Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

phân tích khái niệm, và đặc điểm dịch vụ giám định thương mại theo quy định của luật thương mại 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.98 KB, 5 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tế hiện nay có rất nhiều hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng hay hàng giả... gây
ảnh hưởng tiêu cực lớn đối với đời sống con người. Dịch vụ giám định thương mại ra
đời đã đáp ứng được việc rà soát, kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn hang hóa, dịch vụ…
Để có thể hiểu rõ thêm về loại hình dịch vụ thương mại này em xin đi sâu phân tích
khái niệm, và đặc điểm dịch vụ giám định thương mại theo quy định của Luật thương
mại 2005 (LTM).

NỘI DUNG
1. Khái niệm dịch vụ giám định thương mại
Hiện nay, dịch vụ giám định hàng hóa có nhiều cách hiểu, từ đó đưa ra nhiều khái
niệm khác nhau như. Trong lĩnh vực thương mại, các thương nhân và người tiêu dùng
khi tham gia quan hệ mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại thường xuất
hiện nhu cầu sử dụng dịch vụ của một cơ quan chuyên môn, độc lập với các bên nhằm
xác định rõ tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến số lượng, chất lượng,
giá trị, yêu cầu kỹ thuật của hàng hóa, nội dung và yêu cầu dịch vụ, tổn thất thực tế và
nguyên nhân dẫn đến các tổn thất thực tế đó. Người ta gọi các hoạt động này là dịch vụ
giám định.
Điều 254 LTM định nghĩa: “Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó,
một thương nhân (thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định) thực hiện những công
việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ
thương mại và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”.
2. Đặc điểm của dịch vụ giám định thương mại
Thứ nhất, về chủ thể: tham gia quan hệ giám định có hai bên là người thực hiện
việc giám định hàng hóa và người yêu cầu giám định hàng hóa.
Người thực hiện việc giám định hàng hóa phải là thương nhân. Nhưng không phải
mọi thương nhân đều có thể trở thành người giám định thực hiện việc giám định hàng
hóa. Thương nhân để trở thành người thực hiên việc giám định hàng hóa thì phải thỏa
mãn các điều kiện được quy định tại Điều 256, Điều 257 LTM. Theo đó, thương nhân
kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ các điều kiện:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. Tức là, thương nhân


phải được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp. Các thương nhân không phải là doanh
nghiệp, ví dụ như hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác không được kinh doanh dịch vụ giám
định hàng hóa. Những trường hợp này sẽ không được kinh doanh dịch vụ giám định vì
không thỏa mãn điều kiện quy định tại điều 257 LTM.
- Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 259 LTM và có khả năng
thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp
luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám
định hàng hóa, dịch vụ đó. Ví dụ: A mua một chiếc xe ô tô đắt tiền nhưng do A không
1


hiểu về xe nên để biết được về chất lượng của xe và các linh kiện của xe, do đó A thuê
doanh nghiệp B chuyên kinh doanh dịch vụ giám định thương mại. Thì trong trường
hợp này doanh nghiệp B phải có giám định viên đủ tiêu chuẩn và khả năng thực hiện
quy trình, phương pháp giám định đối với loại hàng hóa mà A yêu cầu giám định.
Ngoài các điều kiện quy định tại điều 257 của LTM thì thương nhân kinh doanh dịch
vụ giám định còn phải đáp ứng điều kiện sau:
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
dịch vụ giám định hàng hóa. Như vậy, nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện về
kinh doanh dịch vụ nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thầm quyền cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh giám định hàng hóa thì doanh nghiệp này vẫn chưa được thực
hiện hoạt động kinh doanh;
- Là doanh nghiệp hoạt động độc lập và chuyên kinh doanh dịch vụ giám định. Các
doanh nghiệp này không được cung ứng dịch vụ thương mại và mua bán hàng hóa, trừ
những hàng hóa phục vụ cho việc kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa của doanh
nghiệp. Ví dụ: doanh nghiệp A là doanh nghiệp đang kinh doanh về đồ ăn nhanh thì
doanh nghiệp A không được kinh doanh dịch vụ giám định thương mại. Quy định này
để đảm bảo tính độc lập, khách quan của hoạt động giám định hàng hóa, dịch vụ thương
mại do thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định tiến hành.
Ngoài ra, riêng các tổ chức giám định được trưng dụng để thực hiện yêu cầu giám

định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì còn phải đáp ứng các điều kiện, tiêu
chuẩn khác theo quy định cụ thể của Bộ khoa học và công nghệ. Vì thế, xuất phát từ các
đặc thù của hoạt động giám định hàng hóa mà pháp luật có yêu cầu khắc khe đối với
những tổ chức giám định hàng hóa.
Đối với người yêu cầu giám định (khách hàng) có thể là các tổ chức, cá nhân, cơ
quan nhà nước có nhu cầu giám định hàng hóa, dịch vụ thương mại. Người yêu cầu
giám định hàng hóa có thể là thương nhân mà cũng có thể không phải là thương nhân.
Ví dụ: khi thực hiện việc mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ thương mại, các
thương nhân có thể thỏa thuận lựa chọn một tổ chức giám định độc lập để giám định
tình trạng hàng hóa, dịch vụ. Hay khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, Tòa án
có thể ra quyết định trưng cầu giám định để đưa ra phán quyết chính xác, đúng pháp
luật. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài có thể chỉ định một tổ chức giám
định để giám định lại trị giá tài sản góp vốn bằng hiện vật của các bên vào vốn pháp
định của doanh nghiệp liên doanh nếu nghi ngờ tính chính xác của kết quả định giá do
các bên liên doanh thỏa thuận lựa chọn.
Thứ hai, về nội dung: theo quy định tại điều 255 LTM thì nội dung của hoạt động
giám định là xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến số lượng,
chất lượng, quy cách, bao bì, xuất xứ, giá trị hàng hóa, kết quả thực hiện dịch vụ, tiêu
2


chuẩn vệ sinh, phòng dịch của hàng hóa, dịch vụ; các tổn thất và nguyên nhân dẫn đến
tổn thất của một hoặc các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ thương
mại và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
Như vậy, pháp luật thương mại chỉ điều chỉnh hoạt động giám định liên quan đến
hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của các hoạt động kinh doanh thương mại mà thôi. Các
hoạt động giám định khác như giám định thương tật, giám định pháp y... không do luật
thương mại điều chỉnh mà do các ngành luật khác điều chỉnh. Ví dụ: X và Y có mâu
thuẫn với nhau. Vì vậy, khi thấy chiếc xe máy exciter của X dựng ở ngoài đường và

trong lúc X không chú ý Y đã làm hư phanh và X không biết nên khi đi xe X đã bị ngã,
chiếc xe máy bị hỏng còn X bị gẫy chân. Nên X đã đi giám định thương tật và tài sản
của mình để kiện Y và đòi bồi thường. Do đó, hoạt động giám định của X trong trường
hợp này không thuộc đối tượng điều chỉnh của LTM mà thuộc về đối tượng điều chỉnh
của luật hình sự, luật dân sư,...
Thứ ba, kết luận về hiện trạng hàng hóa, dịch vụ thương mại theo yêu cầu của khách
hàng có giá trị bắt buộc đối với các bên tham gia tham gia quan hệ mua bán hàng hóa
hoặc cung ứng dịch vụ thương mại.
Vì thế, kết luận của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về hiện trạng hàng
hóa, dịch vụ thương mại theo yêu cầu của khách hàng phải được xác lập dưới hình thức
văn bản. Văn bản này gọi là chứng thư giám định được và được quy định tại Điều 260,
Điều 261, Điều 262 LTM. Chứng thư giám định có giá trị bắt buộc đối với các bên, trừ
trường hợp một hoặc các bên chứng minh được rằng kết quả giám định không khách
quan, không trung thực hoặc có sai sót về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định. Ví dụ: thương
nhân A đặt hàng với Doanh nghiệp B là 20 bộ máy tính. Nhưng để đảm bảo đúng như
chất lượng như mình đã dặt hàng nên A đã thuê doanh nghiệp C chuyên kinh doanh hoạt
động giám định hàng hóa, dịch vụ để giám định một lô hàng là 20 bộ máy tính. Nhưng
giám định viên của doanh nghiệp C giám định lô hàng của A là em của chủ doanh
nghiệp B. Nên A đã chứng minh được rằng kết quả giám định này là không khách quan.
Do đó, trong trường hợp này chứng thư giám định sẽ không có giá trị bắt buộc với các
bên.
Thứ tư, giám định là hành vi thương mại độc lập. Thương nhân thực hiện giám định
hàng hóa như là một nghề độc lập và thường xuyên. Thực hiện việc giám định thương
nhân được trả thù lao theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Ngay cả trong
trường hợp giám định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
KẾT LUẬN
Qua phân tích khái niệm, đặc điểm về dịch vụ giám định thương mại thì hoạt động
thương mại không thể thiếu được dịch vụ giám định và nó có vai trò rất lớn trong việc
loại bỏ các loại hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn... nâng
cao đời sống con người.

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. “Giáo trình luật thương mại – tập 2”. Trường đại học luật Hà Nội, Nxb. Công an
nhân dân Hà Nội – 2009.
2. Luật thương mại năm 2005.

4


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
Môn: LUẬT THƯƠNG MẠI MODULE 2
Đề bài số 18
Phân tích khái niệm và đặc điểm của dịch vụ giám định thương mại
theo quy định của Luật Thương mại 2005

5



×