Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

bài tập học kì hình sự 1 đề 6 8 điểm c có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của k, tài sản chiếm đoạt có giá trị 30 triệu đồng hành vi phạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.7 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
Trang
ĐỀ BÀI
2

TRẢ LỜI CÂU HỎI
Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội gì theo sự phân loại
tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS?
2.
Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay
CTTP hình thức? Tại sao?
3.
Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì
C có bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực
hiện tội phạm?
4.
Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi
của mình không? Tại sao?
5.
Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C
có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?

2

1.

3
3
4
6


7
8

Sau khi tìm hiểu hệ thống các câu hỏi trong bài tập lớn, em xin lựa chọn
câu 6 để hoàn thiện bài tập lớn của mình
1


ĐỀ BÀI
C có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của K, tài sản chiếm đoạt có
giá trị 30 triệu đồng. Hành vi phạm tội của C được quy định tại khoản 1 Điều
133 BLHS. C bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt 7 năm tù. Anh (chị) hãy xác
định:
1. Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội gì theo sự phân loại tội phạm
tại khoản 3 Điều 8 BLHS?
2. Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay CTTP
hình thức? Tại sao?
3. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị
truy cứu TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực hiện tội phạm?
4. Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình
không? Tại sao?
5. Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải
chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?

TRẢ LỜI CÂU HỎI

2


1. Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội gì theo sự phân loại tội

phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS?
Phân loại tội phạm là phân chia tội phạm theo những tiêu chí nhất định để
đảm bảo cho việc điều tra, xử lý, áp dụng hình phạt được chính xác. Tội phạm
được hiểu theo nghĩa khái quát nhất là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái
pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu
nêu trên nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội rất khác nhau. Chính do sự khác nhau như vậy mà vấn để phân
hóa và cá thể hóa hình phạt đã được đặt ra và được coi là nguyên tắc của luật
hình sự Việt Nam. Thể hiện nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam phân tội
phạm ra thành bốn nhóm tội phạm khác nhau: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng. Sự phân biệt bốn nhóm tội như vậy vừa là biểu hiện của sự phân hóa
trách nhiệm hình sự (TNHS) vừa là cơ sở thống nhất cho sự phân hóa TNHS
trong Bộ luật hình sự (BLHS). Sự phân biệt này là cơ sở thống nhất cho việc
xây dựng các khung hình phạt cho các tội phạm cụ thểcũng như cho việc xây
dựng trong luật hình sự và các ngành luật khác có liên quan các quy định thể
hiện sự phân hóa trong đường lối đấu tranh phòng chống các loại tội khác nhau.
Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thì theo
Điều 8 BLHS, các nhóm tội phạm được định nghĩa như sau:“Tội phạm ít
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hiểm không lớn cho xã hội mà mức cao nhất
của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối
với tội ấy là đến 7 năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại
rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15
năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là
trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”
3



Khi phân loại tội phạm, ta không được dựa vào mức án do Tòa án đã tuyên
trong thực tế mà phải căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS
quy định đối với tội phạm đó. Trong tình huống mà đề bài đưa ra, hành vi phạm
tội của C được quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS: “Người nào dùng vũ lực,
đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn
công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì
bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”.Hành vi “dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản
của K, tài sản chiếm đoạt có giá trị 30 triệu đồng” của C là hành vi gây nguy hại
rất lớn cho xã hội và mức cao nhất của khung hình phạt theo khoản 1 Điều 133
BLHS là mười năm tù. Vậy, trường hợp phạm tội của C theo khoản 1 Điều 133
BLHS là tội rất nghiêm trọng.
2. Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay CTTP
hình thức? Tại sao?
Cấu thành tội phạm (CTTP) là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất
đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự.
Dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc măt khách quan có thể
chia CTTP thành CTTP vật chất và CTTP hình thức:
-

CTTP vật chất là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi,

-

hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành

vi nguy hiểm cho xã hội.
Việc xác định loại tội nào có CTTP cơ bản là CTTP hình thức hay CTTP
vật chất là xuất phát từ cơ sở khách quan sau:
- Nếu riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện được đầy đủ tính

nguy hiểm của tội phạm hoặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội là hậu quả
-

khó xác định thì CTTP thường được xây dựng là CTTP hình thức.
Nếu riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa thể hiện được hoặc chưa
thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà đòi

4


hỏi phải có cả hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì CTTP thường được xây
dựng là CTTP vật chất.
Như vậy, việc quy định hay không quy định vấn đề về hậu quả trong CTTP
sẽ là có là dấu hiệu bắt buộc hay không căn cứ để xác định một tội có CTTP vật
chất hay CTTP hình thức. Trong CTTP Điều 133 BLHS thì hậu quả của tội
phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc do đó tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS)
là tội có la CTTP hình thức.
3. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C
có bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực hiện tội
phạm?
Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị
truy cứu TNHS về tội cướp tài sản. Trường hợp phạm tội của C thuộc giai đoạn
tội phạm hoàn thành.
Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các
dấu hiệu được mô tả trong CTTP. Khi tội phạm hoàn thành thì hành vi phạm tội
đã có đầy đủ các dấu hiệu phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của
tội phạm đó. Thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc người
phạm tội đã đạt được mục đích của mình hay chưa. Tội phạm khi đã hoàn thành
về mặt pháp lí - tức tội phạm đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của CTTP, có thể
dừng lại không xảy ra nữa trong thực tế nhưng cũng có thể tiếp tục xảy ra.

Ngược lại, tội phạm đã dừng lại nhưng có thể chưa hoàn thành.
Theo khoản 1 Điều 133 BLHS: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ
lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình
trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản…” thì có 3 hành vi là
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và hành vi khác làm cho người
bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Tội cướp tài sản được
coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong ba hành vi trên nhằm
chiếm đoạt tài sản. Việc người phạm tội chiếm đoạt được tài sản hay chưa
5


không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này và cũng không phải là dấu
hiệu để xác định thời điểm hoàn thành của tội cướp tài sản.
Theo giả sử thì C đã có hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản và đã
thỏa mãn hết dấu hiệu được mô tả trong CTTP của tội cướp tài sản. Dù C không
đạt được được mục đích của mình nhưng cũng được coi là hoàn thành. Do đó, C
có bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản.

4. Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình
không? Tại sao?
Trong trường hợp này, nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về
hành vi của mình.
Năng lực TNHS là điều kiện cần thiết để xác định con người có lỗi khi họ
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ người có năng lực TNHS mới có
thể là chủ thể của tội phạm. Luật hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định
như thế nào là có năng lực TNHS mà chỉ quy định tuổi chịu TNHS và quy định
thế nào là trường hợp trong tình trạng không có năng lực TNHS. Với việc quy
định này, luật hình sự Việt Nam mặc nhiên thừa nhận những ngýời ðã đạt độ
tuổi chịu TNHS nói chung là người có năng lực TNHS. Ở Vệt Nam, căn cứ vào
thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm

của các nước khác, Nhà nước ta đã xác định trong BLHS tuổi 14 là bắt đầu có
năng lực TNHS và tuổi 16 là tuổi năng lực TNHS đầy đủ.
Theo khoản 2 Điểu 12 BLHS: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ
16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
Trong trường hợp này, ta có thể khẳng định C là người không thuộc đối
tượng không có năng lực TNHS. Khi C dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của K
thì C đã nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và C có khả
năng điều khiển được hành vi đó. Như đã chứng minh ở trên, trường hợp phạm
6


tội của C là tội rất nghiêm trọng. Và lỗi của C là lỗi cố ý vì C nhận thức rõ hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó. Do
đó, trường hợp phạm tội của C là tội rất nghiêm trọng do cố ý.
Theo giả sử thì C tròn 14 tuổi tức là C đã bắt đầu có năng lực TNHS và C
sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Vậy, C có phải chịu TNHS về hành vi của mình.
5. Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải
chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?
Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải chịu
TNHS về hành vi của mình.
Điều 17 BLHS đã định nghĩa: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn
công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.”
Theo luật hình sự Việt Nam, không phải hành vi chuẩn bị phạm tội nào
cũng bị truy cứu TNHS. Người chẩn bị phạm tội phải chịu TNHS nếu tội định
phạm là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
(Điều 17 BLHS).
Khoản 3 Điều 8 BLHS quy định việc phân loại tội phạm. Theo quy định tại

Điều 133 BLHS thì mức cao nhất của khung hình phạt tối thiểu đối với tội cướp
tài sản là 10 năm (tức là trên 7 năm) và tối đa đối với tội cướp tài sản là chung
thân hoặc tử hình. Do đó, tội phạm này dù được thực hiện dưới bất kỳ hình
thức, mức độ nào cũng bị xếp vào tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
Theo giả sử thì C chuẩn bị phạm tội cướp tài sản tức C chuẩn bị phạm một
tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do đó C phải chịu TNHS về
hành vi của mình.

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Tập I, Trường Đại học Luật Hà Nội,

2.

Nxb Công an nhân dân, năm 2007.
Bội luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được

3.

sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009), Nxb Lao động - Xã hội.
Đinh Văn Quế thạc sĩ luật học - TAND tối cao, Bình luận khoa học Bộ

4.

luật hình sự - Phần các tội phạm (tập II), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

Ts. Nguyễn Đức Mai, Gs.Ts. Nguyễn Ngọc Anh, Ts. Trần Văn Luyện,
Ts.Trần Quang Tiệp, Ths. Nguyễn Mai Bộ, Ths Nguyễn Văn Huấn,
Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm

2009 - Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2010.
5. “Tội cướp tài sản”,
79566.aspx, ngày truy cập
17/4/2013.
6. “Phân loại cấu thành tội phạm và một số vấn đề về trách nhiệm hình
sự”
ngày truy cập 17/4/2013.
7.

Ths. Phạm Văn Báu - Khoa Luật hình sự, Đại học Luật Hà Nội, Tội
cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.

ngày truy cập 17/4/2013.

8


9



×