Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tập học kì môn tư tưởng HCM phân tích tư tưởng hồ chí minh về nhà nước (8 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.18 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC………………………….

1

II. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC

2

1. Sự lựa chọn mô hình nhà nước phù hợp với thực tiễn Việt Nam…...

2

2. Quan niệm về làm chủ trong nhà nước kiểu mới của Hồ Chí Minh... 5
III. VẬN DỤNG…..…………………………………………………… 7
KẾT LUẬN……...…………………………………………………….. 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU

1


Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, là sự
kết tinh trí tuệ của dân tộc và thời đại, là sự vận dụng sáng tạo và phát triển của
chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Trong thời kỳ đổi
mới như hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và về nhà nước nói riêng là
tư tưởng xuyên suốt và đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đề bài “Phân tích tư tưởng Hồ


Chí Minh về nhà nước” xin được làm rõ vấn đề này.

I.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC

Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật, là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền
lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính
trị của mình.
Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động cơ bản, quan trọng
nhất của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ quản lý của nhà
nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo cách tiếp cận truyền thống chia
chức năng của nhà nước thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại, coi
các lĩnh vực của đời sống xã hội là khách thể của quản lí nhà nước và mục đích,
yêu cầu của quản lí nhà nước theo từng lĩnh vực là tiêu chí căn bản để phân định
chức năng nhà nước.
- Chức năng đối nội (gồm chức năng chính trị, chức năng kinh tế, chức năng
xã hội): là phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước trong nội bộ đất nước để
quản lí các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
- Chức năng đối ngoại: là phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước trên
trường quốc tế như: thiết lập và thực hiện các quan hệ hợp tác về các lĩnh vực
với các quốc gia khác; phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài, ….
Hai chức năng trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, việc xác định và thực
hiện chức năng này có tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng tích cực tới chức năng
kia. Bên cạnh đó còn có thêm một số chức năng khác như; chức năng văn hóa,
giáo dục, bảo vệ môi trường sinh thái,…
2


Với những chức năng quan trọng trên thì vai trò của nhà nước trong đời sống

xã hội là vô cùng quan trọng: Nhà nước giữ vị trí trung tâm và có vai trò chủ đạo
đối với quản lý xã hội, chỉ có nhà nước mới có các cơ quan đặc biệt cùng với các
phương tiện vật chất kèm theo như quân đội, cảnh sát, tòa án,…, do vậy nó tác
động một cách mạnh mẽ và toàn diện đến đời sống xã hội. Sự tác động này được
thực hiện thông qua việc đề ra các chủ trương, đường lối,… Sở dĩ như vậy là
bởi:
- Nhà nước là tổ chức chính trị mang quyền lực nhân dân, thể hiện tập trung
nhất, đầy đủ nhất ý chí và lợi ích của nhân dân.
- Là công cụ hiệu lực nhất để thực hiện quyền lực nhân dân, mang chủ quyền
quốc gia.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC
1. Sự lựa chọn mô hình nhà nước phù hợp với thực tiễn Việt Nam
Quá trình lựa chọn này của Hồ Chí Minh được thể hiện rõ ở chỗ Người
nghiên cứu lịch sử dân tộc, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng nhà nước trong lịch
sử Việt Nam và khảo sát các mô hình nhà nước trên thế giới trong hành trình tìm
đường cứu nước của mình.
* Người nghiên cứu lịch sử dân tộc, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng nhà nước
trong lịch sử Việt Nam.
- Tư tưởng xây dựng nhà nước Việt Nam được phản ánh trong các bộ sử lớn
của dân tộc: Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí…; trong
những bộ luật nổi tiếng như Bộ luật Hồng Đức (đời Lê),…Đó là những công
trình phản ánh tư tưởng pháp quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam trong
lịch sử.
- Hồ Chí Minh nghiên cứu sâu sắc lịch sử Việt Nam, Người viết Việt Nam
quốc sử diễn ca để giáo dục và vận động nhân dân, trong đó có nói đến các triều
đại Việt Nam trong lịch sử.

3



* Người đã nghiên cứu và khảo sát toàn bộ mô hình nhà nước trong lịch sử
nhân loại như nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, tư sản,… trong hành trình
đi tìm đường cứu nước.
Ví dụ như ở nhà nước thực dân phong kiến: Hồ Chí Minh đã vạch trần bản
chất vô nhân đạo, chỉ rõ cái gọi là “công lý” mà thực dân đế quốc thi hành ở các
xứ “bảo hộ”.
Hay đối với nhà nước dân chủ tư sản: Người coi nhà nước tư sản Mỹ, Pháp là
sản phẩm của “những cuộc cách mạng chưa đến nơi” vì ở đó chính quyền vẫn
nằm trong tay một số ít người, xã hội bất bình đẳng…
Người kết luận rằng tất cả những kiểu nhà nước đó đều được dựng lên từ
“những cuộc cách mạng chưa tới nơi” vì làm cách mạng rồi mà quyền vẫn ở
trong tay một bọn ít người, dân chúng vẫn bị áp bức, bóc lột….thậm chí tự do,
bình đẳng, bác ái,…chỉ là chữ tốt đẹp để che đậy tội ác, chỉ là trò lừa bịp mà
thôi, hiện thực đó là một xã hội bất công, bất bình đẳng, lộng quyền,…
Theo Người, cho đến nay trên thế giới chỉ có Cách mạng Tháng Mười Nga là
cuộc cách mạng đến nơi, vì cách mạng rồi quyền giao cho dân chúng số nhiều,
chứ không để trong tay một bọn ít người như các cuộc cách mạng trước đó. Hồ
Chí Minh đã từng viết: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mạng, thì nên làm cho
đến nơi, nghĩa là làm sao cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều,
chớ để trong tay một bọn ít người”.
Sự nhận thức của Người cho thấy tư tưởng về một nhà nước kiểu mới đang
từng bước được hình thành và phù hợp với những giai đoạn phát triển khác nhau
của cách mạng Việt Nam.
Có thể tạm phân chia quá trình lựa chọn kiểu nhà nước phù hợp với thực tiễn
ở nước ta của Hồ Chí Minh thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1919 – 1920: Hồ Chí Minh đã nhận thức về nhà nước dân chủ với
những nét khái quát nhất.

4



- Từ 1920 – 1927: Hồ Chí Minh hình thành quan niệm về nhà nước của số
đông, đối lập với nhà nước của số ít.
- Giai đoạn 1927 – 1930: khi Hồ Chí Minh tới Liên Xô, Người đã tìm thấy
một mô hình nhà nước kiểu mới – Nhà nước Xôviết công nông binh và trong tư
tưởng của Người mô hình này sẽ được áp dụng ở Việt Nam trong tương lai.
Tuy nhiên sau đó Người đã nhận ra nếu vẫn giữ quan điểm lập Xôviết công
nông binh thì không thể đoàn kết được mọi lực lượng dân tộc bởi trên thực tế
công và binh đều từ nông dân mà ra, còn mang nặng đặc điểm tiểu nông. Mô
hình nhà nước công nông binh là một mô hình tiến bộ lúc bấy giờ song Hồ Chí
Minh luôn luôn xuất phát từ thực tiễn Việt Nam để vận dụng do vậy có thể thấy
yếu tố phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình lựa chọn mô hình nhà
nước của Người.
- Giai đoạn 1930 – 1954:
Từ tháng 10/ 1944: trước tình thế khẩn trương của cách mạng Hồ Chí Minh
nhận thấy rằng cần có một chính phủ đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và
hành động nhất trí của toàn thể quốc dân, gồm tất cả các đảng phái cách mệnh,
các đoàn thể ái quốc trong nước bầu cử ra – đó là Nhà nước đại đoàn kết toàn
dân.
Việc chuyển từ hình thức nhà nước công nông binh chuyển sang hình thức
nhà nước đại biểu cho khối đại đoàn kết của toàn thể quốc dân là một bước
chuyển sáng suốt của Hồ Chí Minh, phản ánh được nét đặc thù của thực tiễn dân
tộc và phù hợp với sự chuyển hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là trong thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp, khi các thành viên chính phủ là đại biểu của Quốc dân
Đảng và các đảng phái khác đã không có khả năng đảm đương những nhiệm vụ
lịch sử của dân tộc, lần lượt bỏ chạy khỏi những vị trí được dân tộc trao cho, trốn
ra nước ngoài thì Hồ Chí Minh lựa chọn hình thức nhà nước cho cách mạng Việt
Nam là Nhà nước Dân chủ nhân dân. Đồng thời Người đã cùng Đảng lãnh đạo


5


nhân dân giành lấy chính quyền và thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân trên
phạm vi cả nước. Nhà nước ấy sẽ thực thi một chế độ xã hội do nhân dân lao
động làm chủ. Và ở giai đoạn sau là quá trình tổ chức, hoàn thiện Nhà nước dân
chủ nhân dân thông qua việc việc xây dựng, tiến hành các nhiệm vụ, chức năng
của mình.
Như vậy có thể thấy rằng khi tiếp xúc với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí
Minh đã tìm thấy trong học thuyết ấy một kiểu nhà nước mới cho cách mạng
Việt Nam. Trải qua các giai đoạn phát triển của cách mạng với các hình thức nhà
nước, từ nhà nước dân chủ tới nhà nước Xôviết công nông binh, nhà nước đại
đoàn kết toàn dân và cuối cùng là nhà nước dân chủ nhân dân là hình thức phù
hợp với giai đoạn đầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam.
2. Quan niệm về làm chủ trong nhà nước kiểu mới của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh viết: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là
chủ”. Dân chủ là một phạm trù chính trị - xã hội rộng lớn, nhưng nội dung cơ
bản là quyền lực thuộc về nhân dân. Quan niệm trên của Hồ Chí Minh cho thấy
được vị trí và vai trò của nhân dân trong xã hội ở tư tưởng của Người: “DÂN LÀ
CHỦ VÀ DÂN LÀM CHỦ”:
- “Là chủ” – địa vị của nhân dân trong nhà nước: chủ nhân thực sự của đất nước,
chủ thể xã hội. Đây là một điểm mới tiến bộ trong tư tưởng của Người vượt lên
trên tất cả các nhà tư tưởng đồng thời nâng cao vị thế của người dân lên địa vị
công dân, địa vị chủ nhân của đất nước, của xã hội.
- “Làm chủ” – khả năng, năng lực: vừa thể hiện quyền, vừa thể hiện bổn phận,
trách nhiệm của chủ thể xã hội. Người nói: “Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì
phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân…”
Quyền làm chủ của nhân dân nảy sinh trên cơ sở của sự liên hợp tự nguyện
giữa họ và nằm trong sức mạnh đoàn kết của họ chứ không do ai ban phát cho.
Cùng với đó quyền cũng cần phải đi đôi với nghĩa vụ của người làm chủ như:


6


nghĩa vụ xây dựng nhà nước, bảo vệ Tổ quốc,….Bên cạnh đó, mỗi giai cấp, tầng
lớp tùy theo vị trí của mình mà có quyền và nghĩa vụ do vị trí đó đòi hỏi.
Theo Hồ Chí Minh thì: Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân
liệu cũng xong và cán bộ của Đảng phải biết đem tài dân, sức dân, của dân làm
lợi cho dân. Điều đó cho thấy với tư cách của người chủ, nhân dân lao động cần
phải phát huy tính năng động, sáng tạo và khả năng của mình để giải quyết
những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đang đặt ra đồng thời cán bộ của Đảng và
Nhà nước phải là những người giúp đỡ, tạo điều kiện để nhân dân có thể biến
những khả năng của mình thành hiện thực.
Người luôn đề cao dân chủ, tôn trọng quyền dân chủ của dân; đặc biệt là quyền
dân chủ chính trị, thể hiện trong tổng/ tuyển cử bảo đảm một chế độ dân chủ, tự
do thực sự với tinh thần đoàn kết rộng rãi toàn dân: “Trong tổng tuyển cử, hễ là
những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì
đều có quyền đi bầu cử - không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống,
giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó,
cho nên tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng, tức là dân chủ, đoàn kết” 1. Và
cùng với đó là quyền bãi miễn những đại biểu do mình bầu lên không làm tròn
trách nhiệm và các quyền tự do, dân chủ khác.
Về kinh tế, nhân dân lao động làm chủ các tư liệu sản xuất chủ yếu đồng thời
làm chủ việc quản lý, tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm.
Về văn hóa- tư tưởng, Người chỉ ra đã là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được
tự do. Đối với mọi vấn đề, mọi người được tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp
phần tìm ra chân lý. Đó đồng thời là quyền lợi, nghĩa vụ của mọi người.
Như vậy, khái niệm làm chủ ở đây còn bao hàm cả mối quan hệ gắn bó giữa
Đảng, chính phủ với nhân dân. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân đồng phải
phát động được sức mạnh của từng cá nhân, của từng tập thể, của quần chúng

đông đảo để làm nên sự nghiệp cách mạng.

1. Báo Cứu quốc ra ngày 31/12/1945
7


Ngoài hai ý chính của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước đã nói ở trên thì còn
một số vấn đề khác mà Người còn đề cập tới:
Thứ nhất, mô hình nhà nước kiểu mới được Hồ Chí Minh lựa chọn, xây dựng
nhưng không hoàn toàn phá bộ máy nhà nước cũ, mà cần biết dùng, lựa chọn,
dùng được chừng nào các thể chế cũ, các tổ chức cũ,…và nhất là dùng những
con người cũ có tài, có đức để phục vụ nhân dân, đất nước.
Thứ hai, mức độ và phạm vi hoạt động của nhà nước không bao trùm lên toàn
xã hội (ở đây Người đã có sự phân biệt rõ ràng giữa xã hội dân sự và nhà nước,
đồng thời đưa ra sự lựa chọn phù hợp để áp dụng vào thực tiễn nước ta). Nhà
nước của Hồ Chí Minh quản lý cả chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,
quốc phòng,…nhưng độ sâu của hoạt động nhà nước là đến chừng nào thì trong
tư tưởng Hồ Chí Minh rất có chừng mực.
Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của một quốc gia tiến lên chủ
nghĩa xã hội không mang dấu vết của một tư tưởng lệch lạc và nó đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM NGANG TẦM VỚI NHỮNG NHIỆM VỤ CỦA ĐẤT NƯỚC

1. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch,
vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn mới.
- Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhà
nước đảm bảo và phát huy quyền làm chủ thật sự của nhân dân trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội; được thể chế hóa bằng Hiến pháp và pháp luật. Theo quan

điểm của Người, dân chủ ở đây phải là “dân chủ thực sự”, nghĩa là vừa thể hiện
quyền, vừa thể hiện trách nhiệm của người dân.
- Cải cách, xây dựng và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng
một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, đủ khả năng
hiện thực hóa đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước trong

8


cuộc sống. Đồng thời trong điều kiện hiện nay còn cần phải chú ý cải cách thủ
tục hành chính, chú trọng tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công
chức
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, gắn xây dựng, chỉnh
đốn Đảng với cải cách bộ máy hành chính.
2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Làm chủ là mục đích tự thân của nhân dân lao động, xây dựng chế độ xã hội
do nhân dân lao động làm chủ thì mới có điều kiện đảm bảo quyền làm chủ thực
sự của nhân dân. Muốn phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động thì:
- Xây dựng và đảm bảo một cơ chế làm chủ (nội dung cốt lõi của cơ chế này
là hoàn thiện hệ thống pháp luật) tạo ra hành lang pháp lý cho việc thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân.
- Xây dựng, phát triển và hoàn thiện đạo đức, lối sống văn hóa của người làm
chủ.
- Giáo dục nâng cao dân trí là khâu then chốt để đảm bảo quyền làm chủ của
nhân dân.
KẾT LUẬN
Trong thời kỳ đổi mới như hiện nay, tư tưởng Hồ CHí Minh nói chung và tư
tưởng của Người về nhà nước là tư tưởng xuyên suốt và đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

Nam. Vì vậy, cần phải quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước để ngày càng hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do
dân và vì dân, trong đó vấn đề quan trọng hàng đầu là phát huy dân chủ, như Bác
Hồ đã khẳng định: “thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải
quyết được mọi khó khăn”.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bộ Giáo dục và đào tạo, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2005
2. Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật
Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý
3. Tài liệu nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh
NXB. Chính trị quốc gia

10



×