Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích tính độc lập của hai loại nguồn cơ bản của luật quốc tế (điều ước quốc tế và tập quán quốc tế) lấy ví dụ thực tiễ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.6 KB, 10 trang )

ĐỀ BÀI
Phân tích tính độc lập của hai loại nguồn cơ bản của luật quốc tế (điều
ước quốc tế và tập quán quốc tế). Lấy ví dụ thực tiễn minh họa (sv chọn ít nhất
hai vụ việc để phân tích.
Ví dụ: vụ thềm lục địa Biển Bắc (North Sea Continnental shelf IJC1967); vụ Nicaragoa kiện Mỹ (Nicaragoa and United of America ICJ-1984); vụ
tài phán về cá Anh- Ireland (Fisheries Jurisdiction Case ICJ 1972)….

1


BÀI LÀM
I. Tính độc lập của điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
1. Điều ước quốc tế (ĐƯQT)
ĐƯQT là thỏa thuận quốc tế được kí kết giữa các quốc gia và các chủ thể
khác của Luật Quốc tế, được Luật Quốc tế điều chỉnh không phụ thuộc vào việc
thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay trong hai hoặc
nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ
thể của văn kiện đó.
2. Tập quán quốc tế (TQQT)
TQQT là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành
trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận
là luật.
3. Tính độc lập của ĐƯQT và TQQT
ĐƯQT và TQQT có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, nhưng
cũng độc lập với nhau.
Tính độc lập của ĐƯQT và TQQT được thể hiện ở nhiều khía cạnh:
- Thứ nhất, ĐƯQT và TQQT đều là nguồn cơ bản của Luật Quốc tế.
- Thứ hai, về giá trị pháp lý: Vì đều được hình thành trên cơ sở sự thỏa
thuận của chủ thể Luật Quốc tế nên ĐƯQT và TQQT có giá trị pháp lý tương
đương. Mặc dù ĐƯQT có những ưu thế nhất định so với TQQT (rõ ràng, chính
xác hơn…), nhưng sự tồn tại của ĐƯQT không có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp


dụng của TQQT tương đương về nội dung và ngược lại.
+ Giá trị pháp lý của ĐƯQT:
• Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm luật quốc
tế để xây dựng và ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật
quốc tế hình thành và phát triển.
2


• Là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường các
quan hệ hợp tác quốc tế giữa các chủ thể.
• Là đảm bảo pháp lý quan trọng cho quyền và lợi ích hợp pháp của
chủ thể luật quốc tế.
• Là công cụ để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại cũng như
để tiến hành hiệu quả việc pháp điển hóa luật quốc tế.
+ Giá trị pháp lý
• Hình thành và phát triển các quy phạm luật quốc tế.
• Điều chỉnh hiệu quả các quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh giữa
các chủ thể luật quốc tế.
- Thứ ba, về con đường hình thành TQQT và ĐƯQT :
+ ĐƯQT được hình thành thông qua quá trình thỏa thuận công khai
giữa các chủ thể của Luật Quốc tế (đàm phán, soạn thảo, thông qua, ký, phê
chuẩn, phê duyệt…) và có thời gian hình thành nhanh. Ngoài ra, rất nhiều
ĐƯQT có nguồn gốc từ quy phạm tập quán, hay: TQQT có ý nghĩa là cơ sở để
hình thành ĐƯQT.
+ TQQT hình thành từ thỏa thuận mang tính ngầm định giữa các chủ
thể về việc thừa nhận một quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn quan
hệ quốc tế là quy phạm có giá trị bắt buộc và có thời gian hình thành lâu hơn.
Và nhiều TQQT được hình thành từ ĐƯQT pháp điển hóa, hay: ĐƯQT cũng là
cơ sở hình thành TQQT.
- Thứ tư, TQQT có thể tạo điều kiện mở rộng hiệu lực của ĐƯQT, ví dụ,

hiệu lực của điều ước với bên thứ ba, do việc viện dẫn quy phạm điều ước dưới
dạng tập quán pháp lý quốc tế. Bên cạnh đó, quy phạm tập quán có thể bị thay
đổi, hủy bỏ bằng con đường ĐƯQT và cá biệt, cũng có thể có trường hợp ngược
lại.
3


II. Ví dụ thực tiễn minh họa
Trong thực tiễn hoạt động của Tòa đã có 148 vụ tranh chấp được đưa ra
trước Tòa (tính đến tháng 6 năm 2010) và có khoảng 120 vụ tranh chấp đã được
Tòa phân xử. Trong các vụ kiện mà Tòa án công lý quốc tế đã phân xử, nhiều
phán quyết của Tòa đã thể hiện rõ tính độc lập của điều ước quốc tế và tập quán
quốc tế. Sau đây em xin đi chứng minh điều đó thông qua phán quyết của Tòa
trong hai vụ kiện thực tế như sau:
1. Vụ thềm lục địa Biển Bắc (North Sea Continnental shelf IJC- 1967)
a. Sự kiện
Ngày 20/2/1967, hai thỏa thuận thỉnh cầu đã được đăng ký tại Tòa: một
do CHLB Đức và Đan Mạch thỏa thuận, một do CHLB Đức và Hà Lan thỏa
thuận đưa ra tranh chấp trước tòa. Cả hai tranh chấp này đều liên quan đến việc
phân định thềm lục địa Biển Bắc giữa các bên hữu quan. Dựa vào quyết định
ngày 26/4/1968, trên cơ sở nhận xét Đan Mạch và Hà Lan có cùng một yêu cầu,
Tòa đã quyết định kết hợp hai vụ kiện này làm một, trong cùng một quá trình tố
tụng.
Tài liệu về hai vụ kiện này đã được chuẩn bị đầy đủ vào ngày 30-8-1968.
Tòa án ra án nghị cho cả hai vụ kiện trong cùng một phán quyết ngày 20 tháng 2
năm 1969.
Quá trình tố tụng nói trước Tòa được tiến hành tại La Hay từ ngày 23
tháng 10 đến ngày 11-11-1969.
Cả hai thỏa thuận thỉnh cầu đều đề nghị Tòa tuyên bố các nguyên tắc và
quy phạm của Luật quốc tế có thể áp dụng cho việc phân định giữa các bên

vùng Thềm lục địa Biển Bắc thuộc mỗi nước.

4


Tòa được yêu cầu xác định đâu là những nguyên tắc và những quy định
của luật quốc tế được áp dụng cho việc phân định thềm lục địa trong vụ này.
b. Kết luận của Tòa án
Tòa nêu ra một số khả năng áp dụng nguyên tắc công bằng, lưu ý phải
xem xét để bảo đảm các quốc gia sẽ áp dụng các phương thức công bằng một
cách tự do, không có giới hạn, từ đó tìm ra một sự cân bằng hợp lý.
Các phương pháp được chọn lựa có thể dẫn tới sự chồng lấn các vùng
biển. Tòa cho rằng cần phải chấp nhận hoàn cảnh này như là một hệ quả và có
thể giải quyết hoặc bằng việc phân chia các vùng chồng lấn bằng con đường
thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì bằng cách phân chia thành các phần đều
nhau, hoặc bằng các thỏa thuận khai thác chung, giải pháp cuối đặc biệt có vẻ
thích hợp cho việc duy trì thống nhất chung của mỏ.
c. Phán quyết của Tòa thể hiện tính độc lập của ĐƯQT và TQQT
Theo Hà Lan và Đan Mạch, tồn tại nguyên tắc luật bắt buộc: “đường cách
đều có tính đến hoàn cảnh đặc biệt” theo Điều 6 Công ước Geneva. Hai nước
phủ nhận có những hoàn cảnh đặc biệt trong vụ này. Tòa án đã bác bỏ luận điểm
của Đan Mạch và Hà Lan. Theo đó, Điều 6 Công ước Geneva không được áp
dụng dù với tư cách nào trong vụ này.
Về phía Đức, nước này không công nhận tính bắt buộc của nguyên tắc
này đôi với những quốc gia không tham gia Công ước Geneva; nguyên tắc đúng
ở đây phải là mỗi quốc gia liên quan phải nhận được một phần “công bằng và
chính đáng” thềm lục địa tỷ lệ theo chiều dài bờ biển của họ hoặc theo bề mặt
nhìn ra biển của nước này. Tòa án cũng bác bỏ luận điểm của Đức. Tòa cho rằng
mỗi bên có một quyền ban đầu cho những khu vực thềm lục địa: sự kéo dài tự
nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển, tồn tại đương nhiên và ngay từ đầu. Phán

quyết của Tòa đã xác nhận lại một nguyên tắc quan trọng: “Đất thống trị biển”.

5


Tòa án Quốc tế khẳng định: “một quy tắc có thể được công nhận là tập
quán ngay khi có sự thừa nhận của những đại diện, miễn sao bao gồm cả
những quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng quy tắc đó”. Ngược lại,
nếu một quốc gia không thừa nhận áp dụng không có nghĩa là quy tắc này sẽ
không có giá trị ràng buộc đối với quốc gia đó. Trường hợp này, Đức sẽ tự động
bị ràng buộc, không phụ thuộc vài bất kì sự chấp nhận đặc biệt trực tiếp hoặc
gián tiếp nào. Tòa cũng khẳng định trong phán quyết: để dem lại một hiệu lực
cao nhất cho điều 6 Công ước Geneva thì cần phải coi rằng điều này phải có
một tính chất quy phạm tập quán tiềm tàng…
Ở đây, phán quyết của Tòa là dựa trên tính độc lập của ĐƯQT và TQQT,
mà cụ thể là ở khía cạnh thứ ba về: con đường hình thành ĐƯQT và TQQT:
+ ĐƯQT được hình thành thông qua quá trình thỏa thuận công khai
giữa các chủ thể của Luật Quốc tế và có thời gian hình thành nhanh. Ngoài ra,
rất nhiều ĐƯQT có nguồn gốc từ quy phạm tập quán, hay: TQQT có ý nghĩa là
cơ sở để hình thành ĐƯQT.
+ TQQT hình thành từ thỏa thuận mang tính ngầm định giữa các chủ
thể… và có thời gian hình thành lâu hơn. Và nhiều TQQT được hình thành từ
ĐƯQT pháp điển hóa, hay: ĐƯQT cũng là cơ sở hình thành TQQT.
Có thể thấy, Tòa đã phân tích và nêu rõ điều kiện để một nguyên tắc, một
quy phạm mang tính điều ước có thể trở thành một nguyên tắc, một quy phạm
tập quán.
2. Vụ Nicaragoa kiện Mỹ (Nicaragoa and United of America ICJ-1984)
a. Sự kiện
Ngày 9-4-1984 Nicaragoa gửi đơn đến Tòa khởi kiện Mỹ về vụ tranh
chấp liên quan đến trách nhiệm của Mỹ trong việc tiến hành các hoạt động quân

sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa, đồng thời Nicaragoa

6


cũng yêu cầu chỉ ra các biện pháp bảo đảm cần thiết. Ngày 10 – 5 - 1984, Tòa
đã nêu ra các quyết định chỉ định các biện pháp bảo đảm.
Ngày 26-11-1984, Tòa đã ra phán quyết khẳng định Tòa có thẩm quyền
xem xét vụ kiện và chấp nhận đơn khởi kiện của Nicaragoa. Ngày 18-1-1985
Mỹ đưa ra tuyên bố tỏ rõ “không có ý định tiếp tục tham dự bất cứ thủ tục nào
liên quan đến vụ kiện”. Ngày 27-6-1986, Tòa ra phán quyết về nội dung: bác bỏ
lý do sử dụng quyền tự vệ tập thể chính đáng do mỹ đưa ra, kết luận Mỹ đã vi
phạm các nghĩa vụ của luật tập quán quốc tế là không được can thiệp vào công
việc nội bộ của các nước khác và không được sử dụng vũ lực chống lại một
quốc gia khác xâm phạm đến chủ quyền của quốc gia khác và không được cắt
đứt các hoạt động hàng hải thương mại hòa bình.
Ngày 29 – 3 - 1988 Nicaragoa đã nộp Bị vong lục của mình còn Mỹ vẫn
tiếp tục từ chối không tham dự. Tháng 9-1991 Nicaragoa thông báo với Tòa
không có ý định tiếp tục theo kiện nữa. Phía Mỹ đã hoan nghênh quyết định
này. Ngày 26 – 9 - 1988 Tòa ra quyết định chấm dứt vụ kiện.
b. Kết luận của Tòa án
Phía Mỹ đã vi phạm các nguyên tắc tập quán của Luật quốc tế về cấm sử
dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế cũng như cấm can
thiệp vào công việc nội bộ của một quố gia khác. Tòa đã xem xét yêu cầu đòi
bồi thường của Nicaragoa và cho rằng Tòa có thẩm quyền xem xét đơn khởi
kiện này của Nicaragoa trong một thủ tục khác. Tòa kêu gọi các bên nên hợp tác
để tìm kiếm một giải pháp hòa bình phù hợp với nguyên tắc hòa bình các tranh
chấp của luật tập quán và đã được khẳng định bởi Điều 33 Hiến chương Liên
hợp quốc.
c. Phán quyết của Tòa thể hiện tính độc lập của ĐƯQT và TQQT

Trong vụ kiện này, Nicaragoa đã buộc tội Mỹ sử dụng vũ lực và đe dọa sử
dụng vũ lực, vi phạm 4 công ước mà hai bên đều tham gia, nhất là Hiến chương
7


Liên hợp quốc và Hiến chương của tổ chức các nước châu Mỹ. Tranh chấp ở
đây rõ ràng là một cuộc tranh chấp vè việc gải thích và áp dụng một điều ước
quốc tế đa phương mà cả Mỹ và Nicaragoa đều là thành viên.
Bảo lưu của Mỹ không cho phép Tòa có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp trong việc áp dụng và giải thích các ĐƯQT đó như là nguồn của luật điều
ước, nhưng bảo lưu này không có hiệu lực đối với các nguồ khác của luật quốc
tế mà diều 38 của Quy chế đã quy định, trong đó có luật tập quán. Mỹ cho rằng
các quy phạm mang tính tập quán có cùng nội dung với các quy phạm điều ước
có trong các ĐƯQT mà Mỹ bào lưu không áp dựng cho giải quyết tranh chấp
giữa Mỹ và các nước khác, cũng không thể được viện dẫn.
Tòa đã bác lập luận này. Tòa nhận xét:
“Có rất nhiều lý do để xem xét, thậm chí nếu hai quy phạm từ hai nguồn
luật này xuất hiện với nội dung như nhau, thậm chí các quốc gia hữu quan bị
ràng buộc bởi cả hai loại quy tắc, trên phương diện luật ĐƯQT và trên phương
diện luật TQQT, thì các quy phạm này vẫn tồn tại một cách độc lập.
… Rõ ràng luật TQQT vẫn tiếp tục tồn tại và được áp dụng tách biệt đối
với luật ĐƯQT, thậm chí ngay cả khi hai quy phạm luật này có cùng một nội
dung giống hệt nhau”
Từ quyết định bác lập luận của Mỹ, Tòa đã áp dụng luật tập quán và xử
thắng kiện cho Nicaragoa. Ở đây, có thể thấy phán quyết của Tòa là dựa trên
tính độc lập của ĐƯQT và TQQT, mà cụ thể là ở khía cạnh thứ hai: ĐƯQT và
TQQT có giá trị pháp lý tương đương. Mặc dù ĐƯQT có những ưu thế nhất
định so với TQQT, nhưng sự tồn tại của ĐƯQT không có ý nghĩa loại bỏ giá trị
áp dụng của TQQT tương đương về nội dung và ngược lại.
Phán quyết của Tòa đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết câu hỏi

về quan hệ giữa các nguồn của luật quốc tế. Tòa đã khẳng định tính độc lập của

8


luật tập quán đối với luật điều ước và làm sang tỏ thêm nội dung các nguyên tắc
của luật tập quán.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2004;
2. Giáo trình Luật Quốc tế (Dùng trong các trường đại học chuyên ngành
luật, ngoại giao), Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2010;
3. Tòa án công lý quốc tế, PGS TS Nguyễn Hồng Thao, Nxb. Chính trị
Quốc gia, 2011;
4. Trang web tham khảo:

9


MỤC LỤC
a. Sự kiện................................................................................................................................................6
MỤC LỤC...................................................................................................................................................10

10




×