Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Bài tập nhóm số 2 luật dân sự modul 1 đề 2 ông a và b là hai anh, em ruột của dòng họ nguyễn a có vợ là m và con là t b có vợ là n và con là q

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.96 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
ĐỀ SỐ 2 ………………………………………………….. 2
1. Anh B có quyền làm như vậy không? Vì sao? …………………… 3
2. Giao dịch giữa A và B có hiệu lực pháp luật hay không? Nêu căn cứ
pháp lý? ..…………………………………………………………….. 5
3. Giả sử: B dùng hợp đồng ủy quyền giữa mình và A để ký kết hợp
đồng chuyển nhượng với Y, hợp đồng đó có hiệu lực hay không? Nêu
căn cứ pháp lý? ……………………………………………...……….. 7
4. Hãy giải quyết hậu quả pháp lý của từng loại hợp đồng trên? Nêu
căn cứ pháp lý?. …………………..…………….…………….......… 10
5. Nhóm hãy đưa ra bình luận, đánh giá về những bất cập đồng thời
kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật liên quan tới tình huống nói
trên? ………………………………………………..…….…………. 14


Bài tập nhóm số 2 môn Luật dân sự Việt Nam 1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường Đại học Luật hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009.
2. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009.
3. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005
4. Luật Đất đai Việt Nam năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2010
5. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010
/> />class_id=1&mode=detail&document_id=32479

MỘT SỐ CHÚ THÍCH
GCNQSD: Giấy chứng nhận quyến sử dụng
GCN: Giấy chứng nhận
UBND: Ủy ban nhân dân

Lớp N07.TL2 Nhóm 3




Bài tập nhóm số 2 môn Luật dân sự Việt Nam 1

ĐỀ SỐ 2
Ông A và B là hai anh, em ruột của dòng họ Nguyễn. A có vợ là M và con là T.
B có vợ là N và con là Q. Trước khi qua đời, bố, mẹ A, B có để lại toàn bộ phần tài
sản là giá trị quyền sử dụng 500m2 đất tại Quận X. Một hôm, B đến nhà A gặp M đang
ở nhà, B trình bày việc muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất này cho Công ty Y và
chia đôi khoản tiền đó trong khi A đang nằm ngủ trên tầng vì say rượu từ tối hôm
trước. Tuy nhiên, yêu cầu của B bị M từ chối vì cho rằng đây là đất tổ tiên, ông cha
nên không muốn bán mà để lại cho các con, cháu. B liền chìa tờ giấy có ghi rõ nội
dung B được A ủy quyền mua bán mảnh đất cho mình và lập luận với M rằng: Đất là
của dòng họ Nguyễn nên các con dâu không có quyền đồng ý hay không, bên cạnh đó
anh đã được anh A ủy quyền toàn bộ cho việc bán mảnh đất này nên anh có toàn
quyền quyết định. Chị M xem giấy và quả quyết:
Anh A không bao giờ làm như vậy mà không bàn bạc với chị, đồng thời nhấn
mạnh hôm qua A đi đám cưới với B về say khướt không biết gì. Nên tờ giấy này
không có giá trị pháp lý.
HỎI:
1. Anh B có quyền làm như vậy không? Vì sao?
2. Giao dịch giữa A và B có hiệu lực pháp luật hay không? Nêu căn cứ pháp lý?
3. Giả sử: B dùng hợp đồng ủy quyền giữa mình và A để ký kết hợp đồng chuyển
nhượng với Y, hợp đồng đó có hiệu lực hay không? Nêu căn cứ pháp lý?
4. Hãy giải quyết hậu quả pháp lý của từng loại hợp đồng trên? Nêu căn cứ pháp lý?
5. Nhóm hãy đưa ra bình luận, đánh giá về những bất cập đồng thời kiến nghị hoàn
thiện quy định pháp luật liên quan tới tình huống nói trên?

Lớp N07.TL2 Nhóm 3



Bài tập nhóm số 2 môn Luật dân sự Việt Nam 1

Câu 1: Anh B có quyền làm như vậy không? Vì sao?
Đầu tiên, nhóm chúng em thấy rằng việc anh A ủy quyền cho anh B bằng giấy ủy
quyền hay hợp đồng ủy quyền thì cũng như nhau vì tuy tên gọi 2 loại giấy này khác
nhau nhưng nói về bản chất thì giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền là như nhau vì nó
đều là việc một người nhân danh vì lợi ích của người khác xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự trong phạm vi đại diện theo quy định tại Điều 139 Bộ luật dân sự và sự khác
nhau giữa 2 loại giấy này là ở cách thức xác lập. Vì vậy nhóm chúng em sẽ chọn cách
thức ủy quyền của anh A cho anh B là bằng hợp đồng ủy quyền.
Tiếp đến, nhóm chúng em xác định rằng “quyền” của anh B theo đề bài ra là quyền
chuyển nhượng mảnh đất 500m2 cho công ty Y bằng hợp đồng ủy quyền giữa anh A
và anh B.
Đối với câu hỏi này nhóm em đặt ra 2 khả năng lớn có thể xảy ra như sau:
THỨ NHẤT: ANH B CÓ QUYỀN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CHUYỂN
NHƯỢNG MẢNH ĐẤT CHO CÔNG TY Y NẾU HỢP ĐỒNG ỦY QUYỂN
GIỮA ANH A VÀ ANH B CÓ HIỆU LƯC.
Điều kiện để hợp đồng mà anh A ủy quyền cho anh B có hiệu lực khi:
a. Một phần mảnh đất 500m2 được thừa kế ở quận X là tài sản riêng của A mà
anh A không nhập vào tài sản chung của vợ chồng.
Vì theo quy định tại Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có nêu rõ:
“…Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước đi kết hôn, được thừa kế
riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận”. Như vậy, nếu mảnh đất kia
anh A được thừa kế riêng mà anh A không nhập vào tài sản chung khi thỏa thuận với
chị M thì chị M không có quyền định đoạt đối với mảnh đất này và lúc này, anh A mới
được toàn quyền định đoạt đối với mảnh đất.
b. Anh A ký hợp đồng ủy quyền trong trạng thái có đầy đủ năng lực hành vi
dân sự và làm chủ được hành vi của mình.
Trong tình huống trên chị vợ của A có nói A đi đám cưới về say khướt không

biết gì nên giấy ủy quyền của A ký với B không có giá trị, nhưng nếu giả thiết giấy ủy
quyền này được anh A ký vào lúc tỉnh táo làm chủ được hành vi của mình thì hợp
đồng này hoàn toàn thỏa mãn nguyên tắc giao kết hợp đồng được quy định tại Điều
389 BLDS “tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng”. Điều
đó có nghĩa là anh A hoàn toàn tự nguyện và theo ý chí làm chủ của anh mình và ký
vào giấy ủy quyền.
Lớp N07.TL2 Nhóm 3


Bài tập nhóm số 2 môn Luật dân sự Việt Nam 1

Đồng thời Điều 389 BLDS có quy định rõ khi giao kết hợp đồng còn phải đảm bảo
nguyên tắc: “tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái với pháp luật và đạo
đức xã hội”. Chiếu trong vụ việc trên, mảnh đất mà bố mẹ của A, B để lại cho hai anh
em là hợp pháp nên khi thực hiện việc chuyển nhượng là hoàn toàn không trái với quy
định của pháp luật và đạo đức xã hội, tức là anh A và B có quyền thực hiện điều đó.
c. Hợp đồng ủy quyền của anh A với anh B đã có công chứng.
Vì theo quy định tại Điều 401 BLDS: “Trong trường hợp pháp luật có quy định
hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải
đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó…”.
Theo quy đinh tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 04 thì “Việc ủy quyền có thù lao, có
nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử
dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng ủy quyền. Khi công chứng các hợp
đồng ủy quyền liên quan đến bất động sản, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra
kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy
quyền đó cho các bên tham gia”. Như vậy, với quy định này ta có thể thấy rằng việc
làm hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn
bản và phải có công chứng thì hợp đồng đó mới có hiệu lực pháp luật
Nếu trường hợp hợp đồng ủy quyền giữa A và B thỏa mãn hết tất cả những điều
kiện nêu trên thì hợp đồng ủy quyền giữa A và B sẽ có hiệu lực pháp luật.

Khi hợp đồng ủy quyền giữa A và B có hiệu lực pháp luật thì anh B hoàn toàn
có quyền thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho công ty Y vì
mảnh đất bố mẹ để lại cho A và B là hợp pháp, B có hợp đồng ủy quyền chuyển
nhượng đất cho công ty Y nên việc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất với công ty
Y không vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự là “tự do giao kết hợp đồng
nhưng không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội”.
THỨ HAI: ANH B SẼ KHÔNG CÓ QUYỀN THỰC HIỆN VIỆC CHUYỂN
NHƯỢNG MẢNH ĐẤT CHO CÔNG TY Y NẾU HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
GIỮA ANH A VÀ ANH B KHÔNG CÓ HIỆU LỰC.
Có 3 trường hợp có thể xảy ra để hợp đồng ủy quyền của anh A và anh B không
có hiệu lực
a. Anh A ký hợp đồng ủy quyền với anh B trong tình trạng không còn đủ năng
lực hành vi dân sự và không làm chủ được hành vi của mình.
Như đề bài đã cho anh A đi đám cưới với anh B uống rượu say khướt không
biết gì tức là tại thời điểm bị say anh A không thể điều khiển được hành vi của mình,
Lớp N07.TL2 Nhóm 3


Bài tập nhóm số 2 môn Luật dân sự Việt Nam 1

không nhận thức được mình đang làm gì có đúng hay không, có đúng với ý muốn của
mình lúc tỉnh táo không do đó theo quy định tại Điều 133 BLDS : “người có năng lực
hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và
làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân
sự đó là vô hiệu”. Chiếu theo quy định này thì khi anh A xác lập giao dịch với anh B
tại thời điểm mà anh A bị say và anh A chứng minh được giấy ủy quyền đó do anh ký
lúc anh không điều khiển được hành vi của mình, hoàn toàn không theo ý muốn chủ
quan của anh thì hợp đồng này không những vi phạm điều kiện thực hiện giao dịch
dân sự mà còn vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng vì vậy mà A có quyền yêu cầu
Tòa án tuyên bố hợp đồng ủy quyền vô hiệu.

b. Phần đất được hưởng thừa kế là tài sản chung của 2 vợ chồng
Giả sử mảnh đất đó bố mẹ để lại cho A và B, sau đó A đã thỏa thuận với M là
vợ của anh A và sáp nhập mảnh đất đó vào tài chung của hai vợ chồng, có đăng ký
quyền sở hữu và được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì theo Điều 28
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang
nhau trong việc chiếm đoạt, sử dụng định đoạt tài sản chung”. Và như vậy, chị M
hoàn toàn có quyền định đoạt đối với mảnh đất này thế nên nếu không được sự đồng ý
của chị M thì hợp đồng ủy quyền giữa anh A và anh B cũng không có giá trị pháp lý
và anh B không thể chuyển nhượng mảnh đất cho công ty Y.
c. Hợp đồng ủy quyền giữa anh A và anh B chưa được công chứng chứng thực
Như đã chứng minh ở trên thì hợp đồng ủy quyền về bất động sản phải có sự
công chứng, chứng thực. Nếu anh B chỉ mang hợp đồng ủy quyền tới gặp chị M mà
giấy ủy quyền đó không có công chứng, chứng thực thì hợp đồng đó cũng không có
giá trị pháp lý.
Anh B có quyền thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất với công ty Y hay không
phải đáp ứng tất cả các điều kiện nêu trên, nếu vi phạm một trong các điều kiện
đó thì coi như anh B không thể tự ý mình thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất
với công ty Y.

Câu 2: Giao dịch giữa A và B có hiệu lực pháp luật hay không?
Nêu căn cứ pháp lý?
THỨ NHẤT: HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN GIỮA A VÀ B CÓ HIỆU LỰC KHI
THỎA MÃN CÁC ĐIỀU KIỆN SAU.
a. 1/2 mảnh đất thuộc sở hữu của riêng A (thừa kế theo pháp luật)
Lớp N07.TL2 Nhóm 3


Bài tập nhóm số 2 môn Luật dân sự Việt Nam 1

- Giả định, bố mẹ A và B chết mà không để lại di chúc, thì mảnh đất 500m2 sẽ được

chia theo pháp luật theo quy định tại khoản 2 – Điều 676 BLDS: “Những người thừa
kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.” Như vậy, A và B là hai anh em
ruột, cùng là con của người đã chết nên thuộc hàng thừa kế thứ nhất và theo quy định
của pháp luật , mỗi người sẽ được hưởng 250m2 đất tại quận X do bố mẹ mình để lại.
Khi đó, A có toàn quyền để quyết định mảnh đất đó.
b. A có năng lực hành vi dân sự
- Theo quy định tại khoản 1 – ĐIều 122 BLDS quy định: “Giao dịch dân sự có hiệu
lực khi có đủ các điều kiện sau 1. Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân
sự…”
c. A xác lập hợp đồng trong tình trạng tỉnh táo
- Nếu như A không say rượu, A có đủ bằng chứng để chứng minh được giấy ủy quyền
sử dụng đất giữa mình và B được xác lập trong tình trạng tỉnh táo, không say rượu,
không có sự ép buộc thì giao dịch đó hoàn toàn có hiệu lực.
d. A không hề bị B lừa dối hay đe dọa
- Nếu như trong tình trạng tỉnh táo, A có thể chứng minh được rằng hợp đồng ủy
quyền giữa mình và B là xuất phát từ sự tự nguyện của mình thì hợp đồng ủy quyền
đó có hiệu lực Vì theo quy định tại mục c – khoản 1- Điều 122 BLDS một trong
những điều kiện để giao dịch có hiệu lực đó là :”Người tham gia giao dịch hoàn toàn
tự nguyện.”
e. Hợp đồng ủy quyền giữa A và B có công chứng
Theo Điều 115 Nghị định 181/2004/NĐ-CP về Người đại diện thực hiện quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất thì việc ủy quyền cho người đại diện thực hiện quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất phải thực hiện bằng văn bản và có chứng thực của
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc chứng nhận của công chứng Nhà
nước.
THỨ HAI: HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN GIỮA A VÀ B KHÔNG CÓ HIỆU LỰC
KHI VI PHẠM MỘT TRONG CÁC YẾU TỐ SAU.
a. 1/2 mảnh đất thuộc sở hữu của vợ chồng A (thừa kế di chúc)
- Nếu như trong di chúc mà bố mẹ A và B để lại có chia đều mảnh đất 500m2 cho 2
anh em thì mỗi người đều được ½ mảnh đất đó. Theo quy định tại khoản 1 Điều 27

Luật Hôn nhân gia đình có quy định: “Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau
khi kết hôn là tài sản chung của vợ, chồng.” Do đó,mảnh đất mà anh A được thừa kế
Lớp N07.TL2 Nhóm 3


Bài tập nhóm số 2 môn Luật dân sự Việt Nam 1

cũng là tài sản chung của vợ chồng và muốn đem ra giao dịch phải có sự đồng ý của
vợ mình là chị M nữa. Bởi vậy, giao dịch trên không có hiệu lực pháp luật.
b. A mất năng lực hành vi dân sự hoặc không đủ
- Nếu A rơi vào một trong những trường hợp quy định tại Điều 22, Điều 23 BLDS thì
hợp đồng mà A có ký kết với B cũng không có hiệu lực .
c. A xác lập hợp đồng trong trạng thái không tỉnh táo
- Nếu như hợp đồng ủy quyền giữa A và B được xác lập tại thời điểm A say rược thì
theo quy định tại Điều 133 BLDS: “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác
lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”
d. A bị B lừa dối
- B đã lợi dụng trong lúc anh A say rượu đến nhà gặp chị M nói chuyện, cố ý cho chị
M hiểu sai lệch về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho công ty Y là đã được
sự đồng ý của anh A, trong khi đó,anh A vẫn đang say rượu, chưa có đồng ý hay xác
nhận gì trong giấy ủy quyền chuyển nhượng đất thì khi đó, giao dịch giữa A và B lúc
này là vô hiệu do bị lừa dối được quy định tại Điều 132 BLDS: “Khi một bên tham
gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên
bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm
cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc làm nội dung của
giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó…”
e.Hợp đồng ủy quyền giữa A và B không có công chứng
Như đã trích dẫn ở trên về nội dung điều 115 Nghị định 181/2004/NĐ-CP thì việc anh

A ủy quyền cho anh B bằng văn bản, nhưng nếu văn bản đó không có chứng thực của
Ủy ban nhân dân xã phượng thì nó hoàn toàn vô hiệu.

Câu 3: Giả sử: B dùng hợp đồng ủy quyền giữa mình và A để
ký kết hợp đồng chuyển nhượng với Y, hợp đồng đó có hiệu lực
hay không? Nêu căn cứ pháp lý?
Điều 697. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên,
theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất
cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển
nhượng theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.
Lớp N07.TL2 Nhóm 3


Bài tập nhóm số 2 môn Luật dân sự Việt Nam 1

Dựa vào theo quy định về hình thức ủy quyền thực hiện các quyền, nghĩa vụ
của chủ sử dụng đất tại Điều 115 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành
Luật Đất đai quy định:
“1. Người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là người chịu
trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất quy định tại điều 2 của nghị
định này.
2. Người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất quy định tại
khoản 1 điều này được ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật về dân
sự.
3. Người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là người có đủ
năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật về dân sự.”
Việc ủy quyền cho người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất quy định tại khoản 2 điều này phải bằng văn bản.Đối với hộ gia đình, cá
nhân thì văn bản ủy quyền phải có chứng thực của UBND xã- phường- thị trấn nơi cư

trú hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước.
Theo các quy định trên thì hợp đồng ủy quyền quyền sử dụng đất phải được
công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý, nếu không đáp ứng được điều kiện
trên hợp đồng sẽ vô hiệu.
Trong tình huống trên, vì hợp đồng mua bán giữa B và công ty Y là bất động
sản có giá trị lớn nên bắt buộc bên phía công ty Y phải xác định được giấy ủy quyền
sử dụng đất của A cho B có giá trị pháp luật vì vậy giấy tờ này đã được công chứng,
chứng thực.
Theo như tình huống đã cho thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
THỨ NHẤT: HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG CÓ HIỆU LỰC KHI ĐẢM
BẢO TẤT CẢ NHỮNG YẾU TỐ SAU.
a. Giấy ủy quyền có hiệu lực
Theo Điều 17 BLDS năm 2005: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả
năng của cá nhân bằng hành vi của mình nhằm xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân
sự” . Nếu năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể
thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính chủ thể để tạo ra các quyền,
thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm
cả năng lực tự chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩ vụ dân sự
Nếu A hoàn toàn tỉnh táo, làm chủ được hành động của mình và có đầy đủ năng
lực dân sự khi ký vào giấy ủy quyền thì giấy ủy quyền có hiệu lực.
Lớp N07.TL2 Nhóm 3


Bài tập nhóm số 2 môn Luật dân sự Việt Nam 1

Hiện nay chưa có quy định cụ thể để xác định cơ quan có thẩm quyền xác nhận giấy
ủy quyền.Trên thực tế, một số người dân khi đến để chứng thực chữ ký vào giấy ủy
quyền ở UBND xã, phường đã bị từ chối, còn một số phường, xã khác vẫn chứng
thực.
Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5, Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 185-2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính,

chứng thực chữ ký, thì UBND xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm
chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt; như vậy giấy ủy quyền
bằng tiếng Việt phải được xác nhận chữ ký. Trong khi đó, Luật Công chứng có hiệu
lực từ ngày 1-7-2007 quy định các tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công
chứng GUQ, bởi đó là một giao dịch dân sự.Tuy nhiên, một số xã, phường nếu chứng
thực chữ ký trong GUQ với tính chất là chứng thực chữ ký thì vẫn phù hợp với quy
định tại Nghị định 79/2007/NĐ-CP.
Như đã phân tích ở trên giấy ủy quyền giữa ông A và ông B đã được công
chứng, chứng thực
b. Mảnh đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ vào khoản 1 Điều 106 Luật đất đai:
“Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền
sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 110; khoản 2 và khoản 3 Điều 112;
các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 113; khoản 2 Điều 115; điểm b khoản 1, các điểm
b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 119; điểm b khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 120
của Luật này khi có các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Như vậy, dựa theo các quy định của tình huống thì việc cha của A và B đề lại
mảnh đất cho họ là hoàn toàn có căn cứ hợp pháp và đã có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Lớp N07.TL2 Nhóm 3



Bài tập nhóm số 2 môn Luật dân sự Việt Nam 1

Nếu đầy đủ những điều kiện trên thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất giữa B và công ty Y sẽ có hiệu lực.
THỨ HAI: HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG CỦA ÔNG B VỚI CÔNG TY Y
KHÔNG CÓ HIỆU LỰC NẾU VI PHẠM MỘT TRONG CÁC ĐIỀU SAU
a. Hợp đồng ủy quyền vô hiệu.
- Khi xác lập hợp đồng anh A ko tỉnh táo hoặc bị lừa dối hoặc đang không có
đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc đang tạm thời mất năng lực hành vi dân sự theo
tuyên bố của Tòa án.
- Khoản 1 Điều 23 BLDS quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự như
sau : “1. Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài
sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ
chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự”.
- Nếu ông A bị say thật và hoàn toàn không nhận thức được việc kí vào giấy ủy
quyền thì có nghĩa là ông A đã bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Việc ông B lợi
dụng tình trạng ông A đang say rượu để lừa ông A kí vào giấy ủy quyền là không đáp
ứng được yêu cầu này, bởi vì việc kí vào giấy ủy quyền không phải là sự tự nguyện
của ông A vì ông A đang say rượu không nhận thức được hành vi lúc đó của mình cho
việc ông A kí vào giấy ủy quyền không thể coi là sự tự nguyện.
Như vậy có thể kết luận hợp đồng ủy quyền giữa ông B và A là có thể coi là vô
hiệu.
b. Mảnh đất ko có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Luật Đất đai năm 2003 quy định như sau: Người sử dụng đất được thực hiện các
quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử
dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau
đây:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Trong trường hợp mảnh đất mà ông A và B vừa được thừa kế và chưa có cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất thì hợp đồng chuyển nhượng coi như vô hiệu.
Chỉ cần vi phạm một trong hai điều kiện trên thì hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất giữa anh B và công ty Y sẽ vô hiệu.
Lớp N07.TL2 Nhóm 3


Bài tập nhóm số 2 môn Luật dân sự Việt Nam 1

4. Hãy giải quyết hậu quả pháp lý của từng loại hợp đồng trên?
Nêu căn cứ pháp lý?
 HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền
có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải
trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Hậu quả pháp lý của các loại hợp đồng và căn cứ pháp lý:
- Theo Điều 133 Bộ luật dân sự năm 2005: Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập
không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
“Người có ng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm
không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án
tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.
Như vậy, hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng vi phạm một trong các điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005.
Khi hợp đồng vô hiệu thì các bên có thể tự nguyện chấm dứt việc thực hiện hợp đồng,
song nhiều trường hợp các bên không thể thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt hợp
đồng thì một hoặc các bên hoặc người đại diện (khi hợp đồng do người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
xác lập, thực hiện) có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và giải quyết

hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu. Nhìn chung, các quy định về hậu quả pháp lý
của hợp đồng vô hiệu theo Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005: “Giao dịch dân sự vô
hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời
điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban
đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì
phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức bị tịch thu
theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.
Xét cụ thể trong tình huống trên, bà M là vợ ông A đã khẳng định hôm qua A đi
đám cưới với B về say khướt không biết gì, giao dịch dân sự giữa ông A và ông B
được tạo lập trong thời điểm ông A hoàn toàn mất tỉnh táo.
Thứ nhất, chấm dứt:
Theo điều 137 BLDS, “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập.” Về nguyên tắc, BLDS
năm 2005 và năm 1995 không có thay đổi về tuyên bố hậu quả của hợp đồng vô hiệu,
bởi theo điều 146 BLDS năm 1995: “ Giao dịch dân sự không làm thay đổi quyền,
Lớp N07.TL2 Nhóm 3


Bài tập nhóm số 2 môn Luật dân sự Việt Nam 1

nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác lập.” Như vậy, khi giao dịch dân sự vô
hiệu, quyền và nghĩa vụ mỗi bên không được pháp luật bảo vệ. Nếu hợp đồng mới xác
lập chưa thực hiện thì các bên không thực hiện, còn nếu đang thực hiện thì không tiếp
tục thực hiện nữa.
Cụ thể:
Hợp đồng ủy quyền giữa ông A và ông B là vô hiệu và được chấm dứt.
Hợp đồng chuyển nhượng giữa ông B và công ty Y chấm dứt vì ông B dùng hợp đồng
ủy quyền giữa mình và A để ký kết hợp đồng chuyển nhượng với Y, mà hợp đồng giữa
ông A và ông B vô hiệu nên không thể có việc xảy ra tiếp theo giữa ông B và công ty
Y.

Thứ hai, khôi phục lại tình trạng ban đầu. Nhìn chung, khái niệm “khôi phục lại
tình trạng ban đầu” và “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” là giống nhau. Nhưng
phân tích kỹ thì đây là hai phạm trù khác nhau. Hoàn trả cho nhau những gì đã nhận
chỉ là một khía cạnh của khôi phục tình trạng ban đầu, đôi khi hoàn trả không đủ để
khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Trong tình huống này, do hợp đồng giữa ông A và ông B chưa được thực hiện
nên chỉ cần khôi phục lại Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có
quyền đơn pphương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và
yêu cầu bói thường thiệt hại hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn
giao dịch”.
- Trường hợp bố mẹ cho chung vợ chồng A, B thì lại thuộc trường hợp khác. Bởi lẽ,
nếu cho chung thì một phần mảnh đất này trở thành tài sản chung của vợ chồng A.
Vì vậy, trường hợp mà hợp đồng ủy quyền A đã ủy quyền cho B trong trường
hợp không nhận thức được hành vi của mình do uống rượu say thì hợp đồng này vô
hiệu như trường hợp trên đã phân tích. Còn nếu trường hợp mà A ủy quyền cho B
trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo thì hợp đồng ủy quyền này cũng bị vô hiệu. Do gia
trị quyền sử dụng đất mà bố mẹ A, B để lại mà gia đình A được hưởng một phần, Tài
sản này có giá trị lớn, vì vậy mà theo khoản 3 điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 quy định : “ việc xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dich dân sự liên quan đến tài
sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản
chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung
đã được chia để đàu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 điều 29 của Luật
này”. Mà theo như lời chị M- vợ của A nói rằng việc anh A kí kết với B về việc ủy
quyền bán mảnh đất đá mà chưa hỏi ý kiến chị M nên giao dịch không có giá trị. Vậy

Lớp N07.TL2 Nhóm 3


Bài tập nhóm số 2 môn Luật dân sự Việt Nam 1


việc anh B bảo chị M không có quyền can thiệp là không đúng và anh B không có
quyền đại diện bán nhà đất cho công ty Y.
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập hay nói cách khác pháp
luật dân sự công nhận và bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên khi hợp đồng đó có
hiệu lực pháp luật. Do đó, khi hợp đồng xác lập thì các bên phải thực hiện đúng như
trong hợp đồng đã cam kết. Vấn đề cần lưu ý ở đây đó là việc xác định hậu quả pháp
lý của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc áp dụng pháp luật trong đời sống thực tiễn.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong các loại hợp đồng xuất hiện
tương đối nhiều trong cuộc sống thường ngày. Điều 697 BLDS năm 2005 đã định
nghĩa: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên,
theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất
cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển
nhượng theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”
Để một hợp đồng có hiệu lực thì bản thân hợp đồng đó phải tuân thủ các điều
kiện có hiệu lực của một hợp đồng dân sự, các điều kiện đó tùy theo tính chất, đặc
điểm của các hợp đồng mà sẽ có sự khác nhau.
Theo quy định tại điểm a mục 2.3 phần II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày
10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng
pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình quy định về việc
giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ
sau này 15-10-1993, điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất bao gồm:
1. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có năng lực
hành vi dân sự;
2. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn tự
nguyện;
3. Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không trái

pháp luật, đạo đức xã hội;
4. Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003;
5. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện chuyển nhượng và bên
Lớp N07.TL2 Nhóm 3


Bài tập nhóm số 2 môn Luật dân sự Việt Nam 1

nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện về nhận chuyển nhượng
theo qui định của pháp luật;
6. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng
nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm
quyền.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định tại Chương XXVIII
BLDS năm 2005, từ Điều 697 đến Điều 702. Hậu quả pháp lý của hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất như sau:
Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
• Quyền của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền được nhận tiền chuyển nhượng
quyền sử dụng đất; trường hợp bên nhận chuyển nhượng chậm trả tiền thì áp dụng
theo quy định tại Điều 305 của BLDS năm 2005.
• Nghĩa vụ của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Một là: Chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng đủ diện tích, đúng hạng đất,
loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận.
Hai là: Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển
nhượng.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
• Quyền của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Một là: Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao cho mình giấy tờ có liên

quan đến quyền sử dụng đất.
Hai là: Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng
hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận.
Ba là: Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được chuyển nhượng.
Bốn là: Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn.
• Nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Một là: Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận cho bên chuyển
nhượng quyền sử dụng đất.
Hai là: Đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Ba là: Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;
Bốn là: Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.
Lớp N07.TL2 Nhóm 3


Bài tập nhóm số 2 môn Luật dân sự Việt Nam 1

Câu 5: Hoàn thiện pháp luật về những vấn đề xung quanh tình
huống trên.
HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.
Như đã phân tích về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng đất ở
như trên. Do đó, để hạn chế đến mức thấp nhất các tranh chấp phát sinh liên quan đến
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở. Nhóm chúng em xin đưa ra một số
giải pháp như sau:
Theo quy định của pháp luật thì GCNQSD đất là điều kiện để bên chuyển
nhượng có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên chuyển nhượng (điểm a
khoản 1 điều 106 Luật Đất Đai 2003) và việc cấp GCNQSD đất là trách nhiệm của cơ
quan có thẩm quyền, bởi đây là một quyền lợi của người sử dụng đất được pháp luật
ghi nhận tại điều 105 Luật Đất Đai 2003. GCNQSD đất là chứng thư pháp lý thể hiện
tính hợp pháp trong quan hệ sử dụng đất và là phương tiện quan trọng để người sử

dụng đất thực hiện các quyền của mình, trong đó có quyền chuyển nhượng quyền sử
dụng đất. Tuy nhiên, trên thực tế tiến độ cấp GCNQSD đất cho người sử dụng đất là
rất chậm, tính đến hết năm 2004 cả nước mới cấp được số lượng giấy CNQSD đất như
sau: Đất ở đô thị 1.973.358 giấy chứng nhận tương ứng với diện tích 31.275 ha đạt
43.3% diện tích cần cấp; Đất ở nông thôn 8.205.878 giấy chứng nhận tương ứng với
diện tích 383.165 ha đạt 76.5% diện tích cần cấp. Tính đến ngày 30/09/2008 đất ở đô
thị 2.825.205 GCN tương ứng với 63.012 ha đạt 60,9% diện tích cần cấp giấy; Đất ở
nông thôn 10.298.895 GCN tương ứng với diện tích 38.807 ha đạt 76.0% diện tích cần
cấp. Trong khi đó, theo quy định tại điều 66 Nghị định 84/2007 thì kể từ ngày
01/01/2008 người sử dụng đất phải có GCN mới được thực hiện quyền chuyển
nhượng sử dụng đất . Theo quy định này, nếu người sử dụng đất chưa được cấp
GCNQSD đất (trừ một số trường hợp đã đặng ký trước ngày 1/11/2007 và có một
trong các giấy tờ quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai) sẽ không được
chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trên thực tế việc người sử dụng đất
chưa có GCNQSD đất, chưa có đủ điều kiện để nộp đơn xin cấp GCN nhiều lại do lỗi
của cơ quan Nhà nước, cho nên quy định này là không phù hợp với thực tế và đã làm
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Do đó, để khắc phục
tình trạng này, Nhà nước phải một mặt đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSD đất cho người
Lớp N07.TL2 Nhóm 3


Bài tập nhóm số 2 môn Luật dân sự Việt Nam 1

dân, mặt khác nên sửa đổi quy định tại điều 66 Nghị định 84/2007 theo hướng người
sử dụng đất hợp pháp vẫn được thực hiện các quyền của người sử dụng đất sau ngày
01/01/2008, nếu việc chưa nộp đơn xin cấp GCN hay việc chưa được cấp GCNQSD
đất ở là do lỗi từ phía các cơ quan Nhà nước.
Bên cạnh đó, theo khoản 6 điều 41 Nghị định 181/2004/NĐ-CP “6. Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đã cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai
năm 1993; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy

định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị có giá trị pháp lý như giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật Đất đai và được gọi chung là
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi có biến động về sử dụng đất quy định tại
khoản 5 Điều này thì cơ quan tài nguyên và môi trường trực thuộc Uỷ ban nhân dân
cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có trách nhiệm thu hồi
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất mới cho người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.”
 GCNQSD đất được cấp theo những văn bản trên sẽ có những trường hợp ghi
không đầy đủ tên chủ sử dụng đối với trường hợp mà quyền sử dụng đất là tài sản
chung của hai vợ chồng. Do vậy, nếu tình trạng này còn tồn tại thì rất dễ dẫn đến tranh
chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc tài sản chung vợ chồng.
Vậy nên, trong quá trình cấp GCNQSD đất, các cơ quan có thẩm quyền phải rà soát
lại các GCNQSD đất theo giấy tờ nêu trên, nếu phát hiện GCN nào không ghi đủ chủ
sử dụng đất thì phải thu hồi và cấp lại theo quy định của pháp luật.
 Bổ sung quy định của pháp luật về điều kiện đối với bên nhận chuyển
nhượng, điều này là hoàn toàn hợp lý trong tình hình hiện nay, do quỹ đất dành cho
loại đất ở có hạn, đất ở chỉ hiếm một phần nhỏ trong quỹ đất của quốc gia. Mặt khác,
trong điều kiện của nền kinh tế thị trườn khi mà quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa
để giao dịch, thì nhưỡng người có tiềm lực kinh tế sẽ tập trung được quyền sử dụng
đất vào tay mình. Từ đó, sẽ làm cho thị trường quyền sử dụng đất trở nên hỗn loạn. Có
thể ghi nhận quy định này tại điều 711 BLDS 1995 “Bên nhận quyền sử dụng đất
phải có các điều kiện sau đây: 1. Có nhu cầu sử dụng đất; 2. Chưa có đất hoặc đang
sử dụng dưới hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai và nếu sau khi nhận
quyền sử dụng đất, thì đất sử dụng không vượt quá hạn mức đối với từng loại đất”.
 Nhà nước cần ban hành văn bản giải thích khái niệm “đất không có tranh
chấp”. Việc quy định rõ sẽ làm cho cơ quan có thẩm quyền áp dụng một cách thống
Lớp N07.TL2 Nhóm 3



Bài tập nhóm số 2 môn Luật dân sự Việt Nam 1

nhất, tránh được tình trạng trục lợi của một số cán bộ địa chính, củng cố được lòng tin
của người dân với pháp luật.
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
Theo báo cáo tổng kết của công tác công chứng, chứng thực tại UBND và các
Phòng công chứng trong cả nước, nhất là ở những tỉnh, thành phố lớn cho thấy, việc
công chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền ngày càng tăng, đặc biệt tại một số Phòng
công chứng thì số lượng hợp đồng uỷ quyền chiếm 30% trong tổng số hợp đồng, giao
dịch được công chứng.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc soạn thảo, công chứng, chứng thực hợp đồng
ủy quyền cũng như việc thực hiện hợp đồng uỷ quyền đã phát sinh một số vấn đề bất
cập như căn cứ uỷ quyền, hình thức uỷ quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên khi
tham gia giao kết hợp đồng ủy quyền, ... Đây là những nguyên nhân, dẫn đến việc
tranh chấp hợp đồng ủy quyền, gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật cũng như
việc giải quyết tranh chấp.
Để góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền và
khắc phục những bất cập trong hoạt động công chứng hợp đồng thì việc nghiên cứu
làm sáng tỏ những quy định của pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động công chứng
hợp đồng ủy quyền là rất quan trọng. Qua việc nghiên cứu những quy định của pháp
luật và thực tiễn áp dụng đề ra những giải pháp góp phần hoàn thiện những quy định
của pháp luật liên quan đến hợp đồng ủy quyền.
Kiến nghị:
• Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ về ủy quyền ( chủ thể của hợp đồng, hình
thức của hợp đồng, nội dung của hợp đồng);
Nâng cao nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên và người có thẩm
quyền chứng thực;


Lớp N07.TL2 Nhóm 3




×