Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Sau khi đi uống rượu với mấy người bạn, trên đường về nhà, đến đoạn đường qua một nghĩa trang, a gặp chị h là công nhân xí nghiệp giầy da đi làm về mộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.42 KB, 12 trang )

ĐỀ BÀI SỐ 03
Sau khi đi uống rượu với mấy người bạn, trên đường về nhà, đến đoạn
đường qua một nghĩa trang, A gặp chị H là công nhân xí nghiệp giầy da đi làm về
một mình bằng xe đạp. A nảy sinh ý định hiếp dâm chị H. A chặn xe chị H và
nhanh chóng kéo ngã chị H xuống đất để thực hiện hành vi giao cấu. Chị H chống
cự lại thì bị A bóp cổ và đe dọa: “Im mồm, còn kêu nữa tao giết chết”. A thực hiện
hành vi giao cấu. Sau đó chị H vội vã lấy chiếc xe đạp của định bỏ chạy thì A quát:
“Để chiếc xe đạp lại cho tao”. A đem chiếc xe đạp đi bán được 1.500.000 đồng.
HỎI:
1. Hãy định tội danh cho A. (3 điểm)
2. Giả sử sau khi kéo ngã chị H xuống đất, chị H nói mình bị nhiễm HIV nên A đã
bỏ đi. Hành vi của A có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không?
Tại sao? (3 điểm)
3. Tội hiếp dâm là tội có cấu thành vật chất hay hình thức? Tại sao? (1 điểm)


BÀI LÀM
1. Hãy định tội danh cho A. (3 điểm)
Trả lời: A phạm tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS) và tội cướp tài sản
( Điều 133 BLHS).
Giải thích:
a)Tội hiếp dâm:
Hành vi của A thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội hiếp dâm

(Điều

111 BLHS):
Về khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm đến quyền được tôn
trọng về nhân thân, danh dự của con người. Cụ thể, là xâm phạm quyền tự do tình
dục của chị H.
Về chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt. Người


thực hiện hành vi phạm tội của tội này chỉ có thể là nam giới. Nữ giới chỉ có thể
tham gia trong đồng phạm hiếp dâm với vai trò là người xúi giục, giúp sức hay tổ
chức. Do đề bài không đề cập đến giới tính, độ tuổi cũng như năng lực trách nhiệm
hình sự của A nên ta mặc nhiên thừa nhận A là nam giới, đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự (Điều 12 BLHS) và không thuộc trường hợp không có năng lực trách
nhiệm hình sự (Điều 13 BLHS).
Về mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội hiếp dâm thể hiện ở hành vi “dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ
đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ” (khoản 1 Điều 111 BLHS).
+ Đối với hành vi thứ nhất là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng
tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân.
- Hành vi dùng vũ lực là việc dùng sức mạnh về thể chất đối với nạn nhân.
Ở đây, hành vi dùng vũ lực của A là chặn xe và nhanh chóng “kéo ngã” chị H


xuống đất để thực hiện hành vi giao cấu. Khi chị H chống cự thì A “bóp cổ” chị H.
Hành vi này đã đè bẹp sự phản kháng của nạn nhân. Bên cạnh đó A còn đe dọa chị
H: “Im mồm, còn kêu nữa tao giết chết” – đây là hành vi đe dọa dùng vũ lực.
Hành vi này tuy chưa tác động trực tiếp vào người nạn nhân nhưng nó đưa ra thông
tin khiến cho nạn nhân hiểu rằng nếu không cho người phạm tội thực hiện hành vi
giao cấu thì có thể bị dùng vũ lực, làm tê liệt ý chí nạn nhân để giao cấu trái ý
muốn của chị.
- Trong tình huống này, A cũng đã lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được
của nạn nhân để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Cụ thể, chị H là công nhân
xí nghiệp giày da, đang đi làm về tình tiết này ta có thể hiểu rằng lúc này chị H
đang trong tình trạng mệt mỏi sau ca làm tại xí nghiệp, hơn nữa chị lại “đi một
mình bằng xe đạp” nên khả năng có thể tự vệ được của chị là rất thấp. Bên cạnh
đó, A lại gặp chị H ở nghĩa trang - ở một nơi thường hoang vắng, ít người qua lại.
Các tình tiết trên cho thấy nạn nhân – chị H đang ở trong tình trạng không thể tự vệ

được nếu hành vi xâm hại xảy ra.
+ Hành vi thứ hai là hành vi giao cấu với nhân trái với ý muốn của họ. Hành
vi giao cấu được coi là trái với ý muốn của nạn nhân khi hành vi đó không được
nạn nhân đồng ý, chấp nhận. Trong trường hợp thông thường và nạn nhân có thể
biểu lộ được ý chí một cách đúng đắn thì tính chất trái ý muốn được thể hiện qua
thái độ phản đối của nạn nhân. Ở đây, chị H đã có thái độ phản đối, kháng cự qua
hành vi “chống cự lại” khi A dùng vũ lực nhằm thực hiện hành vi giao cấu với chị,
việc chống cự của chị H chỉ dừng lại khi A thực hiện những thủ đoạn nhằm đè bẹp
sự kháng cự của chị (hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực), điều này chứng tỏ
hành vi giao cấu của A với chị H là trái với ý muốn của chị.


Về mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của A ở đây là lỗi cố ý trực tiếp. A biết hành vi giao cấu của mình là trái
với ý muốn của chị H nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó bằng các thủ
đoạn đã trình bày ở trên.
b) Tội cướp tài sản:
Hành vi của H thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản
(Điều 133 BLHS) cụ thể như sau:
Khách thể của tội phạm:
Tội cướp tài sản cùng lúc xâm phạm hai loại quan hệ xã hội được luật hình
sự bảo vệ là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Cụ thể là quyền sở hữu của chị
H đối với chiếc xe đạp và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chị.
Chủ thể của tội phạm: Đối với tội này, chủ thể là chủ thể thường, Do đề bài
không đề cập nên ta mặc nhiên thừa nhận A là người có năng lực trách nhiệm hình
sự (Điều 12 BLHS) và đạt độ tuổi do BLHS quy định (Điều 13 BLHS).
Mặt khách qua của tội phạm:
Mặt khách quan của tội cướp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng ba
hình thức dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi làm cho
người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.

Trong tình huống này, A đã thực hiện hành vi “quát” chị H: “ Để chiếc xe
đạp lại cho tao”. Đây là hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Mặc dù A trong
câu quát “ Để chiếc xe đạp lại cho tao” không trực tiếp cung cấp thông tin cũng
như không có dấu hiệu rõ ràng của hành vi đe dọa dùng vũ lực của A đối với chị H.
Tuy nhiên ta thấy, trước đó những thủ đoạn mà A đã thực hiện với chị H là: kéo
ngã, bóp cổ, đe dọa sẽ giết và giao cấu với chị trái với ý muốn của chị. Những điều
này khiến cho tinh thần chị H lúc này đang rất hoảng loạn do đó chỉ với hành vi
“quát” của A thôi cũng khiến chị H hoảng sợ và hoàn toàn tin rằng nếu không nghe
theo A thì chắc chắn A dùng vũ lực với chị ngay tức khắc.


Về mặt chủ quan của tội phạm:
Ở đây lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi phạm tội, A
mong muốn chiếm đoạt chiếc xe đạp mặc dù A hoàn toàn có khả năng biết được
tài sản đó đang thuộc quyền sở hữu của chị H. Đồng thời, A biết mình có hành vi
đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc với mong muốn đè bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng
cự của nạn nhân – chị H để có thể thực hiện được mục đích chiếm đoạt tài sản.
Từ những phân tích trên ta có thể khẳng định A phạm tội hiếp dâm

(

Điều 111 BLHS) và tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS).
2. Giả sử sau khi kéo ngã chị H xuống đất, chị H nói mình bị nhiễm HIV
nên A đã bỏ đi. Hành vi của A có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội không? Tại sao? (3 điểm)
Trả lời : Giả sử sau khi kéo ngã chị H xuống đất, chị H nói mình bị nhiễm
HIV nên A đã bỏ đi. Hành vi của A được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội .
Giải thích:
Theo Điều 19. BLHS : “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình

không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản…”
Theo Luật hình sự Việt Nam, chỉ được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội khi thỏa mãn những dấu hiệu sau:
Một là: Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải xảy ra khi tội
phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành.
Khi tội phạm đã ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành thì cũng có nghĩa người
phạm tội đã thực hiện hết những hành vi mong muốn và do vậy không thể có việc
tự ý dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm. Tại thời điểm chưa đạt đã hoàn thành
hậu quả của tội phạm tuy chưa xảy ra nhưng sẽ xảy ra mà không cần mà không cần
người phạm tội phải có hành vi tiếp gì nữa (theo ý thức chủ quan của chủ thể). Như


vậy việc chủ thể chỉ dừng lại không thực hiện tiếp rõ ràng không ngăn chặn được
hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra.
Khi tội phạm đã hoàn thành thì cũng không thể có tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội vì khi đó hành vi phạm tội đã có đầy đủ những đặc điểm thể hiện
tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện. Do vậy việc dừng lại
không thực hiện tiếp tội phạm tại thời điểm này không làm thay đổi tính chất nguy
hiểm của hành vi phạm tội đã thực hiện.
Hai là, việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải là tự nguyện và dứt
khoát.
Để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trước hết đòi hỏi việc
chủ thể dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm phải hoàn toàn do động lực bên
trong chứ không phải do yếu tố khách quan chi phối. Khi dừng lại người phạm tội
tin rằng, hiện tại không có gì ngăn cản và vẫn có thể thực hiện tiếp được tội phạm.
Việc dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm trong trường hợp tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội phải là sự thể hiện của việc từ bỏ hẳn ý định phạm
tội chứ không phải là thủ đoạn để tiếp tục thực hiện tội phạm.
Việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có thể những động cơ khác
nhau thúc đẩy như: hối hận, sợ bị phát hiện…Luật hình sự Việt Nam không đòi hỏi

người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải thực sự hối hận.
Trong trường hợp này, để kết luận hành vi của A có được coi là là tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội hay không ta cần xem xét hành vi đó có thỏa mãn
hết các dấu hiệu nêu trên hay không:
Thứ nhất: A chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm khi tội phạm đang ở
giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành. Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là
trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm tội vì những nguyên nhân
khách quan chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của
tội phạm. Ở tội hiếp dâm có hai loại hành vi: 1. Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng


vũ lực; lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân; hành vi khác. 2.
Hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân. Một người chỉ mới thực hiện được
hành vi dùng vũ lực với nạn nhân nhưng chưa giao cấu được với nạn nhân thì có
nghĩa là họ mới chỉ thực hiện được một hành vi mô tả trong cấu thành tội phạm của
tội này và còn thiếu hành vi giao cấu nữa thì mới đủ các hành vi được mô tả trong
cấu thành tội phạm. Tội hiếp dâm được coi là hoàn thành khi người phạm tội có
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của
nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ, không cần
việc giao cấu đó phải kết thúc về mặt sinh lý. Theo giả định của tình huống trên thì
A mới chỉ thực hiện hành vi dùng vũ lực “kéo ngã chị H xuống đất” và lợi dụng
tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân để thực hiện hành vi giao cấu chứ
chưa thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân (chị H) trên thực tế nên tội phạm
dừng lại ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.
Thứ hai: Việc A chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm là tự nguyện và
dứt khoát. Nếu sau khi kéo ngã chị H xuống đất, chị H nói mình bị nhiễm HIV thì
A “đã bỏ đi” tức là A đã chấm dứt hoàn toàn việc thực hiện tội phạm. Việc chấm
dứt hoàn toàn việc thực hiện tội phạm không là do ý thức chủ quan của A chứ
không phụ thuộc vào yếu tố khách quan bên ngoài. Bởi lẽ, cho dù chị H có nói
mình bị nhiễm HIV đi chăng nữa thì A vẫn có những lựa chọn khác nhau, do thông

tin chị H đưa ra không khiến A buộc phải chấm dứt việc phạm tội tức là nó không
phải là nguyên nhân ngoài ý muốn của A khiến A không thực hiện được tội phạm
đến cùng . Việc A lựa chọn cách xử sự nào là do ý thức chủ quan, theo sự mong
muốn của A. Nếu A vẫn quyết định thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn
của chị H cho dù chị H nói mình bị nhiễm HIV thì A vẫn hoàn toàn thực hiện
được. Bởi vì trước đó A đã thực hiện xong hành vi thứ nhất trong cấu thành tội
phạm tội hiếp dâm, hành vi này đã đè bẹp sự kháng cự của chị H . Bên cạnh, A có
căn cứ để tin rằng trong hoàn cảnh hiện tại thế chủ động đã hoàn toàn thuộc về


mình, cho dù A quyết định thực hiện hành vi giao cấu với chị H thì cũng không có
gì ngăn cản A hoàn thành tội phạm. Nếu A không thực hiện hành vi giao cấu với
chị H thì vệc chấm dứt này cũng hoàn toàn là do ý thức chủ quan của A chứ không
phải nguyên nhân khách quan bên ngoài. Như vậy rõ ràng bản thân người phạm tội
– A không mong muốn hoàn thành tội phạm nên A đã không thực hiện tội phạm
đến cùng.
Từ phân tích trên có thể thấy việc chị H nói mình bị nhiễm HIV không phải
là nguyên nhân bên ngoài buộc A phải chấm dứt việc phạm tội. Hơn nữa hành vi
bỏ đi của A là sự thể hiện rõ ràng việc A đã từ bỏ hoàn toàn ý định phạm tội. Như
vậy A đã tự nguyện và dứt khoát không thực hiện tiếp tội phạm.
Kết luận: Nếu sau khi kéo ngã chị H xuống đất, chị H nói mình bị nhiễm
HIV nên A đã bỏ đi. Hành vi của A được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội .
3. Tội hiếp dâm là tội có cấu thành vật chất hay hình thức? Tại sao?
(1 điểm).
Trả lời : Tội hiếp dâm là tội có cấu thành hình thức.
Giải thích:
Theo quy định của luật hình sự Việt Nam, cấu thành tội phạm là tổng hợp
những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm được quy định
trong luật hình sự. Các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm là những dấu

hiệu phản ánh nội dung các yếu tố của tội phạm. Những dấu hiệu bắt buộc phải có
trong tất cả các cấu thành tội phạm là: Dấu hiệu hành vi; dấu hiệu lỗi; dấu hiệu
năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi. Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của các
dấu hiệu thuộc mặt khách quan có thể chia cấu thành tội phạm vật chất và cấu
thành tội phạm hình thức. Ngoài cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm
hình thức, nhiều nhà khoa học pháp lí hình sự còn xác nhận sự tồn tại của loại cấu
thành tội phạm đặc biệt: cấu thành tội phạm cắt xén.


Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm có các dấu hiệu của mặt
khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả. Cấu thành
tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có một dấu hiệu cảu mặt khách quan là
hành vi nguy hiểm cho xã hội. Việc xác định loại tội nào có cấu thành tội phạm vật
chất hay có cấu thành tội phạm hình thức phải dựa vào quy định của luật, tránh
quan niệm cho rằng nếu có hậu quả xảy ra thì tội phạm đang xem xét có cấu thành
tội phạm vật chất hay ngược lại, nếu hành vi phạm tội chưa gây ra hậu quả thì tội
có cấu thành tội phạm hình thức. Việc xây dựng loại tội nào có cấu thành tội phạm
cơ bản là cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức là xuất
phát từ cơ sở sau:
- Nếu riêng hành vi gây nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện được đầy đủ tính
nguy hiểm của tội phạm hoặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội là hậu quả khó xác
định thì cấu thành tội phạm thường được xây dựng là cấu thành tội phạm hình
thức.
- Nếu riêng hành vi gây nguy hiểm cho xã hội chưa thể hiện được hoặc thể
hiện được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà đòi hỏi phải có cả
hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì cấu thành tội phạm thường được xây dựng là cấu
thành tội phạm vật chất.
Tội hiếp dâm được quy định tại Điều 111 BLHS là tội có cấu thành tội phạm
hình thức:
+ Tội hiếp dâm xâm phạm quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự ,

tính mạng của con người cụ thể là quyền tự do tình dục và quyền được bảo vệ sức
khỏe, tính mạng người phụ nữ. Hậu quả của hành vi phạm tội là những thiệt hại
gây ra cho nhân phẩm, danh dự của người phụ nữ dưới dạng những thiệt hại tinh
thần. Nó thường khó được xác định chính xác trên thực tế. Do vậy dấu hiệu hậu
quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội hiếp dâm. Phân
tích cụ thể ta thấy, theo khoản 1, Điều 111, BLHS quy định: “Người nào dùng vũ


lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn
nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ….”. Hành
vi khách quan của loại tội phạm này là hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác
giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân”. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời
điểm người phạm tội có hành vi giao cấu với nạn nhân, không kể việc giao cấu đã
kết thúc về mặt sinh lý hay chưa. Khi thực hiện một trong các hành vi dùng vũ lực,
đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân
hoặc các thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ thì cũng
đồng nghĩa với việc người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Từ
việc thực hiện hành vi nguy hiểm này mà người phạm tội đã gây ra tổn thất về tinh
thần (danh dự, nhân phẩm…) cho nạn nhân. Hành vi giao cấu chỉ có ý nghĩa nhất
định trong việc xem xét, áp dụng khung hình phạt đối với bị cáo hay để cá thể hóa
hình phạt chứ không có ý nghĩa định tội và đây cũng không phải là dấu hiệu về hậu
quả được miêu tả trong điều luật.
Từ những phân tích trên, ta khẳng định: “Tội hiếp dâm là tội có cấu thành
hình thức”.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập 2. NXB CÔNG AN NHÂN DÂN,
2009.

2. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã được
sửa đổi bổ sung năm 2009.
3. Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm. NXB GIÁO DỤC
VIỆT NAM 2010.


MỤC LỤC
Trang
1. Giải quyết câu hỏi 1

1

2. Giải quyết câu hỏi 2

4

3. Giải quyết câu hỏi 3

7

DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO

10



×