kết thúc khóa học, cán bộ tham dự chương trình đào tạo sẽ có khả năng tốt trong
việc phân tích các vấn đề môi trường bằng các thuật ngữ kinh tế, ứng dụng thực tế
của chúng, và xây dựng các chính sách môi trường.


6. Giám sát kết quả và tác động của chương trình nâng cao năng lực
Kết quả: Học viên sẽ có khả năng thiết lập mối liên hệ giữa môi trường và kinh tế,
phân tích các chính sách, sử dụng các công cụ kinh tế cho môi trường, đưa ra các
khung kinh tế vĩ mô và vi mô cho sự phát triển bền vững. Họ cũng có thể thực hiện
những bài học tình huống cho các khu vực trình diễn của hợp phần PCDA.
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

16
Tác động: Việc nâng cao kiến thức về ứng dụng kinh tế môi trường cho các học viên
sẽ đảm bảo tất cả các dự án trình diễn do các tỉnh đề xuất sẽ được phân tích như các
bài tập tình huống có tính đến yếu tố kinh tế môi trường.

7. Các thông tin chi tiết
a) Đơn vị nào chịu trách nhiệm về
công tác hậu cần, hành chính,
v.v…?
Hợp phần PCDA
b) Đơn vị nào chịu trách nhiệm tổ
chức khóa đào tạo?
Các chuyên gia (Tư vấn ngắn hạn quốc
tế - Tư vấn ngắn hạn trong nước) – do
Hợp phần PCDA kí hợp đồng (Đại học
Kinh tế Quốc dân Hà Nội)
c) Có bao nhiêu đại biểu tham dự
và từ các ban ngành/đơn vị cấp
trung ương/địa phương nào?

Tối đa 25 người được lựa chọn từ các Vụ
và các tỉnh tham gia Hợp phần PCDA
d) Khóa đào tạo này sẽ được tổ
chức bao nhiêu lần?
Chỉ tổ chức 1 lần, trong vòng 2 ngày + 1
ngày tham quan thực tế
e) Khóa đào tạo sẽ được tổ chức
vào khi nào (ngày tháng) và ở
đâu (địa điểm)?
Quý IV năm 2007, tại Hà Nội
f) Tổng chi phí dự kiến?
8.500 USD (Mục kinh phí 1.2.3.5) bao
gồm cả chuyên gia

8. Các vấn đề liên quan khác?
Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội sẽ trình bày đề cương khóa học và đưa ra đề xuất
tham quan hiện trường cho Hợp phần PCDA, bao gồm địa điểm tham quan, thời
gian, danh sách những người tham quan, chủ đề thăm quan.

Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

17
Mã số chương trình: A.1.1.6

1. Tiêu đề chương trình đào tạo Nâng cao năng lực đề xuất
Ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng tại các khu vực đông dân nghèo


2. Loại hình đào tạo
Đào tạo trong nước.

3. Mô tả tóm tắt về chương trình đào tạo Nâng cao năng lực đề xuất
Khóa học 2 ngày về lĩnh vực sức khỏe môi trường dành cho cán bộ của các vụ và các
tỉnh tham gia Hợp phần PCDA nhằm nâng cao kiến thức về các chất gây ô nhiễm
môi trường nói chung và sự tác động về sau lên sức khỏe con người cũng như môi
trường sinh thái của chúng. Các bài học sẽ nói về hóa chất, nấm mốc, thuốc trừ
sâu,v.v đều là những thứ có thể được tìm thấy ở trong nhà, ngoài cộng đồng, và giới
thiệu về Báo cáo quốc gia về sức khỏe môi trường. Khóa học tổ chức ở Hà Nội.

4. Lý do tổ chức khóa đào tạo Nâng cao năng lực
Chúng ta đều nhận thấy rõ tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng có tác động
xấu đến sức khỏe cộng đồng. Cục Bảo vệ Môi trường và Cục y tế dự phòng (thuộc
Bộ Y tế) đang chuẩn bị soạn thảo Kế hoạch hành động quốc gia về sức khỏe môi
trường, và trên cơ sở này các tỉnh sẽ tự chuẩn bị kế hoạch hành động cho tỉnh và địa
phương mình. Tuy nhiên, “sức khỏe môi trường” lại là khái niệm khá mới mẻ đối
với người dân Việt Nam. Hiểu biết tốt về sức khỏe môi trường sẽ giúp cho việc dự
báo được các vấn đề về sức khỏe gây ra do ô nhiễm môi trường tại các tỉnh thí điểm,
và từ đó sẽ giúp lựa chọn đúng những dự án trình diễn ưu tiên trong quá trình thực
hiện hợp phần PCDA.

5. Kết quả mong đợi từ chương trình đào tạo nâng cao năng lực đề xuất
Các học viên tham gia khóa đào tạo sẽ được nâng cao kiến thức về mố
i quan hệ giữa
ô nhiễm môi trường (ô nhiễm không khí, nước, đất và ngộ độc thực phẩm) với sức
khỏe cộng đồng.

6. Giám sát kết quả và tác động của chương trình nâng cao năng lực đề xuất
Kết quả: Kết thúc khóa học, các cán bộ có khả năng dự báo và đánh giá được các

nguy cơ về sức khỏe gây ra bởi những hoạt động khác nhau trong công nghiệp, nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Họ hoàn toàn có khả năng hướng dẫn những thành
viên khác ở địa phương hoặc tự mình lập ra các kế hoạch hành động ở tỉnh hoặc địa
phương mình.
Tác động:
Ngày càng có nhiều các vấn đề sức khỏe môi trường do ô nhiễm môi
trường tại các vùng được dự báo và xác định, đồng thời số lượng các kế hoạch hành
động tỉnh và địa phương về sức khỏe môi trường được soạn thảo và thực hiện tăng
lên.

7. Các thông tin chi tiết
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

18

a) Đơn vị nào chịu trách nhiệm về
công tác hậu cần, hành chính,
v.v…?
Hợp phần PCDA
b) Đơn vị nào chịu trách nhiệm tổ
chức khóa đào tạo?
Chuyên gia (Tư vấn ngắn hạn trong và
ngoài nước) do Hợp phần PCDA kí hợp
đồng
c) Có bao nhiêu đại biểu tham dự
và từ các ban ngành/đơn vị cấp
trung ương/địa phương nào?

Tối đa 25 người được lựa chọn từ các vụ
và các tỉnh tham gia Hợp phần PCDA
d) Khóa đào tạo này sẽ được tổ
chức bao nhiêu lần?
Một lần trong 2 ngày
e) Khóa đào tạo sẽ được tổ chức
vào khi nào (ngày tháng) và ở
đâu (địa điểm)?
Quý II năm 2007, Hà Nội
f) Tổng chi phí dự kiến?
8.500USD (Mục kinh phí 1.2.3.5) – đã
bao gồm Tư vấn quốc tế ngắn hạn/Tư
vấn trong nước ngắn hạn

8. Các vấn đề liên quan khác?




















Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

19

2. THAM QUAN KHẢO SÁT
2.1. NƯỚC NGOÀI

Mã số chương trình: A.1.1.7

1. Tiêu đề chương trình nâng cao năng lực đề xuất
Khảo sát thực tế ở Đan Mạch dành cho Ban Chỉ đạo Hợp phần

2. Loại hình tham quan hoc tập:
Tham quan học tập nước ngoài

3. Mô tả tóm tắt về chuyến tham quan học tập đề xuất:
Chuyến tham quan hoc tập là cơ hội giúp cho Ban Chỉ đạo của Hợp phần có thêm
nhiều kinh nghiệm và có cách tiếp cận thích hợp đối với công tác hoạch định chính
sách và ra quyết định liên quan tới kiểm soát ô nhiễm, đồng thời hoàn thiện phương
thức chỉ đạo Hợp phần.

4. Lý do tổ chức chuyến tham quan học tập nâng cao năng lực
Kiểm soát ô nhiễm vẫn còn là vấn đề mới mẻ đối với Việt Nam. Do đó, các kinh

nghiệm hay của các quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm (ví dụ Đan
Mạch) cũng như ý tưởng từ những đồng nghiệp nước ngoài thực sự là những thông
tin hữu ích cho các cán bộ cao cấp trong việc ra quyết định về những vấn đề liên
quan đến kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam, kể cả vấn đề chỉ đạo Dự án trong bối cảnh
đòi hỏi nâng cao hiệu quả và tính thực tế của các dự án OAD.

5. Kết quả mong đợi từ chuy
ến tham quan học tập nâng cao năng lực
Các thành viên Ban chỉ đạo Hợp phần sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và được mở
rộng tầm nhìn trong việc ra quyết định liên quan tới kiểm soát ô nhiễm cũng như
trong công tác quản lý các dự án quốc tế, đồng thời có khả năng đề ra các chính
sách phù hợp hơn trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm.

6. Giám sát kết quả và tác động của chuyến tham quan học tập nâng cao năng lự
c
Kết quả:
Các thành viên Ban Chỉ đạo có được những kinh nghiệm hay và được
trang bị kiến thức mới về kiểm soát ô nhiễm và quản lý dự án.
Tác động:
Các chính sách về kiểm soát ô nhiễm sẽ được hoạch định tốt hơn và
phương thức quản lý dự án sẽ được thực hiện mang tính thực thi hơn cũng như có
hiệu quả hơn.

3. Các thông tin chi tiết
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

20


a) Đơn vị nào chịu trách nhiệm về
công tác hậu cần, hành chính,
v.v…?
Hợp phần PCDA
b) Đơn vị nào chịu trách nhiệm tổ
chức chuyến tham quan học
tập?
Hợp phần PCDA
c) Có bao nhiêu đại biểu tham dự
và từ các ban ngành/đơn vị cấp
trung ương/địa phương nào?
Tối đa 15 người, là các thành viên của
Ban Chỉ đạo hợp phần PCDA
d) Chuyến tham quan học tập này
sẽ được tổ chức bao nhiêu lần?
Tổ chức một lần, trong 8 ngày
e) Chuyến tham quan học tập sẽ
được tổ chức vào khi nào (ngày
tháng) và ở đâu (địa điểm)?
Quý II năm 2007, Đan Mạch
f) Tổng chi phí dự kiến?
59.000 USD (mục kinh phí 1.2.3.5)

4. Các vấn đề liên quan khác?

PCDA sẽ lên kế hoạch chi tiết, bao gồm: chương trình tổ chức, thành viên tham
gia…Ngoài ra, PCDA cũng sẽ xác định rõ các kinh nghiệm/kiến thức mà các thành
viên Ban chỉ đạo Hợp phần có thể tích lũy thông qua chuyến tham quan học tập;
đồng thời làm thế nào để có thể chia sẻ những kinh nghiêm/kiến thức này với các

cán bộ khác và ứng dụng những kiến thức đó ở Việt Nam.











Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

21
Mã số chương trình: A.1.1.8

1. Tiêu đề chuyến tham quan học tập nâng cao năng lực
Đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm về các kiến thức, kỹ năng quản lý môi trường/kiểm soát
ô nhiễm dành cho cán bộ quản lý.

2. Loại hình tham quan học tập
Khảo sát thực tế ở nước ngoài

3. Mô tả tóm tắt về chuyến tham quan học tập nâng cao năng lực
Chuyến tham quan học tập này nhằm mục đích nâng cao kiến thức và kỹ năng quản
lý môi trường/kiểm soát ô nhiễm cho Ban quản lý Hợp phần PCDA là các cán bộ

giữ cương vị quản lý và trực tiếp giải quyết những vấn đề về quản lý môi
trường/kiểm soát ô nhiễm ở các cấp trung ương và địa phương.

4. Lý do tổ chức chuyến tham quan học tập nâng cao năng lực
Các vụ chức năng quản lý môi trường ở Bộ TN&MT và các Sở TN&MT đều là
những đơn vị mới được thành lập không lâu. Các cán bộ quản lý các đơn vị này
chuyển từ các đơn vị khác về và có chuyên môn khác nhau. Phần lớn họ không được
đào tạo chuyên sâu và/hoặc không có kinh nghiệm ở lĩnh vực quản lý môi
trường/kiểm soát ô nhiễm. Chuyến tham quan học tập sẽ cung cấp cho họ những
kiến thức, kỹ năng cụ thể mới về quản lý môi trường/kiểm soát ô nhiễm, qua đó
giúp họ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý của mình.

5. Kết quả mong đợi của chuyến khảo sát nâng cao năng lực
Nhóm cán bộ tham gia chuyến tham quan học tập sẽ có được kiến thức và kỹ năng
tốt hơn trong lĩnh vực quản lý môi trường/kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông
dân nghèo trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. Qua đó, vấn đề ô nhiễm ở
những khu vực này sẽ được kiểm soát hiệu quả hơn.


6. Giám sát kết quả và tác động của chuyến khảo sát nâng cao năng lực
Kết quả: Các thành viên được lựa chọn từ cácVụ và Sở TN&MT có được kiến thức
và kỹ năng mới về QLMT/KSÔN.
Tác động:
Vấn đề QLMT/KSÔN tại các khu vực đông dân nghèo (tại các tỉnh thuộc
phạm vi Hợp phần PCDA) sẽ được giải quyết tốt hơn và vấn đề ô nhiễm ở những
khu vực này sẽ được kiểm soát hiệu quả hơn.

7. Các thông tin chi tiết:

a) Đơn vị nào chịu trách nhiệm về

công tác hậu cần, hành chính,
v.v…?
Hợp phần PCDA
b) Đơn vị nào chịu trách nhiệm tổ
Hợp phần PCDA
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

22
chức chuyến tham quan học
tập?
c) Có bao nhiêu đại biểu tham dự
và từ các ban ngành/đơn vị cấp
trung ương/địa phương nào?
7 người (6 cán bộ trung ương và địa
phương, 1 phiên dịch)
d) Chuyến tham quan học tập này
sẽ được tổ chức bao nhiêu lần?
Chỉ 1 lần trong vòng 7 ngày
e) Chuyến tham quan học tập sẽ
được tổ chức vào khi nào (ngày
tháng) và ở đâu (địa điểm)?
Quý III năm 2007, Địa điểm: Các nước
trong khu vực Châu Á (tối đa là 2 quốc
gia)
f) Tổng chi phí dự kiến?
14.000 USD (mục kinh phí 1.2.3.5)


8. Các vấn đề liên quan khác?
PCDA sẽ lên kế hoạch chi tiết bao gồm chương trình tổ chức, thành viên tham dự,
nước tham quan học tập và địa điểm cụ thể, những nội dung nào của QLMT/KSÔN
sẽ được học, và làm thế nào để truyền đạt/chia sẻ thông tin với các đồng nghiệp khác
không tham gia chuyến tham quan học tập.





























Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________

23



Mã số chương trình: A.1.1.9

1. Tiêu đề chuyến tham quan học tập nâng cao năng lực
Khảo sát học tập và chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng kiểm soát ô nhiễm dành cho các cán
bộ kỹ thuật

2. Loại hình tham quan học tập
Tham quan học tập ở nước ngoài

3. Mô tả tóm tắt chuyến tham quan học tập nâng cao năng lực
Chuyến tham quan học tập là cách để các cán bộ kỹ thuật, những người trực tiếp xử lý các
vấn đề liên quan đến KSÔN thuộc các đơn vị QLMT tham gia PCDA, nâng cao kiến thức
và kỹ năng về KSÔN của họ.

4. Lý do tổ chức chuyến khảo sát nâng cao năng lực
Các Vụ chức năng về QLMT thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các Sở Tài
nguyên và Môi trường tại các tỉnh đều mới được thành lập. Các cán bộ có nhiệm vụ kiểm
soát ô nhiễm được chuyển đến từ các lĩnh vực khác nhau và chuyên môn đào tạo cũng

khác nhau. Phần lớn trong số họ không được đào tạo chuyên hoặc ít kinh nghiệm trong
lĩnh vực quản lý môi trường/kiểm soát ô nhiễm. Chuyến chuyến khảo sát học tập này sẽ
cung cấp cho họ những kiến thức/kỹ năngmới trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm, giúp họ
thực hiện nhiệm vụ của mình hiệu quả hơn .

5. Kết quả mong đợi của chuyến khảo sát nâng cao năng lực
Số cán bộ đi khảo sát sẽ có thêm được kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực kiểm soát ô
nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ . Qua đó,
tình trạng ô nhiễm tạ
i những khu vực này sẽ được kiểm soát tốt hơn.

6. Giám sát kết quả và tác động của chuyến khảo sát nâng cao năng lực
Kết quả: Các cán bộ kỹ thuật của các Vụ, Sở TN&MT được cử đi khảo sát có được các kỹ
năng và kiến thức mới về kiểm soát ô nhiễm, kể cả các mô hình kiểm soát ô nhiễm

Tác động
: Các vấn đề kỹ thuật liên quan đến kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân
nghèo (thuộc các tỉnh tham gia Hợp phần PCDA) sẽ được thực hiện tốt hơn và tình trạng ô
nhiễm cũng sẽ được kiểm soát có hiệu quả hơn.

7. Các thông tin chi tiết:

a) Đơn vị nào chịu trách nhiệm về
công tác hậu cần, hành chính,
v.v…?
Hợp phần PCDA

×