Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.07 KB, 14 trang )

Đề bài tập số 04
Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trị của quyết định
hành chính trong quản lí hành chính nhà nước.
Mục lục
• MỞ ĐẦU

Trang
2

• NỘI DUNG

2

• Khái niệm quyết định hành chính

2



Các quan điểm về quyết định hành chính

2



Định nghĩa quyết định hành chính



Đặc điểm của quyết định hành chính


• Vai trị của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà
nước
• KẾT LUẬN
• DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

3
6
9
11
12


BÀI LÀM
MỞ ĐẦU
Để thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ quan nhà nước bao gồm cơ
quan lập pháp, hành pháp, tư pháp tiến hành hoạt động của mình trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Một trong những biểu hiện của việc thực hiện
quyền lực nhà nước là ra các quyết định pháp luật. Tương ứng với các cơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp lần lượt là các quyết định lập pháp,
quyết định hành chính và quyết định tư pháp. Quyết định hành chính là
quyết định của cơ quan hành pháp và quyết định này gắn bó mật thiết với
quản lí hành chính nhà nước – lĩnh vực mà quyền lực nhà nước được thể
hiện một cách thiết thực nhất. Vai trò của quyết định hành chính đối với lĩnh
vực này là rất quan trọng. Do vậy, quyết định hành chính từ lâu đã trở thành
đối tượng nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học về pháp luật.
Ngày nay, công cuộc cải cách hành chính đang được đẩy mạnh trong mọi
lĩnh vực của quản lí hành chính nhà nước. Do vậy, cần phải có những nhận
thức đầy đủ hơn về quyết định hành chính và vai trị của nó đối với lĩnh vực
quản lí hành chính nhà nước, bởi lẽ, có được nhận thức đúng mới có được
hành động đúng.

• NỘI DUNG
• Khái niệm quyết định hành chính.


Các quan điểm về quyết định hành chính.

Về khái niệm quyết định hành chính, hiện nay cịn nhiều quan điểm
khác nhau trong giới luật học. Việc xây dựng và làm rõ nội hàm của khái
niệm này là cần thiết song nhiều vấn đề tranh cãi vẫn được đưa ra. Xuất phát


từ bản chất của quyết định hành chính là quyết định của cơ quan hành pháp,
do vậy, không chỉ trong quá khứ mà hiện tại vẫn còn nhiều quan điểm khác
nhau xoay quanh vấn đề này. Có quan điểm cho rằng, quyết định của cơ
quan hành pháp là quyết định quản lí hành chính nhà nước bởi lẽ quyết định
này là của chủ thể quản lí hành chính nhà nước – những cá nhân, tổ chức sử
dụng quyền hành pháp ban hành và vì mục đích quản lí. Có quan điểm lại
cho rằng đó là quyết định quản lí nhà nước nhưng phải tự hiểu là quyết định
quản lí nhà nước theo nghĩa hẹp là quản lí hành chính. Tuy nhiên, đa số các
quan điểm đều thừa nhận quyết định của cơ quan hành pháp là quyết định
hành chính vì khái niệm này không những chỉ xuất hiện trong khoa học mà
còn cả trong những quy định của luật thực định như Luật khiếu nại, tố cáo,
Luật tố tụng hành chính… Vì vậy, việc làm rõ khái niệm về quyết định này
cũng như việc giới hạn nội hàm của khái niệm này là cần thiết.
Những quan điểm nêu trên không chỉ khác nhau về tên gọi của quyết
định mà còn khác nhau về tính chất cũng như nội dung của quyết định. Việc
hình thành nên khái niệm quyết định hành chính đã có nhiều quan điểm khác
nhau và ngay cả việc làm rõ nội hàm của khái niệm này cũng cịn nhiều ý
kiến. Có quan điểm cho rằng quyết định hành chính bao gồm cả hành vi vật
chất của chủ thể ra quyết định và văn bản thể hiện hành vi đó. Cịn về chủ

thể ra quyết định, theo họ quyết định hành chính khơng những chỉ do cơ
quan hành pháp ban hành mà còn được cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp
ban hành. Xuất phát từ việc cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp cũng thực
hiện chức năng quản lý về mặt tổ chức nội bộ, nhân sự…(mặc dù khơng phải
là chức năng chính), do vậy, các cơ quan này cũng có quyền ra quyết định
hành chính. Có quan điểm lại cho rằng (quan điểm của một vị Đại biểu Quốc
hội) các văn bản của cơ quan nhà nước có đóng dấu Quốc huy do người có
thẩm quyền ký đều được coi là quyết định hành chính. Như vậy, từ việc hình


thành khái niệm quyết định hành chính đến việc làm rõ nội hàm của khái
niệm này còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Các quan điểm đưa ra có
những ưu điểm và hạn chế nhất định.


Định nghĩa quyết định hành chính.

Theo Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1997 thì
quyết định là định một cách chắc chắn, với ý nhất định phải thực hiện. Còn
theo Từ điển tiếng Việt, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, năm 2008 thì quyết định
là dốc lịng, khơng thay đổi.
Theo sách báo, giáo trình của một số cơ sở đào tạo luật trong nước và
tài liệu pháp lý nước ngoài thì đa số khi nói đến quyết định đều xuất phát từ
thuật ngữ La tinh “Actus” – nghĩa là hành động để chỉ những hành vi cụ thể.
Chính vì vậy, trong khoa học pháp lý, quyết định là tạo ra hiệu lực pháp luật
và đó chính là quyết định pháp luật. Quyết định hành chính là một dạng của
quyết định pháp luật cũng là như vậy.
Còn theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb. Cơng an nhân
dân, Hà Nội, năm 1999 thì quyết định hành chính là “kết quả sự thể hiện ý
chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những

người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân được Nhà nước trao quyền, thực
hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức theo
pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính
trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách”.
Điều 12 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định:
“Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật…”. Ngoài ra, những quy định
trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
năm 2004 đều thừa nhận rằng Nhà nước muốn quản lí xã hội nói chung và
đặc biệt là lĩnh vực cơng nói riêng thì khơng thể khơng thể hiện ý chí quyền


lực đơn phương của mình thơng qua hình thức là các quyết định pháp luật,
trong đó có quyết định hành chính.
Để thực hiện quyền lực nhà nước, về lý luận cũng như thực tiễn,
người ta đều thừa nhận vị trí và vai trò quan trọng của hệ thống cơ quan
hành pháp – hệ thống cơ quan nhà nước có chức năng quản lý hành chính
nhà nước. Lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước là nơi mà quyền lực nhà
nước được thể hiện một cách thiết thực nhất bởi lẽ đó là những hoạt động
với mục đích thi hành luật nhằm cụ thể hóa các quy định của luật vào đời
sống xã hội. Vì vậy, hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước trong
lĩnh vực này chủ yếu và quan trọng là ra quyết định hành chính nhằm đề ra
những chủ trương, chính sách lớn (quyết định chủ đạo), xây dựng quy tắc xử
sự (quyết định quy phạm) hoặc áp dụng pháp luật cho một công việc cụ thể
(quyết định cá biệt) nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước thơng qua
quyền hành pháp.
Quyết định hành chính do nhiều chủ thể khác nhau ban hành với
những nội dung phong phú, đa dạng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau
của quản lý hành chính nhà nước. Trong số các chủ thể có thẩm quyền ban
hành quyết định hành chính thì các chủ thể trong hệ thống cơ quan hành

chính nhà nước – những cá nhân, tổ chức sử dụng quyền hành pháp có vị trí
và vai trị đặc biệt quan trọng, bởi lẽ, đây là các chủ thể trước tiên và chủ
yếu thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội. Quyết định hành chính tồn tại dưới những hình
thức khác nhau như bằng văn bản, hành vi, lời nói hay các hành động cụ thể
khác… trong đó, hình thức văn bản là chủ yếu và quan trọng nhất.
Từ những cơ sở nêu trên, khái niệm quyết định hành chính có thể
được định nghĩa như sau: Quyết định hành chính là một dạng của quyết định
pháp luật, nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua


những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ
thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự và dưới
những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những
chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các quy tắc đó
giải quyết một cơng việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức
năng quản lí hành chính nhà nước.
Dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm quyết định hành chính được
định nghĩa như vậy. Cịn trong luật thực định, khái niệm quyết định hành
chính được định nghĩa với phạm vi hẹp hơn. Theo Luật khiếu nại, tố cáo
năm 1998 sửa đổi, bổ sung năm 2004, năm 2005, tại khoản 10 Điều 2, quyết
định hành chính được định nghĩa là “quyết định bằng văn bản của cơ quan
hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ
thể về một vấn đề cụ thể trong quản lý hành chính.”. Cịn khoản 1 Điều 3
Luật tố tụng hành chính năm 2010 quy định: “Quyết định hành chính là văn
bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có
thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn
đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với
một hoặc một số đối tượng cụ thể”. Theo hai quy định trên, khái niệm quyết

định hành chính nổi bật lên với những đặc điểm là có hình thức tồn tại là văn
bản, chủ thể có thẩm quyền ban hành là chủ thể trong hệ thống cơ quan hành
chính nhà nước và nội dung của quyết định hướng tới việc áp dụng pháp luật
cho một trường hợp cụ thể. So sánh với khái niệm được đưa ra dưới góc độ
khoa học pháp lý thì phạm vi của khái niệm này hẹp hơn và nằm trong phạm
vi bao quát của khái niệm đó. Theo khoa học pháp lý, quyết định hành chính
theo hai văn bản luật trên chỉ là quyết định cá biệt – một loại quyết định
hành chính.




Đặc điểm của quyết định hành chính.

Mặc dù được tiếp cận dưới góc độ nào đi chăng nữa, pháp lý hay khoa
học thì quyết định hành chính cũng có những đặc điểm sau:
Là một dạng của quyết định pháp luật – phương tiện thể hiện quyền
lực nhà nước, quyết định hành chính mang những đặc điểm chung của quyết
định pháp luật. Đó là tính quyền lực nhà nước và tính pháp lý. Trước hết là
tính quyền lực nhà nước của quyết định hành chính. Việc thực hiện quyền
lực nhà nước thường thể hiện dưới hình thức là những quyết định bằng văn
bản, trong số những quyết định thành văn đó thì quyết định do các chủ thể
quản lý hành chính nhà nước ban hành là rất nhiều. Cơ sở để ban hành ra các
quyết định hành chính là quyền lực nhà nước mà cụ thể là quyền hành pháp.
Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ, theo quy định của pháp luật thì chỉ
cơ quan nhà nước mới được đơn phương đưa ra các quyết định pháp luật
xuất phát từ lợi ích chung để thực hiện chức năng của nhà nước. Cũng theo
quy định của pháp luật, các tổ chức xã hội chỉ được phối hợp với cơ quan
nhà nước để ra một số quyết định trong một vài trường hợp cụ thể (quyết
định hành chính liên tịch). Tính quyền lực, đơn phương của quyết định hành

chính cịn thể hiện ở nội dung và mục đích của quyết định. Quyết định hành
chính ln thể hiện tính mệnh lệnh đơn phương rất cao, chính vì vậy tính
quyền lực nhà nước còn thể hiện ở việc bảo đảm thi hành quyết định. Về
nguyên tắc, mọi quyết định hành chính phải được thi hành, kể cả có sự phản
kháng từ đối tượng quản lý. Điều này cũng có nghĩa là khi cần thiết quyết
định hành chính sẽ được bảo đảm thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế
của Nhà nước.
Thứ hai là tính pháp lý của quyết định hành chính. Đi kèm với tính
quyền lực nhà nước bao giờ cũng là tính pháp lý. Tính quyền lực nhà nước
và tính pháp lý có mối quan hệ biện chứng với nhau. Quyết định hành chính


là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của nhà nước, do vậy
các quyết định do nhà nước ban hành đều có những giá trị về mặt pháp lý.
Tính pháp lý thể hiện ở chỗ, mọi trình tự, thủ tục ban hành, chủ thể có thẩm
quyền ban hành, nội dung và hình thức của quyết định đều được pháp luật
hóa. Khi quyết định hành chính xuất hiện sẽ tác động ngay đến cơ chế điều
chỉnh pháp luật, quyết định hành chính có thể đưa ra những chủ trương,
chính sách lớn trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước hay làm xuất
hiện, thay thế, loại bỏ quy phạm pháp luật hoặc làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể.
Ngoài những đặc điểm chung của một quyết định pháp luật, quyết
định hành chính có những đặc trưng riêng gắn liền với đặc thù của hoạt động
quản lý hành chính nhà nước. Đó là tính dưới luật, tính đa dạng, phong phú
về chủ thể ban hành, về nội dung và mục đích và về hình thức tồn tại của
quyết định.
Thứ nhất, về tính dưới luật của quyết định. Ra quyết định hành chính
là hình thức hoạt động quản lí hành chính nhà nước chủ yếu mà các chủ thể
quản lý hành chính nhà nước tiến hành. Hoạt động quản lý hành chính nhà
nước là hoạt động chấp hành – điều hành, trong đó nội dung chấp hành xuất

phát từ vị trí của cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan chấp hành của cơ
quan quyền lực nhà nước. Do vậy, quyết định hành chính do các chủ thể có
thẩm quyền trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành mang
tính dưới luật sâu sắc. Nội dung và mục đích của quyết định hành chính là
để thực hiện luật nhằm cụ thể hóa các quy định của luật vào đời sống xã hội.
Ví dụ, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, do vậy, mọi văn bản
do Chính phủ ban hành là văn bản dưới luật. Nghị định của Chính phủ là văn
bản dưới luật nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành luật. Hay như Thủ
tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ - cơ quan chấp hành của


Quốc hội thì quyết định do Thủ tướng ban hành cũng là văn bản dưới luật.
Thông tư của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cũng là văn bản
dưới luật…
Thứ hai, về tính đa dạng, phong phú về chủ thể ban hành quyết định.
Quyết định hành chính do chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành.
Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan nhà nước mà chủ yếu
và quan trọng là cơ quan hành chính nhà nước, các cán bộ nhà nước có thẩm
quyền, các cá nhân, tổ chức được trao quyền quản lý hành chính nhà nước
trong những trường hợp cụ thể. Những chủ thể này ở những cấp quản lý
khác nhau từ trung ương đến địa phương, từ có thẩm quyền chung đến có
thẩm quyền chun mơn. Ví dụ: Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân các
cấp...
Thứ ba, về tính đa dạng, phong phú về nội dung và mục đích của
quyết định. Nội dung và mục đích của quyết định hành chính là rất đa dạng,
phong phú xuất phát từ đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính nhà
nước. Đây là hoạt động phức tạp, biến đổi không ngừng và liên quan đến
nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, y
tế cho đến đối ngoại, an ninh quốc phòng hay các lĩnh vực nhạy cảm như
dân số, dân tộc, tôn giáo… Do vậy, ở từng lĩnh vực, các quyết định hành

chính được ban hành phải có những nội dung, mục đích phù hợp nhằm đưa
ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các
quy tắc đó giải quyết một cơng việc cụ thể trong từng lĩnh vực của đời sống
xã hội và đây chính là lí do làm cho quyết định hành chính có sự đa dạng và
phong phú về nội dung cũng như mục đích.
Thứ tư, về tính đa dạng, phong phú về hình thức tồn tại của quyết định
hành chính. Mặc dù theo khái niệm được đưa ra trong Luật khiếu nại, tố cáo
hay Luật tố tụng hành chính thì quyết định hành chính tồn tại dưới hình thức


văn bản. Tuy nhiên, đây khơng phải là hình thức tồn tại duy nhất của quyết
định hành chính mà chỉ là hình thức tồn tại chủ yếu và quan trọng nhất.
Ngồi hình thức văn bản, quyết định hành chính cịn tồn tại dưới dạng hành
vi, lời nói hay các hành động cụ thể khác. Về hình thức văn bản, quyết định
hành chính tồn tại dưới những tên gọi khác nhau như nghị định, thông tư,
quyết định hay chỉ thị. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008
và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân năm 2004 quy định rõ về vấn đề này.
• Vai trị của quyết định hành chính trong quản lý hành chính
nhà nước.
Với tư cách là phương tiện thể hiện quyền lực nhà nước, quyết định
hành chính có vai trị quan trọng đối với hoạt động của bộ máy nhà nước
trong việc thực hiện chức năng của nhà nước mà đặc biệt là trong lĩnh vực
quản lý hành chính nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước là lĩnh vực phức
tạp, đa dạng, liên quan đến nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội. Ra
quyết định hành chính là hình thức hoạt động quản lý hành chính nhà nước
chủ yếu mà các chủ thể quản lí hành chính nhà nước tiến hành. Đối với lĩnh
vực này, quyết định hành chính có một số vai trò như sau:
Trước hết là vai trò khởi xướng, định hướng. Theo khái niệm quyết
định hành chính được đưa ra giữa góc độ khoa học pháp lý thì một trong

những nội dung của quyết định hành chính là đề ra những chủ trương, chính
sách, giải pháp lớn trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Các chủ
trương, chính sách, giải pháp lớn này hướng đến cả nước, một vùng hoặc
hướng đến một đơn vị hành chính nhất định. Theo khoa học pháp lý, những
quyết định hành chính với nội dung như vậy được gọi là quyết định chủ đạo.
Những quyết định này thường do các chủ thể có vị trí và vai trị quan trọng
trong hệ thống hành chính ban hành như Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…


Với nội dung là đề ra những chủ trương, chính sách, giải pháp lớn, các chủ
thể này muốn định hướng tồn bộ hoạt động quản lý hành chính theo một
mục tiêu nhất định. Ví dụ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số
136/2001/QĐ-TTg ban hành ngày 17/9/2001 phê duyệt Chương trình tổng
thể cải cách thủ tục hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 đã chính
thức mở đầu cho cơng cuộc cải cách thủ tục hành chính trên phạm vi cả
nước trong giai đoạn 2001 – 2010. Hay như Nghị quyết của Chính phủ số
12/2000/NQ – CP ngày 14/08/2000 về Chính sách quốc gia phịng, chống
tác hại của thuốc lá trong giai đoạn 2000 - 2010 đã khởi đầu cho một loạt
các chương trình hành động quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá…
Như vậy, vai trò khởi xướng, định hướng của quyết định hành chính được
thể hiện rõ nét ở nội dung này của quyết định.
Tiếp đến là vai trò điều chỉnh. Đây là vai trò quan trọng nhất của
quyết định hành chính. Quyết định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền
khác nhau ban hành có vai trị điều chỉnh chung hoặc điều chỉnh riêng. Vai
trò này xuất phát từ hai trong số ba nội dung của quyết định hành chính là
đặt ra các quy tắc xử sự và áp dụng các quy tắc đó vào một trường hợp cụ
thể của thực tiễn quản lý hành chính nhà nước. Nếu như việc đặt ra các quy
tắc xử sự là biểu hiện cho vai trò điều chỉnh chung thì việc áp dụng các quy
tắc đó vào một trường hợp cụ thể của thực tiễn đời sống chính là biểu hiện
cho vai trị điều chỉnh riêng. Quyết định hành chính đặt ra các quy tắc xử sự

do nhiều chủ thể có thẩm quyền khác nhau ban hành và hoạt động ra quyết
định đó chính là hoạt động lập quy. Trên cơ sở luật, pháp lệnh, các chủ thể
trong hệ thống hành chính sẽ ban hành ra những quy phạm cụ thể hóa luật,
pháp lệnh để quản lý xã hội trên từng lĩnh vực. Với nội dung là đặt ra các
quy tắc xử sự, xác định quyền và nghĩa vụ của các đối tượng liên quan,
quyết định hành chính tạo ra một khn khổ pháp lý, một hành lang pháp lý


giới hạn những xử sự của chủ thể quản lý cũng như đối tượng quản lý mà
nếu vượt ra ngoài giới hạn đó thì bị coi là vi phạm. Đây chính là vai trị điều
chỉnh chung của quyết định hành chính. Cịn việc áp dụng các quy tắc xử sự
vào một trường hợp cụ thể của thực tiễn đời sống là hoạt động biểu hiện cho
vai trò điều chỉnh riêng hay còn gọi là vai trò điều chỉnh cá biệt của quyết
định hành chính. Các quyết định hành chính dạng này nhằm giúp cho các
chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền và nghĩa vụ cụ thể.
Đây là hoạt động thường xuyên và chính nhờ các quyết định này mà pháp
luật được bảo đảm thi hành. Các quyết định này hướng đến một đối tượng cụ
thể nhằm điều chỉnh những hành vi, xử sự của đối tượng cụ thể đó. Đây là
hoạt động cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hành chính vào thực tiễn đời
sống vì vậy mà các quyết định này được khoa học pháp lý gọi là quyết định
cá biệt. Nó được áp dụng một lần duy nhất và nhằm trực tiếp làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể. Đây là một điểm khác
với quyết định hành chính quy phạm. Ví dụ, Nghị định của Chính phủ số
06/2010/NĐ-CP ngày 15/1/2010 quy định về công chức điều chỉnh tất cả các
vấn đề liên quan đến đối tượng chung là cơng chức cịn quyết định xử lý kỷ
luật cơng chức thì hướng đến một đối tượng cụ thể là một cá nhân nào đó là
cơng chức đã có hành vi vi phạm pháp luật.
Ngồi hai vai trị nêu trên, quyết định hành chính cịn có nhiều vai trị
khác thể hiện thơng qua từng nội dung và mục đích của quyết định hành
chính đối với từng lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, đây là hai vai trò quan trọng

nhất của quyết định hành chính đối với lĩnh vực quản lý hành chính nhà
nước.
• KẾT LUẬN
Tóm lại, việc xây dựng được một khái niệm quyết định hành chính
hồn chỉnh và làm rõ được nội hàm của khái niệm đó là hết sức cần thiết.


Các quan điểm khác nhau được các chuyên gia, các nhà khoa học đưa ra là
rất nhiều, ngay cả khi khái niệm quyết định hành chính đã được đề cập đến
trong luật thực định như trong Luật khiếu nại, tố cáo, Luật tố tụng hành
chính,… Các quan điểm đưa ra còn khác nhau song đa số đều thừa nhận
quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, là kết quả sự
thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ
thể có thẩm quyền, tiến hành theo một trình tự và dưới những hình thức nhất
định theo quy định của pháp luật, nhằm thực hiện chức năng quản lý hành
chính nhà nước. Vai trị của quyết định hành chính đối với lĩnh vực quản lý
hành chính nhà nước là rất quan trọng bởi vì ra quyết định hành chính chính
là hình thức hoạt động chủ yếu của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
Quyết định hành chính có vai trò khởi xướng, định hướng, điều chỉnh chung
lẫn điều chỉnh riêng và nhiều vai trò cụ thể khác đối với lĩnh vực quản lý
hành chính.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam,
Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2008.
• Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005.
• Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp
luật, Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2010.

• Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001.
• Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
• Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân,
Uỷ ban nhân dân năm 2004.
• Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 và
2006).


Luật tố tụng hành chính năm 2010.

• Nghị định của Chính phủ số 06/2010/NĐ-CP ngày 15/1/2010 quy
định về cơng chức.
• Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 136/2001/QĐ-TTg ngày
17/9/2001 phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách thủ tục hành
chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010.







×