Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích những đặc trưng cơ bản của bộ luật hammurabi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.97 KB, 7 trang )

I-

ĐẶT VẤN ĐỀ

Loài người ra đời cách đây hàng triệu năm và từ đó con người đã sáng tạo ra những
giá trị vật chất, tinh thần. Nhưng mãi đến thế kỉ IV TCN, khi xã hội nguyên thủy bắt đầu
tan ra ở Ai Cập, nhà nước bắt đầu ra đời. Đây chính là cột mốc đánh dấu xã hội bước vào
thời kì văn minh. Trong thời cổ đại, ở phương Đông xuất hiện bốn trung tâm văn minh
lớn. Và nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại là một trong bốn cái nôi của nền văn minh loài
người. Lưỡng Hà, đúng như tên gọi của nó nằm ở lưu vực hai con sông đó là Tigơrơ ở
phía Đông và Ơphrát ở phía Tây. Cả hai con sông đó đều bắt nguồn từ miền rừng núi
Acmênia chảy qua lãnh thổ nước Irắc ngày nay rồi đổ qua vịnh Ba Tư. Lưỡng Hà được
hai con sông này bồi đắp phù sa nên đất đai rất phì nhiêu, màu mỡ, vì vậy cũng như Ai
Cập, khi công cụ còn thô sơ thì nền kinh tế ở đây vẫn có điều kiện phát triển, do đó đã
sớm bước vào xã hội văn minh. Những thành tựu mà người Lưỡng Hà cổ đại đạt được
trong thời gian này có trong tất cả các mặt về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, pháp luật,
… được thể hiện dưới các triều đại nối tiếp nhau trong giai đoạn này. Trong đó, giai đoạn
cổ đại Babilon, dưới thời vua Hammurabi( 1792 – 1750 TCN), được đánh dấu là cột mốc
chói lọi trong lịch sử văn minh Lưỡng Hà cổ đại.
Những thành tựu về vật chất và tinh thần đã thúc đẩy kinh tế, xã hội, chính trị,… phát
triển nhanh chóng biến Babilon, trở thành quốc gia hung mạnh nổi tiếng trong lịch sử
Lưỡng Hà cổ đại. Một trong những thành tựu tiêu biểu cho thời kì đó là sự ra đời của Bộ
luật Hammurabi, dưới thời vua Hammurabi. Vì vậy, em chon đề tài: “ Phân tích những
đặc trưng cơ bản của bộ luật Hammurabi ”.
II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1- Giới thiệu về bộ luật Hammurabi
Bộ luật quan trọng nhất ở Lưỡng Hà cổ đại là bộ luật Hammurabi. Bộ luật này khắc
trên một bia đá, đội khảo cổ học Pháp đã phát hiện ra ở Xuda ( phía đông Lưỡng Hà), nay
trưng bày ở Viện bảo tàng Luvre (Pháp). Đây là bộ luật cổ sớm nhất hầu như còn nguyên
vẹn mà ngày nay đã phát hiện được.



Bộ luật Hammurabi được xây dựng trên cơ sở pháp điển hóa nhiều văn bản trươc đó
và trên cơ sở thừa kế luật lệ của người Xume, người Amorit. Bộ luật được phát hiện ra
năm 1901, khắc trên đá bazan cao 2 mét và dựng tại quảng trường thành phố cho nhân
dân đọc mà thi hành. Bộ luật tương đối hoàn chỉnh thời kì cổ đại, gồm 282 điều ( nay chỉ
còn đọc được 247 điều) bao gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần mở đầu, nói về sứ mạng thiêng liêng, uy quyền của Hammurabi và mục đích ban
hành bộ luật. Phần nội dung, đề cập đến các vấn đề như thủ tục kiện tụng các tội hình sự
như trộm cắp, gây thương tích hoặc làm chết người, các vấn đề dân sự như hôn nhân,
quyền sở hữu tài sản, thuê người làm, quyền lợi và nghĩa vụ của binh lính, chế độ ruộng
đất,… Phần kết luận, khẳng định lại công dức và uy quyền của Hammurabi. Nhà vua
trừng trị thẳng tay kẻ nào hủy hoại bộ luật.
2- Những đặc trưng cơ bản của bộ luật Hammurabi
Thứ nhất, bộ luật bảo vệ đặc quyền của giai cấp thống trị, công khai quyền lực vô hạn
của chủ nô, tình trạng vô quyền của nô lệ. Những kẻ giàu có cho vay mượn, thuê mướn
luôn luôn đước pháp luật bảo vệ, còn nhân dân lao động nghèo khổ là đối tượng trừng trị
của pháp luật. Được thể hiện rõ trong chế định quyền sở hữu và hình sự.
Thứ hai, bộ luật mang tính hà khắc dã man. Phần lớn chế tài dân luật cũng mang tính
hình sự. Thời kì này chịu ảnh hưởng sâu sắc của tàn dư xã hội nguyên thủy là nguyên tắc
trả thù ngang bằng, thậm chí còn cho phép trừng trị những người không liên quan đến tội
phạm. Nguyên tắc này chỉ căn cứ vào hậu quả xảy ra trên thực tế để áp dụng trách nhiệm
pháp lý, chứ không xét trên phương diện mức đọ lỗi và chủ thể thực hiện hành vi vi
phạm. Thí du, điều 229 quy định: “ Nếu người thợ xây, xây nhà cho một người khác mà
người thợ xây xây không chắc chắn để nhà đổ và chủ nhà bị chết, người thợ xây đó bị
giết” hoặc điều 230: “ Nếu như người thợ xây làm con của chủ nhà bị chết thì phải giết
con của ngươi thợ xây”. Sự trả thù ngang bằng cũng được thể hiện ở điều 1 và điều 3.
Về hình phạt trong bộ luật, các nhà làm luật đã đưa ra hệ thống chế tài hình sự để đối
phó với từng loại tội phạm. hình phạt phổ biến nhất là phạt tiền. tiền phạt được tính theo



cơ sở số tiền chiếm đoạt hoặc thiệt hại thực tế gây ra. Mức phạt thực tế có thể là gấp hai
lần, ba lần, sáu lần, mười lần thậm chí là ba mươi lần tài sản chiếm đoạt. Loại hình phạt
thứ hai là tử hình. Có nhiều phương pháp tử hình như thiêu, dìm xuống nước, đóng cọc,
… Thậm chí, có điều luật còn quy định cả quy trình và địa điểm thi hành án tử hình,
chẳng hạn điều 21: “ Nếu kẻ nào đục tường khoét lỗ nhà người khác, người ta sẽ giết y và
chon y ngay đối diện cái lỗ tường mà y đã đào”. Ngoài ra còn có nhiều hình phạt khác
như chặt tay người phạm tội ( điều 195), xẻo vú người phạm tội ( điều 194), chọc mù mắt
người phậm tội ( điều 196),… Nhìn chung, hệ thống hình phạt trong bộ luật mang tính hà
khắc cao.
Thứ ba, bộ luật có nhiều điểm tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực để điều chỉnh các quan
hệ xã hội.
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đã có quy định kết hôn phải có giấy tờ, ở mức
độ nào đó có quy định bảo vệ người phụ nữ ( người vợ có quyền ly hôn khi người chồng
đi khỏi nhà không có lý do, chồng quan hệ ngoại tình hay vu cáo cho vợ ngoại tình). Có
một quy định rất nhân đạo nếu đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ là: “ người chồng không
được bỏ vợ khi biết người vợ mắc bệnh phong hủi”. Quyền lợi của người phụ nữ và trẻ
em trong gia đình được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra, vợ và chồng đều có tài sản riêng của
mình ( điều 151, điều 152)
Trong lĩnh vực dân sự, bộ luật đặc biệt chú ý điều chỉnh quan hệ hợp đồng vì đay là
quan hệ phổ biến ở Lưỡng Hà cổ đại. Về chế định hợp đồng, luật quy định ba điều kiện
bắt buộc đối với hợp đồng mua bán: thứ nhất, người bán phải là người chủ thực sự của tài
sản; thứ hai, tài sản phải có giá trị sử dụng; thứ ba, phải có người làm chứng. Bộ luật
cũng quy định các điều khoản lĩnh canh ruộng đất. Đối với ruộng, người lĩnh canh nhận
mỗi mùa từ 1/3 – 1/2 số sản phẩm thu hoạch. Đối với vườn được nhân 2/3 số sản phẩm
thu hoạch.


Trong lĩnh vực thừa kế, có hai hình thức là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di
chúc. Con trai và con gái đều được hưởng quyền thừa kế ngang nhau. Con gái, con của
nữ nô lệ đều có quyền thừa kế, nếu người cha nhận đó là con của mình ( điều 170).

Trong lĩnh vực tố tụng, tòa án xét xử công khai, phải coi trọng chứng cứ. Nếu thẩm
phán có quyết định không đũng trong phiên tòa, khi bị phát hiện sẽ phải nộp tiền phạt và
truất quyền xét xử.
Trong lĩnh vực hình sự, luật đã manh nha phân biệt phạm tội cố ý và phạm tội vô ý. Ví
dụ, trong khi ẩu đả làm chết người, nếu kẻ làm chết người chứng minh được rằng không
cố ý giết người thì sẽ không bị tử hình, chỉ bị phạt tiền.
Thứ tư, về kĩ thuật lập pháp tuy không phân chia thành các ngành luật nhưng bộ luật
cũng chia thành các nhóm điều khoản có nội dung khác nhau. Đây là bộ luật đã đánh dấu
trình độ pháp điển hóa, kế thừa hai bộ luật là Nippua và Esơnume. Các điều khoản điều
chỉnh cùng một mối quan hệ được xếp liền kề nhau.
Thứ năm, đây là bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình bao gồm các quy
phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài. Phạm vi điều chỉnh của bộ
luật là những quan hệ xã hội rộng, bao quát lên toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội
như hôn nhân và gia đình, ruộng đất, thừa kế tài sản, hợp đồng dân sự, hình sự, tố tụng
nhưng các lĩnh vực này không có sự tách rời nhau.
3- Đánh giá về bộ luật Hammurabi
a- Những điểm tiến bộ của bộ luật
- Đặc sắc nhất của bộ luật này chình là những quy định về chế định dân sự, bộ luật


đặc biệt điều chỉnh đến lĩnh vực hợp đồng.
Đã có sự phân biệt về lỗi cố ý và lỗi vô ý
Hình phạt đã xuất hiện và được áp dụng. Trong đó chủ yếu là phạt tiền và tử hình.
Phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới.
Về phạm vi điều chỉnh của bộ luật.
Bộ luật điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội thời Babilon cổ như thừa kế, hình sự,
hợp đồng, tố tụng,…


 Tuy vậy, vẫn có những lĩnh vực được xem là quan trọng nhưng lai không được bộ

luật đề cập đến như các hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia hay tín ngưỡng.
b- Những điểm hạn chế của bộ luật
- Luật chưa có tính khái quát cao. Các quy định của luật chỉ là sự mô tả các hành vi
cụ thể.
- Các điều khoản được quy định dài dòng, câu chữ trùng lặp với nhau.
- Luật thừa nhận và quy định sự trả thù ngang bằng. Tuy nhiên có một số trường
hợp, việc trả thù không mang tính ngang bằng nhau vì luật thừa nhận sự phân biệt
giai cấp và bảo vệ lợi ích cho các giai cấp thuộc tầng lớp trên.
- Đa số các điều khoản điều liên quan đến hình luật, rất ít các điều khoản quy định
về lĩnh vực dân sự hoặc nếu có thì cũng bị hình sự hóa.
III- KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Bộ luật Hammurabi là bộ luật thành văn cổ nhất trên thế giới, là một trong những
thành tựu có giá trị bậc nhất của lịch sử văn minh cổ đại. Giá trị của bộ luật cho đến nay
vẫn tiếp tục được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu, khai thác và kế thừa. Bộ luật
đã xây dựng rất công phu, điều chỉnh và phản ánh một cách sinh động các hoạt động kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội của vương quốc Babilon. Bộ luật không chỉ có giá trị về
nghiên cứu pháp lý mà còn là nguồn tài liệu lịch sử phong phú, quý giá để nghiên cứu
văn hóa Babilon – Lưỡng Hà cổ đại.
Vượt ra khỏi hạn chế vầ tính giai cấp, có thể thấy chứa đựng trong rất nhiều quy phạm
của bộ luật dù ở dạng sơ khai, cổ xưa nhất nhưng vẫn đậm nét những giá trị tiến bộ, nhân
văn đặc biệt về kĩ thuật lập pháp trong các quy định về hôn nhân gia đình, thừa kế, hợp
đồng. Như vậy chúng ta cần phải trân trọng những giá trị lịch sử pháp lý của bộ luật,
những quy định đã ra đời từ rất lâu nhưng vẫn chứa đựng nhiều giá trị mà ngày nay phải
kế thừa và phát huy.

MỤC LỤC


IĐẶT VẤN ĐỀ
IIGIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1- Giới thiệu về bộ luật Hammurabi
2- Những đặc trưng cơ bản của bộ luật Hammurabi
3- Đánh giá về bộ luật Hammurabi
III- KẾT THÚC VẤN ĐỀ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội – 2003.


2. Bộ luật Hammurabi.
3. Nguyễn Anh Tuấn, Khảo lược Bộ luật Hammurabi của nhà nước Lưỡng Hà cổ
đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2008.
4. Nguyễn Minh Tuấn, Bộ luật Hammurabi – Bộ luật cổ xưa nhất của nhân loại,
tạp chí luật học, số 5/ 2005.



×