Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài tập học kỳ luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế (word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.79 KB, 8 trang )

Bài tập học kỳ

MỤC LỤC

I.
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2

II. NỘI DUNG CHÍNH.............................................................................................2
1. Khái quát nguyên tắc lựa chọn Luật áp dụng trong hợp đồng thương mại
quốc tê.......................................................................................................................2
2 . Nguyên tắc Luật nơi thực hiện hợp đồng...........................................................4
3. Vấn đề thực hiện nguyên tắc Luật nơi thực hiện hợp đồng tại Việt Nam.........6

III. KẾT LUẬN.........................................................................................................8

Đinh Văn Đức - QT33B021

1


Bài tập học kỳ

I. MỞ ĐẦU
Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, việc xảy ra tranh chấp về quyền lợi
của các bên chủ thể khi ký kết các hợp đồng thương mại là một điều tất yếu nên
trong các hợp đồng thương mại quốc tế thì các chủ thể thường có thỏa thuận với
nhau về chọn luật áp dụng cho hợp đồng để thuận tiện trong quá trình giải quyết
tranh chấp phát sinh. Để đạt được thỏa thuận này thì các chủ thể tham gia ký kết
phải căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế cũng như quốc gia
để xác định luật áp dụng cho hợp đồng Chính vì vậy mà các điều ước quốc tế
đóng một vai trò quan trọng trong việc quy định rõ ràng, chi tiết các vấn đề liên


quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhất là trong việc
chọn luật áp dụng. Để có một hiểu biết cần thiết về vấn đề này, tôi xin đề cập
một số hiểu biết của mình về nguyên tắc luật nơi thực hiện hợp đồng.

II. NỘI DUNG CHÍNH
1. Khái quát nguyên tắc lựa chọn Luật áp dụng trong hợp đồng thương
mại quốc tê:
Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, trong mua bán hàng hóa quốc
tế, các bên có quyền tự do thoả thuận chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng
của mình. Luật đó có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế về thương mại hoặc
tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả các án lệ. Vậy thì khi xảy ra tranh
chấp sẽ lựa chọn luật nào để áp dụng. Trong các quy định của các công ước quốc
tế thì quy định Rome I khá “thông thoáng” với các chủ thể kí kết hợp đồng khi
cho phép các bên chọn luật áp dụng đối với tuy nhiên sự lựa chọn này không
được làm ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng và không làm phương hại tới bên
thứ ba. Tuy nhiên nếu áp dụng theo Điều 3 của quy định thì có thể sẽ xảy ra
Đinh Văn Đức - QT33B021

2


Bài tập học kỳ
trường hợp các phần hợp đồng khác nhau được các bên lựa chọn áp dụng nhiều
hệ thống pháp luật khác nhau. Ngay cả khi chọn luật áp dụng cho toàn bộ hợp
đồng vẫn có trường hợp các bên lựa chọn nhiều luật áp dụng cho hợp đồng của
họ để phòng ngừa những tình huống mà một hệ thống văn bản đôi khi không
quy định hết.
Khi xem xét quy định tại các điều ước quốc tế chúng ta có thể thấy rằng
việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế do các chủ thể
tham gia ký kết có thể thực hiện theo hai cách đó là: Do các chủ thể của hợp

động tự thỏa thuận với nhau muốn chọn một hệ thống pháp luật nào đó và thể
hiện trong hợp đồng; hoặc trong trường hợp các bên không lựa chọn thì cơ quan
tài phán có thẩm quyền sẽ chọn luật áp dụng trên cơ sở các nguyên tắc chung
của tư pháp quốc tế.
Trước hết, pháp luật các nước đều thừa nhận quyền tự do của các chủ thể
trong việc lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh các quan hệ trong hợp đồng.
Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 3 Công ước Rome và Điều 3 Quy tắc
Rome I là hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn. Quy định
này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc chọn luật điều chỉnh cho
phù hợp với ý chí của mình khi có tranh chấp xảy ra.
Tuy nhiên, trong trường hợp mà các bên không thỏa thuận chọn luật áp
dụng thì thẩm quyền chọn luật để giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng
thuộc về các cơ quan tài phán. Theo nguyên tắc chung thì cơ quan tài phán sẽ áp
dụng luật nơi có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng để xác định luật áp dụng
về mặt nội dung đối với hợp đồng. Nguyên tắc này được áp dụng trên cơ sở cho
rằng hợp đồng luôn là một thể thống nhất cho nên bao giờ cũng có mối quan hệ
với một quốc gia nhất định. Nguyên tắc này chính là nguyên tắc luật nơi thực

Đinh Văn Đức - QT33B021

3


Bài tập học kỳ
hiện hợp đồng và nó được ghi nhận trong Công ước Rome 1980, Công ước
Lahay 1955.
2. Nguyên tắc Luật nơi thực hiện hợp đồng:
Đối với hợp đồng thương mại quốc tế, khi một quan hệ hợp đồng thương
mại quốc tế phát sinh thì quan hệ đó có liên quan đến hệ thống pháp luật của hai
hay nhiều quốc gia khác nhau, hay có thể nói là quan hệ đó có hai hay nhiều hệ

thống pháp luật khác nhau có khả năng tham gia điều chỉnh, chi phối một vấn đề
cụ thể đó. Xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng
thời có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luật.
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, dù được giao kết hoàn chỉnh, chi
tiết đến đâu, bản thân nó cũng không thể dự kiến, chứa đựng tất cả những vấn
đề, những tình huống có thể phát sinh trong thực tế. Do đó, cần phải bổ sung cho
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế một cơ sở pháp lý cụ thể bằng cách lựa
chọn luật áp dụng cho hợp đồng đó. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì khi có
tranh chấp về hợp đồng thì vấn đề cần giải quyết là xác định hệ thống pháp luật
được áp dụng để điều chỉnh giải quyết quan hệ đó.
Trước hết, pháp luật các nước đều thừa nhận quyền tự do của các chủ thể
trong việc lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh các quan hệ trong hợp đồng. Quy
định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc chọn luật điều chỉnh
cho phù hợp với ý chí của mình khi có tranh chấp xảy ra.
Trong đó, nguyên tắc luật nơi thực hiện hợp đồng được áp dụng trong
một số trường hợp cụ thể. Nguyên tắc này đã được ghi nhận trong các điều ước
quốc tế cũng như văn bản pháp luật nhiều quốc gia khi quy định về luật áp dụng
đối với hợp đồng chẳng hạn như Công ước Rome 1980, Công ước Lahay 1955.

Đinh Văn Đức - QT33B021

4


Bài tập học kỳ
Nội dung nguyên tắc luật nơi thực hiện hợp đồng là hợp đồng được thực
hiện ở đâu thì luật ở đó sẽ được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các
bên. Nguyên tắc này được nhiều nước áp dụng. Trường hợp các bên đã thỏa
thuận chọn luật áp dụng thì không áp dụng nguyên tắc này.
Có thể hiểu, nơi thực hiện hợp đồng là nơi mà quyền và nghĩa vụ của các

bên phát sinh chủ yếu hay nội dung chính của hợp đồng được thực hiện tại đó.
Việc quy định áp dụng luật nơi thực hiện hợp đồng là có cơ sở và tính hợp lý bởi
khi áp dụng sẽ thuận lợi trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên, đồng thời thuận tiện trong việc xác định tính trung thực, chính xác có liên
quan đến tranh chấp xảy ra khi thực hiện hợp đồng.
Theo quy địnhtại Công ước Rome, công ước này có đề cập tới việc áp
dụng luật nơi có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng để giải quyết tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng khi các bên không có thỏa thuận chọn luật áp dụng. Và tại
Điều 4.2 Công ước này có giải thích nơi có quan hệ gắn bó nhất với hợp. Theo
nguyên tắc mối quan hệ gắn bó nhất, hợp đồng có mối quan hệ gắn bó mật thiết
nhất với nước mà hai bên phải thực hiện nghĩa vụ chính phát sinh từ hợp đồng
vào thời điểm xác lập hợp đồng có nơi thương trú hoặc với pháp nhân là nơi mà
pháp nhân có trụ sở (khoản 2 Điều 4 Công ước Rome). Trên thực tế, luật gắn bó
nhất với hợp đồng có thể là: luật của nước các bên mang quốc tịch cư trú; luật
nơi kí kết hợp đồng; luật nơi thực hiện hợp đồng; luật nơi có tài sản là đối tượng
của hợp đồng. Trường hợp đối tượng hợp đồng là bất động sản thì hợp đồng có
mối liên hệ gắn bó nhất với nước có bất động sản đó (khoản 3 Điều 4 Công ước
Rome).
Như vậy, có thể thấyrằng nơi thực hiện hợp đồng thì rất là đa dạng và
việc xác định không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tuy nhiên, khi xác định được thì
lại thuận tiện cho việc giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hợp lý

Đinh Văn Đức - QT33B021

5


Bài tập học kỳ
nhất nênviệc quy định áp dụng luật nơi thực hiện hợp đồng là có cơ sở và tính
hợp lý bởi khi áp dụng sẽ thuận lợi trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của các bên, đồng thời thuận tiện trong việc xác định tính trung thực, chính xác
có liên quan đến tranh chấp xảy ra khi thực hiện hợp đồng.
3. Vấn đề thực hiện nguyên tắc Luật nơi thực hiện hợp đồng tại Việt
Nam:
Nguyên tắc luật nơi thực hiện hợp đồng trong hợp đồng thương mại quốc
tế được quy định trong các điều ước quốc tế đã được pháp luật Việt Nam ghi
nhận tại điều 769 Bộ luật dân sự năm 2005. Được quy định cụ thể như sau:
“quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng xác định theo pháp luật của
nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác.”
Như vậy, theo quy định này thì các chủ thể được phép lựa chọn luật áp
dụng đối với quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng nếu họ không lựa
chọn thì luật nơi thực hiện hợp đồng sẽ là pháp luật xác định tính hợp pháp về
nội dung của hợp đồng tức là xác định theo pháp luật nước nơi thực hiện hợp
đồng.
Pháp luật Việt Nam có quy định cụ thể các trường hợp các bên không
được thỏa thuận chọn luật áp dụng.Theo Điều 284 BLDS, nơi thực hiện hợp
đồng là nơi có bất động sản nếu đối tượng của hợp đồng là bất động sản; là nơi
cứ trú hoặc trụ sở của bên có quyền nếu đối tượng hợp đồng không phải bất
động sản. Pháp luật Việt Nam quy định, trong trường hợp các bên giao kết hợp
đồng tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp
luật Việt Nam. Nếu hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam thì pháp
luật Việt Nam cũng là luật xác định tính hợp pháp nội dung hợp đồng. Những
trường hợp trên thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng là tương đối thuận lợi
nhưng trong các hợp đồng thương mại liên quan đến vận chuyển hàng hóa quốc
Đinh Văn Đức - QT33B021

6


Bài tập học kỳ

tế thì lại rất phức tạp để xác định nơi thực hiện hợp đồng. Việc thực hiện nguyên
tắc này trong thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn bởi việc xác định nơi thực hiện
hợp đồng không hề đơn giản.
Nhìn chung, nguyên tắc luật nơi thực hiện hợp đồng đã được quy định
trong pháp luật Việt Nam nhưng phạm vi điều chỉnh của nó thì còn khá hẹp.
Theo đó, luật nơi thực hiện hợp đồng chỉ áp dúng với các quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng chứ không áp dụng đối với vấn đề khác như: điều kiện
hiệu lực của hợp đồng, giao kết hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng,...
Bên cạnh đó, việc thực hiện nguyên tắc này trong thực tế còn gặp rất
nhiều khó khăn bởi việc xác định nơi thực hiện hợp đồng không hề đơn giản. Cụ
thể, với một hợp đồng thương mại liên quan đến vận chuyển hàng hóa qua nhiều
quốc gia mà không ghi nơi thực hiện hợp đồng thì việc xác định nơi thực hiện
hợp đồng là rất phức tạp. Bởi nơi thực hiện hợp đồng có thể là nước người bán,
nước người mua hay nước lô hàng hóa đang hiện diện thực tế hay nơi giao hàng;
nơi thanh toán...
Theo đó, pháp luật nước ta nên mở rộng phạm vi áp dụng nguyên tắc này
để phù hợp với pháp luật quốc tế và thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp.
Vì thế, nên sửa theo hướng quy định “Hợp đồng được điều chỉnh bởi pháp luật
do các bên lựa chọn. Nếu các bên không thỏa thuận lựa chọn thì hợp đồng được
điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng”. Và muốn áp dụng
nguyên tắc luật nơi thực hiện hợp đồng có hiệu quả thì chúng ta cần phải có
những quy định cụ thể, rõ ràng và đồng bộ trong các văn bản pháp luật khác
nhau. Chỉ khi đó, nguyên tắc áp dụng luật nơi thực hiện hợp đồng mới thể hiện
được sự cần thiết của nó.

Đinh Văn Đức - QT33B021

7



Bài tập học kỳ

III. KẾT LUẬN
Như vây, chúng ta có thể thấy rằng trong quan hệ pháp lý quốc tế, luật
điều ước quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một mặt, nó điều chỉnh quá
trình quá trình hình thành khung pháp luật quốc tế thông qua việc hình thành
một loạt các điều ước quốc tế khác nhau, mặt khác nó tham gia vào quá trình
điều chỉnh hầu hết các quan hệ quốc tế nảy sinh trong các lĩnh vực của đời sống
quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình luật thương mại quốc tế.
2. Công ước ROME 1980 về luật áp dụng cho quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ
hợp đồng;
3. Bộ luật dân sự Việt Nam 2005;
4. Luật thương mại 2005
5. Các trang web:
- thongtinphapluatdansu.wordpress.com;

Đinh Văn Đức - QT33B021

8



×