Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài tập cá nhân 2 môn luật thương mại 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.63 KB, 5 trang )

Bài Tập Cá Nhân Tuần 2

Vũ Quang Huy - 361157

ĐỀ BÀI
TM2.T2 - 4. Nêu nhận xét về các khẳng định sau:
1. Thương nhân không thể giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài thương mại nếu không có thỏa thuận trước trong hợp đồng.
2. Phán quyết của trọng tài thương mại có tính cưỡng chế
thi hành.

1


Bài Tập Cá Nhân Tuần 2

Vũ Quang Huy - 361157

1. Thương nhân không thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương
mại nếu không có thỏa thuận trước trong hợp đồng.
Khẳng định trên là sai bởi vì :
Theo khoản 1 điều 5 Luật Trọng Tài Thương Mại thì : “Tranh chấp được
giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng
tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.”
Mặc dù không có thỏa thuận trước trong hợp đồng nhưng sau khi phát sinh
tranh chấp giữa hai bên, họ vẫn có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài thương mại. Vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ, thời điểm có thể thỏa thuận giải quyết
bằng trọng tài thương mại không phải nằm ở hợp đồng, mà thời điểm có thể thỏa
thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại nằm ở lúc phát sinh tranh
chấp giữa hai bên. Như vậy thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể
là điều khoản về giải quyết tranh chấp đã được ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận


riêng, có thể là một phụ lục đính kèm tại thời điểm ký hợp đồng hoặc được các bên
ký kết sau khi phát sinh tranh chấp. Điều này được quy định rõ tại khoản 1 điều 16
luật Trọng Tài Thương Mại về hình thức thỏa thuận trọng tài : “Thỏa thuận
trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng
hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng”. Dựa vào đó ta có thể thấy rõ sự linh hoạt
trong hình thức thỏa thuận bằng trọng tài khi thỏa thuận có thể được xác lập không
nhất thiết là phải trong hợp đồng mà có thể tiến thành thỏa thuận riêng sau khi
tranh chấp phát sinh hoặc sau khi ký kết hợp đồng một thời gian.
Tuy nhiên các bên cần lưu ý hiện này cơ chế trọng tài chỉ được áp dụng để
giải quyết một số loại tranh chấp cụ thể gồm tranh chấp giữa các bên phát sinh từ
hoạt động thương mại, tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt
động thương mại, tranh chấp khác theo quy đinh của pháp luật.Vì vậy, đối với các
tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thì đương nhiên thỏa
2


Bài Tập Cá Nhân Tuần 2

Vũ Quang Huy - 361157

thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đương nhiên bị vô hiệu. Xác định đối
tượng của hợp đồng hoặc tranh chấp là vấn đề tiên quyết để các bên cân nhắc có
thể thành lập thỏa thuận trọng tài hay không.
Từ những căn cứ ở trên, ta có thể kết luận khẳng định : “Thương nhân
không thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại nếu không có thỏa
thuận trước trong hợp đồng.” là khẳng định sai.
2. Phán quyết của trọng tài thương mại có tính cưỡng chế thi hành.
Khẳng định trên là đúng bởi vì :
Theo khoản 5 điều 61 Luật Trọng Tài Thương Mại có quy định : “Phán
quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành”. Phán quyết của

trọng tài là chung thâm có nghĩa là phán quyết đó của trọng tài là quyết định giải
quyết tranh chấp cuối cùng không bị xem xét lại hoặc không bị thay đổi. Một khi
phán quyết trọng tài được đưa ra thì hai bên bắt buộc phải chấp hành.
Xét theo điều 67 Luật Trọng Tài Thương Mại thì “Phán quyết của trọng
tài thương mại được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.”
và phán quyết đó theo điểm e điều 2 và điều 4 của Luật Thi Hành Án Dân Sự
năm 2008 đã nêu rõ “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách
nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án”. Không những thế theo điều 9 luật thi
hành án dân sự 2008 về tự nguyện và cưỡng chế thi hành án thì “Người phải thi
hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi
hành án theo quy định của Luật này” Điều này tỏ rõ tính cưỡng chế thi hành đối
với phán quyết của trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp, trái ngược hẳn
với trình tự giải quyết tranh chấp khi đưa ra Tòa. Việc đưa vụ việc ra Tòa án thực
sự là giải pháp cuối cùng mà các bên phải cân nhắc khi biết những phức tạp thực tế
từ việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án; như là thủ tục kéo dài với nhiều cấp xét
3


Bài Tập Cá Nhân Tuần 2

Vũ Quang Huy - 361157

xử, sự công khai trong quá trình xét xử công khai và tốn rất nhiều thời gian và tiền
bạc cho các bên. Đồng thời khi đó, quan hệ giao thương giữa các đối tác khó có thể
gắn kết lại như lúc ban đầu.
Pháp luật trọng tài hầu hết các nước đều qui định phán quyết trọng tài có giá
trị chung thẩm. Điều 32 bản qui tắc trọng tài UNCITRAL qui định: “Quyết định
trọng tài phải làm bằng văn bản và là quyết định cuối cùng ràng buộc đối với các
bên. Các bên có trách nhiệm thực hiện ngay quyết định trọng tài”. Phù hợp với

thông lệ quốc tế, pháp luật Việt Nam cũng qui định như: “Quyết định này là quyết
định chung thẩm không thể kháng cáo tại bất cứ toà án hay tổ chức nào khác” hay
“Quyết định giải quyêt tranh chấp của trung tâm trọng tài kinh tế có hiệu lực thi
hành không thể bị kháng cáo”. Các qui định nêu trên xét về mặt tinh thần có nghĩa
là: một khi trọng tài đã ra quyết định thì các quyết định đó bất di bất dịch, chỉ được
phép chỉnh lý những vấn đề nhầm lẫn về tính toán, ghi chép (nếu có).
Tuy nhiên, để một phán quyết trọng tài đạt được tính hiệu lực chung thẩm
như trên, phán quyết trọng tài phải là kết quả của một quá trình xét xử công minh,
vô tư và phải được tuyên bố theo đúng thủ tục ra quyết định trọng tài mà pháp luật
qui định. Nhìn chung, các qui tắc trọng tài ban hành đều tìm cách làm cho phán
quyết trọng tài là quyết định cuối cùng. Điều này làm cho phán quyết trọng tài
mang tính chung thẩm, tạo điều kiện giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng.
Các trường hợp huỷ quyết định của trọng tài do có sai sót liên quan đến thủ tục tố
tụng và rất hiếm khi xảy ra. Do đó, giá trị chung thẩm của phán quyết trọng tài hầu
như được đảm bảo.
Nếu như các bên đương sự không đồng ý với quyết định của trọng tài
thương mại hoặc phát hiện ra trong quá trình giải quyết tranh chấp của các trọng tài
viên có những điểm sai phạm về chứng cứ hay thỏa thuận ban đầu… thì họ có
quyền yêu cầu tòa án hủy phán quyết của trọng tài. Điều này được quy định tại
điều 68, 69, 71 Luật Trọng Tài Thương Mại.

4


Bài Tập Cá Nhân Tuần 2

Vũ Quang Huy - 361157

Từ những căn cứ ở trên ta có thể kết luận khẳng định : Phán quyết của trọng
tài thương mại có tính cưỡng chế thi hành là khẳng định đúng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

-

Luật Thi Hành Án Dân Sự 2008.
Luật Trọng Tài Thương Mại 2010.
Trần Thị Tú Anh, Trọng tài thương mại,một phương thức giải
quyết tranh chấp.
/> />
5



×