Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Các biện pháp tăng cường hợp tác quốc tế chống tội phạm ma túy nêu và phân tích khái quát nội dung của các văn bản trong khung pháp lí của interpol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.93 KB, 7 trang )

1. Các biện pháp tăng cường hợp tác quốc tế chống tội phạm ma túy
a. Một vài số liệu và tình hình hợp tác quốc tế chống tội phạm ma túy của
Việt Nam
- Theo số liệu của Tổ chức phòng chống tội phạm và ma tuý của Liên hợp
quốc (UNODC) công bố tại Hội nghị HONLEA tháng 11/2005 thì số lượng
thuốc phiện bất hợp pháp được sản xuất trên thế giới năm 2004 là gần 5.000 tấn
(tăng 76 lần so với năm 2003), riêng Afganistan chiếm khoảng 87%. Việc sản
xuất lá coca khô ở 3 nước khu vực Andean năm 2004 ước tính là 244.200 tấn
(tăng 3% so với năm 2003). Sản xuất cocain từ lá cây côca ước tính là 687 tấn
(tăng 2% so với năm trước). Tổng số vụ bắt giữ trên toàn cầu về thuốc phiện
năm 2004 tăng 8% lên 120 tấn gồm heroin, moocphin và thuốc phiện. Châu á
đứng đầu về số vụ bắt giữ thuốc phiện là 89%. Các quốc gia châu á bắt giữ tăng
là ấn Độ 2,2 tấn; Thái Lan 1,2 tấn; Trung Quốc 809 kg. Riêng heroin năm 2004
toàn cầu sản xuất ước tính 485 tấn, đã bắt giữ 59,5 tấn, trong đó Châu á 52%,
châu Âu 39%, châu Mỹ 8% và châu Phi, châu Đại dương 1%. Riêng Trung Quốc
bắt giữ 10,4 tấn, Thổ Nhĩ Kỳ 8,9 tấn. Năm 2004 toàn cầu thu giữ: 6.206 tấn cần
sa; số vụ thu giữ cocain tăng 17% (gần 600 tấn); tiền chất quan trọng như
pecmaganat thu hơn 640 tấn; Afganistan thu 375 lít acetic anhydric, 675 kg
amonium. ATS là loại ma tuý bị bắt giữ tăng nhanh nhất (trên 25 tấn), trong đó
Methamphetamine chiếm 68%, Amphetamine 17%, thuốc lắc 13%, 2% chưa
được phân loại. Toàn cầu hiện có khoảng 200 triệu người nghiện ma tuý, trong
đó có 160,9 triệu người nghiện sử dụng cần sa; 26,2 triệu người sử dụng
Amphetamine; 7,9 triệu người sử dụng Ecstacy; 13,7 triệu người sử dụng
cocain; 15,9 triệu người sử dụng thuốc phiện và 10,6 triệu người sử dụng heroin.
Trong những năm gần đây, tổng số người nghiện ở Việt Nam có trên 143.000
người, trong đó số người sử dụng heroin chiếm 83,1%, diện tích trồng thuốc
phiện đã giảm, chỉ còn 28ha vào niên vụ 2010-2011. Năm 2010 đã triệt phá
được hơn 1.100 tụ điểm phức tạp về ma túy…
- Ma túy và tội phạm về ma túy đang là hiểm họa không chỉ của riêng Việt
Nam mà còn là hiểm họa của toàn cầu, ma túy làm suy thoái giống nòi, phẩm giá
con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh


tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chính vì vậy công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm về ma túy đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và lo
lắng. Nhất là trong bối cảnh tình hình tội phạm ma túy đang ngày càng diễn biến
phức tạp với những thủ đoạn tinh vi và có xu hướng xuyên quốc gia thì việc hợp
tác quốc tế trong phòng chống loại tội phạm này là xu thế tất yếu. Hợp tác quốc
tế trong phòng, chống tội phạm ma túy được hiểu là các biện pháp tạo ra sự
phối hợp giữa các quốc gia hay các tổ chức quốc tế trong hoạt động phòng
chống tội phạm ma túy. Sự hợp tác này bao gồm việc trao đổi các thông tin về
tình hình tội phạm, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo cán bộ, hỗ trợ tài chính,
1


phương tiện kỹ thuật, xây dựng pháp luật, phát hiện, điều tra, bắt giữ, dẫn độ
tội phạm…
- Tình hình hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm ma túy ở Việt
Nam:
+ Ngày 01 tháng 09 năm 1997, thông qua Quyết định số : 798/QĐ-CTN, Việt
Nam đã ra nhập 3 công ước của Liên Hợp quốc về kiểm soát ma túy gồm: 1.
Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 (đã được sửa đổi theo Nghị
định thư năm 1972 sửa đổi công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961);
2. Công ước về các chất hướng thần năm 1971; 3. Công ước của Liên Hợp quốc
về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần năm
1988. Năm 2000, Việt Nam tham gia Công ước Liên hợp quốc về chống tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia; năm 2003 là thành viên của Công ước Liên
hợp quốc về chống tham nhũng v.v..
+ Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế về phòng chống tội phạm đa phương,
khu vực song phương. Ví dụ: Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với
Lào, Liên bang Nga, Trung Quốc, Cộng hòa Pháp, Ucraina… Ngoài ra, cấp
chính phủ, Việt Nam còn ký một số hiệp định: Hiệp định về chống ma túy Việt
Nam – Thái Lan (1998); Việt Nam – Lào (1998); Việt Nam – Campuchia (1998)


+ Việt Nam cũng tham gia các tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực có chức năng
phòng chống tội phạm. Ví dụ: Liên hợp quốc (1977); Interpol (1991); Aseanapol
(1995)… Thông qua các tổ chức này cảnh sát Việt Nam cùng với cảnh sát các
nước trong khu vực tham gia phòng chống tội phạm có hiệu quả, đặc biệt là các
tội phạm ma túy.
b. Các biện pháp tăng cường hợp tác quốc tế về chống tội phạm ma túy
Thứ nhất, tăng cường hợp tác với các cơ quan cảnh sát, Bộ Nội vụ, Bộ Công
an, Bộ Tư pháp các nước mà ở đó tình hình tội phạm liên quan đến Việt Nam có
những diễn biến phức tạp. Chủ động và tích cực tham gia các khuôn khổ hợp tác
song phương và đa phương. Tận dụng tối đa sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, phối
hợp với cảnh sát các nước trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm phòng
ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia; Thiết lập các văn
phòng thông tin liên lạc qua biên giới tại các nước có chung đường biên giới với
Việt Nam.
Thứ hai, đấu tranh chống tội phạm ma túy có tổ chức, đặc biệt là tội phạm có
tổ chức xuyên quốc gia đòi hỏi phải có lực lượng có tính chuyên môn cao,
những cán bộ giỏi về nghiệp vụ, hiểu biết sâu cả về luật pháp của Việt nam và
quốc tế, có trình độ ngoại ngữ, tâm huyết, nghiêm túc trong công việc và đặc
biệt là kinh nghiệm trong hợp tác quốc tế đấu trang chống tội phạm ma túy.
Thành lập lực lượng chuyên trách chống tội phạm xuyên quốc gia là điều rất cần
thiết, tăng cường xây dựng lực lượng chuyên trách trong công tác đấu tranh
1


chống tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia theo từng hệ
nghiệp vụ từ trung ương đến địa phương nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện
và xử lý các vụ án có yếu tố nước ngoài, có tính chất xuyên quốc gia liên quan
đến Việt Nam. Chú trọng công tác xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh;
nâng cao kiến thức về ngoại ngữ, tin học, kiến thức về nghiệp vụ, pháp luật, tập

quán quốc tế, đồng thời tăng cường đầu tư kinh phí, trang thiết bị, phương tiện
hiện đại... đáp ứng kịp thời yêu cầu hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy của lực lượng công an nhân dân nói chung và lực lượng
Cảnh sát Nhân dân trong tình hình mới.
Thứ ba, tổ chức các hoạt động tập huấn, sự hội nghị, hội thảo mời các nước
tham gia; cùng với đó tích cực chia sẻ kinh nghiệm hợp tác phòng chống tội
phạm ma túy của nước mình cũng như tham gia vào các hoạt động tham quan
học hỏi kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia khác. Đa dạng hóa hình thức nội
dung trao đổi kinh nghiệm đấu tranh phòng ngừa tội phạm về ma túy, xây dựng
cơ chế tin cậy trong việc cung cấp và tiếp nhận thông tin về tội phạm ma túy có
tổ chức xuyên quốc gia.
Thứ tư, Interpol Việt Nam là cơ quan đại diện thường trực cho lực lượng
cảnh sát nhân dân Việt Nam về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội
phạm cần mở rộng và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế có liên quan,
đặc biệt là Interpol, Aseanpol, Hiệp hội Tội phạm học quốc tế về mọi mặt trong
hợp tác đấu tranh tội phạm ma túy. Qua đó làm cầu nối cung cấp thông tin với
các cơ quan chức năng đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, các viện trung
tâm nghiên cứu liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
trong nước. Nhằm trao đổi, nghiên cứu, dự báo tình hình tội phạm, chủ động
đánh giá thực trạng và dự báo xu thế phát triển của các loại tội phạm nói chung
và tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam nói riêng đưa ra các kiến
nghị đề xuất phương án đấu tranh phối hợp giữa các nước sao cho sát với tình
hình thực tiễn để đạt được hiệu quả cao nhất.
 Hợp tác quốc tế đã góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống
tội phạm ma tuý. Số vụ án ma tuý khám phá tăng, số đối tượng bắt giữ
tăng, mở rộng được nhiều vụ án xuyên quốc gia liên quan đến quốc tế;
phối hợp quản lý buôn bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép
chất ma tuý; nâng cao hiệu quả trao đổi thông tin… Thực tế những năm
qua, thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma tuý
chúng ta đã học hỏi và trao dổi được nhiều kinh nghiệm phòng, chống ma

tuý từ các nước, tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ về đào tạo cán bộ, cai
nghiện về kinh phí, trang thiết bị của các quốc gia. Tuy nhiên với tình
1


2.

a.

hình tội phạm ma tuý ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới
vẫn gia tăng và ngày càng cónhiều diễn biến phức tạp thì công cuộc đấu
tranh phòng, chống ma tuý của Việt Nam cũng như trên toàn cầu sẽ còn
kéo dài và đối mặt với nhiều thách thức hơn nữa.
Nêu và phân tích khái quát nội dung của các văn bản trong khung
pháp lí của Interpol
Hệ thống các văn bản trong khung pháp lí của Interpol:
Điều lệ của Interpol (The constitution)
Những quy định chung (The general regulations)
Những quy tắc về thủ tục của Đại hội đồng ( Rules of the Proceduce of
the General Assembly)
Những quy định điều chỉnh việc xử lí thông tin ( Rules governing the
processing of information)
Những quy định về kiểm soát thông tin và truy cập hồ sơ của Interpol
(Rules on the Control of Information and access to INTERPOL's Files)
Những quy định về tài chính (Financial regulations)
Điều lệ của Interpol

Được ban hành bởi Đại hội đồng tại kỳ họp lần thứ 25 tại Vienna (Áo) năm
1956 và có hiệu lực ngày13/6/1956. Đây được xem là nền tảng pháp lí quan
trọng thiết lập tạo cơ sở pháp lý cơ bản cho tổ chức và hoạt động của Interpol

- Tên tổ chức và trụ sở (Điều 1): Interpol là tên gọi thường dùng của Tổ
chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (tiếng Anh: International Criminal Police
Organization - ICPO). Trụ sở đặt tại Lyon, Pháp và có văn phòng đại diện ở 7
quốc gia
- Mục đích của tổ chức (Điều 2): bảo đảm và khuyến khích sự tương trợ ở
phạm vi rộng thiết lập giữa các cơ quan cảnh sát hình sự trong giới hạn của các
văn bản pháp lí hiện hành ở các quốc gia để ngăn chặn các tội phạm được quy
định trong luật hình sự. Điều lệ quy định việc hợp tác cản sát quốc tế được thực
hiện trong khuôn khổ tinh thần của Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền. Ví dụ:
cam kết về đảm bảo quyền con người được thể hiện qua sự hợp tác quốc tế của
tổ chức với các Tòa án và Tòa án quốc tế và quy trình làm việc cẩn trọng với
vấn đề dữ liệu cá nhân.
- Tính trung lập của tổ chức (Điều 3): Interpol bị nghiêm cấm thực hiện
những hoạt động điều tra hoặc can thiệp mang tính chính trị, quân sự, tôn giáo
hoặc chủng tộc. Quy định này nhằm đảm bảo sự hợp tác rộng nhất có thể giữa
cơ quan cảnh sát của các quốc gia thành viên
- Tư cách thành viên (Điều 4): quy định tiến trình và thủ tục để trở thành
quốc gia thành viên của Tổ chức
- Điều lệ quy định khái quát cơ cấu tổ chức, vai trò của từng bộ phận của
Interpol:
1


+ Đại hội đồng (Điều 5 đến Điều 14): đây là cơ quan quyền lực cao nhất của tổ
chức
+ Ban lãnh đạo (Ban điều hành – Điều 15-24)
+ Ban Tổng thư kí (Điều 25-30)
+ Các văn phòng Interpol quốc gia (Văn phòng trung tâm quốc gia – Điều 31
đến Điều 33)
+ Ban cố vấn (Điều 34-35)

+ Ủy ban kiểm soát hồ sơ của Interpol (Điều 36-37)
b.

Ngân sách và các nguồn tài chính (Điều 38-40)
Mối quan hệ với các tổ chức khác (Điều 41)
Các điều luật về áp dụng, sửa đổi và giải thích Điều lệ (Điều 42-44)
Những quy định chung

Điều chỉnh vấn đề tổ chức và các cuộc họp của Đại hội đồng, bên cạnh đó
điều chỉnh cả những vấn đề khác như lựa chọn thành viên của Ban lãnh đạo và
Ban tổng thư ký, thông qua ngân sách của Tổ chức và những chức năng thực
tiễn khác, tuy nhiên không quy định những chức năng cơ bản của tổ chức.
c. Những quy tắc về thủ tục của Đại hội đồng
- Những chức năng của Đại hội đồng: quyết định duyệt đơn xin trở thành
thành viên của Tổ chức theo điều 4 của Điều lệ, sửa đổi Điều lệ và các quy định
chung, kiểm tra và thông qua chương trình chung cho các hoạt động do Tổng
thư kí chuẩn bị cho năm tiếp theo…(Điều 1)
- Các kì họp thường kì, địa điểm, thời gian họp (Điều 2-4)
- Mời họp, mời các quan sát viên (Điều 5-6)
- Các đoàn đại biểu (Điều 7)
- Kiểm tra tư ủy nhiệm (Điều 8)
- Các kì họp bất thường (Điều 9)
- Chuẩn bị chương trình, những nội dung, sửa đổi, quyết định chương trình
nghị sự chính thức (Điều 10-13)
- Trao đổi những văn bản làm việc tại kì họp (Điều 14)
- Chương trình nghị sự của kì họp bất thường (Điều 15)
- Họp Ban lãnh đạo (Điều 16)
- Những trách nhiệm của quốc gia chủ nhà trong các kì họp của Đại hội
đồng (Điều 17)
- Chỗ ngồi của các đại biểu, trật tự Alphabet, sự tham gia của công luận

(Điều 18-20)
- Chủ tọa và chỉ đạo các kì họp (Điều 21)

1


- Quyền phát biểu và danh sách người phát biểu, Quyền phát biểu của quan
sát viên (Điều 22-23)
- Phát ngôn bởi Tổng thư kí hoặc người đại diện (Điều 24)
d. Các quy tắc điều chỉnh việc xử lí thông tin và các quy tắc kiểm soát thông
tin và truy cập hồ sơ của Interpol
Để đảm bảo cho các hoạt động trao đổi thông tin được thực hiện hiệu quả và
bảo mật, các văn bản trên đã được ban hành. Các mức độ kiểm soát khác nhau
được đặt ra để đảm bảo tương thích với các nguyên tắc này. Các nguyên tắc này
liên quan đến việc kiểm soát thông tin bởi Văn phòng Interpol quốc gia, Ban
Tổng thư kí và bởi bộ phận kiểm soát độc lập được biết đến dưới tên gọi Ủy ban
kiểm soát hồ sơ của Interpol. Bên cạnh đó, việc trao đổi thông tin giữa 190 quốc
gia thàn viên của Interpol được thực hiện theo các hướng dẫn khắt khe và chặt
chẽ để đảm bảo tín hợp pháp và chất lượng của thông tin cũng như bảo vệ các
dữ liệu về cá nhân.
- Những quy tắc về xử lí thông tin về mục đích hợp tác cảnh sát quốc tế
Điều 1 đưa ra các định nghĩa như thông tin, thông tin cá nhân, thông tin đặc
biệt nhạy cảm, nguồn cung thông tin, hệ thống thông tin cảnh sát, xử lí thông
tin….; Điều 2 quy định mục đích: hợp tác cảnh sát quốc tế và những mục đích
khác và phạm vi áp dụng của văn bản: áp dụng với Ban tổng thư kí, các văn
phòng Interpol quốc gia, các cơ quan quốc gia có thẩm quyền và các thực thể
quốc tế có thẩm quyền sử dụng hệ thống thông tin quá cảnh; Điều 3 cụ thể hóa
những mục đích mà thông tin được xử lí. Mục đích hợp tác cảnh sát quốc tế: để
thực hiện việc tìm kiếm mục đích bắt giữ, thu thập thông tin về người đã thực
hiện tội phạm hoặc có nguy cơ thực hiện tội phạm hoặc tham gia vào vụ đồng

phạm, cảnh báo cơ quan cảnh sát về các hàn vi phạm tội của một người, để tìm
kiếm nạn nhân nhân chứng người mất tích, nhận dạng người chết; Mục đích hợp
tác khác: mục đích mang tính chất hành chính, nghiên cứu khoa học, bảo vệ lợi
ích của tổ chức; Điều 4 quy định vai trò của Ban Tổng thư kí trong xử lí thông
tin, yêu cầu cung cấp thông tin, kí các thỏa thuận hợp tác liên quan đến trao đổi
thông tin; Điều 5 quy định vai trò của các thực thể (quốc gia, quốc tế) trong việc
xử lí thông tin; Điều 6 quy định về cơ sở dữ liệu của Tổ chức; Điều 7 quy định
về quyền xử lí thông tin của Ủy ban kiểm soát hồ sơ của Interpol; Điều 8 quy
định về tính tin cậy của thông tin; Điều 9 quy định về an toàn của việc xử lí
thông tin; Điều 10 quy định những điều kiện chung đối với việc xử lí thông tin
(thông tin đặc biệt nhạy cảm, thông tin được tách ra…); Điều 12 quy định về các
trường hợp Ban Tổng thư kí phải tư vấn nguồn cung cấp thông tin; Điều 15 quy
định về sửa chữa khóa hoặc xóa bỏ thông tin; Điều 18 quy định các phương

1


pháp cung cấp thông tin; Điều 20 chỉ đạo việc truy cập, tải dữ liệu xuống và kết
nối quốc tế.
- Những quy tắc về kiểm soát thông tin và truy cập hồ sơ của Interpol
Văn bản này điều chỉnh các vấn đề về kiểm soát thông tin và truy cập hồ sơ
theo yêu cầu của các cá nhân có liên quan: vai trò của Ủy ban kiểm soát hỗ trợ
của Interpol (Điều 1); thành phần của Ủy ban này (Điều 2); nhiệm kì của thành
viên Ủy ban (Điều 3); những vấn đề có thể yêu cầu và gửi tới Ủy ban (Điều 4);
việc thực hiện chức năng của Ủy ban (Điều 5); việc xử lí kết quả xác minh thông
tin bởi Ủy ban; nhiệm vụ của Ban thư kí của Ủy ban; Các điều kiện và thủ tục
truy cập thông tin cá nhân và hồ sơ của Interpol (Điều 10)
e. Những quy định về tài chính
Là văn bản pháp lý quy định về nguồn tài chính và việc quản lý các nguồn
này của Interpol. Văn bản này quy định những vấn đề như bộ phận nào có thẩm

quyền cam kết với những nguồn cung cấp tài chính, xây dựng dự thảo ngân sách
và thực hiện ngân sách, các tài sản và các quỹ của Tổ chức cũng như việc kiểm
toán
* Nhằm thực hiện sứ mệnh hợp tác với các tổ chức khác để chống tội phạm quốc
tế, Interpol đã kí một số thỏa thuận hợp tác với các tổ chức quốc tế bao gồm cả
Liên hợp quốc và Liên minh Châu Âu, nhiều công ước quốc tế và Hiệp định
song phương đã đề cập đến Interpol như một phương tiện chuyển giao những tin
tức tình báo đáng tin cậy nhất.
=> Interpol đã tạo được khung pháp lí toàn diện về cả cơ cấu lẫn tổ chức. Tất
cả đều được quy định chi tiết theo một trình tự rõ ràng cụ thể. Đây chính là cơ
sở để Interpol trở thành một tổ chức lớn mạnh và có uy tín nhất hiện nay trong
công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế.

1



×