Tải bản đầy đủ (.pdf) (226 trang)

ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết tiếng việt (qua khảo sát bài làm văn của học sinh trung học cơ sở tại tp hồ chí minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 226 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Đỗ Tiểu Long Nữ

ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ NÓI
ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ VIẾT TIẾNG VIỆT
(QUA KHẢO SÁT BÀI LÀM VĂN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Đỗ Tiểu Long Nữ

ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ NÓI
ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ VIẾT TIẾNG VIỆT
(QUA KHẢO SÁT BÀI LÀM VĂN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI TP HỒ CHÍ MINH)
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. TRẦN HOÀNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn “Ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ
viết tiếng Việt (qua khảo sát bài làm văn của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh)” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi; các thông tin,
số liệu được nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2012
Tác giả


Lời cảm ơn
Luận văn được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực học hỏi, nghiên cứu của bản
thân, còn nhờ có sự chỉ bảo, giúp đỡ, động viên của quý thầy cô, gia đình, bạn bè và
các đồng nghiệp.
Trước tiên, bằng lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
tận tình, chu đáo của TS. Trần Hoàng.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Ngôn ngữ Khoa Ngữ
Văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin cảm ơn Phòng Sau đại học, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu và các bạn đồng nghiệp ở Trường THCS Trường
Chinh, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong công tác và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi cũng chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn
bè đã động viên, ủng hộ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học và làm luận

văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2012
Tác giả


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................ - 2 Lời cảm ơn .................................................................................... - 3 MỤC LỤC .................................................................................... - 1 Mở đầu .......................................................................................... - 3 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... - 3 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... - 4 3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu ....................................................... - 8 4. Nguồn ngữ liệu và phạm vi nghiên cứu................................................ - 9 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... - 10 6. Cấu trúc của luận văn .......................................................................... - 10 -

Chương 1: Cơ sở lý thuyết ....................................................... - 12 1.1. Giao tiếp và năng lực giao tiếp ......................................................... - 12 1.1.1. Khái quát về giao tiếp ........................................................................... - 12 1.1.2. Năng lực giao tiếp ................................................................................. - 13 -

1.2. Mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết ............................................... - 14 1.3. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết .................... - 17 1.3.1. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói ..................................................... - 17 1.3.2. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết ..................................................... - 26 1.3.3. Sự khác biệt về hình thức giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ........ - 37 -

1.4. Tiểu kết ............................................................................................... - 43 -

Chương 2: Khảo sát ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn
ngữ viết qua bài làm văn của học sinh trung học cơ sở tại TP
HCM............................................................................................ - 44 2.1. Bình diện ngữ âm – chữ viết............................................................. - 44 2.1.1. Lỗi viết sai âm đầu ................................................................................ - 45 2.1.2. Lỗi viết sai ở vần ................................................................................... - 50 2.1.3. Lỗi viết sai dấu thanh ........................................................................... - 54 -

2.2. Bình diện từ vựng .............................................................................. - 57 -


2.2.1. Lỗi do dùng từ ngữ khẩu ngữ, từ ngữ địa phương ............................. - 59 2.2.2. Lỗi do dùng các yếu tố dư về từ ngữ .................................................... - 61 -

2.3. Bình diện ngữ pháp ........................................................................... - 64 2.3.1. Lỗi do câu không đủ thành phần bắt buộc .......................................... - 66 2.3.2. Lỗi do câu chập cấu trúc ...................................................................... - 69 2.3.3. Lỗi do vị trí các thành tố trong câu không phù hợp ........................... - 70 2.3.4. Lỗi do thiếu dấu câu ở những trường hợp phải có ............................. - 73 -

Chương 3: Đề xuất một số biện pháp khắc phục lỗi do ảnh
hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết cho học sinh
trung học cơ sở ........................................................................... - 83 3.1. Bình diện ngữ âm – chữ viết............................................................. - 83 3.2. Bình diện từ vựng ............................................................................ - 117 3.3. Bình diện ngữ pháp ......................................................................... - 121 3.4. Tiểu kết ............................................................................................. - 147 -

Kết luận..................................................................................... - 149 Tài liệu tham khảo ................................................................... - 153 Phụ lục .......................................................................................... - 1 -



Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của một cộng
đồng. Chính nhờ ngôn ngữ mà con người có thể diễn đạt và làm cho người khác
hiểu được tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của mình.
Nói nghe và viết nhìn là hai phương tiện giao tiếp của ngôn ngữ. Hàng
ngày, với tư cách là người sử dụng ngôn ngữ, chúng ta nói nhiều hơn viết. Trong
những năm đầu đời, ngay từ trước khi đến trường, trẻ em tiếp thu ngôn ngữ trước
hết ở hình thức nghe - nói, rồi mới dần dần học cách nhận biết những sự việc khác
nhau về thế giới xung quanh thông qua ngôn ngữ, bằng cả hai phương tiện nghe nói và đọc - viết.
Thực tế cho thấy, khi tạo lập văn bản, một trong những nguyên nhân khiến
học sinh mắc lỗi hành văn là do sự ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết.
Các em chưa chú trọng phân biệt ngôn ngữ nói và viết, dẫn đến lối hành văn “viết
như nói”. Cách “viết như nói” lâu dần sẽ trở thành thói quen, gây nên những hạn
chế nhất định trong cách sử dụng ngôn ngữ viết của các em.
Hiện nay, trong nhà trường phổ thông, việc rèn luyện cho học sinh thói
quen nói đúng, viết đúng rất được quan tâm. Một trong những mục tiêu mà trường
phổ thông đặt ra là “học sinh có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt
như một công cụ để tư duy và giao tiếp” [3, tr.3], đặc biệt nhấn mạnh “viết thì không
chỉ viết đẹp, đúng chính tả, mà quan trọng hơn là còn phải biết các thao tác để tạo
lập các kiểu văn bản” [3, tr.5]. Chính vì thế, việc giáo dục thói quen viết đúng tiếng
Việt cho thế hệ trẻ càng trở nên vô cùng bức thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, người viết muốn đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng của
ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết tiếng Việt qua khảo sát bài làm văn của học sinh
trung học cơ sở (HS THCS) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM). Từ
đó, người viết đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục những trường hợp ngôn
ngữ viết bị ảnh hưởng ngôn ngữ nói trong bài làm văn của học sinh, góp phần cung
cấp thêm tài liệu tham khảo cho việc dạy tiếng Việt trong nhà trường phổ thông.



2. Lịch sử vấn đề
S. B. Heath trong bài “Protean Shapes in Literacy Events: Ever-shifting
Oral and Literate Traditions” (Những đường nét khó phân định trong các sự kiện
về lĩnh vực tri thức: hai truyền thống khẩu ngữ và bút ngữ không ngừng đổi chỗ cho
nhau) đã chỉ ra rằng hai phương thức nói và viết luôn bổ sung và củng cố cho nhau
theo mô hình độc nhất, và rằng những thay đổi này là nhằm đáp ứng và tạo ra
những biến đổi về mặt ngữ nghĩa trong di sản chữ viết của cá nhân và của xã hội.
[50, tr.91-117]
G. M. Green đã có nhận xét rằng những đặc trưng thường được gán cho là
của văn bản viết với phong cách ngôn ngữ văn hóa gọt giũa cũng được tìm thấy
trong cả hai ngữ cảnh nói và viết. [48, tr.119-153]
W. L. Chafe nghiên cứu sự khác nhau trong các quá trình tạo lập văn bản
nói và văn bản viết đã dẫn đến các kết quả khác biệt trong các sản phẩm lời nói (lời
nói và chữ viết) như thế nào. Ông chú ý hai khía cạnh chính:
(1) Nói thì nhanh hơn viết (và chậm hơn đọc);
(2) Người nói tương tác trực tiếp với người nghe, còn người viết thì không.
Chafe tìm thấy các cấu trúc ngôn ngữ khác nhau giữa ngôn ngữ hội thoại
hàng ngày với văn xuôi có tính chất học thuật trong ngôn ngữ của cùng đối tượng
nghiên cứu. Ông cũng thấy rằng các cứ liệu của ngôn ngữ nói mà ông thu thập được
thường bị ngắt quãng do nhịp độ nhanh của ngôn ngữ nói. Trong khi đó, các cứ liệu
của ngôn ngữ viết thì được tổ chức chặt chẽ hơn với sự có mặt của một phần lớn các
cấu trúc danh hóa, ngữ liên hợp, sự phù hợp của các giới ngữ, các cú (mệnh đề) làm
bổ ngữ (complemennt clause) và các mệnh đề quan hệ (relative clause).
Chafe chứng minh rằng ngôn ngữ viết có khuynh hướng không lệ thuộc bởi
tương tác trực tiếp giữa người viết và người đọc nhờ việc sử dụng các cấu trúc bị
động và danh hóa. Trái lại, trong ngôn ngữ nói có thể tìm thấy nhiều cách thể hiện
tương tác liên cá nhân giữa người nói và người nghe, bao gồm các quy chiếu về
người nói và các quá trình tạo lập văn bản của người nói, các phương tiện tổ chức



thông tin, việc sử dụng các tiểu từ để nhấn mạnh, và các lời dẫn trực tiếp. [47, tr.3553]
Nói đến sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và viết không thể không nhắc đến
các ý kiến của M. A. K. Halliday. Halliday thuộc nhóm các tác giả theo quan điểm
chú trọng sự đối lập giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ông nhấn mạnh quan
điểm rằng: “Nói và viết không chỉ đơn thuần là những cách thức có thể lựa chọn để
làm những việc như nhau. Nói đúng hơn, chúng là những cách thức để làm những
việc khác nhau” (Writing and speaking are not just alternative ways of doing the
same things: rather, they are ways of doing different things). [49, tr.xv]
Theo Halliday, trong ngôn ngữ luôn luôn có các biến thể. Các biến thể này
gồm có biến thể có tính chất xã hội, tức là phương ngữ, và biến thể thuộc về chức
năng ngôn ngữ, tức là âm vực (register). Biến thể thuộc về chức năng là cái làm cho
ngôn ngữ nói và viết không bao giờ bị đồng nhất. Trong khi phương ngữ là cái mà
người nói sử dụng như một thói quen ngôn ngữ, và được xác định tùy vào người nói
là ai, thì biến thể chức năng của ngôn ngữ được sử dụng là cái mà người nói thực sự
nói ra (hoặc viết ra) lúc đó.
Biến thể chức năng được xác định theo các biến số. Các biến số gồm có
phạm vi ngôn ngữ được sử dụng (cái gì đang diễn ra), giọng điệu (những nhân vật
nào đang tham gia), và phương thức (ngôn ngữ đang đảm nhận vai trò gì). Cũng
theo Halliday, bởi vì ngôn ngữ viết đã tiến triển để có được hàng loạt các chức năng
xã hội chuyên biệt, nên đã có thể có một ngôn ngữ viết không giống với ngôn ngữ
nói. Halliday là tác giả đã nghiên cứu ngôn ngữ nói và viết một cách công phu và
tương đối toàn diện. Ông đi đến kết luận rằng hai hình thức ngôn ngữ này khai thác
những đặc điểm khác nhau của cùng một hệ thống ngôn ngữ, và cả hai đều đạt được
những thế mạnh khác nhau. Việc xem xét ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết theo các
khía cạnh tương quan đã phản ánh nỗ lực của tác giả nhằm đánh giá đúng vai trò xã
hội của cả hai.
R. A. Budagov cho rằng có hai cặp đối lập cơ bản về phong cách chức
năng ngôn ngữ chung cho mọi ngôn ngữ :



(1) Sự đối lập giữa phong cách nói và phong cách viết;
(2) Sự đối lập giữa phong cách khoa học và phong cách nghệ thuật.
Ngoài ra, R. A. Budagov còn có những biện luận về hai khái niệm “nói” và
“viết”: “Trong quá trình viết thường có sự lựa chọn từ ngữ, kết cấu, cố giãi bày theo
chuẩn mực của ngôn ngữ viết, còn trong quá trình nói, sự lựa chọn như vậy là
không có”. (Dẫn theo Cù Đình Tú [42, tr.37])
Trong nước, liên quan đến những khảo sát về ngôn ngữ nói và viết thường
thuộc lĩnh vực Phong cách học tiếng Việt. Có thể kể đến những đóng góp to lớn của
các tác giả như Cù Đình Tú [42], Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa [21], Nguyễn
Nguyên Trứ [40],… với sự phân biệt các nhóm phong cách chức năng (phong cách
khẩu ngữ và các phong cách ngôn ngữ văn hóa gọt giũa) tồn tại ở hai dạng thức
(dạng nói và dạng viết).
Đinh Trọng Lạc cho rằng: “Sự khác nhau thứ ba giữa dạng nói và dạng
viết là về phương diện đặc điểm ngôn ngữ. Có thể nói dạng nói thường có hình thức
phong phú, đa dạng, mới mẻ, dễ biểu hiện tính biểu cảm - cảm xúc. Dạng viết
thường có hình thức gọn gàng, hoàn chỉnh, biểu hiện tính chính xác cao, tính lôgic
chặt chẽ”. [21, tr.46-47] Ông cũng chỉ rõ đặc điểm ngôn ngữ nổi bật của dạng nói là
yếu tố dư và hình thức tỉnh lược, còn đặc điểm ngôn ngữ nổi bật của dạng viết là từ
ngữ chính xác, kết cấu ngữ pháp – ngữ nghĩa chặt chẽ, hoàn chỉnh. Đồng thời, ông
cũng trình bày sự khác nhau giữa dạng nói và dạng viết ở các khía cạnh khác như:
phương tiện vật chất, điều kiện của hoạt động giao tiếp.
Ngoài ra, xuất phát từ yêu cầu và vận dụng thành tựu của bộ môn Ngôn
ngữ học văn bản và Phân tích diễn ngôn, Diệp Quang Ban đã trình bày vấn đề phân
biệt ngôn ngữ nói và viết dưới hai hình thức: hình thức thứ nhất là hình thức cụ thể,
trực quan đối lập với hình thức thứ hai là hình thức khái quát. Hình thức cụ thể
phân biệt ngôn ngữ nói theo nghĩa hẹp là ngôn ngữ âm thanh dùng trong hội thoại
tự nhiên, và ngôn ngữ viết bao gồm cả lời phát biểu trên cơ sở bài viết sẵn, còn hình
thức khái quát thì phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong mọi lĩnh vực xã

hội (trong mọi phong cách chức năng). [1, tr.78-94]


Trong hai năm 2000-2002, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TP Hồ
Chí Minh đã tài trợ thực hiện đề tài: “Các lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp và cách
khắc phục (lỗi qua các bài viết trong nhà trường và trên các phương tiện truyền
thông)” do Lê Trung Hoa chủ nhiệm. Công trình này đã có một số thành quả đáng
ghi nhận.
Trong “Tiếng Việt thực hành”, Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng nhấn
mạnh: “Nói và viết tiếng Việt phải đạt tới sự đúng đắn, chính xác, phải sáng sủa,
mạch lạc, hơn nữa phải đạt tới hiệu quả giao tiếp cao” [39, tr.15]. Tuy nhiên, nội
dung của cuốn sách trên nhằm phục vụ chung cho việc giảng dạy tiếng Việt ở các
trường đại học, chưa đi sâu vào nguyên nhân và cách khắc phục đối với những
trường hợp ngôn ngữ viết bị ảnh hưởng của ngôn ngữ nói.
Hiện nay, vấn đề nghiên cứu về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết vẫn được
cho là một mảng đề tài rộng và khó tiếp cận. Trong hàng loạt các bài báo: “Một số
vấn đề về chuẩn mực hóa ngôn ngữ” (1979), “Nhìn lại công việc chuẩn hóa tiếng
Việt” (1983), “Giới thiệu vấn đề chuẩn mực và chuẩn mực ngôn ngữ” (1999),
Hoàng Tuệ cho rằng: “Vấn đề này rất rộng, nếu bàn tới các khác nhau giữa nói và
viết ở tất cả các mặt…”. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định rằng: “Kết luận đúng đắn,
được thừa nhận rộng rãi hiện nay là mặc dù không có một thứ chữ viết nào hoàn
toàn độc lập với mặt ngữ âm mà từ đó sinh ra, nhưng vẫn phải thấy ngôn ngữ viết
và ngôn ngữ nói, mặt chữ và mặt âm, có đặc điểm khác nhau, chức năng khác nhau,
và do đó, sự tồn tại cùng sự hành chức và phát triển không giống nhau.” [43,
tr.137-151]
Đề cập đến vấn đề dạy và học tiếng Việt, tác giả Bùi Đăng Bình trong bài
“Năng lực chính tả của học sinh (HS) tiểu học và trung học cơ sở (THCS) hiện nay”
đã dùng một ankét để trắc nghiệm nhằm mục đích kiểm tra và đánh giá thực trạng
năng lực chính tả tiếng Việt của HS tiểu học (lớp 5) và THCS (lớp 9) ở ba vùng /
miền khác nhau. Từ kết quả đó và từ cơ sở ngữ âm học tiếng Việt, ông cũng đưa ra

một vài kiến nghị về việc dạy môn chính tả tiếng Việt trong chương trình của SGK
Tiếng Việt cho HS phổ thông. Trong đó, ông chỉ rõ: “Đa số các trường hợp nhận


biết sai chính tả nếu có xảy ra ở bậc THCS, theo chúng tôi là đều do sự ảnh hưởng
của cách phát âm địa phương vào việc viết của HS. Điều này là tất yếu, bởi vì mối
quan hệ giữa chính tả chữ quốc ngữ và tiếng Việt là rất đặc biệt, phát âm thế nào
thì ghi thế ấy”. [2, tr.46-57]
Năm 2008, với đề tài “Ngôn ngữ nói và viết (qua cứ liệu tiếng Việt và tiếng
Anh)”(Luận án Tiến sĩ) Hồ Mỹ Huyền đã có những đóng góp nhất định trong công
tác nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt là bộ môn Phân tích lỗi (lỗi của người học tiếng,
người sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ trên câu), bộ môn Lý thuyết hội thoại, Ngôn ngữ
học văn bản và Phân tích diễn ngôn. [17, tr.195]
Sự ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết không phải là vấn
đề mới đối với người sử dụng ngôn ngữ đặc biệt là giới nghiên cứu. Nhưng nghiên
cứu một cách hệ thống sự ảnh hưởng của ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết ở tất cả
các bình diện ngữ âm – chữ viết, từ vựng, ngữ pháp thì người viết chưa tìm thấy
công trình nghiên cứu nào bao quát. Do đó, trong luận văn này, người viết sẽ cố
gắng đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống hơn về vấn đề này.

3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là hai hệ thống độc lập nhưng không hoàn
toàn tách biệt nhau theo kiểu ngôn ngữ nói dùng để nói và ngôn ngữ viết dùng để
viết. Bởi lẽ trên thực tế người nói hay viết cũng chỉ sử dụng một thứ chất liệu là
ngôn ngữ. Do đó việc ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết là điều khó
tránh khỏi. Chính vì thế, người viết đã chọn đối tượng nghiên cứu của luận văn là
“Ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết tiếng Việt (qua khảo sát bài làm
văn của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)”.
3.2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến
ngôn ngữ viết tiếng Việt (qua khảo sát bài làm văn của HS THCS trên địa bàn TP
HCM).


Trên cơ sở ngữ liệu được thu thập, người viết tiến hành phân tích, phân loại
lỗi trong bài làm văn của HS, từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục. Việc làm
này có ý nghĩa thiết thực nhằm cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho việc dạy tiếng
Việt trong nhà trường phổ thông.

4. Nguồn ngữ liệu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nguồn ngữ liệu
Người viết thu thập bài làm của học sinh trung học cơ sở (800 bài) ở một
số quận, huyện trên địa bàn TP HCM, cụ thể là huyện Hóc Môn, huyện Bình
Chánh, quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình, quận Bình Tân, và Quận 6.
 Cách chọn mẫu
Người viết tiến hành thu thập 2000 bài làm văn của HS THCS (lớp 6, 7, 8,
9), ở 10 trường của cả khu vực nội thành và vùng ven tại địa bàn TP HCM với đặc
điểm đa dạng về thành phần dân cư, sau đó, lựa chọn ra 800 mẫu đại diện, số bài
của mỗi khối ở mỗi vùng được chọn đều là 100 bài, [(100 bài x 4 khối) x 2 khu vực
= 800 bài]. Từ đó, luận văn lần lượt khảo sát các dạng lỗi theo yêu cầu của đề tài.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đây là một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng. Vì thế
luận văn không đặt nặng nhiệm vụ giải quyết những vấn đề lý thuyết hay liệt kê tất
cả các mặt giống nhau và khác nhau giữa dạng nói và dạng viết trong từng phong
cách chức năng mà chủ yếu qua khảo sát bài làm văn của HS THCS trên địa bàn TP
HCM tìm hiểu ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết tiếng Việt .
Do điều kiện thời gian, luận văn này chỉ tập trung thống kê, phân loại, nhận
xét những trường hợp ngôn ngữ viết bị ảnh hưởng trực tiếp từ ngôn ngữ nói qua
mẫu đại diện là 800 bài làm văn của học sinh được lựa chọn từ 10 trường THCS tại

TPHCM, trên các bình diện ngữ âm – chữ viết, từ vựng, và ngữ pháp từ đó đề xuất
giải pháp khắc phục.


5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu
chính sau đây:
 Phương pháp thống kê, phân loại
Trong luận văn, người viết sử dụng phương pháp thống kê, phân loại bằng
phần mềm SPSS (phiên bản 11.5) nhằm thống kê, phân loại lỗi trong bài làm văn
của HS THCS.
 Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp này được sử dụng khi so sánh, đối chiếu những đặc điểm của
ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, từ đó rút ra những khác biệt cơ bản về hình thức của
chúng.
 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Đây là phương pháp được vận dụng khi miêu tả đặc điểm của ngôn ngữ nói
và viết; giao tiếp bằng ngôn ngữ; những ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ
viết. Phương pháp này cũng được sử dụng trong quá trình đưa ra biện pháp khắc
phục những lỗi do ảnh hưởng của ngôn ngữ nói.

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết. Ở chương này, luận văn sẽ trình bày những vấn
đề có liên quan đến đề tài về phương diện lí thuyết để làm căn cứ thực hiện các nội
dung ở chương 2 và chương 3.
Chương 2. Khảo sát ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết qua
bài làm văn của HS THCS tại TP HCM. Ở chương này, luận văn sẽ trình bày kết

quả khảo sát ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết qua bài làm của HS
THCS tại TP HCM trên ba bình diện: ngữ âm – chữ viết, từ vựng và ngữ pháp.
Chương 3. Đề xuất một số biện pháp khắc phục lỗi do ảnh hưởng của ngôn
ngữ nói đối với ngôn ngữ viết cho HS THCS. Ở chương này, luận văn đề xuất một
số biện pháp nhằm khắc phục lỗi do ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ
viết cho HS THCS.


Ngoài ra, luận văn còn có một danh mục Tài liệu tham khảo gồm 50 đơn vị
và Phụ lục Bảng kê các lỗi tiêu biểu và cách sửa lỗi được đề xuất.


Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Ở chương này, luận văn sẽ lần lượt trình bày một số vấn đề chung về giao
tiếp, mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết, những đặc điểm của ngôn ngữ nói và
viết. Đấy là những tiền đề để luận văn đi sâu thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ở
chương sau.

1.1. Giao tiếp và năng lực giao tiếp
1.1.1. Khái quát về giao tiếp
Giao tiếp là hiện tượng phổ biến trong các kiểu xã hội, đó là sự tiếp xúc
giữa các cá thể trong một cộng đồng để truyền đạt một nội dung nào đó. Giao tiếp là
một trong những đặc trưng của xã hội, giúp phân biệt xã hội với các quần thể không
phải là xã hội.
Giao tiếp bằng ngôn ngữ là hiện tượng diễn ra hằng ngày trong các cộng
đồng. Theo Berge (1994) : “Giao tiếp được hiểu là quá trình thông tin diễn ra giữa
ít nhất là hai người giao tiếp trao đổi với nhau, gắn với một ngữ cảnh và một tình
huống nhất định”. Như vậy giao tiếp phải do hai người trao đổi với nhau, nếu người
thứ hai không cộng tác thì giao tiếp không thể diễn ra. Và sự giao tiếp bao giờ cũng
phải “gắn với một ngữ cảnh và một tình huống nhất định”. Ngữ cảnh là nơi cung

cấp đề tài, nhân vật, điều kiện cho giao tiếp diễn ra, và qua đó mà quy định cả cách
thức tiến hành cuộc giao tiếp. Tình huống được hiểu là cái khung sự việc chung
thường lặp đi lặp lại có thể hình dung như một kịch bản cho sẵn (như bữa cơm gia
đình, buổi học ở lớp học, cuộc giải trí trong giờ chơi, cuộc khám bệnh,...).
Con người có thể giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, có thể khái
quát thành ba loại phương tiện chủ yếu là bằng âm thanh, bằng ánh sáng, bằng
hành động vật lí. Giao tiếp bằng âm thanh có thể là cách dùng lời truyền miệng để
nói với nhau những điều cần nói; hoặc dùng các phương tiện gây ra âm thanh, tiếng
động như dùng các nhạc cụ, thổi tù và, đánh trống, đánh mõ,... Giao tiếp bằng ánh
sáng là cách dùng các loại phát quang như đốt lửa, dùng đèn hiệu kiểu đèn đường


giao thông,... Giao tiếp bằng hành động vật lí là dùng sự vận động vật chất như hích
khuỷu tay, đập nhẹ vào lưng…Trong số các phương tiện đó, ngôn ngữ âm thanh tự
nhiên của con người là phương tiện tiện lợi nhất và hữu hiệu nhất (không tính đến
các phương tiện giao tiếp do khoa học công nghệ đem lại). Phương tiện giao tiếp
được bàn ở đây là ngôn ngữ âm thanh tự nhiên của con người và được gọi là ngôn
ngữ nói và dạng tồn tại thứ hai của nó là ngôn ngữ viết.
Trong quá trình giao tiếp, ngôn ngữ thực hiện hai chức năng chủ yếu. Chức
năng thứ nhất là chức năng trao đổi hoặc truyền tin, tức sử dụng ngôn ngữ để diễn
đạt, biểu hiện, miêu tả nội dung sự việc. Chức năng thứ hai là chức năng tác động,
tức sử dụng ngôn ngữ để thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội giữa các bên
tham gia giao tiếp.
1.1.2. Năng lực giao tiếp
Năng lực giao tiếp là năng lực vận dụng ngôn ngữ để tiến hành giao tiếp xã
hội. Ngay từ khi còn nhỏ, lúc trẻ học nói cũng là lúc trẻ học các quy tắc giao tiếp
trong xã hội, tức là trẻ không chỉ học cách đặt câu mà còn phải học cách giao tiếp
với người khác như thế nào. Trẻ tiếp tục học hỏi, trau dồi năng lực giao tiếp trong
các môi trường: gia đình, nhà trường cũng như trong xã hội rộng lớn. Vì vậy, nhờ
xã hội mà con người có được năng lực giao tiếp.

Mỗi xã hội lại có một loạt các quy tắc, chuẩn mực giao tiếp riêng. Trong đó
có những quy tắc thuộc về quy định như luật pháp và có những quy tắc thuộc về tập
tục, thói quen hình thành như phong tục, tập quán. Những quy tắc, chuẩn mực giao
tiếp này chi phối hành vi của con người.
Mỗi xã hội có những quy tắc, chuẩn mực giao tiếp riêng cho nên dễ xảy ra
trường hợp chuẩn mực giao tiếp này sẽ là phi chuẩn mực giao tiếp của xã hội kia.
Ví dụ:
Người Trung Quốc khi đến thăm bạn bè, trước lúc ra về, dù là bạn rất thân,
thường nói những câu xã giao kiểu như là lời xin lỗi. Chẳng hạn: “Làm phiền anh
nhiều quá! Mất nhiều thời gian của anh”. Đó thật ra chỉ là những câu nói khách sáo


cho lịch sự, chứ hầu như không có hàm ý xin lỗi nào cả. Nhưng nếu nói những câu
đại loại như thế với một người Âu – Mỹ thì người ấy sẽ hiểu đó là một lời xin lỗi
thật sự.
Ví dụ:
Đối với nhiều dân tộc, câu nói sau đây sẽ bị coi là rất “quái đản” và khủng
khiếp: “Ông già đã tám mươi tuổi mà con cái vẫn chưa cho bíu vào cây để ăn thịt”.
Song câu này sẽ là bình thường nếu xuất hiện trong bộ lạc có tục bắt bố mẹ già bíu
vào cành cây, nếu ai không còn đủ sức bíu mà rơi xuống đất sẽ bị con cháu ăn thịt,
vì những người dân của bộ lạc đó quan niệm không có nơi nào chôn cất cha mẹ quý
hơn là ở trong lòng con cháu.
Năng lực giao tiếp còn được thể hiện ở việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp với
bối cảnh giao tiếp. Bối cảnh giao tiếp được hình thành từ ba nhân tố gồm (i) Chu
cảnh (thời gian, địa điểm và các trường hợp đặc thù có liên quan đến truyền thống
văn hóa); (ii) Thoại đề (chủ đề giao tiếp và nội dung đề cập đến); (iii) Người tham
dự (các bên tham gia giao tiếp, gồm người nói và cả người nghe). Trong đó, nhân tố
thứ ba chiếm vị trí quan trọng: nhân thân của người tham gia giao tiếp như địa vị
kinh tế, xã hội, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác,... cùng quan hệ vai giữa những
người tham gia giao tiếp như quan hệ cha - con; giám đốc - nhân viên, thầy giáo học sinh, người bán - người mua... Ở đây có hai khả năng xảy ra: (i) Nếu như trong

một cuộc giao tiếp xảy ra trong một chu cảnh thích hợp, chủ đề giao tiếp tương
xứng với nhân thân và tương xứng với quan hệ vai của những người giao tiếp thì
bối cảnh giao tiếp này được coi là “bối cảnh đồng dạng”. (ii) Ngược lại, chỉ cần có
một trong các điểm trên không tương hợp thì sẽ được gọi là “bối cảnh phi đồng
dạng”. Người có năng lực giao tiếp là người luôn biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp.

1.2. Mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết
Ngôn ngữ nói nảy sinh trước ngôn ngữ viết. Theo Halliday, khi có sự xuất
hiện nền văn hóa lấy nông nghiệp làm gốc hơn là săn bắt và hái lượm thì con người
đã cần đến những ghi chép giữ được lâu để có thể nhắc đi, nhắc lại. Ngôn ngữ nói


đã không thể đáp ứng một cách dễ dàng những nhu cầu này. Điều này dẫn đến sự
xuất hiện một dạng mới của ngôn ngữ - chữ viết. [49]
Ban đầu, khi hệ thống chữ viết chưa phát triển thì chữ viết được dùng để
ghi lại lời nói. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển riêng của mình, chữ viết đã dần
dần hình thành cho mình một hệ thống riêng, có phần khác biệt với lời nói. Và sự
phát triển này mạnh mẽ tới mức chữ viết ngày càng chiếm ưu thế hơn so với lời nói
đối với việc duy trì tính thống nhất của ngôn ngữ qua thời gian. Bởi lẽ hình ảnh chữ
viết của từ đập vào trí ta như một vật cố định và vững chắc. Phần lớn ở chúng ta,
các ấn tượng thị giác vẫn rõ và bền hơn các ấn tượng thính giác. Hình tượng chữ
viết rốt cuộc lấn át âm thanh. Ngôn ngữ văn học càng làm tăng thêm ưu thế của chữ
viết, người ta giảng dạy ở nhà trường cũng theo sách và bằng sách. Thậm chí, khi
nói chuyện nếu gặp hai từ phát âm như nhau, đôi lúc họ nhờ đến chữ viết để giải
thích ý nghĩ của mình như người Trung Quốc chẳng hạn.
Goody cũng cho rằng ngôn ngữ viết có hai chức năng: chức năng thứ nhất
là chức năng lưu trữ, cho phép việc giao tiếp vượt qua không gian và thời gian.
Chức năng thứ hai “chuyển ngôn ngữ từ nói sang nhìn” và cho phép khảo sát từ, câu
nằm ngoài ngữ cảnh ban đầu, trong một “ngữ cảnh hoàn toàn khác, rất trừu tượng”.
[4, tr.32]

Dường như có lí khi cho rằng trong đời sống hàng ngày của một nền văn
hóa học thức, chúng ta sử dụng lời nói phần lớn để thiết lập và duy trì các quan hệ
xã hội, còn ngôn ngữ viết phần lớn để kiến tạo và chuyển giao thông tin. Tuy nhiên,
có trường hợp lời nói được dùng để chuyển giao chi tiết thông tin sự kiện. Lúc ấy,
điều đáng lưu ý là người nghe thường ghi lại chi tiết anh ta được thông báo. Vì thế,
bác sĩ ghi lại triệu chứng của bệnh nhân, kiến trúc sư ghi lại yêu cầu của khách
hàng, chúng ta ghi lại địa chỉ, số điện thoại, cách chế biến món ăn, mẫu đan
len,…Khi người nhận không ghi lại được chi tiết, thông thường người nói sẽ lặp đi
lặp lại nhiều lần sau đó. Thử xét cấu trúc điển hình của một bản tin phát thanh, bắt
đầu bằng tiêu đề - một chuỗi các tuyên bố tóm tắt – theo sau là bản tin bao gồm
phần mở rộng và nhắc lại tiêu đề, lồng vào đó là bình luận của “phóng viên tại chỗ”


vốn chỉ nhắc lại các điểm chính, cuối cùng kết thúc bằng cách lặp lại chuỗi tiêu đề.
Nhìn chung ai cũng cho rằng người ta không nhớ hết các chi tiết một cách chính xác
nếu họ chỉ được nghe nói, đặc biệt nếu họ buộc phải nhớ lại chúng sau một thời
gian dài. Về khía cạnh giao tiếp này, ngôn ngữ viết tỏ ra ưu việt hơn nhiều như để
giúp người ta nhớ các thứ vặt vãnh cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày, hay để giúp
các nhà nước thiết lập guồng máy, luật pháp và hiệp ước với nhà nước khác. Điểm
khác nhau chính yếu giữa lời nói và chữ viết xuất phát từ thực tế một bên thì nhất
thời, một bên thì trường cửu. Chính đây là điều mà D.J.Enright bình luận: “ Plato
có thể đã có lần cho rằng lời nói quan trọng hơn chữ viết, nhưng tôi không chắc là
ở thời điểm này ông có nghĩ như vậy nữa hay không!”. [4, tr.33]
Bên cạnh đó, có tình trạng không ăn khớp giữa lời nói và chữ viết. Bởi lẽ
lời nói thường được thể hiện qua những cách phát âm khác nhau theo địa phương
còn chữ viết thường hướng đến tính thống nhất, toàn dân.
Ví dụ:
Chữ viết

Phương ngữ Bắc Bộ


làng

“nàng”

lẫn lộn

“nẫn nộn”

nôn nóng

“lôn lóng”

trời

“giời”

hoa lài

hoa “nhài”

trai

“giai”

Chữ viết

Phương ngữ Nam Bộ

cái chân


cái “chưng”

về

“dề”

già

“dà”

xin lỗi

“xinh” lỗi

rả rích

“gả gích”

khỏe

“phẻ”

khoai lang

“phai” lang


hoa huệ


“qua quệ”

ăn cơm

“ăng” cơm

1.3. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
1.3.1. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói
1.3.1.1. Tính nhất thời và tự nhiên
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người. Trong
đời sống hàng ngày với tư cách là người sử dụng ngôn ngữ, chúng ta nói nhiều hơn
viết. Khi nói, người nói có thể phát ra một tràng dài, thường là các ngữ đoạn ngắn
hơn một câu và các ngữ đoạn này dường như thiếu sự liên kết bề mặt như cách tổ
chức văn bản viết. Do đó, các văn bản nói về bản chất không cố định trong không
gian, thoáng qua một cách nhanh chóng rồi mất đi theo thời gian. Nó chỉ mang tính
nhất thời. Sở dĩ như vậy là vì dạng nói dùng ngữ âm làm phương tiện biểu hiện mà
ngữ âm thì “lời nói gió bay” cho nên cần phải nghe hiểu tức thời.
Ngôn ngữ nói hướng vào sự tri giác và sự phản ứng không chậm trễ của
người nhận. Do đó, người nghe cần lưu ý phần nội dung chính mà người nói muốn
truyền đạt chứ không phải phần lời được nói ra.
Và tính nhất thời cũng là điểm thuận lợi khi người nói muốn chuyển hướng
đề tài, sửa chữa phát ngôn hoặc thậm chí phủ định lời nói đã được nói ra như tục
ngữ ta có câu “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.
Khi giao tiếp trực tiếp, người nói có thể chuẩn bị trước một số ý cơ bản
nhưng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày không ai có thể chuẩn bị đến từng chi tiết
như khi soạn thảo văn bản trên giấy. Trong tương tác mặt đối mặt, người nói và
người nghe thường luân phiên đưa ra và chấp nhận các lượt lời, luân phiên đổi vai
cho nhau. Phát ngôn kế tiếp của người nói thứ nhất không hoàn toàn phụ thuộc vào
ý chủ định của người ấy, mà trái lại, phụ thuộc rất lớn vào hồi đáp tức thời của
người nghe. Do đó các yếu tố ngôn ngữ xuất hiện tức thời mang tính phản ứng tự

nhiên đối với hoàn cảnh. Đôi khi nội dung được đề cập vượt ra ngoài rất xa so với ý
định của người nói. Những phản ứng tự phát của người nghe, những liên tưởng tự


do trong giao tiếp đã tạo nên hiện tượng đề tài nói năng luôn luôn biến động,
chuyển đổi. Người ta không còn làm chủ được đề tài trong giao tiếp tạo nên tình
trạng các ý không ăn nhập với nhau. Do vậy, xét về toàn cục thì mạch trình bày ở
ngôn ngữ nói có thể bị đứt quãng, bị chuyển đổi một cách bất ngờ, tạo nên tình
trạng các ý không ăn nhập với nhau.
Ví dụ:
- Nó chết một cái nhà tôi neo người quá, phải những như một mình tôi, thì tôi
ở lại làng cùng anh em cơ đấy.
- Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được tản cư âu cũng là kháng chiến.
- Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ? Các ông bà ở đâu ta lên đấy ạ?”
(Kim Lân, Làng)
Ở đoạn đối thoại trên, phần đầu đang nói về chuyện tản cư, bỗng nhiên đứt
quãng, chuyển sang chuyện lúa má, sau đó lại chuyển sang chuyện quê quán, gốc
gác.
Ngoài ra, ngôn ngữ nói thường tự nhiên, ít gò bó. M.A.Halliday cho rằng
kiểu phức tạp của ngôn ngữ nói là ngôn ngữ nói chuyển động như một dòng sông
chảy xiết. Cấu trúc của ngôn ngữ nói thể hiện kiểu phức tạp năng động có thể thấy
được trong lời nói tự nhiên, ứng khẩu, có nét uyển chuyển đặc thù như các động tác
múa ba lê.
Sự giao tiếp thân mật, tự nhiên giữa các cá nhân trong phạm vi hẹp cho
phép người ta nói năng thoải mái. Do đó, khi nói người ta ít chú ý đến chuẩn mực
phát âm mà thường phát âm theo tập quán địa phương. Vì vậy, trong ngôn ngữ nói,
ta có thể thấy tất cả các biến thể phát âm, những từ địa phương, những thổ ngữ - tức
những khẩu ngữ địa phương.
Ví dụ: - Vô đi, mầy không vô hả?
-


Tao đánh à? Vô đi, mai chị làm cho cây mi-ba-rút (tiểu liên có báng).

-

Tao mét má nghen! Má ơi, thằng Bỉnh nó cởi truồng nè má!

-

Chị Hai cho em đi với!

-

Tao đi đái chớ đi đâu mà theo!


-

Cho em một trái.

-

Trái gì, tao làm gì có mà cho.
(Nguyễn Thi, Chuyện xóm tôi)
Đây là một đoạn đối thoại xảy ra ở một địa phương Nam Bộ, có các biến

thể ngữ âm, như: mầy (mày), mét (mách), nè (này), chớ (chứ); các từ địa phương
như: vô (vào), trái (quả),…
Và đôi khi do người nói không giữ gìn, thiếu ý tứ hoặc thiếu văn minh lịch
sự và do quan hệ riêng giữa những cá nhân cho phép, lời khẩu ngữ ở đây có cả yếu

tố thô, kém văn hóa.
Ví dụ:
- Thật đấy. Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ? Nhưng này! Duyên kia
ai đợi mà chờ? Tình kia ai tưởng mà tơ tưởng tình? Hàng đã ế bỏ mẹ ra thế này này,
mua chẳng mua giúp lại chỉ được cái bộ ếm…
Xuân Tóc Đỏ đứng phăng lên, anh hùng mà nói dỗi:
- Đây không cần!
Chị hàng mía lườm dài một cái, cong cớn:
- Không cần thì cút vào trong ấy có được không?
Xuân Tóc Đỏ lại cười hí hí như ngựa rồi ngồi xuống…
- Nói đùa đấy, chứ đây mà lại chả cần đấy thì đấy cần đếch gì đây? Thôi đi,
làm bộ vừa vừa chứ… Bán một xu nào.
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
Hơn nữa, khi giao tiếp trực tiếp, ngoài mục đích thông báo thì người nói
luôn muốn bày tỏ tâm tư tình cảm với nhau. Ở đây con người luôn luôn tiếp xúc
thẳng với mọi mặt cụ thể, sinh động của cuộc sống. Con người muốn bày tỏ tức
khắc những phản ứng ít nhiều ở dạng cảm tính của mình. Những phản ứng cảm
tính này cần được định hình để đem ra trao đổi, truyền đạt cho nhau. Chính vì thế,
ngôn ngữ nói thường cụ thể giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm và ưa ví von.
Ví dụ:
Con mẹ kia ngoa ngoắt, tớn môi lên:


- Ai khiến nhà bác chõ mồm vào đấy thế? Rõ khéo con tiều! Bác thương nó
thì mua cho nó.
Người phu quét chợ bực mình quăng ngay cho bà tôi hai hào:
- Đây này! Tôi cho nhà chị vay bao giờ kiếm được thì trả tôi; chúng nó giàu
mà coi đồng xu bằng cái mẹt!
(Nam Cao)
Ngôn ngữ nói mang tính nhất thời, tự nhiên nhưng nó phải gắn liền với

những quy định mang màu sắc văn hóa truyền thống, với thói quen và tập quán của
người bản ngữ, với phong cách ứng xử chung của cộng đồng. Bởi lẽ xét một cấu
trúc ngôn ngữ dùng trong giao tiếp lời nói nếu không chú ý đến thói quen truyền
thống, tới đặc điểm văn hóa dân tộc thì sẽ không hiểu được ý nghĩa và chức năng
của nó.
1.3.1.2. Tính trực tiếp
Khi quyết định nói điều gì, người nói sẽ phát đi một chuỗi âm thanh. Đồng
thời người nghe cũng lập tức tiếp nhận chuỗi âm thanh ấy. Do vậy, ngôn ngữ nói
mang tính trực tiếp. Tính trực tiếp được thể hiện ở ngữ điệu, dáng vẻ, điệu bộ, ánh
mắt, cử chỉ của người nói.
Ngữ điệu là tập hợp của các yếu tố âm thanh như cao độ, trường độ, nhịp
điệu, trọng âm, âm hưởng, âm sắc. Lời nói có thể được phát ra cao hay thấp, nhanh
hay chậm, liên tục hay ngắt quãng, nhấn mạnh hay lướt nhẹ…nghĩa là có thể có
những đường nét ngữ điệu khác nhau có khả năng diễn đạt toàn bộ tính chất phức
tạp, tinh tế, đa dạng của những tình cảm, những ý nghĩ và những tâm trạng. Ngữ
điệu là yếu tố chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ nói chứ không tồn tại trong ngôn ngữ
viết. Bởi lẽ trong một mức độ nhất định, ngữ điệu không thể được tiếp nhận bằng
thị giác mà chỉ có thể được tiếp nhận bằng thính giác. Do đó, ngữ điệu chẳng những
có tác dụng làm cho thông báo thay đổi mà còn biểu thị trạng thái tâm lí của những
người tham gia đối thoại.
Ví dụ:
Ta có một câu: Nó làm việc này.


Thông thường, đây là một câu miêu tả. Nhưng tùy theo ngữ cảnh cụ thể, nó
sẽ được gắn với các ngữ điệu khác nhau và sẽ có các ý nghĩa khác nhau. Cụ thể là,
nó có thể được hiểu với các ý nghĩa: nghi vấn, bác bỏ, phủ định, khẳng định, thách
thức.
Khi nói, mối quan hệ thân mật không trịnh trọng giữa các cá nhân làm cho
người ta thấy không cần thiết, không bắt buộc phải lựa giọng, lấy giọng trước khi

nói. Do vậy, ngữ điệu trong ngôn ngữ nói mang dấu ấn riêng của cá nhân, một thứ
ngữ điệu mang tính chất tự nhiên, tự phát theo thói quen riêng của mỗi cá nhân. Khi
miêu tả nhân vật và ngôn ngữ của nhân vật, các nhà văn thường chú ý đến điều này
bởi vì ngữ điệu cùng vẻ mặt, cử chỉ trong lúc nói năng của nhân vật là cái có tác
dụng làm rõ đặc điểm tính cách của nhân vật.
Ví dụ:
Cô Tuyết nằn nì:
-

Con lạy me, me cũng chẳng tha.

-

Nhưng me không cho con phẫn uất thế mà! Nghĩ ngợi gì, nói đi!

Cô Tuyết đập tay xuống giường:
-

Chỉ có một mình chị Mai hiểu được tâm sự của con mà thôi.

Me ngạc nhiên cau đôi lông mi để vơ vẩn đoán. Một lát me hỏi:
-

Hay là con đã nghe thấy bên bà cụ huyện họ nói ra nói vào thế nào
chăng?

Cô Tuyết nguẩy một cái:
-

Không phải, không phải đâu!


-

Hay là con nghe ai nói thằng tham có nhân tình nhân ngãi mà con muốn
lảng ra?

-

Không phải, khổ lắm!
(Nguyễn Công Hoan)
Cái ngữ điệu nằm ngay trong từ ngữ và câu nói cùng với các lời văn miêu

tả cử chỉ, vẻ mặt của hai nhân vật (nằn nì, đập tay xuống giường, cau đôi lông mi,
nguẩy một cái) đã tạo nên tính chất sống động về cuộc đối thoại giữa hai nhân vật:


×