Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lý nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.52 KB, 9 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Luật pháp với tư cách là công cụ là phương tiện để quản lý nhà
nước để điều chỉnh mọi mối quan hệ xã hội phát sinh, điều chỉnh
quan hệ xã hội theo một cách thống nhất .Với tư cách là một ngành
luật –Luật hành chính là một bộ phận cấu thành của nền hành chính
Nhà nước, đóng vai trò quan trọng như một công cụ quản lý nhằm
tạo ra một hệ thống quy phạm pháp luật sắc bén, có hiệu lực để
điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước
và của mọi công dân. Luật hành chính ở nước ta cũng như nhiều
nước trên thế giới không nằm tập trung trong một văn bản riêng mà
trong nhiều văn bản quản lý Nhà nước bởi sự đa dạng, phức tạp của
vấn đề hành chính nảy sinh trong đời sống xã hội. Nó không mang
vấn đề cụ thể như giáo dục hay thuế, đất đai mà liên quan, tác
động tới tất cả các mặt đời sống xã hội. Và trong số những bài tập
lần này em đã lựa chọn đề số 4 : “ Phân tích khái niệm quyết
định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính
trong quản lý nhà nước “.
NỘI DUNG
I. Khái niệm quyết định hành chính.
Như chúng ta biết thì quyết định lập pháp là quyết định pháp lý được ban hành để
thực hiện quyền lập pháp, quyết định hành chính là quyết định pháp luật được ban
hành để thực hiện quyền hành pháp, quyết định tư pháp là quyết định pháp luật được
ban hành để thực hiện quyền tư pháp. Đây là sự phân công thực hiện quyền lực giữa
các cơ quan trong bộ máy nhà nước, và mỗi nhóm quyết định chủ yếu được ban hành
bởi loại cơ quan nhất định phù hợp với chức năng của các cơ quan đó. Như vậy thì
1


quyết định hành chính chủ yếu được ban hành bởi cơ quan có chức năng quản lý
hành chính nhà nước –cơ quan hành chính nhà nước. Không chỉ có các cơ quan hành
chính nhà nước mà các cơ quan quyền lực, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát cũng có


quyền ban hành quyết định hành chính. Tuy nhiên vì không có chức năng quản lý
hành chính nên các cơ quan đó chỉ ban hành quyết định hành chính đối với số lượng
ít, phạm vi hẹp, thường là các quyết định nhằm xây dựng, ổn định chế độ công tác
nội bộ cơ quan và khả năng tác động trực tiếp tới các lĩnh vực khác nhau trong xã hội
rất hạn chế. Ngược lại cơ quan hành chính là cơ quan có chức năng quản lý hành
chính nhà nước nên các cơ quan này ban hành rất nhiều quyết định hành chính trong
quá trình hoạt động để thực hiện chức năng của mình.
Quyết định hành chính được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như văn
bản, lời nói, dấu hiệu, kí hiệu. Vì quyết định được hiểu là “đề ra, định ra và dứt khoát
phải làm” hoặc là “điều định ra, đề ra của cấp trên phải thực hiện”. Như vậy một
quyết định cần phải có tính bắt buộc và tính quyền lực nhà nước. Hầu hết các giáo
trình luật hành chính Việt Nam đều cho rằng việc một quyết định hành chính tồn tại
dưới dạng nào( văn bản hay không phải văn bản) chỉ là cách thức thể hiện nội dung
của quyết định mà thôi. Nhưng trong thực tế quản lý hành chính cho thấy các quyết
định hành chính không thể hiện dưới dạng văn bản được sử dụng thường xuyên hơn
các quyết định hành chính thể hiện dưới dạng văn bản. Vì hoạt động quản lí hành
chính là hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, trực tiếp điều hành hoạt động của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân nên cần các mệnh lệnh của người quản lý có mức độ đơn
giản, phức tạp rất khác nhau và việc ban hành quyết định hành chính có tần suất rất
cao.
Nếu tất cả các quyết định hành chính đều được văn bản hóa thì hoạt động quản lý
sẽ cứng nhắc, phức tạp và nhiều trường hợp sẽ rất chậm trễ và không có sự linh hoạt.
Còn các quyết định hành chính không thể hiện dưới dạng văn bản đã tạo nên sự sống
2


động, linh hoạt cần thiết của quản lý hành chính nhà nước. Việc coi quyết định hành
chính chỉ biểu hiện dưới dạng văn bản là “hành vi mang tính chất pháp lý của một
người, một cơ quan, một tổ chức có thẩm quyền quyết định một việc, một vấn đề
bằng cách ra một văn bản pháp quy hay văn bản cá biệt” có cơ sở là các vấn đề, các

mệnh lệnh quan trọng luôn được thể hiện dưới dạng văn bản. Văn bản được sử dụng
để ghi nhận những vấn đề quan trọng vì tính rõ ràng, xác định về nội dung là cơ sở
chắc chắn cho các hoạt động phục tùng, thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
quyền lực nhà nước, nhất là khi quyết định có phạm vi đối tượng tác động rộng và sự
tác động cần được duy trì trong thời gian dài.
Việc coi quyết định hành chính chỉ là quyết định cá biệt xuất phát từ thuật ngữ
quyết định hành chính được ghi nhận trong một số văn bản pháp luật như Luật khiếu
nại, tố cáo: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và đối tượng xét xử
hành chính. Chẳng hạn, Điều 4 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính “
Quyết định hành chính quy định trong pháp lệnh này là quyết định bằng văn bản của
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, văn phòng Chủ tịch nước,văn
phòng Quốc hội, cơ quan nhà nước địa phương, các tòa án nhân dân, viện kiểm sát
nhân dân các cấp được áp dụng một lần với một hoặc một đối tượng cụ thể về một
vấn đề cụ thể.” Hay Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo quy định : “ Quyết định hành
chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một
hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành
chính.” Khái niệm quyết định hành chính nói trên không phải là khái niệm hoàn toàn
mang tính khoa học mà là khái niệm mang tính quy ước và chỉ có ý nghĩa trong các
văn bản đó. Tính quy ước của khái niệm này thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, bên cạnh các
quyết định được gọi là quyết định hành chính thì ngay trong các văn bản nói trên
cũng đề cập tới các quyết định khác thực chất là quyết định hành chính nhưng không
3


được gọi là quyết định hành chính chẳng hạn quyết định kỷ luật cán bộ, công chức do
các cơ quan hành chính ban hành, quyết định giải quyết khiếu nại. Thứ hai, phạm vi
quyết định hành chính trong văn bản này bị giới hạn bởi chính phạm vi điều chỉnh
của các văn bản đó. Các văn bản trên quy định về quyền khiếu nại, khiếu kiện, thẩm
quyền giải quyết khiếu nại, khiếu kiện, thủ tục giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành

chính.
Nhưng cũng có những quan điểm cho rằng quyết định hành chính không chỉ là
quyết định cá biệt không dựa trên cơ sở Pháp luật thực định mà dựa vào bản chất của
hành pháp.
Dưới góc độ chủ thể ban hành, quyết định hành chính được ban hành bởi nhiều
chủ thể khác nhau trong bộ máy nhà nước với những nội dung phong phú đa dạng
liên quan đến các lĩnh vực khác nhau trong quản lí hành chính nhà nước. Tuy vậy sự
quan tâm chủ yếu hướng vào nhóm quyết định hành chính do các chủ thể trong hệ
thống cơ quan hành chính Nhà nước ban hành. Bởi lẽ đây là chủ thể cơ bản, chủ yếu
thực hiện quản lí hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội.
Theo Giáo trình luật hành chính Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội thì
quyết định hành chính được hiểu: “ là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết
quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ
thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước
tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp
luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng
những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực
hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.”

4


II. VAI TRÒ CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH
1. Quyết định hành chính đề ra những chủ trương, chính sách lớn trong quản
lý hành chính.
Quyết định hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý hành chính Nhà nước,
thông qua quyết định hành chính cơ quan hành chính Nhà nước đề ra chủ trương,
đường lối, nhiệm vụ, biện pháp lớn để quản lý hành chính Nhà nước. Trên thực tế thì
đã có rất nhiều quyết định hành chính quan trọng của Chính phủ đã được đưa vào

cuộc sống và có tác động tích cực. Ví dụ như về việc phân cấp trong thời gian vừa
qua có Nghị quyết số 8/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ về tiếp tục đẩy
mạnh phân cấp quản lý Nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương. Nghị quyết về phân cấp trên 6 lĩnh vực chủ yếu, liên quan đến quy
hoạch, kế hoạch các dự án đầu tư, phân cấp về đầu tư, quản lý đất đai; Nghị quyết số
30A/2008/NQ- CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước nhằm tạo một bước chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế xã hội.
Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội và tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên bên cạnh các
quyết định hành chính có tác động tích cực đó lại có những quyết định có tác động
tiêu cực đối với quản lý hành chính.
Quyết định không tính trước khi ban hành khiến cho tính khả thi của nó không
cao và không đem lại hiệu quả quản lý như mong muốn. Chẳng hạn như Nghị quyết
32/2007/NQ-CP ngày 29/ 6/2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai
5


nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Phải mất một thời gian khá dài kể từ ngày nghị
quyết có hiệu lực thì quyết định mới được thực hiện.
Một số quyết định hành chính đề ra những chủ trương lớn chưa được bàn kỹ,
chưa đầy đủ các ý kiến khác nhau, thiếu coi trọng thẩm định, góp ý của cơ quan khoa
học, chuyên gia, nên chủ trương thông qua rồi tới khi triển khai lại có ý kiến khác
không đồng thuận. Chẳng hạn như Quyết định 167/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng
quặng boxit giai đoạn 2007-2015 quyết định này đã gặp phải phản đối từ nhiều phía,
đặc biệt là ý kiến phản đối của các nhà khoa học và chuyên gia.
2. Quyết định hành chính hướng dẫn thi hành luật, cụ thể hóa, chi tiết hóa
luật, thể chế đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
Hiện nay co rất nhiều các quyết định hướng dẫn thi hành luật và cụ thể hóa, chi

tiết hóa, thể chế hóa đường lồi, chủ trương, chính sách của Đảng như Nghị định số
122/2010/NĐ-CP (31/12/2010) Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
103/2006/NĐ-CP (22/09/2006) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp hay ghị định số
119/2010/NĐ-CP (30/12/2010) Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
105/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu
trí tuệ. Việc đưa ra các nghị định này giúp các cơ quan quyền lực nhà nước có thể
hiểu rõ hơn sâu hơn trong việc áp dụng luật. Tránh được những sai sót hay tranh chấp
có trong khi xét xử. Và có thể thực hiện được các chính sách chủ trương, đường lối
của Đảng một cách dễ dàng và nhanh nhất khi đã có các văn bản hướng dẫn.
3. Quyết định hành chính đặt ra các quy tắc xử sự để điều chính các mối quan
hệ phát sinh trong thực tiễn quản lý hành chính Nhà nước.
Quyết định hành chính góp phần thúc đẩy các cơ quan sắp xếp lại tổ chức bộ
máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu suất làm việc, hoàn thành tố hơn nhiệm vut
6


được giao, tiết kiệm kinh phí, tạo điều kiện phát triển cơ sở vật chất, từng bước hiện
đại hóa công nghệ quản lý, giúp các tổ chức khoa học và công nghệ nâng cao tính chủ
động, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện gắn kết nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ với sản xuất đã khẳng định tính đúng đắn và phù hợp với
yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý mới, tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng
nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ
động phân bổ tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu đối với từng lĩnh vực trên
tinh thần tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày
17/10/2005 của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế
và kinh phí hành chính. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về cơ chế và
tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định sô 115/2005/NĐ-CP ngày
05/9/2005 về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức khoa học và công

nghệ công lập. Như vậy, có thể nói ý nghĩa mà quyết định hành chính đem lại cho
lĩnh vực quản lý hành chính là vô cùng to lớn. Tuy nhiên nó vẫn còn một số hạn chế
bất cập đang tồn tại trong việc điều chính các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực
quản lý hành chính đó là:
+ Các quyết định hành chính hiện nay có thể nói đang trong tình trạng vừa thừa
vừa thiếu.
+Nhiều quyết định hành chính được ban hành “quá tầm”. Nhiều quyết định tính
dự báo và tiên liệu, không đáp ứng yêu cầu phát triển của tình hình.
+ Ngoài việc có nhiều văn bản “quá tầm” còn có hiện tượng nhiều quyết định
hành chính còn thiếu hệ thống, thiếu sự tập trung thống nhất và cụ thể.
+Tình trạng thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất về nội dung giữa các quyết định
hành chính còn khá nhiều, thể hiện: nhiều văn bản công bố sau mâu thuẫn với nhiều
quy định của văn bản được ban hành trước đó.
+ Tình trạng chồng chéo, trùng lặp của các quyết định hành chính khá phổ biến.
Nhiều quyết định mâu thuẫn với nhau, như vấn đề quyết định giấy tờ sở hữu nhà, đất,
hay trong lĩnh vực sửa đôi, bổ sung.Ngược lại nhiều vấn đề cần phải được ổn định thì
7


lại thường xuyên sửa đổi, bổ sung, tính ổn định của nhiều quyết định chưa cao, có
những quyết định mới ban hành chưa có văn bản hướng dẫn thi hành đã phải sửa, gây
khó khăn trong việc hiểu, giải thích, áp dụng một cách thống nhất và đầy
+ Hiện nay đang tồn tại tư duy là việc xây dựng các quyết định hành chính càng
cụ thể càng tốt để giảm bớt việc phải có các văn bản giải thích ở cấp độ thấp hơn và
người thực hiện nhờ có những quy định cụ thể sẽ dễ thực hiện.
+ Tình trạng ban hàng quyết định hành chính trái pháp luật, định trái với Hiến
pháp, Bộ luật dân sự về quyền sở hữu tài sản của người dân nhưng vẫn được thực
hiện trên thực tế trong thời gian khá dài.
4. Quyết định hành chính được dùng để giải quyết một công việc cụ thể trong đời
sống xã hội nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà nước( quyết định

hành chính áp dụng pháp luật)
Để giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh trong hoạt động quản lý, số lượng và
nhu cầu ban hành các quyết định hành chính của các chủ thể có thẩm quyền ngày
càng nhiều. Chẳng hạn như quyết định số 94/2007/QĐ-UBND ngày 16/1/2007 về
việc thành lập khu công nghiệp Bình Long, Quyết định số 1183/2009/QĐ-UBND
ngày 9/6/2009 về việc thành lập khu công nghiệp Bình Hòa…đây là những quyết
định cần thiết đối với quản lý hành chính nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế xã hội cũng như xây dựng công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy
nhiên trong quản lý hành chính nhà nước vẫn tồn tại một số quyết định hành chính
được ban hành nhưng không mang lại hiệu quả quản lý mà ngược lại còn gây bất lợi
cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Như vậy thực trạng nói trên mặc dù chưa thực sự đầy đủ và hệ thống nhưng ít
nhất đã phản ánh một bức tranh chung về thực tế vai trò của quyết định hành chính
trong quản lý hành chính nhà nước trong những năm gần đây. Thực tế này chứng tỏ
rằng việc quan tâm để nâng cao vai trò của quản lý hành chính hiện nay là rất cấp

8


bách và cần tìm hiểu đúng các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đó để có những
giải pháp thiết thực nhất.

III. KẾT LUẬN
Như vậy qua bài trên chúng ta hiểu được khái niệm quyết định hành chính và vai
trò của nó trong quản lí hành chính nhà nước. Và trong thời gian qua quyết định hành
chính đã phát huy được vai trò nhất định trong quản lý hành chính nhà nước. Thông
qua quyết định hành chính những chủ trương, chính sách của nhà nước được đưa vào
cuộc sống và có những tác động tích cực. Bên cạnh đó, quyết định hành chính còn
phát huy được vai trò chuyển tải luật vào cuộc sống tạo nên giá trị thực tiễn của luật.
Các mối quan hệ xã hội phức tạp trong lĩnh vực quản lý hành chính cũng được các

quyết định hành chính kịp thời điều chỉnh. Đặc biệt ngày càng nhiều các quyết định
hành chính được ban hành kịp thời để giải quyết các vấn đề cụ thể trong đời sống xã
hội.

9



×