Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bài tập nhóm luật hành chính (8đ) quy phạm pháp luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.51 KB, 8 trang )

NỘI DUNG
I.Một số vấn đề lí luận chung :
1. Các khái niệm:
oQuy phạm pháp luật hành chính: là một dạng của quy phạm pháp luật (những quy tắc
xử sự do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, có chứa đựng ý chí của nhà nước, mang tính
chất bắt buộc chung và được nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội cơ bản), được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình quản lí hành chính nhà nước.
 Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính: là một hình thức thực hiện quy phạm pháp
luật , trong đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào các quy phạm
pháp luật hành chính hiện hành để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá
trình quản lí hành chính nhà nước.
oVăn bản quy phạm pháp luật : theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2008 “là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc
phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong
Luật này hoặc Luật ban hành văn bản quy phạm pháp của HĐND và UBND, trong đó
có hiệu lực bắt buộc chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan
hệ xã hội”
 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: là một trong các hình thức quản lí hành
chính nhà nước được các chủ thể quản lí sử dụng nhằm xác lập trật tự quản lí hành
chính, duy trì và bảo vệ trật tự quản lí hành chính đó, cụ thể hóa, chi tiết hóa luật, thể
chế đường lối của Đảng và xây dựng các QPPL phù hợp với hoạt động quản lí thực tiễn.
2. Ý nghĩa của việc phân biệt hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hoạt
động áp dụng quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước:
Trong lí luận và thực tiễn chúng ta có thể thấy rõ và phân biệt được hoạt động ban
hành văn bản quy phạm pháp luật với hoạt động áp dụng QPPL của các quan hành
chính nhà nước. Hai hoạt động này tuy không đồng nhất với nhau nhưng trong nhiều
trường hợp vì lí do chủ quan hay khách quan nào đó chúng ta có thể lầm tưởng giữa hai
hoạt động này với nhau. Vì vậy việc phân biệt hoạt động ban hành văn bản quy phạm
pháp luật với hoạt động áp dụng QPPL của các quan hành chính nhà nước dựa trên
những tiêu chí nào? cách nhận biết chúng ra sao? có ý nghĩa quan vô cùng quan trọng


và cần thiết. Sự phân biệt bnày giúp chúng ta hiểu rõ khái niệm ban hành VBQPPL và
áp dụng QPPL, các tiêu chí phân biệt chúng cũng như cách nhận biết các hoạt động này
một cách dễ dàng. Đồng thời việc phân biệt này còn có ý nghĩa trong thực tiễn để thấy
rõ thực trạng tiến hành hoạt động ban hành VBQPPL và hoạt động áp dụng QPPL của
1


các quan hành chính nhà nước từ TW tới địa phương, qua đó nâng cao được hiệu quả
của các hoạt động này, tháo gỡ những vướng mắc và khắc phục những hạn chế nhất
định.
II. Phân biệt hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động áp
dụng quy phạm pháp luật của các quan hành chính nhà nước:
Như chúng ta đã biết, việc phân biệt hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp
luật với hoạt động áp dụng QPPL có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, để thấy rõ
được sự khác nhau giữa hai hoạt động này của các cơ quan hành chính nhà nước cần
phải có những tiêu chí phân biệt. Vì vậy, qua quá trình tìm hiểu, nhóm chúng em xin
đưa một số tiêu chí phân biết như sau:
1. Về hình thức:
Hoạt động ban hành VBQPPL thực chất là một trong các hình thức quản lí hành
chính. Đây là hoạt động quan trọng nhất của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm
thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Áp dụng QPPL hành chính là một hình thức
thực hiện quy phạm pháp luật , trong đó các cơ quan , tổ chức , cá nhân có thẩm quyền
căn cứ vào những quy phạm pháp luật hành chính hiện hành để giải quyết các công việc
cụ thể phát sinh trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước theo quy dịnh của pháp
luật. Từ đó, có thể thấy được hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật được tiến
hành trước hoạt động áp dụng văn bản quy phạm pháp luật . hoạt động ban hành văn
bản quy phạm pháp luật là cơ sở cho hoạt động áp dung pháp luật cũng như là tiền đề
để hoạt động áp dụng trở nên có hệ thống, đúng pháp luật.
2. Về chủ thể thực hiện:
+ Đối với hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật chủ thể có thẩm quyền ban

hành chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện và được quy định trong
Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 ( Chính Phủ, TT Chính
Phủ, Chủ tịch UBND các cấp,...).
+ Chủ thể của hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính đa dang hơn tùy
thuộc vào quy định cụ thể của pháp luật, theo yêu cầu của việc phân cấp trong quản lí
hành chính nhà nước, đó là các cơ quan , tổ chức , cá nhân có thẩm quyền được pháp
luật quy định. Mỗi chủ thể quản lí hành chính nhà nước chỉ có thẩm quyền áp dụng một
số quy phạm pháp luật hành chính, trong những trường hợp cụ thể và đối với những đối
tượng nhất định . Ví dụ bộ trưởng bộ công an có quyền quyết định biện phápxử phạt
trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm phap luật việt nam nhưng các bộ
trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác không có thẩm quyền này . Hơn nữa, các

2


tổ chức được nhà nước trao quyền có thể thực hiện hoạt động áp dụng QPPL nhưng ko
thể thực hiện hoạt động ban hành VBQPPL.
3. Về nội dung:
+ Hoạt động ban hành văn bản QPPL: ấn định những quy tắc xử sự trong quản lí hành
chính nhà nước (ban hành những quy định có tính chất chung hoặc ngành, liên ngành
liên quan đến hành vi xử sự của các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan, xí
nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội cũng như công dân, người nước ngoài,… trong
quản lí hành chính nhà nước), quy định những nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn, nghĩa vụ và
trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước, xác định mối
liên hệ chủ yếu giữa các bộ phận của hệ thống quản lí hành chính nhà nước, quy định
những điều hạn chế điều cấm, đặt ra nghĩa vụ đặc biệt hoặc trao quyền đặc biệt trong
trường hợp cần thiết. Ví dụ: ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành luật, Nghị định về
một vấn đề quản lí hành chính, các Thông tư, nghị quyết, chỉ thị,…
+ Hoạt động áp dụng QPPL: giải quyết các công việc cụ thể, phát sinh trong quá trình
quản lí hành chính thông qua việc các chủ thể phải căn cứ vào những quy phạm pháp

luật hành chính hiện hành để. Các chủ này đơn phương ban hành quyết định hành
chính hay thực hiện hành vi để tổ chức việc thực hiện pháp luật một cách trực tiếp đối
với một đối tượng chịu sự quản lí nhất định, cụ thể. Ví dụ: biên bản xử phạt vi phạm
hành chính,…
4.

Về thủ tục tiến hành:

+ Đối với hoạt động ban hành VBQPPL: Có nhiều thủ tục ban hành văn bản quy phạm
pháp luật như thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ; thủ tục ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, cơ quan ngang bộ, văn bản liên tịch; thủ tục
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của tòa án, viện kiểm sát, của hội đồng nhân dân
và ủy ban nhân dân. Thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật thường có nhiều
chủ thể tham gia và ít có quy định về thời hạn cho các hoạt động cụ thể trong đó.Các
thủ tục này phải theo đúng trình tự PL quy định.
+ Thủ tục áp dụng các quy phạm pháp luật: Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Các công việc cụ
thể trong quản lí hành chính nhà nước cần phải áp dụng quy phạm pháp luật. Tùy từng
loại việc mà việc áp dụng các quy phạm pháp luật hành chính sẽ được thực hiện theo
những thủ tục hành chính khác nhau như: thủ tục xử lí vi phạm hành chính, thủ tục
3


đăng kí kết hôn, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; áp dụng các biện pháp cưỡng chế
hành chính... Nói chung, thủ tục áp dụng các quy phạm pháp luật thường liên quan trực
tiếp đến quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân nên các thủ tục này phải có khả
năng ngăn chặn nguy cơ xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp. Sự nhanh chóng,
kịp thời khi thực hiện các thủ tục này có ý nghĩa đáng kể tới sự chính xác của hoạt
động quản lí, sự thuận tiện trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ
chức nên các thủ tục này thường có những khoảng thời gian (thời hạn, thời hiệu) có giá

trị bắt buộc đối với các chủ thể của thủ tục
5.
Về kết quả của hoạt động:
+ Đối với hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Kết quả của việc ban
hành văn bản pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước là cho ra một văn bản
quy phạm pháp luật mới. Những văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành
chính nhà nước tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: Nghị định, Quyết định,
Nghị quyết, Thông tư... Thẩm quyền ban hành từng loại văn bản quy phạm pháp luật
trên được quy định rất rõ trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc
hội năm 2008 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân,
Uỷ ban nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kết quả của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật không trực tiếp làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.
+ Đối với hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật: Hoạt động áp dụng quy phạm pháp
luật hành chính là hoạt động của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước đơn phương
ban hành quyết định hành chính hay thực hiện các hành vi hành chính để tổ chức việc
thực hiện pháp luật một cách trực tiếp đối với đối tượng quản lí thuộc quyền. Do kết
quả của việc áp dụng quy phạm phá luật hành chính không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích
nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan
mà còn có giá trị là căn cứ pháp lí cần thiết cho việc thực hiện quy phạm pháp luật
hành chính trong các trường hợp khác nên kết quả đó phải trả lời công khai, chính thức
cho các đối tượng liên quan và hình thức thể hiện kết quả việc áp dụng quy phạm pháp
luật đó chủ yếu là bằng văn bản. Vì văn bản là hình thức chứa đựng thông tin một cách
chính xác, đầy đủ, dễ lưu trữ và có thể sử dụng lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
thì hình thức thể hiện kết quả của việc áp dụng quy phạm pháp luật lại là một hành vi
cụ thể. Ví dụ: Khi cần, cảnh sát giao thông có quyền cho dừng ngay một phương tiện
tham gia giao thông đang đi quá tốc độ cho phép...
4



Việc áp dụng quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính là sự kiện pháp lí trực
tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một số quan hệ pháp luật cụ thể.
III. Thực trạng tiến hành các hoạt động ban hành văn bản QPPL và áp dụng
QPPL của các cơ quan hành chính nhà nước và các ý kiến nhận xét:
Sau nhiều năm triển khai, thực hiện Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp
luật năm 2008 và Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND,
UBND công tác ban hành văn bản QPPL công tác ban hành văn bản quy phạm
pháp luật và áp dụng quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước
nhìn chung đã đi vào nề nếp, đảm bảo cơ bản các quy định của pháp luật góp
phần cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội và tăng cường công tác quản lý hành
chính nhà nước. Tuy nhiên, song song với những mặt tích cực này cũng tồn tại
nhiều hạn chế, đặc biệt có thể kể đến đó là:
Thứ nhất: Hạn chế của hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật
+ Số lượng văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban
hành nhiều nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu điều chỉnh các quan hệ
xã hội.
+ Tình trạng luật, pháp lệnh mang tính chung chung, tính tuyên ngôn, không cụ thể;
bên cạnh đó, nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành ban hành còn
chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.
+ Nội dung văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, không
thống nhất.
+ Một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chưa phù hợp với thực tiễn yêu
cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội hiện nay, tính khả thi của văn bản quy phạm pháp
luật chưa cao gây ra sự tốn kém cả về thời gian và tiền bạc.
+ Quy trình xây dựng văn bản, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan
Nhà nước ở trung ương vẫn còn nhiều bất cập.
+ Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở cấp xã vẫn chưa được chú trọng,
quan tâm và thường theo lối sao chép quy định của cấp trên gây lãng phí rất nhiều thời
gian, tiền bạc và làm chậm thời gian có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật do cơ

quan Trung Ương ban hành.
+ Việc giám sát hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt ở Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân còn bỏ ngỏ, nhất là việc giám sát các văn bản liên quan đến
đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng...gây ra tranh chấp, khiếu kiện
5


.....
Thứ hai: Một số hạn chế của hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật của cơ quan
hành chính nhà nước.
+ Trước hết, do các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành còn nhiều hạn chế nên
việc áp dụng quy phạm pháp luật trong thực tế đời sống gặp nhiều khó khăn, không đạt
được hiệu quả cao.
+ Hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật còn rập khuôn, máy móc, chưa linh hoạt
+ Áp dụng quy phạm pháp luật một cách tùy tiện.
+ Thủ tục áp dụng quy phạm pháp luật hành chính trong các cơ quan hành chính nhà
nước chưa được tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
...
Qua các thông tin trên, có thể thấy thực tiễn hoạt động ban hành văn bản quy
phạm pháp luật và áp dụng quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà
nước tuy có nhiều chuyển biến tích cực song những hạn chế trong công tác quản lí
vẫn chưa nghiêm ngặt, thiếu tính pháp lí, một bộ phận vẫn chưa thực hiện đúng
và đầy đủ trách nhiệm của mình trong công tác kiểm tra, giám sát cũng như
quyết định. Điều này vô tình tạo ra những hàng rào gây khó khăn cho công tác
quản lí hành chính nhà nước đồng thời gây khó khăn cũng như bức xúc trong dân
chúng. Để khắc phục những hạn chế nếu trên, nhóm chúng em xin đưa ra một số
giải pháp như sau:
6.
Thứ nhất: Đối với hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật :
+ Cần phải tiến hành việc công khai, minh bạch hệ thống pháp luật, trong đó có công

tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc công khai này cho phép
nhân dân định hướng được chính sách pháp luật trong tương lai để có những chuẩn bị
kịp thời và cũng là để có những đóng góp kịp thời cho việc ban hành văn bản quy
phạm pháp luật
+ Cần phải có cơ chế kiểm tra, giám sát quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp
luật và áp dụng pháp luật. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải được tiến
hành theo một trật tự nhất định, chặt chẽ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cấp thiết,
khẩn cấp, cần phải tiến hành ban hành kịp thời với việc chi tiết các văn bản luật thì có
thể tiến hành các biện pháp rút gọn các thủ tục, tất nhiên phải trong phạm vi nhất định
mà luật quy định.
+ Do còn nhiều mâu thuẫn giữa các văn bản được ban hành ra nên phải khắc phục
được tình trạng chồng chéo trong tổ chức, phải tiến hành các biện pháp để các chủ thể
6


ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải thảo luận với nhau để tạo ra sự thống
nhất trong các văn bản. Ngoài ra, chính các chủ thể ban hành ra các văn bản quy phạm
pháp luật cũng phải kiểm tra để đảm bảo tính thống nhất trong văn bản mà mình ban
hành.
+ Phải nâng cao chất lượng của cán bộ, công chức và của đội ngũ ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật và đội ngũ áp dụng pháp luật. Yếu tố con người là yếu tố quan
trọng, không chỉ trong quản lí hành chính nhà nước mà còn quan trọng trong mọi lĩnh
vực. Việc nâng cao chất lượng của các chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật
đảm bảo việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các chủ thể phải phù hợp
với luật và hiến pháp và việc áp dụng pháp luật phải phù hợp với nội dung và mục đích
của quy phạm pháp luật, không áp dụng sai. Các biện pháp nâng cao chất lượng như
tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, và tạo cơ hội để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Ngoài ra
thì cùng với hoạt động nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức thì còn phải
chú trọng vào việc nâng cao đời sống của đội ngũ này, nhằm đảm bảo cho việc thực
hiện những hoạt động này một cách hiệu quả nhất.

7.
Thứ hai: Đối với hoạt động áp dụng pháp luật :
+ Để việc áp dụng QPPL không gặp khó khăn và đạt được hiệu quả như mong muốn
thì trước hết phải quán triệt triệt để các văn bản quy phạm pháp luật ( phải rõ rằng, đầy
đủ và đúng vấn đề cần quan tâm...)
+ Cần thiết phải có cơ chế xử phạt nghiêm ngặt đối với các hành vi áp dụng QPPL một
cách tùy tiện, không đúng thẩm quyền
+ Nhất quán, thống nhất về thủ tục áp dụng quy phạm pháp luật hành chính trong các
cơ quan hành chính nhà nước
+ Nâng cao chất lượng của các chủ thể tiến hành hoạt động áp dụng quy phạm pháp
luật,

KẾT LUẬN
Như vậy, thông qua những phân tích nêu trên, chúng ta có thể thấy rõ được sự
khác biệt giữa hai hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động áp
7


dụng quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước . Đồng thời cũng qua đó
thấy được những mặt tích cực cũng như những hạn chế trong việc tiến hành các hoạt
động này tại các cơ quan hành chính nhà nước từ TW đến địa phương để nhanh chóng
có những biện pháp, phương án nhằm khác phục những hạn chế này.

Bài viết trên có thể còn nhiều thiếu sót nhất định do hạn chế về mặt kiến thức
cũng như thời gian. Vậy chúng em mong các thầy, cô đóng góp ý kiến để đề tài được
hoàn thiện hơn ạ !
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
--------The end --------

8




×