Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bài tập học kì dân sự 1 thời hiệu, thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự, thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.95 KB, 23 trang )

Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

KHÁI QUÁT NỘI DUNG BÀI:
I – Khái quát chung về thời hiệu:
1 – Thời hạn pháp lý:
- Khái niệm thời hạn
- Đặc điểm pháp lý của thời hạn
- Phân loại thời hạn
2 – Khái niệm, đặc điểm của thời hiệu:
a ) Khái niệm thời hiệu
b ) Đặc điểm pháp lý của thời hiệu
II – Các loại thời hiệu:
1 – Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự:
a ) Các thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
b) Phương thức tính thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
c ) Thực tiễn áp dụng các quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn
trừ nghĩa vụ dân sự
2 – Thời hiệu khởi kiện:
a ) Các thời hiệu khởi kiện
b ) Phương thức tính thời hiệu khởi kiện
c ) Thực tiễn áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện
3 – Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự:
a ) Các thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
b ) Phương thức tính thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
c ) Thực tiễn áp dụng các quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân
sự
III – Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật:
1 – Hoàn thiện về thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
2 – Hoàn thiện về thời hiệu khởi kiện
3 – Hoàn thiện về thời hiệu giải quyết việc dân sự
0




Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

1


Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

A – LỜI MỞ ĐẦU
Để xã hội phát triển thì phải ổn định được các quan hệ xã hội trong lĩnh vực
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động. Những tranh
chấp, phát sinh trong lĩnh vực này phải được giải quyết kịp thời, nếu để lâu mâu
thuẫn phát triển, việc giải quyết sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, việc xác định đúng thời
hiệu có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
cũng như trong hoạt động giải quyết các tranh chấp cảu Tòa án. Nhiều vụ án trên
thực tiễn là bài học “đau đớn” cho các đương sự vì không nhận thức đầy đủ về ý
nghĩa thời hiệu. Bộ luật dân sự 2005 ra đời đã có những quy định cụ thể và toàn
diện hơn về vấn đề thời hiệu so với Bộ luật dân sự năm 1995, qua đó tạo điều kiện
cho các chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên những quy
định này còn nhiều bất cập tạo nên nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho
thực tiễn áp dụng, ảnh hưởng không ít đến quyền và lợi ích của các đương sự. Bài
viết này của em xin trao đổi một số vấn đề về đề tài :”Thời hiệu”. Bài viết của em
còn nhiều thiếu xót, rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô!
Em xin chân thành cảm ơn!

B – NỘI DUNG
2



Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

CHƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI HIỆU
1 – Thời hạn pháp lý.
a ) Khái niệm thời hạn pháp lý:
Theo từ điển Tiếng Việt thời hạn có thể hiểu là: “khoảng thời gian diễn ra
sự kiện“ hoặc “hạn định thời gian định trước cho kế hoạch“. Như vậy nếu như thời
gian là khái niệm thuộc phạm trù triết học không có bắt đầu và kết thúc, thời gian
trôi đi không phụ thuộc vào ý chí của con người thì thời hạn lại là khoảng thời gian
xác định có bắt đầu và kết thúc. Nó mang tính khách quan của thời gian bên cạnh
đó, nó cũng mang tính chủ quan của người định ra điểm đầu và điểm cuối.
Theo quy định của BLDS 2005, thời hạn là sự kiện pháp lý đặc biệt làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Đến một thời điểm nhất định
nào đó, theo quy định của luật dân sự sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý (thời hiệu
hưởng quyền, miễn trừ nghĩa vụ dân sự, thời hiệu khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ
việc dân sự )
Điều 149 BLDS 2005 quy định: “Thời hạn là khoảng thời gian được xác
định từ thời điểm này đến thời điểm khác và thời hạn có thể được xác định bằng
phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng sự kiện có thể sảy ra.”
Trong giao lưu dân sự thời hạn có vai trò quan trọng trong việc xác lập
quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể tham gia. Thời hạn còn được xác định
với tư cách là một sự kiện pháp lý đặc biệt làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong những trường hợp trong luật định hoặc do
các bên thỏa thuận.
b ) Đặc điểm pháp lý của thời hạn:
- Thời hạn là một khoảng thời gian xác định từ thời điểm này đến thời điểm
khác.
Theo quy định của BLDS 1995 thì thời hạn được tính theo dương lịch, là
khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Thời hạn có
thể được tính bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể xảy ra.

3


Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

Đến BLDS 2005 có bổ sung thêm là thời hạn có thể được tính bằng phút. Do đó,
thời điểm bắt đầu thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn bắt đầu từ thời
điểm đã xác định.
- Thời hạn trong giao dịch dân sự có thể do pháp luật quy định, do cơ quan
nhà nước ấn định hoặc các bên tự thỏa thuận.
Thời hạn trong quy định của pháp luật là khoảng thời gian định hướng cho sự
thỏa thuận của các bên. Đó có thể là khoảng thời gian tối thiểu hoặc tối đa mà các
bên đương sự không được phép rút ngắn hoặc kéo dài khoảng thời gian đó. Ví dụ:
thời gian chuộc lại tài sản đã bán do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá
5 năm đối với bất động sản và 1 năm đối với động sản.
- Thời hạn trong giao dịch dân sự vừa mang tính khách quan vừa mang tính
chủ quan.
Dưới góc độ triết học, thời gian là một khái niệm thể hiện trình tự biến đổi
của thế giới vật chất. thời gian luôn mang tính khách quan không có bắt đầu và kết
thúc, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Còn thời hạn là khoảng
thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Do vậy xét về tính
chất thời hạn vừa mang tính khách quan của thời gian nói cung, vừa mang tính chủ
quan của người định ra điểm đầu và điểm cuối.
c) Phân loại thời hạn:
- Dựa vào việc xác định thời hạn do chủ thể nào quy định thì thời hạn được
phân thành:
Thời hạn do Luật định: là thời hạn pháp luật quy định bắt buộc đối với
các chủ thể tham gia giao dịch, chủ thể không được phép thay đổi thời hạn đó. Ví
dụ: thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…
Thời hạn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ấn định: thời hạn cho

phép các bên trong giao dịch khắc phục các sai phạm về hình thức của giao dịch.
Thời hạn do các chủ thể tự xác định: thời hạn thuê tài sản, thời hạn
thực hiện công việc gia công…
4


Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

-

Dựa vào tính xác định thì thời hạn được phân thành:
Thời hạn xác định: là loại thời hạn được quy định rõ rang bằng cách

xác định chính xác thời điểm bắt đầu, kết thúc.
Thời hạn không xác định: là thời hạn trong đó chỉ quy định một cách
tương đối khoảng thời gian mà không xác định được một cách chính xác thời
gian đó. Trong trường hợp này, luật thường sử dụng các thuật ngữ: “kịp
thời”, ” khoảng thời gian hợp lý”, “khi có yêu cầu”…
2 - Khái niệm, đặc điểm của thời hiệu :
a) Khái niệm thời hiệu:
Trong giao lưu dân sự chủ thể tham gia quan hệ dân sự được hưởng các
quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự. Việc thực hiện không đúng, không đầy
đủ nghĩa vụ của bên này sẽ xâm phạm lợi ích của bên kia. Khi đó, bên có quyền và
lợi ích bị xâm phạm có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ. Tuy nhiên, cùng
với thời gian thì việc bảo vệ quyền và lợi ích khó hơn. Bởi vậy, pháp luật quy định
một khoảng thời hạn nhất định cho sự phát sinh, tồn tại hay chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự, các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích. Thời hạn này được gọi là thời hiệu.
Điều 154 BLDS 2005 quy định :” Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy
định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn
trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải

quyết việc dân sự.”
Thời hiệu là một chế định pháp lý quan trọng trong việc xác lập quyền và
nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ dân sự. Thời hiệu là căn cứ pháp lý làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ dân sự. Thời hiệu giúp cho việc ổn định các
quan hệ dân sự trong việc xác lập quyền hợp pháp của các chủ thể trong trường hợp
nhất định. Thời hiệu còn tạo điều kiện giảm bớt những khó khăn cho Tòa án trong
việc thụ lý những vụ án dân sự mà khó tìm được chứng cứ chứng minh nó đã xảy ra
quá lâu. Thời hiệu giúp nâng cao ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật của các chủ
thể, từ đó sớm ổn định các quan hệ dân sự.
5


Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

b) Đặc điểm pháp lý của thời hiệu:
- Thời hiệu do pháp luật quy định và mang tính bắt buộc tuân thủ:
Khác với thời hạn, thời hiệu do pháp luật quy định và sự tồn tại của thời hiệu
không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người có quyền và lợi ích liên quan.
Bởi vậy, thời hiệu mang tính chất bắt buộc tuân thủ, các bên không được
phép thỏa thuận để xác định về thời hiệu hay làm thay đổi quãng thời gian
mà pháp luật quy định cho thời hiệu. Mọi thỏa thuận của các bên tham gia
quan hệ dân sự nhằm thay đổi thời hiệu hoặc cách tính thời hiệu đều bị xem
là vô hiệu và việc áp dụng thời hiệu cũng mang tính bắt buộc đối với cơ quan
có thẩm quyền và Tòa án trong việc xem xét, giải quyết các yêu cầu khởi
kiện.
- Thời hiệu mang tính định lượng và định tính liên tục, trừ các trường hợp do pháp
luật quy định:
Thông thường thời hiệu là khoảng thời gian có tính liên tục từ khi bắt đầu
cho đến khi kết thúc. Tuy nhiên, một số trường hợp nếu chưa có sự kiện nhất
định xảy ra thì khoảng thời gian diễn ra các sự kiện không được tính vào thời

hiệu hoặc thời hiệu được tính lại từ đầu.
- Thời hiệu là cơ sở để các chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và là
điều kiện để Tòa án thụ lý vụ việc dân sự:
Một trong những quyền của chủ thể được thực hiện nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình đó là quyền khởi kiện, yêu cầu và việc còn thời
hiệu là điều kiện cần để yêu cầu chủ thể thực hiện được quyền khởi kiên, yêu
cầu của mình. Khi không còn thời hiệu thì thực tế chủ thể đó có quyền, lợi
ích hợp pháp cần bảo vệ, chủ thể đó cung cấp được các tài liệu chứng minh
cho yêu cầu của mình là đúng thì tòa án cũng không có cơ sở pháp lí để giải
quyết các yêu cầu đó.
- Nội dung của chế định pháp luật phụ thuộc vào pháp luật của mỗi nước, cụ thể là
phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của nước đó:
6


Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

Kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng có mối quan hệ mật thiết, tác động
lẫn nhau. Pháp luật là vấn đề thuộc kiến trúc thượng tầng còn kinh tế - xã hội
thuộc vấn đề cơ sở hạ tầng, bởi vậy pháp luật phải phù hợp với điều kiện
kinh tế- xã hôi. Chế định thời hiệu là một bộ phận cảu hệ thống pháp luật, tất
nhiên những quy định của nó phải phù hợp với trình độ kinh tế - xã hội.
- Hậu quả pháp lý phát sinh trong thời hiệu có phạm vi hẹp hơn so với các loại thời
hạn khác :
Kết thúc khoảng thời gian trong thời hiệu sẽ hoặc chỉ làm phát sinh một hoặc
các hậu quả pháp lý trong bốn hậu quả pháp lý sau: chủ thể được hưởng
quyền dân sự, chủ thể được miễn trừ nghĩa vụ dân sự, chủ thể bị mất quyền
khởi kiện vụ án dân sự, chủ thể bị mất quyền yêu cầu giải quyết các công
việc dân sự. Như vậy, hậu quả pháp lý phát sinh trong thời hiệu có phạm vi
hẹp hơn so với các loại thời hạn khác.

CHƯƠNG II: CÁC LOẠI THỜI HIỆU:
1)Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự:
a) Các thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự:
-

Thời hiệu hưởng quyền dân sự:

Khoản 1 Điều 155 BLDS quy định: “Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời
hạn mà khi kết thúc thời hạn đó chủ thể được hưởng quyền dân sự.” Theo quy định
này thì quyền dân sự phát sinh do thời hiệu không do quyền khởi kiện (mặc dù
quyền khởi kiện cũng là một quyền dân sự để đảm bảo các quyền dân sự khác). Các
quyền dân sự được xác lập theo thời hiệu trong BLDS 2005 là các quyền sở hữu đối
với tài sản. Ví dụ: xác lập quyền sở hữu đối với vật không xác định được ai là chủ
sở hữu, vật bị đánh rơi, bỏ quên đối với gia súc, vật nuôi dưới nước bị thất lạc…
Theo quy định tại khoản 2 – Điều 157 BLDS 2005 thời hiệu hưởng quyền
dân sự không áp dụng trong các trường hợp sau đây:

7


Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

Thứ nhất: Chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu Nhà nước không có căn cứ
pháp luật:
Điều đó có nghĩa là dù một người có chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai đối với tài sản thuộc sở hữu của nhà nước
trong thời gian bao lâu đi chăng nữa thì cũng không làm dịch chuyển quyền sở hữu
tài sản đó từ nhà nước sang mình được vì quyền sở hữu của nhà nước được bảo vệ
một cách tuyệt đối.
Thứ hai: Việc hưởng quyền nhân thân không gắn với tài sản:

Về nguyên tắc, thời hiệu chỉ áp dụng đối với quan hệ tài sản. Thời hiệu
không áp dụng đối với quyền nhân thân không gắn với tài sản. Quy định này xuất
phát từ bản chất của quyền nhân thân là luôn gắn liền với mỗi cá nhân, không thể
chuyển giao cho chủ thể khác dưới bất cứ hình thức nào, và không thể là đối tượng
trong các giao dịch dân sự.
Tuy nhiên, đối với những lợi ích tuy phát sinh từ quyền nhân thân, gắn với
quyền nhân thân nhưng có thể khai thác một cách độc lập, không ảnh hưởng đến
tính bất khả xâm phạm của quyền nhân thân, không trái pháp luật và đạo đức xã hội
( thù lao quyền tác giả, lợi ích mang lại do uy tín, hình ảnh ) thì vẫn áp dụng thời
hiệu.
-

Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự:

“Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó
thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.” (khoản 2 điều
155 BLDS 2005). Như vậy có thể thấy thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ là thời hiệu
chấm dứt quyền yêu cầu việc thực hiện nghĩa vụ đã không thực hiện yêu cầu, mặc
dù có khả năng làm việc đó.
Cần lưu ý rằng trong thời hạn yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, người có quyền có
thể khởi kiện nếu nghĩa vụ không được thực hiện sau khi người đó đã trực tiếp yêu
cầu người có nghĩa vụ.

8


Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

Thời hiệu hưởng miễn trừ nghĩa vụ dân sự không áp dụng trong việc thực
hiện nghĩa vụ dân sự đối với nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Ví dụ: các nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí đối với nhà nước thì dù có sự kiện gì xảy ra
cũng không làm miễn trừ nghĩa vụ đó.
b ) Phương thức tính thời hiệu hưởng quyền, miễn trừ nghĩa vụ dân sự.
- Bắt đầu thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự:
Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được tính kể từ thời
điểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của
thời hiệu. Như vậy, thời hiệu được xác định là “ngày” và về nguyên tắc hai loại thời
hiệu này không gián đoạn bởi bất cứ lý do gì, nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời
hiệu được tính lại từ đầu.
- Kết thúc thời hiệu hưởng quyền, miễn trừ nghĩa vụ dân sự:
Thời điểm có hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
là sau khi quãng thời gian được quy định trong thời hiệu kết thúc. Khác với thời
hiệu hưởng quyền dân sự cho phép chủ thể hưởng quyền khi kết thúc thời hạn luật
định thì trong thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự, người có nghĩa vụ được miễn trừ
nghĩa vụ tương ứng với thời điểm kết thúc thời hạn. Khi một chủ thể tham gia quan
hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó thì họ phải thực hiện nghĩa vụ
trong thời hạn pháp luật quy định. Nếu hết thời hiệu thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ
chấm dứt.
- Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền, miễn trừ nghĩa vụ dân sự:
Để thúc đẩy quá trình giao lưu dân sự, khuyến khích việc chuyển giao tài sản
và các quyền về tài sản để khai thác một cách hiệu quả nhất, pháp luật đã quy định
về tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền, miễn trừ nghĩa vụ dân sự. Theo quy định
tại khoản 2 điều 158 BLDS 2005 chỉ khi có hai sự kiện sau đây xảy ra mới làm
gián đoạn tính liên tục của thời hạn, đó là:
Thứ nhất: có sự giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với
quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu.
9


Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3


Thứ hai: quyền và nghĩa vụ đang áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền và
nghĩa vụ liên quan tranh chấp.
c ) Thực tiễn áp dụng các quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn
trừ nghĩa vụ dân sự.
Trong thực tế việc áp dụng các quy định này vẫn còn gây ra nhiều cách hiểu khác
nhau, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự.
Khoản 2 điều 158 BLDS 2005 quy đinh một trong những sự kiện làm gián
đoạn thời hiệu là “có sự giải quyết của cơ quan có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa
vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu “. Tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản
hướng dẫn cụ thể về việc đó nên khi áp dụng vẫn gây ra nhiều cách hiểu khác nhau.
Ví dụ: A tranh chấp với B chiếc xe máy mà A chiếm giữ không có pháp luật
nhưng ngay tình do không chứng minh được quyền chiếm hữu hợp pháp của mình
nên A làm đơn gửi tới viện kiểm sát tố cáo hành vi của B. Trong một thời gian dài,
Viện kiểm sát mời A đến làm việc, hướng dẫn A kiện ra tòa. Khi thụ lý, Tòa cho
rằng có một số quyền lợi dân sự của A đã hết thời hiệu khởi kiện. A cho rằng vụ
việc của mình có sự giải quyết của Viện kiểm sát, tức là đã có sự kiện làm gián đoạn
thời hiệu nên phải tính lại thời hiệu từ đầu. Còn Tòa cho rằng Viện kiểm sát không
phải là cơ quan có thẩm quyền giải quyết dân sự nên việc A được Viện kiểm sát mời
đến làm việc không phải là sự kiện làm gián đoạn thời hiệu.
Trong trường hợp trên, việc Viện kiểm sát tham gia giải quyết vụ việc có phải
là sự kiện làm gián đoạn thời hiệu khởi kiện hay không vẫn đang gây ra nhiều ý
kiến tranh cãi?
Bên cạnh đó,quy định “Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự không áp dụng
trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác” vẫn gây ra nhiều tranh cãi
Ví dụ: Điều 645 BLDS 2005 quy định về thời hiệu để yêu cầu người thừa kế
thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm kể từ thời điểm mở
thừa kế. Bên cạnh đó, lại có quy định thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự không áp
10



Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

dụng trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với nhà nước, trừ trường hợp khác do
pháp luật quy định. Giả sử A có người cha chết đã chết sau 4 năm. Sau 4 năm, cơ
quan thuế yêu cầu A phải trả nợ thuế cho cha, nếu không sẽ khởi kiện. Như vậy,
trong trường hợp này, sẽ có 2 cách tính thời hiệu khác nhau: Thứ nhất, cơ quan thuế
không khởi kiện người con được vì đã hết thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa
kế thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại. Thứ hai, cơ quan thuế vẫn kiện
được vì thời hiệu khởi kiện không áp dụng đối với các nghĩa vụ nhà nước. Như vậy,
trong trường hợp trên nên hiểu theo cách nào là đúng?
2)Thời hiệu khởi kiện:
a)Các thời hiệu khởi kiện:
Khoản 3 Điều 155 BLDS 2005 quy định: “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn
mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền
khởi kiện.” BLDS 2005 không quy định các thời hiệu khởi kiện chung cho các loại
quan hệ pháp luật dân sự chung như các quan hệ pháp luật dân sự một số nước mà
quy định các thời hạn khác nhau cảu thời hiệu khởi kiện đối với từng loại quan hệ
pháp luật dân sự cụ thể. Các thời hiệu khởi kiện theo quy định BLDS 2005 bao
gồm:
-

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm
các điều kiện về chủ thể, ý chí của hình thức giao dịch là một năm kể từ
ngày xác lập giao dịch;

-


Thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm;

-

Thời hiệu khởi kiện đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng là
hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm;

11


Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

-

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết
để lại là ba năm, yêu cầu phân chia tài sản thừa kế, công nhận quyền hay
bác bỏ quyền thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự không áp dụng trong những trường hợp :
Yêu cầu hoàn trả lại tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước; yêu cầu bảo vệ quyền
nhân thân bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác và các trương
hợp khác do pháp luật quy định.
b)Phương thức tính thời hiệu khởi kiện:
-

Bắt đầu thời hiệu khởi kiện:

Khoản 1 Điều 159 BLDS 2005 quy định: “Thời hiệu khởi kiện được bắt đầu
tính từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy

định khác”. “Thời điểm quyền và lợi ích bị xâm phạm” được coi là sự kiện mang
yếu tố khách quan, là sự kiện mà các bên liên quan có thể biết hoặc buộc phải biết,
do đó phương pháp tính thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện dựa trên thời điểm
quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có ưu điểm là dễ xác định.
Để xác định đúng thời hiệu khởi kiện, điều quan trọng cần xác định đúng
ngày nào được coi là ngày có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm để bắt đầu
tính thời hiệu khởi kiện. Ví dụ: đối với quan hệ hợp đồng thông thường, chúng ta dễ
dàng xác định được thời điểm quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm là thời điểm
bên có nghĩa vụ hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ nhưng họ không thực hiện nghĩa
vụ hoặc thực hiện không đúng.
-

Khoảng thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện:

Điều 161 BLDS 2005 đã quy định thời gian có những sự kiện xảy ra không
tính vào thời hiệu khởi kiện đó là:
+ Có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người có
quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu. Sự kiện bất khả
kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không
thể áp dụng được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
12


Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

Ví dụ: Bị thiên tai, lũ lụt, đau ốm… Còn những trở ngại khách quan là những trở
ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự
không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không
thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ dân sự cảu mình. Ví dụ: Đi công tác đột xuất,
thư tín bị thất lạc…

+ Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người
có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vu dân sự hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự.
+ Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lí do chính đáng khác mà
không thể tiếp tục đại diện trong những trường hợp người đại diện của người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự chết.
-

Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện:

Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện là việc pháp luật dự liệu những sự kiện, nếu
chúng xảy ra thì thời hiệu khởi kiện được tính lại từ đầu, thời gian trước khi xảy ra
sự kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện. Về nguyên tắc thì bắt đầu lại thời hiệu
khởi kiện được bắt đầu lại khi có sự thỏa thuận của các bên chủ thể. Sự thỏa thuận
này có thể dưới dạng:
+ Bên có nghĩa vụ thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối
với người khởi kiện. Ví dụ: Hai bên đương sự tranh chấp về việc cho vay, tuy nhiên
sau đó bên đi vay đã thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của mình thì thời hiệu khởi
kiện trong trường hợp này được tính lại từ đầu.
+ Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người
khởi kiện. Ví dụ: A cho B vay 50 triệu đồng trong vòng 1 năm, khi hết hợp đồng sau
nhiều lần đòi nợ B đã trả được cho A 25 triệu đồng, như vậy thời hiệu khởi kiện 25
triệu đồng chưa trả còn lại sẽ được tính lại từ đầu.
+ Các bên đã tự hòa giải với nhau.
-

Kết thúc thời hiệu khởi kiện:
13



Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

Trong các yếu tố cấu thành thời hiệu thì giữa bắt đầu thời hiệu và kết thúc
thời hiệu có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Sẽ không thể có kết thúc thời hiệu
nếu như không có bắt đầu thời hiệu và việc xác định kết thúc thời hiệu có chính xác
hay không là phụ thuộc vào việc xác định bắt đầu thời hiệu. Tuy không có tính độc
lập so với bắt đầu thời hiệu khởi kiện nhưng kết thúc thời hiệu lại là căn cứ để xác
định các chủ thể có quyền yêu cầu khởi kiện hay không, đồng thời nó cũng là mốc
ranh giới để xác định còn hay không còn quyền khởi kiện.
c)Thực tiễn áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện:
- Thứ nhất, BLDS 2005 chưa có quy định về trường hợp pháp nhân chưa xác định
được người đại diện: Ví dụ theo Điều 161 BLDS 2005 quy định về thời gian không
tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự. Những quy định này chưa rõ ràng và hợp
lý gây nhiều cản trở cho đương sự.
- Thứ hai, chưa có hướng dẫn cụ thể về các trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi
kiện vụ án dân sự, do đó có nhiều cách hiểu không thống nhất. Ví dụ : Điều 162
BLDS 2005 quy định về các trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân
sự. Tuy nhiên, trên thực tế, điểm b khoản 1 Điều 162 BLDS được hiểu như thế nào
vẫn là một dấu hỏi chấm?
- Thứ ba, quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế cũng gây ra nhiều cách hiểu
khác nhau. Ví dụ: Điều 645 BLDS 2005 quy định về thời hiệu khởi kiện để người
thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bãi bỏ quyền
thừa kế cuả người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế trên thực tiễn việc áp
dụng còn nhiều cách hiểu khác nhau. Trong trường hợp, 2 vợ chồng A và B có hai
người con trai đã chết khi còn nhỏ, sau đó đã nhận E về làm con nuôi (hợp pháp)
khi E mới 5 tuổi. Năm 1980 ông A chết, không để lại di chúc, tài sản mà 2 vợ chồng
A và B có được là 200m2 đất (có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bà
B) và 1 ngôi nhà cấp 4. Chị E đã lấy chồng nhưng đến vẫn ở với bà B đến năm 1984
mới về quê chồng. Năm 1991, bà B chết không để lại di chúc. Sau ki B chết, H

(cháu của ông A) đến ở và quản lý toàn bộ tài sản của vợ chồng A và B để lại. Năm
14


Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

1993 E yêu cầu H trả lại toàn bộ tài sản đó do bố mẹ mình để lại nhưng H không
đồng ý và do H chưa có nhà nên E để H ở đó thêm một thời gian nữa. Đến tháng
12/2005, do có nhu cầu nên E đã yêu cầu H trả lại toàn bộ tài sản mà bố mẹ mình để
lại.
Xung quanh vấn đề này có hai quan điểm khác nhau: Thứ nhất cho rằng đây là tranh
chấp về thừa kế, do đó theo quy định về thời hiệu khởi kiện tại Điểu 645 BLDS thì
E không còn quyền khởi kiện nữa vì đã quá 10 năm. Thứ hai cho rằng đây là đòi lại
tài sản do bố mẹ để lại mà không phải yêu cầu chia tài sản hay xác nhận thừa kế nên
E vẫn có quyền đòi lại tài sản theo Điều 636 BLDS?
- Thứ tư, chưa có sự phù hợp giữa các quy định của pháp luật về thời hiệu: Ví dụ:
thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế
cảu mình hoặc bãi bỏ thừa kế cảu ình là 10 năm. Vấn đề đặt ra là vậy tài sản do
người chết để lại sẽ thuộc về ai trong khi Điều 247 BLDS 2005 quy định một chủ
thể có thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản là bất động sản khi chiếm hữu, ngay
tình, công khai, liên tục trong thời gian 30 năm?
- Thứ năm, việc xác định thời hiệu bắt đầu khởi kiện chưa được chính xác dẫn đến
việc xác định thời điểm kết thúc vụ việc sai và giải quyết vụ việc sai.
3)Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự:
a)Các thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự:
Theo quy định của pháp luật thì việc dân sự là yêu cầu của các cá nhân, cơ
quan, tổ chức yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý
là căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, lao
động, thương mại của mình hoặc của các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác yêu cầu
Tòa án công nhận cho mình quyền dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương

mại được tòa án thụ lý giải quyết. Việc dân sự là một bộ phận quan trọng của vụ án
dân sự, nó có ý nghĩa rất lớn, bởi vậy, quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết việc

15


Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

dân sự trong pháp luật dân sự nói chung và trong pháp luật thời hiệu nói riêng là rất
quan trọng.
Theo Khoản 4, Điều 155 BLDS 2005 quy định :” Thời hiệu yêu cầu giải
quyết việc dân sự là thời hiệu mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết
việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi
ích công cộng, lợi ích Nhà nước, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.”
b)Phương thức tính thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự:
-

Bắt đầu thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự:

Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Xuất phát từ việc giải quyết các việc dân
sự thường được tiến hành nhanh gọn với thủ tục đơn giản hơn so với giải quyết các
vụ án dân sự. Vì vậy, nếu như trường hợp pháp luật không có quy định khác thì thời
hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được quy định là một năm, ngắn hơn so với thời
hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.
-

Thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự:

Điều 161 BLDS 2005 đã quy định thời gian có những sự kiện không tính vào thời

hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thứ nhất: Có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người
có quyền yêu cầu không thể giải quyết việc dân sự trong phạm vi thời hiệu:
 Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không
lường trước được và không thể khắc phục đượ mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
- Là sự kiện thực tế mang tính khách quan và không liên quan đến hành vi của con
người.
- Có thiệt hại xảy ra cà không thể khắc phục các thiệt hại mặc dù đã áp dụng các
biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép.
- Làm cho chủ thể không thể yêu cầu trong phạm vi thời hiệu yêu cầu. Ví dụ: bị
thiên tai, bão lũ, ốm đau…
16


Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

 Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động
làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về quyền, lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thực hiện được quyền, nghĩa
vụ dân sự của mình.
- Là những trở ngại khách quan do hoàn cảnh mang lại, xảy ra có liên quan đến
hành vi của con người.
- Không thể biết được quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm;
- Không yêu cầu về thiệt hại và biện pháp khắc phục;
- Không khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Ví dụ: đi công tác đột xuất, thưu tín bị thất lạc…
Thứ hai: Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền yêu cầu
chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự.

Một cá nhân chỉ có thể trở thành chủ thể tham gia giao dịch dân sự khi đáp
ứng được đủ hai điều kiện đó là: có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp
luật. Bởi vậy, người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự không thể tự mình yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của họ
nên pháp luật quy định tạm ngừng thời hiệu khởi kiện.
c) Thực tiễn áp dụng các quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự:
Nếu như việc xác định thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính từ khi
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan , tổ chức, lợi ích công cộng của Nhà
nước bị xâm phạm và các căn cứ được xác định được giải thích cụ thể tại mục 2.2
Mục 2 Phần IV Nghị quyết 01/2005NQ- HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm
phán TANDTC thì đối với việc xác định thời hạn bắt đầu đối với thời hiệu yêu cầu
là ngày phát sinh quyền yêu cầu là một quy định chưa có sự giải thích cụ thể. Điều
26 và Điều 28 của BLDS 2005 đã liệt kê được những yêu cầu về giải quyết việc dân
sự và hôn nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, tương ứng với
mỗi yêu cầu đó, tùy từng loại việc mà pháp luật lại quy định thời điểm đương sự
17


Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

yêu cầu giải quyết việc dân sự khác nhau. Vấn đề đặt ra đối với trường hợp có yêu
cầu không công nhận quan hệ vợ, chồng thì xác định thời hiệu yêu cầu như thế nào?
Tương tự như vậy thì vấn đề thời hiệu yêu cầu cụ thể được xác định ra sao đối với
các yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật? Chẳng hạn A và B kết hôn tháng 2/2011
nhưng đến 2/2012 mới có đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trong trường
hợp này, việc xác định thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự còn hay không liên
quan đến cách hiểu thế nào là ngày phát sinh quyền yêu cầu. Điều này rất cần thiết
có những hướng dẫn cụ thể.
Chương III: Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về thời hiệu:
1) Hoàn thiện các quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ

dân sự:
- Thứ nhất, cần có hướng giải quyết thế nào là “có sự giải quyết của cơ quan có
thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang áp dụng thời hiệu.”
Thời hiệu hưởng quyền dân sự được xây dựng trên cơ sở tôn trọng sự tồn tại
lâu dài của một quyền như một thực trạng. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự có
mục đích thúc đẩy việc khẳng định một quyền nhất định trong quan hệ do pháp luật
quy định. Với vai trò như vậy thì sự kiện làm gián đoạn có ảnh hưởng rất lớn đến
việc hưởng quyền, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể nên cần được quy định rõ ràng.
- Thứ hai, cần có hướng dẫn cụ thể về các trường hợp không áp dụng thời hiệu miễn
trừ nghĩa vụ dân sự:
Cụ thể tại khoản 3 Điều 158 BLDS 2005 quy định :”Thời hiệu miễn trừ
nghĩa vụ dân sự không áp dụng trong việc thực hiện các nghĩa vụ dân sựu đối với
nhà nước trừu trường hợp pháp luật có quy định khác.” Tuy nhiên pháp luật lại
chưa có hướng dẫn về quy định khác dẫn đến việc áp dụng còn có sự vênh nhau.
2) Hoàn thiện quy định về thời hiệu khởi kiện:
- Thứ nhất, Điều 161 BLDS 2005 cần được quy định thêm về những trở ngại đối
với trường hợp pháp nhân chưa xác định được người đại diện.
18


Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

Pháp nhân là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, trong thời gian mà
pháp nhân gặp trở ngại như: người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chết,
người đại diện đột nhiên mất năng lực hành vi… nếu không có người đại diện thực
hiện khởi kiện hợp lệ sẽ không được tính vào thời hiệu khởi kiện theo quy định của
Điều 161 BLDS là chưa hợp lí. Bởi vậy, cần có những quy định rõ ràng hơn để
khắc phục những bất cập trong thực tiễn này.
- Thứ hai, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc xác định thời điểm bắt đầu thời
hiệu khởi kiện, các trường hợp bắt đầu khởi kiện lại vụ án dân sự.

Thời điểm phát sinh thời hiệu theo pháp luật hiện hành được tính kể từ ngày
quyền, lợi ích của chủ thể bị xâm phạm trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tuy nhiên, trên thực tế ví nhiều lí do khách quan, quyền, lợi ích chủ thể đã bị xâm
phạm mà chủ thể không biết ví dụ như: người bị lừa dối chưa biết mình bị lừa dối,
người bị ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm môi trường nhưng không biết sức khỏe, tính
mạng của mình đang bị xâm phạm…Do đó, cần thiết phải có sự sửa đổi cách tính
thời hiệu dựa vào thời điểm “ngày quyền, lợi ích bị xâm phạm” thành thời điểm
“chủ thể biết hoặc buộc phải biết quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm.”
- Thứ ba, đối với những quan hệ sở hữu có áp dụng thời hiệu, pháp luật cần có sự
sửa đổi, bổ sung đảm bảo tính hợp lí và cụ thể phù hợp với sự đa dang và đặc thù
của quan hệ sở hữu đó:
Để đảm bảo sự ổn định trong các quan hệ sở hữu, sự thống nhất trong áp
dụng pháp luật và nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp, nhà làm luật phải quy định những quan hệ sở hữu cụ thể không áp dụng thời
hiệu và những quan hệ sở hữu áp dụng thời hiệu. Đối với những quan hệ sở hữu áp
dụng thời hiệu, pháp luật cần có sự sửa đổi, bổ sung để đảm bảo hợp lí và phù hợp.
3) Hoàn thiện các quy định về yêu cầu giải quyết vệc dân sự:
- Thứ nhất, đối với các yêu cầu về chấm dứt việc nuôi con nuôi, yêu cầu nhận thuận
tình li hôn, tuyên bố một người đã chết… nên có những quy định rõ là áp dụng thời
hiệu đối với các yêu cầu trên:
19


Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

Các yêu cầu trên có thể được coi là yêu cầu thuộc về quyền nhân thân, bởi
vậy nên quy định giống như việc khởi kiện đó với các vấn đề nhân thân để đảm bảo
sự cân đối, hợp lí, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đồng thời tạo cơ sở cho các cơ quan
chức năng khi giải quyết việc dân sự.
- Thứ hai, cần nhanh chóng có hướng dẫn về vấn đề thời hiệu yêu cầu giải quyết

việc dân sự để tạo điều kiện thuận lợi, khắc phục những khó khăn, lúng túng trong
quá trình giải quyết việc dân sự cảu tào án:
Việc dân sự là một bộ phận quan trọng của vụ án dân sự, nó cũng mang ý
nghĩa rất lớn, bởi vậy việc quan tâm và xây dựng một hệ thống các quy phạm pháp
luật về vấn đề thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là rất cần thiết.

C- KẾT LUẬN:
Sự ra đời của BLDS 2005 đã có những quy định cụ thể và toàn diện hơn về
vấn đề thời hiệu so với BLDS 1995, qua đó tạo điều kiện cho các chủ thể chủ động
thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, trong
thực tế, việc áp dụng các quy định về thời hiệu vẫn còn nhiều cách hiểu chưa thống
nhất dẫn đến khó khăn cho các chủ thể cũng như Tòa án trong việc tham gia giải
20


Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

quyết các vụ việc. Bởi vậy, vấn đề “Thời hiệu” cần được nghiên cứu một cách toàn
diện và có hệ thống hơn. Bài viết của em còn nhiều thiết xót rất mong sự góp ý của
các thầy, cô!
Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam modul 1, Nxb Công an Nhân dân
2. Bộ luật dân sự Việt Nam 2005, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
3. Bộ luật dân sự Việt Nam 1995, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
4. Bộ luật tố tụng dân sư 2004, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
21



Vũ Hồng Nhung – N07.TL2- Nhóm 3

5. Luật thương mại 1997, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
6. Nguyễn Thanh Hải (2007) “Bàn về thời hiệu khởi kiện”, Tạp chí Công an
Nhân dân , tr38
7. Nguyễn Thị Oanh “Thời hiệu” , Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học
Luật Hà Nội
8. />ItemID=10933

9. />p_page_id=11813238&pers_id=1751922&item_id=17103283&p_details=1

10. />
11. />
22



×