Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích khái niệm năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của cán bộ công chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.37 KB, 10 trang )


Bài Làm
Lĩnh vực quản lí hành chính có thể nói là bao trùm lên mọi mặt của đời
sống xã hội. Mỗi công dân khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính không
phải ngẫu nhiên họ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính mà họ
phải có năng lực chủ thể. Suy rộng ra mọi cá nhân, tổ chức hay cơ quan Nhà
nước muốn trở thành chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính thì phải có
năng lực chủ thể. Nhằm góp phần làm rõ và đem lại những hiểu biết sâu sắc hơn
về vấn đề này, chúng em xin lựa chọn đề tài “Phân tích khái niệm năng lực chủ
thể của quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ
thể của cá nhân với năng lực chủ thể của cán bộ công chức”.
I. Khái quát năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành
chính.
1. Định nghĩa Quan hệ pháp luật hành chính.
a) Khái niệm quan hệ pháp luật hành chính.
Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng của quan hệ pháp luật. Ðó là
những quan hệ xã hội phát sinh chủ yếu trong lĩnh vực chấp hành - điều hành
giữa một bên mang quyền lực nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà
nước và một bên là đối tượng quản lý. Các quan hệ này được điều chỉnh bởi
những quy phạm pháp luật hành chính. Trong một quan hệ pháp luật hành chính
thì quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Chúng rất phong
phú và đa dạng, phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Như vậy, quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực chấp hành và điều hành của nhà nước được điều chỉnh bởi quy
phạm pháp luật hành chính giữa những chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với
nhau theo quy định của pháp luật hành chính.
b) Ðặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính.
Quan hệ pháp luật hành chính có những đặc điểm sau:
- Quan hệ pháp luật hành chính chủ yếu chỉ phát sinh trong quá trình quản
lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, luôn
gắn liền với hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước, chúng vừa thể hiện


2
lợi ích của các bên tham gia quan hệ vừa thể hiện những yêu cầu và mục đích
của hoạt động chấp hành - điều hành.
- Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh giữa tất cả các loại chủ
thể như cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, người nước ngoài...nhưng ít
nhất một bên trong quan hệ phải là cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan
nhà nước khác hoặc tổ chức, cá nhân được trao quyền quản lý. Ðiều này có
nghĩa là quan hệ giữa công dân với công dân, tổ chức với tổ chức hay tổ chức
với một công dân nào đó (không mang quyền lực hành chính nhà nước) thì
không thể hình thành quan hệ pháp luật hành chính.
- Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do đề nghị hợp pháp của
bất kỳ bên nào, sự thỏa thuận của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc cho
sự hình thành quan hệ .
- Các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính phần lớn
được giải quyết theo trình tự, thủ tục hành chính và chủ yếu thuộc thẩm quyền
của cơ quan hành chính nhà nước.
- Trong quan hệ pháp luật hành chính, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm
trước nhà nước chứ không phải chịu trách nhiệm trước bên kia của quan hệ pháp
luật hành chính.
2. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính.
Để có quan hệ pháp luật thì phải có các bên tham gia. Và khi thỏa mãn
những điều kiện nhất định thì họ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật. Các
chủ thể khi tham gia vào một quan hệ pháp luật đều có quyền và nghĩa vụ pháp
lí nhất định và đều hướng tới những lợi ích nhất định. Theo đó, quan hệ pháp
luật hành chính có những chủ thể nhất định theo quy định của pháp luật.
Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức (tổ chức xã
hội, đơn vị kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp…) cá
nhân, cán bộ công chức có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
hành chính, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật
hành chính. Như vậy, điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trở thành chủ

thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải có
năng lực chủ thể với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia.
3. Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính.
3
Năng lực chủ thể nói chung là khả năng pháp lí của các chủ thể tham gia
vào quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể của quan hệ đó bao gồm hai yếu tố
năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực pháp luật là khả năng hưởng
các quyền và nghĩa vụ pháp lí mà nhà nước quy định cho cá nhân hoặc tổ chức.
Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận mà với khả
năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí đồng thời
gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định do những hành vi của mình mang lại.
Xét ở lĩnh vực hành chính, năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành
chính cũng là khả năng của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành
chính với tư cách là chủ thế của quan hệ đó. Hay nói cách khác năng lực chủ thể
trong quan hệ pháp luật hành chính là khả năng hưởng và thực hiện quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. Năng lực
chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính cũng bao gồm năng lực pháp luật
hành chính và năng lực hành vi hành chính. Nhưng ranh giới giữa chúng rõ ràng
trong trường hợp chủ thể là cá nhân. Còn trong trường hợp chủ thể là cơ quan
nhà nước, cán bộ công chức, tổ chức thì năng lực pháp luật và năng lực hành vi
khó phân biệt được.
II. Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính.
1. Năng lực chủ thể của cán bộ công chức.
Để trở thành cán bộ, công chức thì cá nhân phải trải qua những vòng sơ
khảo kĩ lưỡng. Ví dụ: để trở thành cán bộ thì “Cán bộ là công dân Việt Nam,
được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong
cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở
trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp
tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp
huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Điều đó chứng tỏ

họ cũng phải có năng lực pháp luật, đặc biệt là năng lực hành vi đầy đủ. Khi trở
thành cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, họ sử dụng quyền
lực của nhà nước trong phạm vi thẩm quyền của mình tác động tới đối tượng
quản lý để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ được giao.
Năng lực chủ thể của cán bộ, công chức được pháp luật quy định phù hợp
với năng lực chủ thể của cơ quan và vị trí công tác của cán bộ công chức đó. Họ
là cán bộ, công chức khi họ thực hiện công việc của mình. Còn ngoài chức vụ
4
quyền hạn của mình thì cán bộ công chức không còn là cán bộ công chức nhà
nước sử dụng quyền lực nữa mà trở thành cá nhân bình thường.
Ví dụ: cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm
quyền của mình, họ có quyền xử phạt hành chính cá nhân vi phạm trật tự an toàn
giao thông. Nhưng trong cuộc sống đời thường, họ có thể bị chủ thể khác xử phạt
nếu như họ vi phạm.
2. Năng lực chủ thể của cá nhân.
Đối với cá nhân, năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính bao
gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi của họ. Năng lực pháp luật là năng
lực phát sinh khi cá nhân đó ra đời và kết thúc khi người đó chết. Năng lực pháp
luật và năng lực hành vi không trùng khớp với nhau về thời điểm phát sinh mà
năng lực pháp luật có trước làm tiền đề xuất hiện năng lực hành vi.
Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được
hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý hành chính nhất định
do Nhà nước quy định. Năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng
của cá nhân được Nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình
thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính đồng thời phải gánh chịu
những hậu quả pháp lý nhất định do những hành vi của mình mang lại.
Năng lực pháp luật của cá nhân là do Nhà nước quy định. Còn năng lực
hành vi hành chính của cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ tuổi, trình độ học
vấn, tình trạng sức khỏe, và quan trọng hơn, trong nhiều trường hợp, nó phụ
thuộc vào sự thừa nhận của nhà nước.

Ví dụ: Một người có đủ điều kiện lái xe máy (đủ 18 tuổi) nhưng năng lực
hành vi của người này trong việc điều khiển xe không mặc nhiên phát sinh mà chỉ
phát sinh khi Nhà nước cấp bằng lái xe.
III. Sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng
lực chủ thể của cán bộ công chức.
Muốn trở thành chủ thể quan hệ pháp luật hành chính, cá nhân hay cán bộ,
công chức phải có đủ điều kiện trở thành chủ thể. Năng lực chủ thể của cá nhân
hay cán bộ, công chức là khả năng pháp lý của cá nhân, cán bộ công chức tham
gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.
Cũng giống nhau, năng lực chủ thể của cá nhân hay cán bộ công chức
đều được biểu hiện trong tổng thể năng lực pháp luật hành chính và năng lực
5

×