Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập nhóm 1 luật thương mại 2 công ty a (trụ sở chính ở hà nội) kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, muốn có sự hiện diện trên thị trường miền trung đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.76 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC……………………………………………………………………...
ĐỀ BÀI…………………………………………………………………………
BÀI
LÀM.............................................................................................................
1. Tư vấn cho công ty A giải pháp tiết kiệm nhất để thực hiện được ý
định trên đây……………………………………………………………………
2. Trong trường hợp này, hãy tư vấn cho Công ty A lựa chọn một loại
hợp đồng phù hợp, hãy trình bày đặc điểm pháp lý của hợp đồng đó………….
3. Phân tích để thấy rõ, Công ty B, đối tác ký kết hợp đồng với Công ty

Trang
0
1
2
2
5

A trong quan hệ thương mại trên đây, có cần thiết phải có đăng ký kinh doanh
đồ thủ công mỹ nghệ hay không? Tại sao?..........................................................
4. Phân tích phạm vi trách nhiệm của công ty B đối với công ty A và
đối với khách hàng (nếu có)……………………………………………………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….

ĐỀ BÀI
0

10
11
15




Công ty A (trụ sở chính ở Hà Nội) kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, muốn
có sự hiện diện trên thị trường miền Trung để dần mở rộng hoạt kinh doanh tại
đây, song không muốn mở chi nhánh hay văn phòng đại diện do băn khoăn về
vấn đề kinh phí còn hạn chế.
1. Tư vấn cho công ty A giải pháp tiết kiệm nhất để thực hiện được ý định
trên đây.
2. Trong trường hợp này, hãy tư vấn cho Công ty A lựa chọn một loại hợp
đồng phù hợp, hãy trình bày đặc điểm pháp lý của hợp đồng đó.
3. Phân tích để thấy rõ, Công ty B, đối tác ký kết hợp đồng với Công ty A
trong quan hệ thương mại trên đây, có cần thiết phải có đăng ký kinh doanh đồ
thủ công mỹ nghệ hay không? Tại sao?
4. Phân tích phạm vi trách nhiệm của công ty B đối với công ty A và đối
với khách hàng (nếu có).

BÀI LÀM
1. Lựa chọn đại lý thương mại là giải pháp tiết kiệm nhất cho công ty A
1


Trước tiên ta cần làm rõ yêu cầu của công ty A là gì ? Theo tình huống,
công ty A muốn có sự hiện diện trên thị trường miền Trung để dần mở rộng hoạt
kinh doanh tại đây, song không muốn mở chi nhánh hay văn phòng đại diện do
băn khoăn về vấn đề kinh phí còn hạn chế. Điều này có nghĩa là công ty A muốn
sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ của mình có mặt rộng rãi ở nhiều nơi tại thị
trường miền Trung. Mà muốn làm được điều này công ty A cần phải có những
mỗi quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định. Và vì chi phí hạn hẹp nên công ty A không
muốn mở chi nhánh hay văn phòng đại diện.
Với yêu cầu như trên thì công ty A nên lựa chọn dịch vụ trung gian thương

mại gồm bốn hoạt động được quy định tại Luật Thương mại (sau đây gọi tắt là
LTM) năm 2005 như: đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác
mua bán hàng hóa hay đại lý thương mại. Bởi lẽ, các thương nhân trung gian chủ thể thực hiện các hoạt động trung gian thương mại là những tổ chức cá nhân
có những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên thực hiện các
giao dịch kinh doanh chuyên nghiệp. Thương nhân trung gian thường hiểu biết,
nắm vững thị trường, pháp luật và tập quán địa phương. Do đó họ có khả năng
đẩy mạnh việc giao lưu buôn bán, hạn chế rủi ro. Đồng thời,nếu sử dụng dịch vụ
của ngững người trung gian này thì công ty A sẽ giảm bớt được rất nhiều chi phí
để mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh tại thị trường miền Trung.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong bốn hoạt động trung gian thương mại kể
trên thì hoạt động trung gian thương mại nào sẽ tiết kiệm nhất?
Thứ nhất là hoạt động đại diện cho thương nhân. “Đại diện cho thương
nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương
nhân khác (gọi là bên đại diện) để thực hiện các họa động thương mại với danh
nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại
diện” (khoản 1 Điều 141 LTM năm 2005)

2


Quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh giữa bên đại diện và bên giao
đại diện. Trong quan hệ với bên thứ ba bên đại diện sẽ nhân danh bên giao đại
điện. Do đó trong phạm vi ủy quyền, bên đại diện được giao dịch với bên thứ ba
và mọi hành vi do bên đại diện thực hiện trực tiếp mang lại hậu quả pháp lý cho
bên giao đại diện. đây là điểm khác biệt cơ bản của hoạt động đại diện cho
thương nhân so với những hoạt động trung gian thương mại khác. Vì thế cho nên
nếu công ty A chọn hoạt động đại diện cho thương nhân thì rủi ro sẽ lớn hơn việc
lựa chọn ba hoạt động còn lại.
Thứ hai là hoạt động môi giới thương mại. “Môi giới thương mại là
hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi

giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi
giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và
được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới” (Theo Điều 150 LTM năm 2005).
Bên môi giới chỉ có nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau mà
không được trực tiếp kí hợp đồng với khách hàng. Trong khi đó công ty A có trụ
sở Hà Nội nếu muốn kí kết hợp đồng ở miền Trung phải cử người đi ký kết hợp
đồng hoặc giả sử công ty A lại ủy quyền cho bên môi giới kí kết hợp đồng với
khách hàng thì sẽ rất tốn thời gian cũng như tiền bạc. Do đó hoạt động môi giới
thương mại cũng là không “kinh tế”.
Một lý do quan trọng nữa để công ty A không nên chọn đại diện cho
thương nhân và môi giới thương mại là số lượng khách hàng mà hai hình thức
này mang lại cho công ty A là không lớn dẫn tới hiệu quả bán hàng là không cao,
công ty A sẽ không mở rộng thị trường ở miền Trung một cách nhanh chóng
trong khi lại mất quá nhiều chi phí cho việc trả thù lao nhiều lần cho bên đại diện
hay bên môi giới.
Thứ ba là ủy thác mua bán hàng hóa. “Uỷ thác mua bán hàng hoá là
hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng
3


hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ
thác và được nhận thù lao uỷ thác” (Điều 155 LTM năm 2005). Thực tế cho thấy
quan hệ ủy thác thường mang tính chất vụ việc, đơn lẻ cho nên không đáp ứng
được yêu cầu muốn có mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài mà công ty A đưa
ra. Vì thế công ty A không nên chọn ủy thác mua bán hàng hóa.
Cuối cùng là hoạt động đại lý thương mại. “Đại lý thương mại là hoạt
động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại
lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng
dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao” ( Điều 166 LTM
năm 2005). Việc chọn đại lý thương mại là giải pháp tiết kiệm nhất cho công ty

A. Vì bên cạnh ưu điểm là tiết kiệm được các điều kiện nhất định về cơ sở vật
chất (như kho bãi, cửa hàng…), đội ngũ nhân viên bán hàng… của một hình thức
trung gian thương mại nói chung, thì xét về hiện tượng và thực tiễn hoạt động,
quan hệ đại lý thường là quá trình hợp tác lâu dài giữa bên đại lý và bên giao đại
lý. Điều này sẽ đảm bảo cho công ty A – bên giao đại lý sẽ có một thị trường lâu
dài và ổn định. Chỉ sau một thời gian công ty A sẽ có một số lượng khách hàng
thường xuyên, đáng kể tại thị trường miền Trung. Tiếp nữa để thực hiện hoạt
động đại lý, bên đại lý sẽ tự do lựa chọn bên thứ ba để giao kết hợp đồng cũng
như chủ động thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại hợp pháp nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh. Từ đó gián tiếp thúc đẩy doanh số bán hàng của công
ty A. Hơn thế nữa, nếu như không có thỏa thuận khác thì bên giao đại lý là công
ty A có quyền ấn định giá bán hàng hoá; Ấn định giá giao đại lý; Yêu cầu bên đại
lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật; Yêu cầu bên đại lý
thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý; Kiểm tra, giám sát việc
thực hiện hợp đồng của bên đại lý.
Tóm lại, lựa chọn hoạt động đại lý thương mại là giải pháp tiết kiệm nhất
cho công ty A. Một số hình thức đại lý thương mại mà công ty A có thể lự chọn
4


như : đại lý bao tiêu, đại lý độc quyền, tổng đại lý hoặc các hình thức khác mà
các bên thỏa thuận như đại lý hoa hồng…
2. Hợp đồng đại lý giữa công ty A với đối tác bao gồm những nội dung
pháp lý như sau:
*Thứ nhất, về chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đại lý thương mại
Đại lý thương mại được thực hiện trên cở sở hợp đồng, giao kết giữa bên
giao đại lý và bên đại lý. Theo quy định tại Điều 167 LTM 2005 thì bên giao đại
lý và bên đại lý đều phải là thương nhân, cụ thể là:
1.


Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc

giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch
vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.
2.
Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận
tiền mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.
Trong đại lý mua bán hàng hóa, bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng
hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý (Điều 170 LTM 2005). Khi thực hiện hoạt động
đại lý, bên đại lý không phải bên mua hàng của bên giao đại lý mà chỉ là người
nhận hàng để tiếp tục bán cho người thứ ba. Chỉ khi hàng hóa được bán, quyền
sở hữu hàng hóa mới chuyển từ bên giao đại lý cho bên thứ ba.
Để thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý được quyền tự do chọn bên thứ
ba để giao kết hợp đồng mua bán hàng hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ theo
những quy định cụ thể trong hợp đồng đại lý. Khi giao kết hợp đồng mua bán
hàng hóa hay hợp đồng cung ứng dịch vụ với bên thứ ba, bên đại lý nhân danh
chính mình và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng với bên thứ ba ràng buộc bên đại
lý với bên thứ ba.
*Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng đại lý thương mại.

5


Xét về bản chất, hợp đồng đại lý thương mại cũng là một hợp đồng dịch
vụ theo quy định tại Điều 518 BLDS 2005 nên đối tượng của hợp đồng đại lý
thương mại là công việc mua bán hàng hóa hoặc công việc cung ứng dịch vụ của
bên đại lý cho bên giao đại lý.
*Thứ ba, về hình thức hợp đồng đại lý thương mại.
Điều 168 LTM quy định: “Hợp đồng đại lý được lập bằng văn bản hoặc
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Các hình thức khác có giá trị

pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình
thức khác theo quy định của pháp luật.
*Thứ tư, về nội dung của hợp đồng đại lý thương mại
Hợp đồng đại lý thương mại bao gồm những nội dung cơ bản sau:
 Công việc: là công việc mua bán hàng hóa hoặc công việc cung ứng
dịch vụ của bên đại lý cho bên giao đại lý.
 Thù lao: Khoản 1 Điều 171 LTM 2005 quy định về thù lao đại lý như
sau: “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý
dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá”. Do vậy, điều khoản về thù lao đại
lý trước hết sẽ do các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận, nếu không có thỏa
thuận sẽ được tính theo quy định của pháp luật.
 Hình thức đại lý: Hình thức đại lý sẽ do các bên đại lý và bên giao đại
lý thỏa thuận. Các loại hình thức đại lý: đại lý bao tiêu, đại lý độc quyền, tổng
đại lý mua bán hàng hóa, các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận (Điều
169 LTM 2005).
 Thời hạn đại lý: do các bên thỏa thuận và được quy định chi tiết tại
Điều 177 LTM 2005.
 Phương thức thanh toán: trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác,
việc thanh toán tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ và thù lao đại lý được thực hiện
theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng
hóa hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định. Hai bên có thể thỏa thuận
6


thêm về giới hạn mức nợ của bên đại lý với bên giao đại lý; thời điểm thanh
toán; lãi suất đối với số tiền chậm trả ngoài thời gian đã quy định trong hợp
đồng; yêu cầu bên đại lý thế chấp tài sản cho bên giao đại lý trong trường hợp
cần thiết;…(Điều 176 LTM).
 Giá cả: Giá cả của các sản phẩm cung cấp cho bên đại lý do hai bên
thỏa thuận hoặc giá do bên giao đại lý đã công bố thống nhất trong khu vực.

*Thứ năm, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý:
Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng đại lý thương mại
trước hết được ghi nhận dựa trên sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng đại
lý. Ngoài ra, để tạo cơ sở pháp lý cho các bên LTM cũng quy định cụ thể các
quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể.
Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý đối với bên giao đại lý
- Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, bên đại lý có các quyền sau
đây (Điều 174 LTM 2005):
+ Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường
hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng
với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định (khoản 7
Điều 175 LTM 2005);
+ Yêu cầu bên giao đại lý giao tiền hoặc hàng theo hợp đồng đại lý; nhận
lại tài sản dùng để đảm bảo (nếu có) khi kết thúc hợp đồngđại lý;
+ Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và cácđiều kiện
khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;
+ Hưởng thù lao và những lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang
lại. Theo Điều 171 LTM, nếu các bên không có thoả thuận khác thì thù lao đại lý
được trả theo hai hình thức: Một là, trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua,
giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được
hưởng hoa hồng tính theo tỉ lệ phần tram trên giá mua, giá bán hàng hoá hoặc
7


cung ứng dịch vụ. Hai là, trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá
bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao
đại lý cho bên đại thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức thù lao đại lý
do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nếu các bên không có thoả thuận thì theo
quy định tại khoản 4 Điều 171 LTM mức thù lao được tính như sau: theo mức
thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó; nếu không xác định được mức

thù lao thực tế mà các bên đã trả trước đó thì mức thù lao là mức thù lao trung
bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho
các đại lý khác; nếu không áp dụng được cả hai cách tính trên thì mức thù lao đại
lý là mức thù lao thông thường đượ cáp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ
trên thị trường.
- Nghĩa vụ của bên đại lý được quy định tại Điều 175 LTM:
+ Mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng
hoá, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định;
+ Thực hiện đúng các thoả thuận về giao nhận tiền, hàng hoá với bên giao
đại lý;
+ Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy
định của pháp luật;
+ Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao
hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch
vụ;
+ Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao
đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá của đại lý
mua bán hàng hoá, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường
hợp có lỗi do mình gây ra;
+ Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt
động đại lý với bên giao đại lý;
8


+ Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được
giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một số hàng hoá hoặc
dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.
Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý:
- Bên giao đại lý có các quyền sau, trừ trường hợp các bên có thoả thuận
khác (Điều 172 LTM 2005):

+ Ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho
khách hàng;
+ Ấn định giá giao đại lý;
+ Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp
luật;
+ Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàngtheo hợp đồngđại lý;
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý
- Theo Điều 173 LTM, bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau:
+ Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện
hợp đồng đại lý;
+ Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá của đại lý mua bán hàng hoá,
chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ;
+ Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý;
+ Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có)
khi kết thúc hợp đồng đại lý;
+ Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý,
nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần lỗi do mình gây
ra.
*Thứ sáu, về chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại

9


Căn cứ vào Điều 177 LTM năm 2005, nếu các bên không có thỏa thuận
khác thì hợp đồng đại lý sẽ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm
hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho
bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý. Và cả trong trường hợp chấm dứt
đúng luật hay trái luật thì bên giao đại lý vẫn phải bồi thường cho bên giao đại lý
một khoản tiền (Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung
bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên

giao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi
thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại
lý). Trong trường hợp, bên đại lý chấm dứt đúng luật thì không phải bồi thường
cho bên giao đại lý.
3. Công ty B, đối tác ký kết hợp đồng với Công ty A trong quan hệ
thương mại trên cần thiết phải đăng ký kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ,
bởi các lý do sau:
- Thứ nhất, công ty A ký kết hợp đồng với công ty B là trung gian thương
mại dưới hình thức đại lý. Tức là, công ty A đã giao cho công ty B quyền tự do
lựa chọn bên thứ ba để giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là đồ thủ công mỹ
nghệ. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi giao kết hợp đồng mua bán
hàng hóa với bên thứ ba, bên đại lý (ở đây là công ty B) nhân danh chính mình
và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng ràng buộc bên thứ ba với bên đại lý. Đồng
thời, bên đại lý cũng trực tiếp thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa với bên thứ
ba. Ta cần hiểu rằng, trong quan hệ đại lý giữa công ty A và công ty B, công ty B
sẽ nhận hàng hóa từ công ty A và nhân danh chính mình để giao kết và thực hiện
các hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ đó cho thấy, việc lựa chọn một công ty có
đăng ký kinh doanh về ngành nghề của mình là điều cần thiết khi lựa chọn một
trung gian thương mại dưới hình thức là đại lý thương mại. Bên cạnh đó, việc
không đăng ký kinh doanh đúng ngành nghề của bên B có thể gây ảnh hưởng và
10


xâm hại đến quyền lợi của bên thứ 3 hoặc công ty A. Bởi lẽ nếu không đăng ký
kinh doanh mặt hàng này, công ty B không thể giao kết được hợp đồng hoặc nếu
có giao kết được thì hợp đồng đó cũng không hợp pháp và bị vô hiệu do không
đáp ứng được yêu cầu về mặt chủ thể. Điều này dẫn đến quyền lợi của công ty A
(bên giao đại lý) và bên thứ 3 bị xâm phạm. Như vậy thì công ty B cần thiết phái
đăng ký kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
- Thứ hai, theo như phân tích ở phần chủ thể của hợp đồng đại lý thì điều

kiện bắt buộc: cả công ty A và công ty B đều phải là thương nhân. Mà tại khoản
1 Điều 9 Luật Doanh Nghiệp có quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp: “Hoạt
động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh
doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện”. Như vậy, công ty B cần phải kinh
doanh đúng với ngành, nghề đã đăng ký, và để làm đại lý thương mại cho công
ty A thì công ty B cần phải đăng ký kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ.
Tóm lại, nếu Công ty B muốn thực hiện hoạt động mua bán đồ thủ công
mỹ nghệ với bên thứ 3 thì công ty B phải đăng ký kinh doanh ngành nghề này,
nếu không, công ty B không thể giao kết được hợp đồng hoặc nếu có giao kết
được thì hợp đồng đó cũng không hợp pháp và bị vô hiệu do không đáp ứng
được yêu cầu về mặt chủ thể. Điều này dẫn đến quyền lợi của công ty A (bên
giao đại lý) và bên thứ 3 bị xâm phạm.
4. Phân tích phạm vi trách nhiệm của công ty B đối với công ty A và
đối với khách hàng (nếu có).
a. Phạm vi trách nhiệm của công ty B đối với công ty A.
- Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại
lý. Nghĩa vụ này được quy định tại Khoản 2, Điều 175 Luật thương mại 2005.
Có thể khẳng định rằng, đây là một trách nhiệm rất quan trọng và trên thực tế

11


thường phát sinh những tranh chấp bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi
của các bên.
+ Trách nhiệm nhận hàng
Thứ nhất, công ty B phải có trách nhiệm nhận số đồ thủ công mỹ nghệ như
hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo Điều 56 LTM thì
bên công ty B có trách nhiệm thực hiện những công việc hợp lí để giúp công ty A
giao hàng.

Thứ hai, nếu công ty A đã sẵn sàng giao hàng theo đúng hợp đồng nhưng
công ty B không tiếp nhận thì công ty B sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng và phải
chịu các biện pháp chế tài theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu
công ty A phải áp dụng các biện pháp cần thiết trong khả năng có thể, với chi phí
hợp lí để lưu giữ bảo quản hàng hóa thì công ty A có quyền yêu cầu công ty B
thanh toán các khoản chi phí này (Điều 288 BLDS 2005).
+ Trách nhiệm thanh toán
Công ty B có trách nhiệm thanh toán cho công ty A theo thỏa thuận trong
hợp đồng. Nếu các bên không thỏa thuận thì sẽ áp dụng Điều 176 LTM quy định
về thanh toán trong đại lý: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc thanh toán
tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ và thù lao đại lý được thực hiện theo từng đợt
sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hoá hoặc cung
ứng một khối lượng dịch vụ nhất định”. Tuy nhiên, có trường hợp công ty B
không bán được số hàng hóa theo đúng như cam kết do gặp những khó khăn nhất
định. Điều này rất dễ dẫn tới công ty B sẽ không thực hiện nghĩa vụ thanh toán
tiền hàng đúng hẹn. Để khắc phục tình trạng này, trên thực tế, khi hai bên tiến
hành kí kết hợp đồng với nhau, công ty A nên ghi nhận một điều khoản rằng
trong một khoản thời gian nhất định, công ty B phải thanh toán tiền bán hàng sau
một thời gian nhất định kể từ khi nhận hàng không phụ thuộc vào việc hàng hóa
đó có bán được hay không. Nếu hai bên có ghi nhận về điều này, thì công ty B
12


buộc phải thanh toán tiền đúng hạn không phụ thuộc vào việc kinh doanh của họ
lỗ hay lãi.
- Công ty B có trách nhiệm phải thực hiện các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật theo ghi nhận tại khoản 3,
Điều 175 Luật thương mại.
Có thể thấy rằng việc công ty A và công ty B là lần đầu tiên hợp tác kinh
doanh. Do vậy thông thường, khi chưa có sự tin tưởng vào đối tác của mình, thì

công ty A sẽ yêu cầu công ty B thực hiện các biện pháp bảo đảm như kí cược,
cầm cố, thế chấp… Điều này sẽ tạo dựng niềm tin, sự an tâm cho công ty A khi
tiến hành hợp tác kinh doanh với công ty B.
- Công ty B phải chịu sự kiểm tra, giám sát của bên phía công ty A và báo
cáo tình hình hoạt động đại lý với bên công ty A.
Bản thân công ty B là đại lý của công ty A, có nghĩa đơn giản rằng họ chỉ
là trung gian thương mại để đưa mặt hàng của công ty A đến với người tiêu
dùng, thực chất hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của công ty A do vậy mọi vấn đề về
hàng hóa như có sự phát sinh về chất lượng có thể ảnh hưởng đến uy tín của
công ty A. Do vậy để đảm bảo rằng sản phẩm của mình đạt chất lượng khi đến
tay người tiêu dùng, đảm bảo rằng quá trình kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ
nghệ đang được tiến hành một cách hiệu quả, công ty A đương nhiên sẽ có quyền
kiểm tra, giám sát đối với công ty B và công ty này buộc phải báo cáo tình hình
hoạt động đại lý với công ty A.
- Bảo quản hàng hoá, chịu trách nhiệm về khối lượng, quy cách, phẩm
chất hàng hóa sau khi nhận; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa
của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ
trong trường hợp có lỗi do mình gây ra. Đối với mặt hàng là đồ thủ công mỹ
nghệ, quá trình bảo quản cũng vô cùng quan trọng, bởi giá trị của mặt hàng này
thường sẽ rất dễ bị ảnh hưởng nếu như quá trình bảo quản không cẩn thận. Thêm
13


vào đó, như đã phân tích ở trên thì để tránh ảnh hưởng đến uy tín của công ty A,
công ty B phải đảm bảo rằng họ sẽ bảo quản được những món đồ thủ công mỹ
nghệ mà công ty A sau khi giao cho họ không bị hư hại và nguyên vẹn. Do vậy,
nếu vì bảo quản không tốt đẫn đến chất lượng hàng hóa bị suy giảm công ty B sẽ
phải chịu trách nhiệm. Còn nếu cả hai bên đều có lỗi làm cho chất lượng hàng
hóa bị kém chất lượng thì hai công ty phải liên đới chịu trách nhiệm.
- Tự chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình nếu nguyên

nhân của hành vi vi pháp luật hoàn toàn là lỗi của công ty B (khoản 5 điều 173
LTM). Trong quá trình hoạt động, nếu công ty B thực hiện bất kỳ hành vi vi
phạm pháp luật nào ví dụ như: thay hàng thật của công ty A bằng hàng giả, hàng
nhái để kiếm lời, thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh với các đại lý
khác,… thì công ty B sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành
vi do mình gây ra.
b. Phạm vi trách nhiệm của công ty B đối với khách hàng (nếu có).
- Làm việc trực tiếp với khách hàng, và chịu trách nhiệm về sản phẩm bàn
giao cho khách hàng.
- Đối với những công việc khách hàng yêu cầu mà công ty B không đáp
ứng được thì công ty B phải thông báo cho công ty A (bên giao đại lý) để được
hỗ trợ.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 2),
Nxb.CAND, Hà Nội, 2012
2. Luật thương mại năm 2005.
3. Bộ luật dân sự năm 2005.
4. Trần Quỳnh Anh, Hợp đồng đại lí mua bán hàng hoá - Những vấn đề lí luận
và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học 2010, Trường Đại học Luật Hà Nội.

15




×