Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Hợp đồng thương mại quốc tế bài tập tình huống tháng 22010, công ty TNHH datana có trụ sở tại TP hồ chí minh ký hợp đồng với công ty nước ngoài br

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.55 KB, 5 trang )

Bài tập số 5:
Tháng 2/2010, công ty TNHH Datana có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh ký hợp đồng
với công ty nước ngoài Brunia mua 5.000 tấn phân urê, giao hàng chậm nhất ngày
30/5/2010. Như thường lệ, hai bên chỉ chú ý thương lượng về giá cả, phương thức
thanh toán, thời hạn giao hàng. Sau khi gửi email, fax qua lại nhiều lần, hợp đồng
mua bán được ký kết chỉ hai trang giấy đánh máy, trong đó chỉ nêu những điều
khoản chính.
Tháng 3/2010, công ty Datana ký hợp đồng bán lại toàn bộ lô hàng cho công ty M
có trụ sở ở Cần Thơ. Đến ngày 2/6/2010, đã hết hạn giao hàng nhưng vẫn không
thấy công ty Brunia giao hàng. Tại thời điểm này, giá phân urê trên thị trường quốc
tế đã lên cao hơn 30-40% so với giá khi ký hợp đồng. Thị trường nội địa cũng đang
lên cơn sốt phân bón. Khách mua hàng ở Cần Thơ thúc giục công ty Datana giao
hàng và ra tối hậuthư hạn trong bảy ngày phải giao hàng, nếu không họ sẽ kiện ra
tòa đòi phạt vi phạm hợp đồng đến 8% giá trị lô hàng và bồi thường toàn bộ thiệt
hại.
Giám đốc công ty Datana liên tục gọi điện, fax giục công ty Brunia giao hàng. Một
tuần sau, công ty Brunia gửi văn bản trả lời, họ thông báo do cơn bão tràn vào đất
nước họ làm nhà máy sản xuất phân urê bị hư hỏng nặng nên không thể giao hàng
được. Công ty Datana gửi email khiếu nại. Công ty Brunia thông báo hoãn giao
hàng 6 tháng, còn nếu Công ty Datana không đồng ý thì xin hủy hợp đồng. Viện lý
do bão tố là “sự kiện bất khả kháng”, nên công ty Brunia không có trách nhiệm
phải bồi thường.
Câu hỏi:
Nếu chiếu theo Công ước Viên 1980 (CISG) thì việc Công ty Brunia viện lý do bất
khả kháng và không thực hiện hợp đồng như vậy có đúng hay không? Tại sao?

Giải quyết tình huống


Trả lời: Nếu chiếu theo Công ước Viên 1980 (CISG) công ty Brunia viện lý do bất
khả kháng và không thực hiện hợp đồng là SAI.


Căn cứ:
Sự kiện bất khả kháng có thể là các hiện tượng tự nhiên (bão, lốc, lũ lụt, sấm sét,
hạn hán, động đất, sóng thần, núi lửa phun…) hay các sự kiện xã hội (chiến tranh,
phá hoại, đình công, lệnh cấm của Chính phủ…) và các trường hợp khác theo quy
định của pháp luật.
1.
-

Một sự kiện chỉ được coi là bất khả kháng khi hội đủ 2 tiêu chí nhất định:
Sự kiện xảy ra ngoài ý muốn của các bên mà không thể dự doán được.
Các bên không thể tính đến trở ngại đó vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Hậu quả xảy ta không thể tránh được và không thể khắc phục được
Để được hưởng quyền miễn trừ trong hoàn cảnh bất khả kháng, bên vi phạm

hợp đồng cần phải dựa trên sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng và phải dựa
vào quy định của các nguồn luật có liên quan. Do 2 bên không thỏa thuận nên sẽ
căn cứ vào CISG. Điều 79 của Công ước Viên 1980: “một bên không chịu trách
nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ vào đó của mình nếu chứng
minh được rằng việc không thực hiện đó là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm
soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới
trở ngại đó vào lúc giao kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục được hậu
quả của nó.”
Điều 79 không liệt kê ra các trường hợp cụ thể nào là bất khả kháng mà chỉ
đưa ra khái niệm. Trong thực tế các tình huống thỏa mãn 3 điều kiện trên là các
hiện tượng thiên nhiên: bão, lũ, đồng đất,… hay các tình huống khác như: chiến
tranh, bạo loạn, đình công,…

2



2.

Điều kiện để được miễn trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng:

Bên vi phạm phải đáp ứng đủ 3 điều kiện sau1:
-

Bên vi phạm phải thông báo cho bên bị vi phạm về tình trạng bất khả kháng. Theo
khoản 4 điều 79 Công ước Viên, “bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì
phải thông báo cho bên kia biết về trở ngại và tác động của nó đối với khả năng

-

thực hiện nghĩa vụ”.
Phải chứng minh rằng việc mình rơi vào tình trạng bất khả kháng là có thật, thỏa
mãn đầy đủ các dấu hiệu theo quy định của pháp luật cũng như theo thỏa thuận của
các bên khi ký hợp đồng. Bên vi phạm phải chuẩn bị các tài liệu có liên quan để
chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện bất khả kháng và việc vi

-

phạm nghĩa vụ của mình. (nguyên nhân trực tiếp – hậu quả trực tiếp).
Tích cực khắc phục hậu quả do tình trạng bất khả kháng gây ra nhằm hạn chế tối
đa những tổn thất, thiệt hại.
3. Chấm dứt quan hệ hợp đồng
Nếu sự kiện bất khả kháng tồn tại trong một khoảng thời gian dài khiến mục
đích của hợp đồng này không thể đạt được nữa hoặc hậu quả mà sự kiện bất khả
kháng để lại quá lớn khiến bên vi phạm không thể khắc phục hoặc việc tiếp tục
thực hiện hợp đồng trở thành gánh nặng vượt ngoài khả năng của bên vi thì có các
bên có quyền tuyên bố hủy hợp đồng.


Phân tích tình huống
Tình huống 1: cơn bão xảy ra vào ngày 20/6/2010
Trong trường hợp này, sự kiện bão không gây trở ngại cho việc thực hiện hợp đồng
của công ty Brunia, do vào ngày này công ty phải hoàn thành xong lô hàng và
chuyển cho công ty Datana. Việc bão tràn vào làm hỏng nhà máy sản xuất phân urê chứ không làm hỏng số hàng mà công ty Brunia đã sản xuất xong. Công ty
Brunia không giao hàng là vi phạm hợp đồng, việc không giao hàng không phải do
1 Theo giải thích của UNCITRAL về điều 79 Công ước Viên, để được miễn trách nhiệm trong trường hợp bất khả
kháng, một bên phải đáp ứng đủ cả 3 điều kiện: thông báo, chứng minh, khắc phục hậu quả.

3


sự kiện bất khả kháng. Công ty không thể viện lý do bất khả kháng để không thực
hiện hợp đồng.
Tình huống 2: cơn bảo xảy ra sau ngày 20/6/2010
Tương tự như tình huống trước, cơn bão xảy ra sau ngày giao hàng tức là nghĩa vụ
của giao hàng của công ty Brunia phải hoàn thành xong. Việc Brunia không giao
hàng đúng thời gian như đã thỏa thuận là vi phạm hợp đồng và có thể bị kiện. Việc
Brunia không giao hàng không phải vì lý do bất khả kháng. Do đó, công ty Brunia
không thể viện lý do bất khả kháng để không thực hiện hợp đồng.
Tình huống 3; cơn bão xảy ra trước ngày giao hàng 20/6/2012
Thứ nhất, như đã phân tích ở phần căn cứ lý luận, sự kiện công ty Brunia gặp bão
không thể hoàn thành hàng cho công ty Datana là sự kiện bất khả kháng. Do 2 bên
đã không thể tính đến trong hợp đồng cũng không thể tránh được hậu quả của bão.
Thứ hai, công ty Brunia không đủ điều kiện để miễn trách nhiệm trong điều kiện
bất khả kháng. Vì
-

Về việc thông báo: công ty Brunia đã không thông báo kịp thời về sự kiện bất khả

kháng xảy ra. Việc gửi thông báo là một tuần sau khi xảy ra sự kiện. Công ty
Brunia phải thông báo về việc không thể thực hiện đúng thời hạn ngay sau cơn bão
đổ bộ và sau khi đánh giá được thiệt hại do cơn bão gây ra có thể ảnh hưởng tới
việc sản xuất hàng. Khi công ty Datana gọi điện thúc giục, công ty Brunia đã

-

không thông báo luôn tình hình thực tế đang xảy ra.
Về việc chứng minh: công ty Brunia đã không đưa ra được các giấy tờ chứng minh
họ bị thiệt hại do bão cũng như giấy chứng nhận gặp tình huống bất khả kháng. Ở
trong tình huống này công ty Brunia chỉ gửi cho công ty Datana một văn bản thông
báo họ không thể giao hàng do bão làm hỏng nhà máy sản xuất.
Như vậy, công ty Brunia không đáp ứng được 2 trong 3 điều kiện để được
miễn trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng.

4


Lỗi trong trường hợp này thuộc về công ty Brunia do sau khi biết về thiệt hại
do bão họ đã không thông báo ngay cho công ty Datana để tìm ra cách thích hợp
cho việc hoàn thành việc giao hàng. Công ty Brunia phải thông báo ngay sau khi
xác định được thiệt hại do bão hoặc khi công ty Datana giục giao hàng.
Công ty Brunia cũng không thể chấm dứt hợp đồng do họ có khả năng khắc
phục để thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nói cách khác việc thực hiện hợp đồng nằm
trong khả năng của họ. Công ty Brunia đã xin hoãn giao hàng sau 6 tháng.

5




×