Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích kĩ năng thuyết phục liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.75 KB, 9 trang )

Phân tích kĩ năng thuyết phục. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân

LỜI MỞ ĐẦU
Một doanh nhân thành công khi chiếm được sự đồng tình của khách hàng.
Một nhà quản lý hiệu quả khi biết nghe nhân viên nói và biết nói nhân viên
nghe. Kỹ năng giao tiếp chính là hành trang không thể thiếu của một người
thành công. Trong môi trường kinh tế xã hội phát triển đầy cạnh tranh như ngày
nay, chuyên môn giỏi, hết mình với công việc chưa đủ để mang lại cho bạn một
vị trí xứng đáng. Kỹ năng giao tiếp ngày càng là bí kíp không thể thiếu trong
môi trường làm việc hiện đại. Thuyết phục là một trong những kỹ năng quan
trọng của người thành công, nó không những đòi hỏi sữ lập luận chặt chẽ, chứng
cứ rõ ràng mà cả sự khéo léo, nhạy cảm tinh tế, sữ hùng biện của chúng ta. Bài
viết dưới đây xin tìm hiểu về đề tài: “ Phân tích kĩ năng thuyết phục. Liên hệ với
thực tiễn giao tiếp của bản thân.”

NỘI DUNG
1. Thuyết phục là gì?
Thuyết phục là một phương pháp tác động ảnh hưởng có mục đích nhằm
thay đổi quan điểm, thái độ hoặc xây dựng quan điểm mới. Thuyết phục làm cho
người khác thay đổi hành vi và hành động theo hướng mình mong muốn, để đạt
mục tiêu của mình. Hiểu theo nghĩa rộng: Thuyết phục là việc bạn gây ảnh
hưởng tích cực tới người khác và thu hút, kêu gọi sự hợp tác của họ để thực hiện
các mục tiêu của bạn thay vì bạn phải tự thực hiện. Việc thuyết phục người khác
nhằm mục đích gì là một phạm trù đạo đức. Việc thuyết phục có ý nghĩa rất lớn
trong việc hình thành các mối quan hệ bền vững, lâu dài trong cộng đồng. Khi
các yếu tố của nghệ thuật lôi cuốn được phân tích rạch ròi thành những khái
niệm quy tắc thì người ta bỗng hiểu ra rằng thật ra con người vẫn thường hành
động theo bản năng hơn là theo lý trí. Do vậy, việc thuyết phục chính là thúc đẩy
các hành động bản năng ấy theo hướng lý trí mong đợi. Thuyết phục là một kỹ
năng có thể học được thông qua quá trình học hỏi và rèn luyện. Hiệu quả của


1


Phân tích kĩ năng thuyết phục. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân
việc thuyết phục là dựa vào uy tín cá nhân của người thuyết phục, hoàn cảnh
diễn ra thuyết phục và cách thức thuyết phục.

2. Kỹ năng thuyết phục
a. Tạo sự tín nhiệm, niềm tin.
Một người thật thà sẽ được đánh giá cao sự khi con người tiếp xúc với
nhau, tạo cho nhau sự tin tưởng, sẵn sàng thẳng thắn chia sẻ cùng nhau những
điều thầm kín và khó nói nhất trong lòng mỗi người. Khi đã hiểu được đối
phương cần gì và muốn gì, ta cần chứng tỏ khả năng của mình bằng kĩ năng giao
tiếp, thuyết phục đối phương cũng như thể hiện sự hiểu biết sâu rộng của mình
về vấn đề đang nói tới sẽ làm đối phương cảm thấy tin tưởng hơn vào mình.
Ngoài ra, đối phương rất muốn ta nắm rõ được cảm nhận của họ, cần quan tâm
tới tâm tư, nguyện vọng của đổi phương, có thể cả về những vấn đề không liên
quan đến vấn đề bạn đang muốn thuyết phục đối phương. Cũng đôi khi vì quá
nóng lòng tìm ra cách giải quyết vấn đề hay không hiểu đối phương đang nghĩ gì
đã làm cho việc thuyết phục bị thất bại. Do vậy muốn thuyết phục người khác
làm theo ý mình thì đầu tiên là phải đặt mình trong hoàn cảnh của người ta và
chú ý tới cảm nhận của họ xem họ nghĩ gì, muốn gì.

b. Chuẩn bị kĩ năng đàm phán.
Để có thể thuyết phục ai đó một vấn đề gì thành công thì phải tìm hiểu rõ
về đối tượng mình cần thuyết phục.
Cần tìm hiểu và biết những thông tin cá nhân về đối phương như tên, tuổi,
nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của họ và cả về những gì xung quanh vấn đề
mình cần thuyết phục đối phương để đến khi gặp họ có thể đưa ra những lời nói
thuyết phục, đi vào lòng người nghe nhất. Tìm hiểu rõ những điều phải trái hay

lợi ích mang lại cho đối phương để có thể nói rõ cho họ hiểu.
Cần xây dựng mối thiện cảm qua cách quan sát tinh tế:. Với những quan
sát tinh tế, ta đã có thêm cơ hội để xây dựng mối thiện cảm một cách rất tự
nhiên với đối tác. Bạn hãy khéo léo nói chuyện, tâm sự cùng đối phương về

2


Phân tích kĩ năng thuyết phục. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân
những sở thích hay đam mê của họ. Những câu chuyện này sẽ phá vỡ sự lạnh
lùng, tạo ra mối quan hệ thân thiện dựa trên sự hiểu biết và tin cậy.
Việc quan sát kĩ thái độ của đối phương khi đàm phán là rất quan trọng.
Ta cần quan sát kỹ lưỡng và cảm nhận tinh tế những cử chỉ và hàng động của
đối phương để có những phản ứng thích hợp, nâng cao khả năng thuyết phục
được đối phương.
Trước khi đưa ra câu hỏi ta cần cân nhắc khi đưa ra câu hỏi. Các câu hỏi
cần tinh tế và có ý nghĩa. Không nên hỏi câu hỏi quá dồn dập và đi xa vấn đề
đang cần thuyết phục. Khi đối phương nói hay tâm sự về vấn đề gì đó, nhất là
vấn đề ta đang muốn thuyết phục thì ta rất cần chú ý lắng nghe và nếu cần thì
ghi chép cẩn thận các câu trả lời. Nên nhớ, lắng nghe là cách đối thoại tốt nhất.

c. Quan sát phản ứng của đối phương.
Cố gắng đừng tỏ cho đối phương cảm thấy ta đã thiết lập một vị thế nào
đó trong câu chuyện đang bàn vì họ sẽ không bày tỏ trung thực. Phải đến với
người khác bằng một thái độ sẵn sàng đón nhận với những vấn đề nêu ra luôn có
tính khuyến khích họ chuyển sang thái độ hợp tác.
Kỹ năng quan trọng đầu tiên mỗi người cần có, đó là kỹ năng lắng nghe.
Điều này tưởng chừng dễ dàng, nhưng lắng nghe lời người khác nói trong mọi
tình huống, dù đó là những lời phàn nàn hay thậm chí là xúc phạm lại không
phải đơn giản. Ngoài ra, trong khi lắng nghe cần bộc lộ sự chăm chú của mình

bằng những câu đáp lại thực sự nhạy bén và thông minh, giao tiếp bằng mắt hay
có những cử chỉ phù hợp, tuyệt đối không phản ứng gay gắt để đối phương có
cảm giác họ thực sự được quan tâm, tôn trọng và cảm thấy hài lòng. Ngoài ra,
lắng nghe còn giúp ta có được thông tin chính xác, thuận lợi hơn.
Cần luôn phải tỏ ra nhạy bén trong việc đối phó với những khó khăn hay
tình huống bất ngờ. Vì thế, ta phải có khả năng phân tích tình huống, nhanh
chóng đưa ra quyết định nhằm đảm bảo sự hài long, yên tâm cho đối phương. .
Để giải quyết tốt tình huống bất ngờ, không phải lúc nào ta cũng phải làm theo

3


Phân tích kĩ năng thuyết phục. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân
những quy tắc cứng nhắc và đôi khi thiếu tính linh hoạt mà phải tự đưa ra quyết
định nhanh chóng, tự chủ.

d. Phát triển những điểm gây chú y
Những người thuyết phục giỏi thường ít dựa vào lý lẽ hơn là nỗ lực thuyết
phục đối tượng bằng hàng loạt dữ kiện. Cần phải cô đọng thông điệp muốn
chuyển tải trong vài chủ đề đơn giản và liên kết chúng lại trong suốt buổi nói
chuyện thông qua những ví dụ, trường hợp tương tự, xây dựng câu chuyện để
kích thích trí tưởng tượng. Ngoài ra, người giỏi kỹ năng thuyết phục cũng biết
cách chào đón những ý kiến phản đối. Thay vì xem đó là sự đối nghịch, ta xem
nó là một phần tự nhiên và có giá trị của quá trình thảo luận. Ta dùng mối bận
tâm của người khác như một cách mở ra cuộc đối thoại, một cơ hội trao đổi ý
kiến và khám phá ra nhưng điều mới mẻ từ sự bình thường, làm cho cuộc đối
thoại trở nên trôi chảy bằng cách giải quyết bất đồng, thậm chí trước khi nhũng
bất đồng đó được nói thành lời.

3. Liên hệ với thực tiễn bản thân.

Là một người hướng ngoại, có chút khả năng ăn nói, có khả năng bắt
chuyện với bất kỳ ai hoàn toàn là một lợi thế của bản thân tôi. Nhưng khi thuyết
phục ai đó thì bản thân tôi thường bị nói quá nhanh, quá nhiều thứ nằm ngoài
vấn đề. Thỉnh thoảng do nói quá nhiều và quá nhanh đã làm cho người tôi muốn
thuyết phục cảm thất bực mình vì người ta thấy tôi thích nghe tôi nói hơn là
nghe mối quan tâm của người khác. Biết được hạn chế đó của mình nên tôi đã
cố gắng sửa cho bản thân nói chậm rãi, từ từ, đủ nghe và đủ hiểu cho đối
phương. Đồng thời cũng biết lắng nghe nhiều hơn và đặt ra những câu hỏi để
giúp phần nào thuyết phục đối phương.
Rút ra từ kinh nghiệm bản thân thì thấy mọi người đều nghe theo lời
khuyên của những người họ cảm thấy tin tưởng và hiểu biết nhất. Vì vậy, việc
cần phải chứng tỏ trình độ và sự am hiểu về vấn đề mà đang nói là rất cần thiết.
Người nghe sẽ không để ý đến ta nếu ta không thể hiện được điều đó. Tuy nhiên,
việc chỉ thể hiện sự uyên bác không thôi vẫn chưa đủ, ta còn cần tỏ ra thành thực
4


Phân tích kĩ năng thuyết phục. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân
nữa. Đã có lần tôi dù làm cách nào, nói như thế nào cũng không thể thuyết phục
được em gái thi vào trường cấp 3 Chuyên Toán mặc dù cô bé học rất giỏi nhưng
cứ lo ngại khả năng của mình sẽ không đỗ được. Bằng kinh nghiệm và những
hiểu biết bản thân, tôi đã kể về ước mơ dang dở của tôi khi cũng chỉ vì lo sợ mà
không dám thi vào ngôi trường cấp 3 Chuyên Văn mà tôi hằng mơ ước, rồi sau
đó số điểm của tôi đã thừa để vào trường đấy. Chính những chia sẻ về những
điều tôi đã trải qua, dù nó cũng không được tốt lắm nhưng đã thuyết phục được
em gái tôi thi vào chuyên Toán với số điểm khá cao.
Ngôn ngữ nói, giao tiếp với nhau nên ôn hòa, tình cảm, tình thái tốt đẹp,
không nên có những lời không hay hay nặng lời quá làm tổn thương đối phương.
Khi nảy sinh những kí hiệu ngôn ngữ không thích hợp, ta nên nghĩ tới những qui
tắc đạo đức xã hội cũng như ước vọng của bản thân mà rút bớt lời nói, dần dần

hình thành nên sự khác biệt đó là quan niệm phi thiện ác, nuôi dưỡng tình cảm
và suy nghĩ đúng mức. Khắc phục những hành vi không đạo đức, ổn định tâm
lý nhằm tôn trọng nhân cách, tôn trọng đối phương. Các cụ xưa đã có câu : “Lời
nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”. Trong xã hội thực
tế nhận thấy nhiều như việc thuyết phục người khác mà dùng những lời lẽ ngọt
ngào nhẹ nhàng sẽ dễ dàng thuyết phục hơn những lời nói nặng nề, mang tính ra
lệnh bắt buộc với người khác. Người cha, người mẹ muốn con cái mình nghe
theo ý mình, cố gắng thuyết phục con cái bằng những lời nói nhẹ nhàng, từ từ
giải thích cho con biết cái đúng cái sai, lợi ích tốt thì chắc chắn đứa con sẽ nghe
và thực hiện. Thực hiện hành vi giao tiếp chuẩn mực thì nhất thiết phải có thái
độ khiêm tốn, ngôn ngữ đẹp, hành vi văn minh, cử chỉ đúng mực, đối đãi lịch sự,
lễ phép.
Thêm nữa, để có thể dễ dàng thuyết phục đối phương thì việc cần làm
nhất là phải tạo được sự yêu mến của người ta đối với bản thân mình. Hãy luôn
cố gắng nhìn ra những ưu điểm của mọi người, không ai hoàn hảo cả nhưng ai
cũng có những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Nên khen ngợi những điểm
mạnh của người khác một cách chân thành, hợp lúc, hợp nơi. Thể hiện thái độ
5


Phân tích kĩ năng thuyết phục. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân
vui vẻ, chân thành khi khen ngợi chứ không phải đùa cợt, chế giễu người khác,
đôi khi thái độ của con người còn có sức thuyết phục hơn cả lời nói rất nhiều.
Chia sẻ những điểm chung với đối phương, sự tương đồng trong cuộc sống,
những quan tâm lo lắng chung có thể tạo được niềm tin, tình cảm tốt và nhất là
sự đồng thuận của đối phương.
 Thực sự cũng rất khó để có thể thuyết phục người khác nghe theo ý
mình, qua những kiến thức đã học, những phân tích về kĩ năng thuyết phục ở
trên và những điều trải nghiệm trong thực tế cuộc sống, tôi xin đưa ra hai gợi ý
để có thể thuyết phục người khác một cách hiệu quả nhất:

- Cách thứ nhất: Ta phải nhập vai là người đối diện để thấu hiểu được,
thông cảm, cảm nhận được tính cách, hoàn cảnh và tâm hồn của người đối diện.
Ta nhập vai là người đó để quan sát bên trong bạn đang suy nghĩ điều gì. Ví dụ
ta đang tìm cách thuyết phục cha mẹ điều gì, thì ta phải nhập vai là cha mẹ có
đứa con như mình thì ta sẽ hiểu được những suy nghĩ, lo lắng của cha mẹ, từ đó
ta sẽ biết phải làm điều gì để thuyết phục cha mẹ mình. Nếu muốn thuyết phục
người bạn của mình, taphải nhập vai là người bạn, có hoàn cảnh, năng lực, tính
cách như người bạn thì ta sẽ biết phải làm gì để thuyết phục được bạn mình. Nếu
muốn thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, ta phải nhập vào vai khách hàng
để xem họ đang mong muốn điều gì từ đó sẽ biết cách để thuyết phục họ mua
sản phẩm.
Bất kỳ người nào muốn thuyết phục ta điều gì, nếu như họ hiểu được ta
đang nghĩ gì, mong muốn điều gì thì chắc chắn họ sẽ thuyết phục được ta hiệu
quả hơn những người khác.
- Cách thứ hai: Khó hơn một chút nhưng cực kỳ hiệu quả.Ta hãy nghĩ về
điều này một chút. Ta thường nghe theo lời ai nhất? Đó là những người luôn
thương yêu ta, che chở cho ta, hay giúp đỡ ta. Nói chung đó là những người luôn
đối xử tốt với ta dù đôi khi ta có cư xử không tốt với họ. Đó là những người luôn
sống vì mọi người, không có những ích kỷ nhỏ nhen đố kỵ lo cho bản thân
mình. Luôn quan tâm đến người khác trước khi nghĩ cho mình. Đó là những con
6


Phân tích kĩ năng thuyết phục. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân
người vị tha, luôn thương yêu mọi người, luôn mỉm cười trước những khó khăn
nghịch cảnh đến với họ. Đó là người luôn làm cho mọi người cảm động, yêu quý
vì nhân cách của họ, đạo đức của họ. Đó là những người có khả năng thuyết
phục người khác hiệu quả nhất. Và ta cũng cố gắng học tập những điều hay, điều
đẹp từ họ để có thể đi thuyết phục được những người khác nữa.


LỜI KẾT
Cuộc đời con người là một chuỗi thuyết phục và phần nhiều thành công
đến từ sự thuyết phục này. Ngày càng trau dồi cho mình những kĩ năng mềm,
khả năng lắng nghe, thuyết phục người khác thì con đường dẫn tới thành công
của mỗi người sẽ được rút ngắn đi rất nhiều. Kĩ năng thuyết phục chính là chìa
khóa của sự thành công.

7


Phân tích kĩ năng thuyết phục. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật
2. />3. />4. o/ky-nang/ky-nang-dam-phan/1643-gia-tricua-nghe-thuat-thuyet-phuc.html

MỤC LỤC
8


Phân tích kĩ năng thuyết phục. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................1
1. Thuyết phục là gì?.............................................................................................1
2. Kỹ năng thuyết phục..........................................................................................2
a. Tạo sự tín nhiệm, niềm tin.................................................................................2
b. Chuẩn bị kĩ năng đàm phán...............................................................................2
c. Quan sát phản ứng của đối phương...................................................................3
d. Phát triển những điểm gây chú ý.......................................................................4
3. Liên hệ với thực tiễn bản thân...........................................................................4

LỜI KẾT................................................................................................................7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................8

9



×