Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Vấn đề tự do lựa chọn hình thức hợp đồng thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.92 KB, 6 trang )

MỤC LỤC
A.

Đặt vấn đề

2

B.

Giải quyết vấn đề

2

I.

Hình thức của hợp đồng
2

II.

Vấn đề tự do lựa chọn hình thức hợp đồng trong thương mại quốc tế 2
1. Vấn đề tự do lựa chọn hình thức hợp đồng theo Công ước Viên về mua
bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG)

2

2. Vấn đề tự do lựa chọn hình thức hợp đồng theo Nguyên tắc hợp đồng
thương mại quốc tế của UNIDROIT (PICC)

3


Thực tiễn lựa chọn hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế

4

1. Pháp luật các quốc gia trên thế giới về vấn đề hình thức hợp đồng

4

I.

2. Pháp luật Việt Nam về vấn đề hình thức hợp đồng

A.

5

Kết luận
5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

6


A. Đặt vấn đề
Trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, việc tìm hiểu, nghiên
cứu về vấn đề lựa chọn hình thức hợp đồng sẽ giúp cho các thương nhân không
còn tỏ ra lúng túng hay khúc mắc khi tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế. Chính vì lý do này, nhóm chúng em xin lựa chọn đề
tài: “Vấn đề tự do lựa chọn hình thức hợp đồng thương mại quốc tế” làm đề tài
nghiên cứu.

B. Giải quyết vấn đề
I.

Hình thức của hợp đồng
Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới hình

thức nhất định của các chủ thể hợp đồng. Thông qua cách thức biểu hiện này,
người ta có thể biết được nội dung của giao dịch kinh doanh đã xác lập.
Hình thức của hợp đồng có thể là lời nói, văn bản (và các hình thức có giá
trị pháp lý tương đương như điện tín, telex và các thức khác) nào hoặc các hành
vi cụ thể. Tùy thuộc vào nội dung và tính chất của từng hợp đồng cũng như tùy
thuộc vào uy tín, độ tin cậy lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn một hình thức
nhất định trong việc giao kết hợp đồng tùy từng trường hợp cụ thể.
II.

Vấn đề tự do lựa chọn hình thức hợp đồng trong thương mại quốc
tế

1. Vấn đề tự do lựa chọn hình thức hợp đồng theo Công ước Viên về mua
bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG)
a. Nguyên tắc tự do lựa chọn hình thức hợp đồng
Nguyên tắc tự do lựa chọn hình thức hợp đồng được thể hiện rõ ràng ngay
trong Điều 11 của Công ước Viên năm 1980:
Điều 11: “Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận
bằng văn bản hay phải tuân theo một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp
đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai

của nhân chứng”.

2


b. Ngoại lệ của nguyên tắc tự do lựa chọn hình thức hợp đồng
Ngoại lệ của nguyên tắc này được thể hiện tại Điều 12 và Điều 96 Công
ước Viên năm 1980:
- Điều 12: “Bất kỳ quy định nào của Điều 11, Điều 29 hoặc phần II của
Công ước này cho phép hợp đồng mua bán, việc thay đổi hoặc đình chỉ hợp
đồng theo sự thỏa thuận của các bên hoặc đơn chào hàng và chấp nhận đơn
chào hàng hay bất kỳ sự thể hiện ý định nào của các bên được lập và không phải
dưới hình thức văn bản mà dưới bất kỳ hình thức nào sẽ không được áp dụng khi
dù chỉ một trong số các bên có trụ sở thương mại đặt ở nước là thành viên của
Công ước mà nước đó đã tuyên bố bảo lưu theo Điều 96 của Công ước này. Các
bên không được làm trái với điều này hoặc sửa đổi hiệu lực của Điều 12 này”.
- Điều 96: “Nếu luật pháp của một quốc gia thành viên quy định hợp đồng
mua bán phải được ký kết hay xác nhận bằng văn bản thì quốc gia đó có thể bất
cứ lúc nào tuyên bố chiếu theo Điều 12, rằng mọi quy định của các Điều 11, 29
hay của phần thứ hai Công ước này cho phép một hình thức khác với hình thức
văn bản cho việc ký kết, sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng mua bán, hay cho mọi
chào hàng hay chấp nhận chào hàng hay sự thể hiện ý định nào khác sẽ không
áp dụng nếu chỉ cần một trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia”.
1. Vấn đề tự do lựa chọn hình thức hợp đồng theo Nguyên tắc hợp đồng
thương mại quốc tế của UNIDROIT (PICC)
a. Nguyên tắc tự do lựa chọn hình thức hợp đồng
Điều 1.2 của PICC 2004 nêu rõ việc giao kết hợp đồng không yêu cầu các
bên phải tuân theo bất kỳ hình thức nào, theo đó “không một chi tiết nào của
PICC 2004 yêu cầu một hợp đồng, tuyên bố hay bất kỳ hành vi nào khác phải
được giao kết hay chứng minh bằng một hình thức đặc biệt. Sự tồn tại của chúng

có thể được chứng minh bằng bất kỳ hình thức nào, kể cả bằng nhân chứng”.
b. Ngoại lệ của nguyên tắc tự do lựa chọn hình thức hợp đồng
Trong mối liên hệ với Điều 1.4 của PICC 2004, nguyên tắc tự do về hình
thức giao kết hợp đồng tại Điều 1.2 có thể bị hạn chế bởi các quy định riêng của
pháp luật quốc gia hoặc các văn bản pháp luật quốc tế có yêu cầu cụ thể về hình

3


thức hợp đồng, theo đó “ Bộ Nguyên tắc này không hạn chế việc áp dụng những
quy phạm bắt buộc, có nguồn gốc quốc gia, quốc tế hay siêu quốc gia, được áp
dụng trên cơ sở các quy phạm của tư pháp quốc tế liên quan”.
Bên cạnh đó, PICC 2004 còn cho phép các bên có thể thỏa thuận hình
thức cụ thể cho việc giao kết, sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng, cho bất
kỳ tuyên bố hay hành vi đơn phương nào mà các bên có thể đưa ra trong quá
trình giao kết và thực hiện hợp đồng hoặc trong bất kỳ tình huống nào khác, thể
hiện trong các điều khoản 2.1.13, 2.1.17 và 2.1.18:
- Điều 2.1. 13 (Giao kết hợp đồng phụ thuộc vào sự thỏa thuận về một số
vấn đề liên quan đến hình thức hợp đồng) :“Trong các cuộc đàm phán, khi một
bên yêu cầu việc giao kết hợp đồng phụ thuộc vào thỏa thuận về một số vấn đề
liên quan đến nội dung hoặc hình thức, thì hợp đồng sẽ chỉ được giao kết nếu
các bên đạt được thỏa thuận về những vấn đề này.”.
- Điều 2.1.17 (Điều khoản về tính toàn bộ) :“Một hợp đồng giao kết bằng
văn bản có một điều khoản quy định rằng hợp đồng bao gồm toàn bộ tất cả
những điều kiện mà các bên đã thỏa thuận không thể bị bác bỏ hoặc bổ sung
bằng việc đưa ra những tuyên bố hoặc thỏa thuận trước đó. Tuy nhiên, những
tuyên bố hoặc thỏa thuận này vẫn có thể được sử dụng để giải thích hợp đồng.”.
- Điều 2.1.18 (Điều khoản sửa đổi bằng hình thức đặc biệt): “Hợp đồng
bằng văn bản có một điều khoản quy định rằng mọi thay đổi hay thỏa thuận
chấm dứt hợp đồng nào đều phải được thực hiện dưới một hình thức nhất định,

thì không thể thay đổi hay chấm dứt hợp đồng bằng hình thức khác. Tuy nhiên,
một bên có thể mất quyền viện dẫn quy định này nếu thái độ bên đó đã khiến cho
bên kia hành động theo một cách hợp lý.”.
I. Thực tiễn lựa chọn hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế
1. Pháp luật các quốc gia trên thế giới về vấn đề hình thức hợp đồng
Tuy Pháp luật Quốc tế đã có những quy định về vấn đề tự do lựa chọn
hình thức hợp đồng nhưng mỗi quốc gia có một cách tiếp cận khác nhau về hình
thứ hợp đồng. Sau đây là một vài ví dụ:

4


- Luật bán hàng của Vương quốc Anh cho phép hợp đồng có thể được
giao kết bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng miệng hoặc một phần của hợp đồng
được thỏa thuận bằng miệng, một phần văn bản hoặc có thể suy đoán căn cứ vào
hành vi của các bên tham gia giao kết hợp đồng.
- Theo pháp luật Hoa Kỳ, một số loại hợp đồng nhất định phải giao kết
bằng văn bản, trong đó có hợp đồng về hàng hóa, mà việc cung cấp hàng hóa đó
không thể diễn ra trong vòng một năm kể từ ngày xác lập hợp đồng, các hợp
đồng có giá trị từ 500 đô la Mỹ trở lên, các hợp đồng khác theo quy định của
pháp luật chuyên ngành.
- Bộ Luật Dân sự Liên Bang Nga quy định: hợp đồng có thể được xác lập
dưới bất kỳ hình thức nào, trừ trường hợp pháp luật quy định một hình thức nhất
định đối với hợp đồng đó. Nếu các bên đồng ý giao kết hợp đồng dưới hình thức
thỏa thuận đã được xác định đối với hợp đồng, thậm chí pháp luật không đòi hỏi
một hình thức như vậy đối với hợp đồng đó. Hình thức viết của hợp đồng có thể
được xác định thông qua hoàn thành tài liệu có chữ kỹ của các bên, và cũng có
thể bằng cách trao đổi các văn bản bằng thư điện tử, thư tín, thư đánh máy, điện
thoại, các hình thức điện tử hoặc các hình thức thông tin khác.
2. Pháp luật Việt Nam về vấn đề hình thức hợp đồng

Pháp luật Việt Nam bắt buốc hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải
được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương. Hình thức
có giá trị tương đương bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu (là thông
tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử), và các hình
thức khác theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 27, khoản 15 Điều 3 Luật
Thương mại Việt Nam 2005).

A. Kết luận
Việc tìm hiểu cụ thể về vấn đề tự do lựa chọn hình thức hợp đồng sẽ giúp
cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế tránh mắc phải những khó khăn, vướng mắc do thiếu hiểu biết, đồng thời
giúp cho những nhà làm luật nhanh chóng hoàn thiện pháp luật về điều chỉnh
hình thức hợp đồng.

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thu Trang, Khóa luận tốt nghiệp: “Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Hà Nội, 2010.
2. Nguyễn Thị Tú Quyên, Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế - một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Việt
Nam”, Hà Nội, 2011.
3. Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nxb Tư pháp, Trường Đại học Luật
Hà Nội, 2006.
4. Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University,
the People’s public security publishing house, Hanoi, 2012.
5. Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG).
6. Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT (PICC).
7. Luật Thương mại Việt Nam 2005.

8. Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005.
Đường link tham khảo:

/> /> />
6



×