Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích khái niệm cán bộ, công chức theo pháp luật hiện hành và chỉ ra điểm mới so với pháp lệnh cán bộ, công chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.59 KB, 9 trang )

Bài làm
Trong qua trình tiến lên chủ nghĩa xã hội của đất nước ta cũng như quá trình xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì con người là nhân tố quuan trọng
nhất. Trong đó, đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất
và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước . Đội ngũ
cán bộ công chức nhà nước là người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý
của nhà nước. Thông qua hoạt động của mình, họ đảm bảo sự lãnh đạo các quá trình
sản xuất, xác định hướng phát triển khoa học kĩ thuật phục vụ sản xuất… cán bộ công
chức còn là lực lượng nòng cốt quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Vì
vậy, ngay từ ngày đầu đất nước Việt Nam dành độc lập tới nay, pháp luật và những
chính sách làm cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đã được thiết lập
và ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt Luật cán bộ, công chức ( 2008) đã thể hiện bước
tiến mạnh mẽ với nhiều nội dung tiến bộ mang tính cải cách. Luật CB, CC ra đời đáp
ứng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, xây dựng một
nền hành chính vững mạnh trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Luật
CB,CC(2008 ) đảm bảotính kế thừa và thể hiện những nội dung mới, tiến bộ mang
tính đột phá so với các văn bản pháp luật trước đây. Để tìm hiểu rõ hơn khái niệm cán
bộ, công chức cũng như thấy được sự phát triến của khái niệm này qua các văn bản
pháp luật của nước ta nhóm chúng em xin chọn đề tài: “ Phân tích khái niệm cán bộ,
công chức theo pháp luật hiện hành và chỉ ra điểm mới so với pháp lệnh cán bộ,
công chức.” cho bài tiểu luận này.

I/ Khái niệm cán bộ công chức theo pháp luật hiện hành
Như đã nói ở trên, Luật CB,CC là một bước tiến mới về nhận thức và tư duy về
một nền công vụ hiện đại góp phần quan trọng trong việc cải cách nền hành
chính nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Một trong những nội dung
mới và tiến bộ của Luật CB, CC đó là luật đã đưa ra khái niệm về cán bộ, công
chức mà các văn bản pháp luật trước đây chưa xây dựng được. Cụ thể, theo điều
4, Luật CB, CC có nêu:
“ 1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm
giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt


Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố tực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã ,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
1


2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng , bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam,Nhà nước , tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh ,cấp huyện; trong cơ quan đơn vị
thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan , quân nhân chuyên nghiệp
công nhân quốc phòng ; trong cơ quan , đơn vị thuộc công an nhân dân mà
không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng Sản Việt Nam , nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công
lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được
bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật.
3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã )là công dân Việt
Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân , Bí thư , phó Bí thư Đảng Ủy, người đứng đầu tổ chức
chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ
một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong
biên chế và hưởng lương tư ngân sách nhà nước”.
Từ những khái niệm rất rõ ràng và đầy đủ ở trên, chúng ta có thể rút ra được
một số đặc điểm của cán bộ và công chức.
Thứ nhất, cán bộ, công chức được hình thành trên cơ sở của quyết định công
nhận kết quả bầu cử, quyết định tuyển dụng hay quyết định bổ nhiệm.
+ Bầu cử thường được áp dụng trong trường hợp cần trao cho công dân đảm

nhiệm một chức vụ nhất định trong một thời gian nhất định. Chẳng hạn như việc
bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân…
+ Tuyển dụng cán bộ, công chức phải thông qua các cuộc thi tuyển và tập sự
theo quy định của pháp luật (để từ đó ta có thể đánh giá được phẩm chất đạo
đức, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ…của người được tuyển dụng). Hết thời
gian tập sự nếu người được tuyển dụng có kết quả đánh giá, xếp loại đạt thì
người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị sử dụng cán bộ công chức đề nghị lên
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lí cán bộ, công chức quyết định bổ nhiệm
chính thức vào ngạch.
Thứ hai, hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước ít nhiều mang tính
quyền lực nhà nước. Điều này được thể hiện ở chỗ, hoạt động của họ có thể làm
phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể hoặc tạo điều
2


kiện cần thiết cho sự phát triển, thay đổi, chấm dứt những quan hệ ấy; cán bộ,
công chức nhà nước được nhà nước giao cho những quyền hạn nhất định, trong
phạm vi nhất định và trong giới hạn công vụ tương ứng; những quyền hạn này là
phương tiện đảm bảo cho cán bộ, công chức hoàn thiện nhiệm vụ của mình,
đồng thời cán bộ, công chức cũng phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định đối
với nhà nước. Vì vậy quyền hạn và nghĩa vụ của cán bộ, công chức phải liên
quan chặt chẽ, mật thiết với nhau.
Thứ ba, hoạt động của cán bộ, công chức không trực tiếp tạo ra của cải vật
chất (khác với hoạt động sản xuất của công nhân,…).
Thứ tư, cán bộ, công chức chịu sự thay đổi, điều động công tác và chấm dứt
quan hệ theo sự điều động của nhà nước trên cơ sở pháp luật. người lao động
không có quyền đòi hỏi nhà nước phải trao cho mình một chức vụ hoặc cho
quyền tiến hành những hoạt động nhất định nhằm thực hiện một chức vụ nào đó
thuộc về nhà nước. Nhà nước, cụ thể là các cơ quan có thẩm quyền có quyền
thay đổi, điều động công tác hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật lao động với cán

bộ, công chức nhà nước nếu lợi ích nhà nước đòi hỏi nhưng phải tuân thủ đúng
theo các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Thứ năm, cán bộ, công chức cũng được khen thưởng nếu hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao hoặc có kết quả thi đua tốt (theo điều 76 Luật cán bộ, công
chức) và bị kỉ luật nếu có vi phạm (theo điều 78, 79, 80,81, 82 Luật cán bộ,
công chức). Những việc khen thưởng hay kỉ luật của cán bộ, công chức đều
được lưu trữ lại vào hồ sơ cán bộ, công chức (theo điều 83 Luật cán bộ, công
chức).
Thứ sáu, cán bộ, công chức được hưởng lương và các chế độ phụ cấp khác
từ ngân sách nhà nước. Với những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào 1
ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong các đơn vị sự
nghiệp của nhà nước tổ chức chính trị - xã hội được hưởng lương từ ngân sách
nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
Từ những đặc điểm chung nêu ở trên chúng ta có thể khái quát được những đặc điểm
riêng của cán bộ và công chức, cụ thể là:
1, Đặc điểm của cán bộ
- Điều kiện: Cán bộ là công dân Việt Nam.
- Phương thức hình thành: Cán bộ được hình thành thông qua phê chuẩn, bổ
nhiệm, bầu cử.
3


- Vị trí công tác: Chức vụ, chức danh.
- Nơi làm việc: Tổ chức đảng, tổ chức chính trị, xã hội.
- Tính chất công việc: Công việc mang tính chính trị.
- Lương: Hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo những đặc điểm ở trên chúng ta có thể thấy được chế định cán bộ gắn với cơ
chế bầu cử, bổ nhiệm, phê chuẩn giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. những
người đủ các tiêu chí của cán bộ, công chức mà được tuyển chọn trong các cơ quan
của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị ,xã hội thông qua phê chuẩn, bổ nhiệm, giữ

chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ.
2, Đặc điểm của công chức
- Điều kiện: Là công dân Việt Nam
- Phương thức hình thành: Thi tuyển, xét tuyển, bổ nhiệm.
- Vị trí công tác: Chức danh, chức vụ, công vụ.
- Nơi làm việc: Cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị, xã hội và đơn
vị sự nghiệp công lập.
- Tính chất công việc: Chuyên môn nghiệp vụ
- Lương: Hưởng lương từ ngân sách nhà nước trừ trường hợp công chức làm việc
trong các đơn vị sự nghiệp công lập thì sẽ hưởng lương từ chính đơn vị đó.
Qua những đặc điểm trên ta có thể đưa ra nhận xét khái quát sau, tiêu chí để xác
định công chức sẽ gắn liền với chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch chức vụ,
chức danh. Công chức là những người được tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ
gắn với quyền lực công hoặc quyền lực hành chính nhất định được cơ quan có
thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền lực được trao. Việc quy định công chức trong
phạm vi như vậy xuất phát từ mối quan hệ liên thông giữa các cơ quan của Đảng,
nhà nước và tổ chức chính trị- xã hội trong hệ thống chính trị.

III / Những điểm mới của khái niệm cán bộ, công chức theo luật cán bộ, công
chức so với Pháp lệnh cán bộ, công chức
Từ các khái niệm về cán bộ, công chức đã nêu trên và qua việc so sánh với khái
niệm cán bộ công chức trong pháp lệnh cán bộ, công chức, chúng ta có thể thấy rằng,
4


việc xác định các nhóm công chức về cơ bản vẫn kế thừa quy định của Pháp lệnh
CB,CC năm 1998(sửa đổi, bổ sung năm 2000, 2003). Song, việc Luật CB,CC năm
2008 đưa ra các khái niệm hoàn chỉnh về cán bộ, công chức và tách riêng hai khái
niệm này chính là sự điểm mới cuả luật. Điểm tiến bộ này thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, từ khái niệm trên cho thấy Luật CB, CC đã thu hẹp khái niệm cán
bộ, công chức so với pháp lệnh CB, CC năm 1998(sửa đổi, bổ sung năm 2000 và
2003). Quy định này gắn với yêu cầu xây dựng nhà nước Pháp quyền XHCN. Theo
đó đội ngũ viên chức làm việc trong các khu vực sư nghiệp công lập chiếm số lượng
lớn khoảng trên 1,4 triệu người sẽ không nằm trong đội ngũ cán bộ, công chức. Do
xuất phát từ nhận thức về đặc điểm và tính chất hoạt động của đội ngũ viên chức là
không mang tính quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. Việc tách đội ngũ viên
chức ra khỏi cán bộ, công chức sẽ tạo điều kiện tiếp tục hoàn thiện , góp phần nâng
cao chất lượng đội ngũ viên chức, nâng cao chất lượng phục vụ người dân của các
đơn vị sự nghiệp công lập. Đội ngũ viên chức sẽ được pháp luật chuyên ngành điều
chỉnh trong từng lĩnh vực. Có thể nói đây là bước tiến mới về nhận thức trong quá
trình tiếp tục cải cách chế độ công vụ và công chức.
Thứ hai, khái niệm trên đã phân định tương đối rõ cán bộ và công chức. trong khi
cả một thời kỳ dài trước đây, do điều kiện chiến tranh và thực hiện cơ chế kế hoạch
hóa tập trung, tất cả những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, của
Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, kể cả trong các doanh nghiệp, lâm nông
trường... đều được gọi chung trong cụm từ là "cán bộ công nhân viên chức" mà chưa
có sự phân định rõ ràng, cụ thể. Đến năm 1993, khi thực hiện cải cách tiền lương,
mới bước đầu phân định CBCC trong khu vực hành chính sự nghiệp với những người
làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh. Đây là tiền đề để Nhà nước ban hành
Pháp lệnh CBCC năm 1998 điều chỉnh CBCC trong khu vực hành chính sự nghiệp
(gồm các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội) nhưng
vẫn sử dụng chung cụm từ "cán bộ, công chức", chưa xử lý được vấn đề tách cán bộ
với công chức.
Qua 10 năm thực hiện Pháp lệnh CBCC, do chưa phân định được rõ ràng ai là cán bộ,
ai là công chức nên cơ chế quản lý và chế độ, chính sách do Nhà nước ban hành vẫn
còn những hạn chế, chưa hoàn toàn phù hợp với từng nhóm đối tượng. Điều này ảnh
hưởng đến quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ và đội ngũ công chức vốn có những
đặc điểm hoạt động và công tác đặc thù riêng.
Luật CB,CC năm 2008 đã quy định tiêu chí phân định ai là cán bộ, ai là công chức.

Theo đó, cán bộ gắn với tiêu chí được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức
5


danh theo nhiệm kỳ; công chức gắn với tiêu chí được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh.
Công chức còn được phân lọai một cách khoa học và hợp lý. Căn cứ vào ngạch
được bổ nhiệm, công chức gồm:
-Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc
tương đương.
- Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngach chuyên chính hoặc tương
đương.
- Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương
đương
- Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và
ngạc chuyên viên
Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại thành : công chức giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lý và công chức không gữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Thứ ba, theo quy định tại khoản 3- Điều 4 Luật CB, CC 2008 thì nhà làm luật đã
tách riêng cán bộ cấp xã và công chức cấp xã. Việc tiếp tục đưa đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã là đối tượng điều chỉnh của Luật cho thấy vai trò quan trọng của đội ngũ
này. Bởi, cán bộ, công chức cấp xã là cầu nối giữa Đảng, nhà nước với nhân dân. Các
chủ trương chinh sách của Đảng, pháp luật của nhà nước được thực hiện tại cơ sở
thông qua hoạt đông công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
Việc luật hóa cán bộ, công chức cấp xã có tác động rất lớn đến hệ thông chính quyền
cơ sở , tạo sự ổn định đối với chính quyền cấp xã
Theo quy định của Luật, cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức
vụ theo nhiệm kỳ; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một
chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBNN cấp xã, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.

Có thể khẳng định rằng, Luật CB,CC đã phát triển và đưa ra khái niệm về cán
bộ, công chức hoàn thiện nhất từ trước đến nay. Điều này có một ý nghĩ đặc biệt quan
trọng. Bởi, việc xây dưng được một khái niệm chuẩn về cán bộ, công chức sẽ giúp
cho việc đưa ra cơ chế quản lý, chế độ và chính sách phù hợp với tưng nhóm đối
tượng. Đồng thời tránh được sự nhầm lẫn giữa cán bộ và công chức trong thực tế
trong khi cán bộ và công chức có những đặc điểm hoạt động và công tác đặc thù
riêng. Hơn nữa, việc tách biệt cán bộ cấp xã và công chức cấp xã có ý nghĩa trong
6


việc quy định các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ, công tác sử dụng, quản lý,
đào tạo, bồi dưỡng cũng như cơ chế chính sách phù hợp với đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã. Sự phát triển của khái niệm cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công
chức sẽ tạo điều kiện để Luật được triển khai có hiệu quả trên thực tế.

Thông qua việc đổi mới và hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức, có thể thấy
Đảng và nhà nước ta đang hết sức quan tâm đến việc cải cách hành chính. Cải cách
hành chính được đặt trong trong tổng thể đổi mới hệ thông chính trị và cải cách bộ
máy nhà nước nói chung. Đảng và nhà nước ta đã xác định cải cách hành chính là
nhiệm vụ rộng lớn, phức tạp đòi hỏi có tầm nhìn bao quát với những giải pháp đồng
bộ, kết hợp chặt chẽ cải cách hành chính với đởi mới hoạt động lập pháp,cải cách tư
pháp
Luật CB,CC năm 2008 ra đời đã góp phần quan trọng cho tiến trình cải cách hành
chính của Việt Nam. Luật CB, CC đã tạo cơ ở pháp lý vững chắc để xây dựng và
quản lý đội ngũ cán bộ, công chức thông qua việc phát triển, bổ sung và hoàn thiện
khái niệm cán bộ, công chức nói riêng và các quy định của pháp luật về cán bộ công
chức nói chung. Điều này đã thể hiện sự tiến bộ và tính cải cách mạnh mẽ chưa từng
có trong lĩnh vực pháp luật về cán bộ, công chức của nước ta từ trước tới nay.

7



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Luật cán bộ, công chức, viên chức NXB Lao động.
2, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam,Trường ĐH Luật Hà nội , NXB Công an
nhân dân, Hà Nội 2012, trang 205
3, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, PGS,TS Nguyễn cửu Việt, khoa Luật ĐH
Quốc Gia Hà Nội,NXB ĐH Quốc gia Hà Nội 2005, trang 269
4, Khóa luận tốt nghiệp, luật CB,CC – sự kế thừa và phát triển, Nguyễn Tuyết Mai,
trường ĐH Luật Hà Nội 2010, trang 14- trang 20
5, Tạp chí luật học, số tháng 3- 2010.

8


MỤC LỤC
I/ Khái niệm cán bộ công chức theo pháp luật hiện hành...................................................................1
1, Đặc điểm của cán bộ........................................................................................................................3
2, Đặc điểm của công chức.................................................................................................................4
III / Những điểm mới của khái niệm cán bộ, công chức theo luật cán bộ, công chức so với Pháp
lệnh cán bộ, công chức........................................................................................................................4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................8

9



×