Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bài học kỳ môn mỹ học đề tài tác phẩm bốn mùa của vivaldi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.61 KB, 8 trang )

Tác phẩm “ Bốn mùa” của Vivaldi

I, Vài nét về cuộc đời Antonio Vivaldi
Аntoniо Vivaldi tên đầy đủ là Antonio Lucio Vivaldi
Ông sinh ngày 04/03/1678 tại Venice. Mất năm 1741 tại Vienna
Ông bộc lộ là một người có tài năng từ rất sớm
Ông là nhà soạn nhạc , nghệ sĩ vĩ cầm , nhà sư phạm, và chỉ huy dàn nhạc lỗi
lạc.
Ông đã để lại cho hậu thế hơn 500 bản Concerto, 70 bản Sonata, 45 vở
Opera, những ca khúc sáng tác cho nhà thờ như Oratorio: nhạc kinh thánh,
Motet: bài thánh ca ngắn
Cũng như Mozart, Vivaldi chết trong im lặng, toàn bộ tác phẩm của ông bị
phát tán khắp nơi và rơi vào quên lãng.
Tuy nhiên sau gần 200 năm im lặng những giai điệu tuyệt vời của âm nhạc
của Vivaldi đã ngân lên chinh phục trái tim người yêu âm nhạc, khẳng định
vị trí không có gì có thể thay thế được của ông trong dòng nhạc cổ diển của
nhân loại.
II, Âm nhạc của Vivaldi
Âm nhạc của Vivaldi là âm nhạc của sắc màu và hy vọng.Đến với
nhạc Vivaldi, ngoài âm thanh quyến rũ, ta còn ngỡ như đang được ngắm
nhìn những bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc màu. Khái niệm màu sắc trong
âm nhạc thể hiện khá đậm nét trong âm nhạc của Vivaldi, có người gọi ông
là họa sĩ dùng âm thanh tạo nên sắc màu thiên nhiên, đẹp không kém gì
Levitan mô tả thiên nhiên Nga trong những bức tranh: Mùa thu vàng, Tháng
ba, Nơi yên tĩnh đời đời.
III, Về tổ khúc “Bốn mùa” của Vialdi
Trong nền âm nhạc cổ điển, nhớ tới bản “ Bốn mùa” người ta không chỉ
nhắc đến Vivaldi, mà còn kể tới Haydn, Tchaikovsky. Đó là những bản giao
hưởng nổi tiếng, nhưng tổ khúc “ Bốn mùa” của Vivaldi là một bản giao
hưởng mang những đặc sắc riêng biệt gắn với tài năng và thẩm mỹ âm nhạc
của Vivaldi.


Tác phẩm Bốn mùa của ông, được sáng tác năm 1723, là một chùm bốn
bản concerto cho đàn violon, mỗi bản tương ứng với một mùa trong năm:
Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi một concerto lại chia ra làm ba chương, vì vậy sẽ


Tác phẩm “ Bốn mùa” của Vivaldi

có mười hai chương nên người ta dễ hiểu nhầm là mười hai tháng trong năm.
Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của Vivaldi và nằm trong số những tác phẩm
được yêu thích nhất của thời kỳ Baroque.
Giai điệu của bốn bản concerto này còn được các nhà khoa học ghi
nhận là một trong mười bản giao hưởng tốt nhất cho thai nhi, nó đem lại cho
bé cái nhìn tinh tế về nghệ thuật, cuộc sống.
Cảnh sắc bốn mùa trong năm với hơi thở thời gian, những chuyển động
tinh tế của đất trời và sự tác động của những biến chuyển thiên nhiên đến
con người, đến cây cỏ, muông thú, mùa màng... đã được nhạc sĩ miêu tả một
cách vô cùng sống động và tràn đầy cảm hứng. Mỗi tác phẩm là một bức
tranh thiên nhiên rực rỡ sắc màu, không hề tĩnh lặng mà sinh động với
những âm thanh thay đổi linh hoạt, lúc thăng lúc trầm, khiến cho ta có cảm
giác đang bước vào một thế giới khác.
Antonio Vivaldi cũng đưa ra những bài thơ ngắn (sonnet) kèm theo mỗi
concerto như phần minh hoạ và giải thích ý đồ diễn tả của mình.

1)

Concerto số 1 : Mùa hè

*) Chương I: Allegro
Mùa xuân đã đến với chúng ta.
Những chú chim đón mừng sự trở về của mùa xuân với bài ca ngày hội,

Và gió vuốt ve những dòng suối đang thầm thì.
Những cơn bão, những vị sứ giả của mùa xuân,
Gầm lên, che phủ thiên đường bằng tấm áo choàng xám xịt,
Để rồi lặng đi và những chú chim lại bắt đầu những khúc ca mê ly.
Đó là đoạn thơ minh họa cho chương I, cùa concerto này.
Chương I không có khúc dạo đầu mà vào ngay chủ đề chính với toàn
dàn nhạc. Âm nhạc rộn rã, tưng bừng, tràn đấy niềm vui và sức sống, tỏa ra
một vẻ đẹp tươi mát, trong lành. Trong âm nhạc như hiện ra hoa lá, chim
chóc, con người cùng hân hoan. Ở giây thứ 32, tiếng violin bất chợt vút cao


Tác phẩm “ Bốn mùa” của Vivaldi

lên mô phỏng tiếng hót lảnh lót của những chú chim, từ giây 32 này trở đi
đến 1 phút 08, là màn độc tấu của những chú chim do các violin kéo đuổi
nhau, cao vút, hết chú này hót lại đến chú khác, có khi cùng hòa với nhau
thành bản đồng ca réo rắt. Đến 1 phút 09, bản nhạc lại trở về với khung cảnh
rộn rã tươi vui như ban đầu.
Thi thoảng có pha tiếng mưa bão, sấm chớp. Ở 1 phút 49, tiếng violin
cent trầm trầm vang lên nhanh và gấp khiến chúng ta có cảm giác như có
một chuyện gì đó đáng sợ đang xảy ra, đó chính là những tiếng sấm, những
cơn bão đang kéo đến. Tiếp đó những chiếc violin kéo đuổi nhau với một tiết
tấu nhanh, cùng với âm thanh trầm và nhanh của violin cent khiến chúng ta
có cảm giác như vạn vật đang phải nhanh chóng chạy về nơi chú ẩn của
mình, trong sấm sớp, bão bùng.
Nhưng cuối cùng đều phải nhường chỗ cho tiếng chim hót líu lo do
violon độc tấu mô phỏng và cảnh sắc huy hoàng ngày xuân.
Chủ đề chính của Chương 1 chính là nhạc hiệu của chương trình Nhạc
thính phòng giao hưởng trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam.
*) Chương II: Largo

Bên dòng suối đầy hoa, với những cành lá xum xuê đang xào xạc trên
đầu,
Chàng chăn dê ngủ thiếp, chú chó trung thành bên chàng.
Phần đệm của dàn dây rất nhỏ, êm như nhung, như miêu tả tiếng suối
róc rách, tiếng lá xào xạc, tạo nên một không khí mơ mộng, thanh bình đến
kỳ lạ. Trên cơ sở đó, giai điệu chính do đàn violon cất lên đẹp mê hồn khó tả
miêu tả giấc ngủ say của chàng chăn dê. Giai điệu lên xuống đều đặn, chầm
chậm nhưng nhịp nhàng rất giống nhịp thở của một người đang ngon giấc.
Một trạng thái tĩnh tại, an nhiên, ngây ngất. Xen vào đó là tiếng violin cent
đứt đoạn mang chút ít đe dọa: trong lúc chàng chăn dê ngủ quên, những chú
dê thừa cơ đi lang thang khắp mọi nơi.
*) Chương III: Allegro Pastorale
Với âm nhạc ngày hội của những chiếc sáo đồng nội,
Những nàng tiên và những chàng chăn cừu nhẹ bước


Tác phẩm “ Bốn mùa” của Vivaldi

Nhảy múa dưới mái vòm huy hoàng của mùa xuân.
Đúng như tên gọi của nó (Pastorale có nghĩa là đồng nội), âm nhạc
chương 3 mang tính chất đồng nội, quê mùa.Âm nhạc du dương như là điệu
nhảy duyên dáng của các nàng tiên và các chàng chăn cừu giữa thiên nhiên
đầy quyến rũ ngày xuân ở một miền quê nào đó. Ở 6 phút 37, tiếng violin cất
lên như tiếng hát cất cao của một nàng tiên xinh đẹp nào đó, tiếp theo bản
nhạc lại trở về với giai điệu quyến rũ, du dương như những điệu nhảy nhịp
nhàng giữa chốn đồng nội .

2)

Concerto số 2 : Mùa hè


MÙA HẠ: Trong một mùa khắc nghiệt bị thiêu đốt bởi ánh nắng mặt
trời,con người trở nên yếu ớt, những cây thông bị đốt cháy. Chim cu cất
tiếng gáy, và chẳng bao lâu sau ta được nghe chim cu gáy và chim sẻ cánh
vàng hót. Zepher (gió tây) thổi nhè nhẹ, nhưng bỗng nhiên gió bắc xuất
hiện, đối lập với người đồng loại của mình; và cậu bé chăn cừu kêu lên, bởi
vì cậu sợ một trận bão mạnh sẽ xảy ra trong một tương lai gần- và số phận
của cậu. Hai bàn tay, bàn chân mỏi rời của cậu không đượcnghỉ ngơi bởi
nỗi sợ sấm và sét lớn gây xáo động, và bởi một đàn ruồivà ong vò vẽ hung
dữ. Thật không may, nỗi sợ hãi của cậu đã được chứngminh là đúng. Bầu
trời nổi sấm chớp, mưa đá san phẳng ruộng ngô và nhữnglớp lớn ngũ cốc.
*) Chương I: Allegro non molto
Mở đầu, bản nhạc cất lên với những giai điệu trầm buồn như báo hiệu
một mùa hè khắc nghiệt đang đến, thiên nhiên ảm đạm, con người yếu ớt.
Bao trùm khắp chương 1, âm hưởng chủ đạo là những âm thanh buồn
thảm đến bi thương.
*) Chương II: Adagio e piano
Sang chương 2 âm thanh lại càng trở nên da diết hơn, một nỗi sợ hãi
mơ hồ len vào giai điệu như báo hiệu một cái gì đó rất khủng khiếp sắp xảy
ra, nỗi sợ hãi mơ hồ ấy là do âm thanh của violin cent tạo nên, trầm trầm
nhưng tiết tấu nhanh và gấp khiến cho người ta có cảm giác sợ hãi,hoang
mang.
*) Chương III:presto


Tác phẩm “ Bốn mùa” của Vivaldi

Và như dự báo, chương 3 là những chuỗi âm thanh mãnh liệt, dữ dội
như vẽ lên cả một cơn bão cát, một cơn lốc xoáy với tất cả sự mạnh bạo,
hoang tàn của nó. Bản nhạc như diễn tả được sự hình thành, diễn biến, phát

triển và kết thúc của cơn bão.
Với đoạn khúc này ngay từ những giai điệu trầm đầu tiên gây cho người
nghe cảm giác hồi hộp, âm thanh trầm, trùng xuống, sự hồi hộp đó kèm lẫn
sự sợ hãi khi phải đối diện với sự tàn phá của cơn bão. Sau đó giai điệu có
lên cao, nhưng không hề làm người nghe thoải mái, mà càng cảm thấy sự tàn
phá khốc liệt của cơn bão đang hoành hành. Âm thanh tạo nên một cảm giác
mịt mù ,run sợ và gieo vào lòng người sự điên cuồng của tạo hóa.
Mở màn tiếng nhạc cảm chừng như một cơn gió mạnh thổi qua, khiến
con người phải rùng mình chuẩn bị cho một cái gì khủng khiếp sắp xảy ra.
Ngưng một hồi nhạc đầu tiên và đến hồi thứ hai , ở giây thứ 9 đến giây thứ
54, tiếng nhạc dồn dập, liên hồi thể hiện sức mạnh, cơn bão đã ập đến cuốn
phăng tất cả cây cối, vạn vật trên đường đi của nó đều ngã rạp, tan tành.
Khi cơn bão cát bất ngờ ập đến, con người, chim muông hoảng hốt
kiếm tìm chổ trú ẩn.Tiếng violon cao kết hợp với tiếng đệm trầm của đàn
piano diễn tả diễn biến phức tạp của cơn bão.
Từ giây thứ 55 chỉ một tiếng đàn viola thánh thót, lắc léo vang lên
nhanh, mạnh không ngừng nghỉ đến hoảng 1 phút 10 giây thì cường độ
violong dãn ra, trầm dần thể hiện sự bàng hoàng của con người trước cơn
bão, nó thật não nùng làm xốn xang lòng người với âm hưởng buồn.
Đến 1 phút 22 giây tiếng nhạc mạnh mẽ vang lên của dàn nhạc, càng
làm tăng sức mạnh và sự tàn phá của cơn bão. Sự thay đổi tiết tấu khi
nhanh, khi chậm giống như từng đợt gió cát khi nhanh, khi chậm, khi dữ dội,
khi nhẹ nhàng, nhưng càng về sau thì càng mạnh và lớn hơn.
Rồi 1 phút 46 giây lại một tiếng đàn violong vang lên, nhưng lúc này
không dồn dập nữa mà đều đều, gấp gáp thể hiện cơn bão đến rất nhanh, con
người không kịp chống đỡ và trú ẩn, phút thứ 2 vang lên toàn bô nhạc cụ hòa
vào nhau tạo nên một cao trào xen lẫn giữa cơn bão cây cối và con người,
lúc nào tiếng nhạc cũng cao, rất nhanh xen lẫn những tiếng violong đơn độc
Phút cuối nhạc trầm lắng xuống, với cường điệu nhỏ đi, như một tiếng
thở phào nhẹ nhõm khi cơn bão đã qua



Tác phẩm “ Bốn mùa” của Vivaldi

Tiếng nhạc toàn bài lúc nào lúc nào cũng rắn rỏi, sáng mạnh và thánh
thót, đặc biệt lúc cao lúc trầm lúc đều đều hòa trộn lẫn nhau, biểu hiện
được một cơn bão đến và đi như thế nào.

3)

Concerto số 3 : Mùa Thu

Cũng giống như 3 concerto khác của Bốn Mùa, trong Concerto Mùa
Thu viết ở giọng Fa trưởng, Vivaldi đã sử dụng các kỹ thuật bậc thầy của
violon và các hiệu quả sống động từ dàn nhạc để tạo ra hình tượng âm nhạc,
minh họa những gì bài sonnet đi kèm miêu tả.
MÙA THU: Những người nông dân ăn mừng sự hạnh phúc vui sướng
của mộtmùa màng bội thu với những điệu nhảy và bài ca, đỏ bừng hăng say
lênvới rượu của thần Bacchus, nhiều người kết thúc sự vui sướng của họ
bằng giấc ngủ. Không khí được hoà trộn bằng niềm vui thích, làm mọingười
không ngừng những điệu nhảy và bài ca. Mùa này mời gọi rất nhiềungười
đến với sự vui thích lớn lao của một giấc ngủ ngọt ngào. Vào lúc bình minh,
những người đi săn bước vào cuộc săn với tù và, súng và chósăn. Con thú
hoang chạy trốn, và họ lần theo dấu vết của nó. Hoàn toàn sợ hãi, và quá mệt
mỏi bởi tiếng súng và chó săn, bị thương, con vật rũra kiệt sức vì chạy trốn,
nhưng không vượt qua, nó chết
*) Chương I: Allegro
Chương Allegro mở đầu Concerto Mùa Thu miêu tả một ngày hội làng
tưng bừng với các bài ca và vũ điệu. Ở đó có những người nông dân đang ăn
mừng một vụ mùa bội thu, có những người đang đốt cháy mình bằng thứ đồ

uống tuyệt hảo của thần Bacchus (Thần Rượu Nho).
*) Chương II : Adagio molto
Không chứa đoạn violon solo, chương này tả cảnh những đồ đệ của
thần Bacchus lăn ra ngủ lúc đương chè chén.
*) Chương III: Allegro
Concerto Mùa Thu kết thúc bằng một chương Allegro khác. Âm nhạc
mô tả một cảnh đi săn đầy hứng thú. Các thợ săn xuất hiện lúc bình minh và
lên đường với bầy chó, súng và kèn. Violon độc tấu ngụ ý tiếng kèn săn


Tác phẩm “ Bốn mùa” của Vivaldi

trong khi các cây violon khác ở quãng âm thấp hơn trong dàn nhạc thể hiện
tiếng bầy chó săn gầm gừ rượt theo con thú đang lẩn trốn.

4)

Concerto số 4 : Mùa Đông

MÙA ĐÔNG: Run rẩy vì cái lạnh trong băng tuyết, trong hơi thở khắc
nghiệt của một cơn gió khủng khiếp; chúng ta chạy, giẫm chân, mỗi phút
giây, răng chúng ta run lập cập trong cái lạnh cực độ. Những ngày dễ chịu
trôi qua một cách yên bình trước đống lửa trong khi bên ngoài đang đổ mưa.
Bước trên băng và, bằng những bước đi chậm vì sợ ngã, chuyển động nhẹ
nhàng. Quay một cú táo bạo, trượt chân, ngã xuống. Đi trênbăng một lần nữa
và chạy mạnh cho tới khi lớp băng vỡ ra. Nghe thấy gió sa mạc, gió âm
phương Nam và tất cả các ngọn gió thù địch rời khỏi cánhcổng sắt của
chúng: đây là mùa đông, nhưng, dù như vậy, nó mang lại nhiều niềm vui làm
sao!
*) Chương I:Allegro non molto

Ngoài cửa sổ, tuyết đang rơi, mỗi lúc một dày. Từng đợt gió lạnh căm căm
của mùa đông làm người ta sởn gai ốc. Mặt đất phủ dày tuyết. Bầu trời ảm
đạm, mặt trời chiếu sáng yếu ớt. Những ánh đèn leo lét, chập chờn trong
những căn nhà gỗ là dấu hiệu duy nhất cho sự sống của con người. Bão tuyết
nổi lên, từng cơn gió thổi mạnh như muốn đập tan chút ánh sáng nhỏ nhoi
cuối cùng. Cô đơn và lạnh lẽo.
*) Chương II: Largo
Bên cạnh bếp lửa, nồi canh đang sôi sùng sục, gần đó chú mèo tự quấn chặt
thân mình tìm thêm một chút hơi ấm. Gia đình người nông dân quây quần
bên nhau, một mùa đông ấm áp, yên bình .
Đó là khung cảnh yên bình và ấm áp được miêu tả cho chương II của
concerto mùa Đông. Tiếng violin du dương, êm ả tạo cho người nghe 1 cảm
giác rất thoải mái,dễ chịu. Chương II này tương đối dễ nghe, ko phức tạp
nhưng cũng gợi cho con người ta nhiều liên tưởng.
Khi nghe giai điệu này, tôi lại có dịp tạm thời thoát khỏi những bận rộn, lo
toan của cuộc sống thường nhật, thả mình về khung cảnh yên bình của tuổi
thơ, ko có muộn phiền, chỉ có ấm áp niềm vui, tôi lại nhớ đến những bữa
cơm nghi ngút khói và đầy ắp tiếng cười, xua tan mỏi mệt cũng như cái lạnh
tê tái ngoài kia.


Tác phẩm “ Bốn mùa” của Vivaldi

Giai điệu khiến tôi hình dung lại những kỉ niệm êm đềm, tất cả như 1 thước
phim quay chậm, hiện về trong trí óc, cứ như thế cho đến hết chương II này.
Nhạc sĩ Dương Thụ đã phổ lời việt cho ca khúc này, với tên ca khúc là
“ Mùa Đông”, do ca sĩ Mỹ Linh thể hiện trong album “ Chat với Morza”. Có
lẽ là hơi thừa khi phổ lời cho tác phẩm này, tuy nhiên những ca từ mộc mạc
gần gũi của Dương Thụ đã khiến chúng ta cảm thấy, chương II, concerto
mùa đông này sinh ra là để dành cho những tâm hồn người Việt như chúng

ta.
*) Chương III: Allegro
Mùa Đông thật khắc nghiệt, nhưng đó là giây phút con người cảm thấy ấm
áp khi được đoàn tụ bên nhau. Mùa Đông qua đi sẽ lại là mùa xuân, nắng ấm
sẽ lại đến. Tuyết bắt đầu tan, gió phương Nam bắt đầu thổi đến… . Rồi mùa
Xuân sẽ tới … và rồi sẽ về lại mùa Đông.



×