Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Sự phát triển của bộ máy nhà nước trong lịch sử môn lý luận nhà nước và pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.01 KB, 6 trang )

BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 2 – MÔN LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Sự xuất hiện của nhà nước là một điều tất yếu trong xã hội có giai cấp. Nhưng
không chỉ dừng lại ở đó, cùng với sự phát triển của xã hội loài người và quá trình
đấu tranh gai cấp, nhà nước cũng phát triển và thay đổi từ hình thức này sang hình
thức khác; nhà nước sau phát triển và hoàn thiện hơn nhà nước trước. Đó là một
quy luật tất yếu của sự phát triển. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn quy luật này, nhóm
chúng em xin được tìm hiều về đề tài: “sự phát triển của bộ máy nhà nước trong
lịch sử ”.
B. PHẦN NỘI DUNG

I. Khái quát chung.
Nhà nước là bộ máy quyền lực đặc biệt, được tổ chức được tổ chức chặt chẽ
để thực thi chủ quyền quốc gia, tổ chức và quản lí xã hội bằng pháp luật, phục vụ
lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội và thực thi các cam kết quốc tế.
Nhiệm vụ và các chức năng của nhà nước được thực hiện bởi bộ máy nhà
nước. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa
phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất
nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống
trị.
Từ khi xuất hiện Nhà nước tới nay, có 4 kiểu nhà nước là Nhà nước Chủ Nô,
Nhà nước Phong kiến, Nhà nước Tư Sản và Nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Điều đó
cũng có nghĩa là có 4 kiểu bộ máy Nhà nước tương ứng với mỗi kiểu Nhà nước đó.
Ngoài những đặc điểm chung thuộc về bản chất của Nhà nước, mỗi kiểu Nhà nước
có một cách thức riêng về tổ chức bộ máy Nhà nước, tùy thuộc vào bản chất,
nhiệm vụ, chức năng, mục tiêu hoạt động của Nhà nước ấy cũng như điều kiện,
hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, truyền thống dân tộc, mức độ đấu tranh giai cấp và
tương quan lực lượng chính trị, v.v…
II.sự phát triển của bộ máy Nhà nước trong lịch sử
1. Bộ máy Nhà nước Chủ nô


Nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước hình thành sớm nhất trong lịch sử. Quá
trình tồn tại và phát triển của nhà nước chủ nô rất dài, qua mỗi thời kì phát triển,
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, có nhiều biến đổi bởi vậy qua các giai đoạn phát
triển khác nhau bộ máy của từng nhà nước chủ nô cũng có sự khác nhau
Ở phương đông tổ chức bộ máy nhà nước có nhiều khác biệt và nhìn chung
đơn giản hơn so với ở phương Tây. Nhà vua được thần thánh hóa để toàn quyền
thực thi quyền lực của nhà nước các quan lại từ trung ương tới địa phương là bề tôi
của nhà vua, giúp việc cho nhà vua. Ở hầu hết các nhà nước chủ nô ở phương
Đông, trong thời gian tương đối dài, chính quyền cấp cơ sở là công xã nông thôn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI – LỚP 3610 – NHÓM A2

1


BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 2 – MÔN LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Công xã nông thôn hầu hết là hình thức tổ chức quá độ từ công xã thị tộc. Trong
công xã vẫn duy thì chế độ sở hữu chung tương tự như trong công xã thị tộc nhưng
ở trình độ cao hơn. Quan hệ giữa các thành viên công xã dựa trên yếu tố láng giềng
chứ không phải là quan hệ huyết thống.
Ở phương Tây nhiều nhà nước đã thiết lập ra những bộ máy nhà nước khá
hoàn thiện, tính chuyên môn hóa tương đối cao trong bộ máy của nhiều nhà nước
đã tồn tại các cơ quan nhà nước với cách thức tổ chức và hoạt động dân chủ. Bước
đầu có thể nhận xét rằng bộ máy nhà nước chủ nô ở phương tây đã có sự phân
công giữa các cơ quan trong việc lập pháp và tư pháp. Hội đồng trưởng lão, Viện
nguyên lão có chức năng gần như Quốc Hội. Tòa án là thiết chế hình thành khá
sớm trong bộ máy các nhà nước chủ nô phương tây.
Tuy vậy, có thể thấy hạn chế của bộ máy nhà nước Chủ nô là chưa mang tính
chuyên nghiệp, việc tổ chức bộ máy nhà nước còn mang nặng tính tự phát. Những
người làm việc trong bộ máy nhà nước thường đảm trách tất cả các công việc như

lập pháp, hành pháp, tư pháp. Như vậy dẫn đến sự chuyên quyền, độc đoán và
không mang tính khách quan, dân chủ.
Nhìn chung bộ máy nhà nước chủ nô còn hết sức đơn giản và mang nhiều
dấu vết của tổ chức thị tộc, bộ lạc. Chức năng của nhà nước ngày càng trở lên phức
tạp bởi vậy bộ máy nhà nước cũng được nâng cao, ngày càng mang tính chuyên
nghiệp hơn.
2. Bộ máy Nhà nước Phong kiến
Tiếp sau nhà nước chủ nô là sự hình thành và phát triển của nhà nước phong
kiến. Do nguyên nhân và quá trình xuất hiện nhà nước không giống nhau, mặt
khác, sự tác động, ảnh hưởng giữa các nhà nước còn hạn chế, chính vì vậy, bộ máy
nhà nước ở các nước phong kiến không hoàn toàn giống nhau.
Thời kì đầu khi nhà nước phong kiến mới ra đời, nhìn chung tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước còn khá đơn giản. Về sau, cùng với sự phát triển của
chế độ phong kiến, bộ máy nhà nước phong kiến ngày càng được tổ chức một cách
chặt chẽ, hoàn chỉnh hơn, thể hiện tính chuyên nghiệp cao hơn. Bước đầu đã có sự
phân biệt về chức năng nhiệm vụ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên,
không giống như sự phân quyền như những nhà nước tư sản sau này, ở đây chỉ là
sự phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan giúp việc cho nhà vua.
Nhìn chung, các nhà nước phong kiến đều đã biết đến việc phân chia lãnh
thổ thành các đơn vị hành chính, hình thành hệ thống cơ quan nhà nước từ trung
ương đến địa phương.
Trong bộ máy nhà nước phong kiến, đội ngũ quan liêu được từng bước hình
thành với những chức vụ chuyên nghiệp, phẩm hàm và chức vụ kèm theo. Đặc
biệt, chế độ khoa cử đã được nhiều nhà nước phong kiến áp dụng trong việc tuyển
dụng và bổ nhiệm quan lại.
Cách tổ chức bộ máy nhà nước ở phương đông có nhiều điểm khác so với ở
phương Tây. Ở phương Đông, trong suốt quá trình tồn tại của chế độ phong kiến,
yếu tố trung ương tập quyền luôn được duy trì bởi vậy, bộ máy nhà nước phong
kiến luôn được tổ chức đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước. Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI – LỚP 3610 – NHÓM A2


2


BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 2 – MÔN LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

phương Tây, chế độ phong kiến đã trải qua các giai đoạn phát triển từ phân quyền
cát cứ đến trung ương tập quyền. Đăc biệt, trong bộ máy nhà nước phong kiến ở
phương Tây, tòa án với chức năng là cơ quan xét xử chuyên nghiệp được hình
thành từ rất sớm.
Khác với sự hoạt động chưa mang tính chuyên nghiệp, việc tổ chức bộ máy
nhà nước còn mang tính tự phát của nhà nước chủ nô thì bộ máy nhà nước phong
kiến đã được tổ chức chặt chẽ, quy củ, hoàn chỉnh hơn với chức năng và nhiệm vụ
tương đối cụ thể. Thể lệ tuyển dụng và bổ nhiệm quan lại cũng được quy định rõ
ràng. Bước đầu đã có sự phân biệt về chức năng nhiệm vụ giữa lập pháp, hành
pháp và tư pháp.
Bên cạnh sự tiến bộ rõ rệt về cách thức tổ chức, bộ máy nhà nước phong
kiến còn tồn tại những hạn chế như: Sự chuyên môn hóa trong việc tổ chức quyền
lực nhà nước còn chưa rõ ràng, cụ thể. Vua nắm trong tay mọi quyền lực, do đó sự
chuyên quyền và thiếu dân chủ là điều dễ thấy ở các Nhà nước Phong kiến.
3. Bộ máy Nhà nước Tư sản
Kiểu nhà nước phát triển cao hơn , tiến bộ hơn so với nhà nước phong kiến
là nhà nước tư sản. Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức theo nguyên tắc phân
chia quyền lực được xây dựng trên cơ sở học thuyết “ tam quyền phân lập ’’, theo
đó nhà nước bao gồm ba thứ quyền là hành pháp, quyền lập pháp và quyền tư
pháp. Ba quyền này độc lập với nhau, kiềm chế để không một cơ quan nào nắm
mọi quyền hành, bởi vì nếu để một cơ quan nào thâu tóm hết quyền lực thì rất dễ
dẫn đến sự độc đoán, chuyên quyền, lạm quyền.
Chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân. Các hiến pháp của các
nhà nước tư sản đều xác lập nguyên tắc chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về

nhân dân và tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân.
Nguyên tắc tự do tư tưởng tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản. Nguyên
tắc này trên thực tế buộc chính phủ tư sản không được thiết lập bất cứ hệ tư tưởng
nào là hẹ tư tưởng thống soái trong xã hội, chính phủ không được phép can thiệp
vào hoạt động báo chí, xuất bản đồng thời cũng tạo cho báo chí khả năng phê phán
chính phủ khi chính phủ có những quyết sách không đúng đắn, có hiện tượng tham
nhũng hoặc bê bối.
Nguyên tắc đa nguyên chính trị và đa đảng. Đây là một trong những nguyên
tắc cơ bản và phổ biến của nền dân chủ tư sản đồng thời cũng là nguyên tắc cơ bản
của tổ chức nghị viện và chính phủ tư sản. Nguyên tắc này cho phép sự tồn tại của
nhiều đảng phái chính trị. Các đảng phái chính trị tự do tranh cử trong các cuộc
bầu cử nghị viện và tổng thống.
Nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhà nước mà trong đó hoạt
động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều tuyệt đối
tuân theo các quy định của hiến pháp và pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền
pháp luật không chỉ là công cụ để nhà nước quản lí mọi mặt đời sống xã hội, nó
còn là công cụ để mọi công dân đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của mình.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI – LỚP 3610 – NHÓM A2

3


BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 2 – MÔN LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Có thể thấy, Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ, quy
củ, thể hiện tính chuyên nghiệp cao hơn so với bộ máy nhà nước phong kiến.
Đồng thời hạn chế được sự chuyên quyền độc đoán trong việc thực hiện quyền lực
Nhà nước. Tuy nhiên hạn chế cơ bản của nó là có thể dẫn tới sự thiếu đồng bộ, sự
mâu thuẫn trong tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước, thậm chí nó còn có thể

làm cho bộ máy Nhà nước bị tê liệt, không hoạt động được; tính dân chủ và khách
quan nhiều khi còn bị hạn chế.
4. Bộ máy Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa là kết quả tất yếu của những mâu
thuẫn sâu sắc và ngày càng trở nên nghiêm trọng đến mức không thể điều hòa được
giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Bộ máy nhà
nước Xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân sâu sắc. Bộ máy Nhà nước xã hội chủ
nghĩa do nhân dân tổ chức ra. Thông qua hoạt động bầu cử nhân dân trực tiếp bầu
ra hệ thống cơ quan đại diện cảu nhân dân, từ hệ thống cơ quan này mà hình thành
ra các cơ quan khác trong bộ máy Nhà nước. Như vậy, bộ máy Nhà nước xã hội
chủ nghĩa được tổ chức và hoạt động trên cơ sở sự ủy nhiệm của nhân dân, đều
nhằm hướng tới nhân dân, chăm lo cho nhân dân, bảo đảm, bảo vệ lợi ích cho nhân
dân.
Việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Xã hội chủ nghĩa luôn đảm
bảo quyền lực của Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa với bộ máy
tư sản
Trong bộ máy Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, các cơ quan quản lý kinh tế xã
hội ngày càng phát triển và hoàn thiện để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội,
ngược lại, các cơ quan cưỡng chế chuyên nghiệp sẽ ngày càng được tổ chức thu
hẹp lại. Các cơ quan cưỡng chế, trấn áp vẫn phải duy trì nhưng tính chất và mục
đích của sự trấn áp của nhà nước xã hội chủ nghĩa đã có sự khác biệt hoàn toàn về
chất so với các kiểu nhà nước khác.
Đảm bảo sự lãnh đạo của đảng là nguyên tắc đặc thù trong tổ chức hoạt
động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đối với bộ máy nhà nước Tư sản,
nguyên tắc phân chia quyền lực, đa nguyên trong chính trị…là những nguyên tắc
đặc thù trong tổ chức và hoạt động của nó. Ngược lại, đảm bảo sự lãnh đạo của
một chính đảng duy nhất, đảng cộng sản là điều kiện tiên quyết, mang tính sống
còn của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Có thể nhận thấy rằng, bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là bộ máy nhà
nước tương đối hoàn chỉnh, thể hiện được tính chất dân chủ sâu sắc là triệt để nhất.
Có sự thống nhất giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, tạo thành một thể
thống nhất, làm cơ sở cho sự ổn định và bền vững của bộ máy nhà nước; phù hợp
với quá trình tiến bộ của loài người nói chung đồng thời bảo vệ cho lợi ích của đại
bộ phận người lao động. Tuy vậy, hạn chế lớn nhất của nó là dễ dẫn đến nguy cơ
lạm dụng quyền lực, chủ quan, duy ý chí. Vì thế, việc đảm bảo tính khách quan và
dân chủ trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là vô cùng quan trọng, có như thế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI – LỚP 3610 – NHÓM A2

4


BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 2 – MÔN LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

mới phát huy được hết tính dân chủ

và sự ưu việt vốn có của nó.

C. PHẦN KẾT LUẬN
Sự phát triển của bộ máy nhà nước trong lịch sử trải qua quá trình phát triển từ
thấp lên cao. Các nhà nước sau thay thế cho các nhà nước trước trên cơ sở chọn lọc
những ưu điểm của nhà nước trước đó, đồng thời loại bỏ những điểm còn hạn chế.
Sự chọn lọc đó làm cho cơ cấu của bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện, khoa
học, chặt chẽ hơn và dân chủ hơn. Sự thay thế này là điều tất yếu, giống như một
sự lựa chọn tự nhiên để tiến tới và giữ lại những gì tốt nhất của xã hội loài người.
Xét cho cùng chì chỉ có nhà nước Xã hội chủ nghĩa mới thực sự là kiểu nhà nước
phát triển ở hình thức cao nhất, dân chủ nhất, hướng tới phục vụ lợi ích của gai cấp
công nhân và nhân dân lao động, thực hiện công bằng xã hội trên cơ sở học thuyết
của chủ nghĩa Mác- Lênin.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI – LỚP 3610 – NHÓM A2

5


BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 2 – MÔN LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

KẾT LUẬN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI – LỚP 3610 – NHÓM A2

6



×