Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bình luận về tình trạng ban hành văn bản pháp luật sai trái hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.87 KB, 8 trang )

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Xây dựng văn bản pháp luật ( VBPL) là hoạt động mang tính chuyên môn, do nhiều cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện bằng việc xác lập những hình thức văn bản khác
nhau . Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho
hoạt động xây dựng, giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, làm cho chất
lượng của văn bản quy phạm pháp luật tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên , thực tiễn cho thấy các
văn bản pháp luật trái thẩm quyền, sai trái diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương và ảnh
hưởng lớn đến xã hội. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này nhóm chúng em xin tìm hiểu đề số
03 “Bình luận về tình trạng ban hành văn bản pháp luật sai trái hiện nay, nguyên
nhân và giải pháp khắc phục”.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Những vấn đề lý luận về văn bản pháp luật sai trái.
1.Khái niệm văn bản pháp luật và văn bản pháp luật sai trái
a, Khái niệm văn bản pháp luật
Hiện nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm văn bản pháp luật.
Theo nhóm em khái niệm đầy đủ và chính xác nhất về văn bản pháp luật là văn bản pháp
luật do những chủ thể có thẩm quyền ban hành theo đúng thủ tục, trình tự và hình thức do
pháp luật quy định, thể hiện ý chí nhà nước, luôn mang tính bắt buộc và được đảm bảo
thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
b,Khái niệm văn bản pháp luật sai trái
Pháp luật hiện hành không quy định văn bản nào là văn bản pháp luật sai trái mà chỉ
quy định về văn bản hợp pháp. Theo Điều 3 Nghị định 135/2003NĐ-CP ngày 14/22/2003
của Chính phủ về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hợp pháp là văn
bản được ban hành đúng căn cứ pháp lý, thẩm quyền, kỹ thuật trình bày, nội dung phù hợp
với quy định của pháp luật và đúng về thủ tục xây dựng, ban hành văn bản. Qua đó, có thể
hiểu văn bản trái pháp luật là trái với quy định của pháp luật hiện hành, vi phạm một trong
các điều kiện trên
2.Đặc điểm của văn bản pháp luật
a,Văn bản pháp luật được xác lập bằng ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ viết được thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là
giấy viết. Thể hiện bằng ngôn ngữ viết sẽ giúp chủ thể ban hành văn bản pháp luật trình


bày đầy đủ, mạch lạc ý chí của mình về các vấn đề phát sinh trong quản lý Nhà nước, giúp
đối tượng thi hành biết được và hiểu được để thực hiện. Cách thức thể hiện này tiện lợi
cho việc chuyển tải tiếp cận khai thác, lưu trữ thông tin để phục vụ cho hoạt động quản lý.


Ngoài ra còn sử dụng những hình thức khác như: ngôn ngữ nói, hành động…
b, Văn bản pháp luật được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy
định .
Chỉ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành.
Theo Luật Hiến pháp 1992, Luật Ban hành quy phạm pháp luật 2008, các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền, cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật bao
gồm: Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng chính
phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối
cao, chánh án toà án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị – xã hội khi tổ chức được tham gia quản lý Nhà nước
theo quy định của pháp luật.
c,Văn bản pháp luật có nội dung là ý chí của chủ thể ban hành
Ý chí đó được xác lập theo cơ sở pháp luật hiện hành và nhận thức chủ quan của cán
bộ,công chức Nhà nước về những yếu tố khách quan của đời sống xã hội, phù hợp với
mục tiêu của từng văn bản. Tuy nhiên, để đảm bảo nâng cao đối tượng, hiệu lực quản
lý,trong quá trình xác lập văn bản pháp luật, chủ thể có thẩm quyền có thể tham khảo tâm
tư nguyện vọng của những đối tuợng có liên quan trực tiếp tới nội dung của văn bản, đặc
biệt là của nhân dân lao động để vừa đạt được mục tiêu quản lý, vừa đảm bảo được các
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
d,Văn bản pháp luật có hình thức do pháp luật quy định
Pháp luật hiện nay quy định rất nhiều loại văn bản pháp luật có tên gọi khác nhau
như: Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, chỉ thị…những quy định đó có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc phân biệt các văn bản pháp luật khác nhau trong cùng hệ
thống, phân biệt văn bản pháp luật với những văn bản khác của Nhà nước, xác định thứ
bậc hiệu lực của từng văn bản, tạo điều kiện cần thiết cho việc ban hành, thưc hiện hoặc

xử lý văn bản khiếm khuyết. Bên cạnh đó pháp luật còn quy định về thể thức văn bản
pháp luật, có tác động tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hình thức và nội dung văn bản, đảm
bảo sự thống nhất.
e,Văn bản pháp luât được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định
Thủ tục ban hành đối với mỗi loại văn bản được pháp luật quy định một cách cụ thể.
Thủ tục ban hành các văn bản pháp luật được quy định nhiều trong văn bản quy phạm
pháp luật khác nhau như: luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, luật khiếu nại tố cáo,

f, Văn bản pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện
Nhà nước đẫn sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như: tuyên truyền giáo dục và đặc
biệt là biện pháp cưỡng chế. Nếu các cá nhan tổ chức có liên quan không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng các nội dung của văn bản pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp
lý trước Nhà nước – ngược lại, nếu thực hiện tốt có thể được Nhà nước khích lệ về tinh
thần hoăc vật chất.


II/ Bình luận về tình trạng việc ban hành văn bản pháp luật sai trái hiện nay ,
nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
1.Thực trạng
Có thể thấy hiện nay, tình trạng ban hành văn bản pháp luật sai trái là rất phổ biến.
Những sai trái trong việc ban hành văn bản pháp luật bao gồm những sai trái về thẩm
quyền, hình thức, nội dung….của văn bản pháp luật.
Tình trạng văn bản pháp luật được ban hành sai trái hiện nay đang là một vấn đề thu
hút sự quan tâm và đáng báo động. Trong mười năm qua (2003-2013), các cơ quan kiểm
tra văn bản cả nước đã tiếp nhận, kiểm tra trên 1,7 triệu văn bản, phát hiện trên 50 nghìn
văn bản sai trái và đã xử lý ở các mức độ khác nhau. Đây là thống kê đáng chú ý trong
Quyết định công bố 10 sự kiện nổi bật về kiểm tra văn bản trong mười năm hoạt động
(2003-2013) do cục trưởng cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật vừa ký ban hành.
Trong 10 năm qua, cục Kiểm tra văn bản đã tiếp nhận, kiểm tra trên 27 nghìn văn bản,
phát hiện trên 4,8 nghìn văn bản sai trái và đã xử lý ở các mức độ khác nhau.

Thực tiễn trên cho thấy, tình trạng ban hành văn bản sai trái thường xuyên diễn ra
trong mọi lĩnh vực. Sai trái trong việc ban hành văn bản pháp luật chủ yếu là những sai
trái về thẩm quyền và nội dung của văn bản.
Thứ nhất, sai trái về thẩm quyền: đây là việc ban hành văn bản pháp luật không
đúng thẩm quyền mà pháp luật cho phép., bao gồm sai phạm thẩm quyền về nội dung và
thẩm quyền về hình thức.
+ Vi phạm thẩm quyền về hình thức là việc ban hành văn bản có tên gọi không đúng với
quy định của pháp luật hiện hành. Gồm các trường hợp: Sử dụng hình thức văn bản pháp
luật thuộc thẩm quyền của người khác (ví dụ như Hội đồng nhân dân ban hành nghị đinh;
Chính phủ ban hành quyết định…); Cơ quan ban hành văn bản sử dụng không đúng vai
trò của văn bản đối với công việc được giao quyền. ( ví dụ khi xử lý kỷ luật người lao
động thủ trưởng đơn vị ra công văn…); Sử dụng hình thức văn bản không do pháp luật
quy định như thông tri, mệnh lệnh.
+ Vi phạm thẩm quyền về nội dung: là việc chủ thể ban hành văn bản pháp luật để giải
quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của người khác. (Ví dụ Bộ xây dựng ban hành văn
bản quản lý tài nguyên thiên nhiên.)
Có thể thấy, gần đây, việc ban hành văn bản trái thẩm quyền, vượt thẩm quyền là
vấn đề khá phổ biến. Thường thấy nhất là việc ban hành văn bản pháp luật trái thẩm quyền
về nội dung. Cụ thể, trong thời gian vừa qua, dư luận xôn xao về việc:Năm 2008, Bộ Y tế


ban hành 2 văn bản quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người điều kiển phương tiện giao
thông, đó là Quyết định số 33/2008/QĐ-BYT về việc ban hành tiêu chuẩn sức khỏe người
điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và quyết định số 34/2008/QĐ-BYT
về việc ban hành tiêu chuẩn sức khỏe người khuyết tật của Bộ y tế . Trong đó có quy định
mà người dân thường gọi là “ngực lép không được lái xe”. Quy định này không chỉ khiến
người dân bất bình về nội dung mà còn trái thẩm quyền về nội dung theo quy định của
pháp luật do Bộ y tế đã “lấn sân” sang cả thẩm quyền của bộ giao thông vận tải. Lẽ ra
trong trường hợp này, phải ban hành một thông tư liên tịch mới phù hợp với quy định của
pháp luật.

Theo Cục Kiểm tra Văn bản, các quyết định trên đã vi phạm thẩm quyền ban hành văn
bản cũng như đưa ra quá nhiều tiêu chuẩn sức khỏe không phù hợp, làm hạn chế quyền
của công dân được sử dụng phương tiện giao thông. Sau đó, quy định nói trên đã được Bộ
Y tế hủy bỏ.
Thứ hai, ban hành văn bản pháp luật sai trái về nội dung: Đây là tình trạng nhiều
văn bản pháp luật được ban hành có nội dung sai trái, mâu thuẫn với các văn bản của cấp
trên, vi phạm quyền của công dân hoặc nội dung văn bản không có tính khả thi… Tình
trạng ban hành văn bản sai về nội dung diễn ra khá phổ biến, và xuất hiện trên mọi lĩnh
vực. Cụ thể là: Năm 2003, Bộ Công an ra Thông tư số 02 ngày 13/1/2003 Về hướng dẫn
tổ chức cấp đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới theo đó: “mỗi người chỉ được
đăng ký 1 xe môtô hoặc xe gắn máy". Sau một thời gian thực hiện, quy định này đã không
nhận được sự đồng tình từ dư luận do quy định của thông tư này đã hạn chế quyền sở hữu
của công dân, vi phạm Hiến pháp và pháp luật, đó là, công dân có quyền sở hữu tài sản
không bị hạn chế về số lượng và giá trị. Sau khi Cục Kiểm tra Văn bản kiến nghị, cuối
năm 2005, Bộ Công an đã ra Thông tư hủy bỏ quy định nói trên. Vụ việc thứ hai có thể kể
đến đó là văn bản pháp luật do HĐNH TP Đà Nẵng ban hành: Nghị quyết số 23 của
HĐND TP. Đà Nẵng có quy định: “tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu
vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề
nghiệp hoặc có nhiều tiền án tiền sự”.Theo Cục Kiểm tra Văn bản thì Nghị quyết này trái
với Luật cư trú. Việc xử lý văn bản này đã bảo đảm quyền cư trú hợp pháp của công
dân…
Có thể thấy, mặc dù hàng loạt các văn bản pháp luật của nhiều bộ ngành, địa phương
mới ban hành đã bị hủy bỏ vì vi phạm, nhưng từ rất lâu rồi, chưa thấy cán bộ lãnh đạo,
người ký văn bản pháp luật sai nào bị xử lý...Trong khi đó, pháp luật đã có một số quy
định đặt ra trách nhiệm với những trường hợp này. Cụ thể: Luật có quy định, nếu người
nào ban hành VBQPPL sai, thì tùy mức độ có thể kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình
sự trong trường hợp họ cố tình ban hành VBQPPL sai trái như vậy.


Theo báo cáo của bộ Tư pháp, trong 6 tháng đầu năm 2013, bộ Tư pháp đã kiểm tra

251.002 văn bản, phát hiện 3.960 văn bản có dấu hiệu chưa đảm bảo tính hợp pháp, trong
đó có 528 VBQPPL có dấu hiệu vi phạm pháp luật về nội dung và thẩm quyền. Tuy nhiên,
chưa thấy trường hợp nào bị xem xét trách nhiệm trong khi, năm 2010, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Nghị định 40/2010/NĐ-CP về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm
pháp luật.
2.Nguyên nhân
a, Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do các quan hệ xã hội diễn ra ngày càng phức tạp và biến đổi nhanh chóng
khiến cho nội dung của những văn bản pháp luật mặc dù mới được ban hành lại trở nên
không còn phù hợp với các quan hệ xã hội mới hoặc các biến đổi của quan hệ xã hội được
các văn bản pháp luật điều chỉnh.
Thứ hai, cũng chính vì những biến đổi phức tạp của quan hệ xã hội ấy mà không kịp
ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh nó. Không chỉ thế, xuất phát từ sự phức tạp ấy
mà cũng khó có thể ban hành được các văn bản pháp luật có nội dung phù hợp với các
quan hệ xã hội mới phát sinh trong đời sống xã hội.
Hay nói tóm lại, đối tượng điều chỉnh của văn bản pháp luật là các quan hệ xã hội
phong phú, đa dạng và luôn tồn tại khách quan. Vì thế việc năm bắt thực trạng và suy
đoán quy luật vận động của các quan hệ xã hội là rất khó khan, phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, dẫn tới nội dung văn bản pháp luật không phù hợp với tình hình thực tế và trở nên lạc
hậu.
b,Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, do trình độ của người tham gia soạn thảo văn bản còn hạn chế. Xuất
phát từ thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật là rất rộng, có thể nói là hầu hết các cơ
quan nhà nước ở cả Trung ương và địa phương đều có thẩm quyền ban hành văn bản trong
lĩnh vực cụ thể nên dẫn đến tình trạng người soạn thảo các văn bản này không phải ai
cũng có trình độ chuyên môn cao. Do đó, tình trạng ban hành văn bản sai thẩm quyền, thể
thức cũng như không đáp ứng đầy đủ được các yêu cầu của văn bản sảy ra ở hầu khắp các
cơ quan Nhà nước chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân này.
Thứ hai, do quy trình soạn thảo chưa tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp
luật. Quy trình soan thảo và ban hành văn bản pháp luật được Nhà nước ta quy định cụ thể

tại hai đạo luật là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân năm 2004. Tuy
nhiên trên thực tế, quy trình này chưa được đảm bảo chặt chẽ, logic dẫn tới sự sai sót,
khiếm khuyết của văn bản pháp luật.


Thứ ba, nhận thức chủ quan, thiếu trách nhiệm của người soạn thảo đối với công
tác soạn thảo văn bản pháp luật nên có khi dẫn đến tình trạng cấp trên giao cho cấp dưới
đảm nhiệm. Có thể nói đây là hệ quả của tình trạng chủ thể ban hành văn bản pháp luật có
trình độ nhận thức hạn chế, chưa nhận thức hết được hậu quả của sự vô trách nhiệm trong
việc ban hành văn bản pháp luật, “thẳng tay kí bừa” hay mặc cho cấp dưới chịu trách
nhiệm soạn thảo. Đây cũng chính là nguyên nhân của tình trạng văn bản pháp luật ban
hành có sai trái.
Thứ tư, cơ chế xử lí vi phạm trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật còn
lỏng lẻo, chưa có chế tài thật sự mạnh mẽ. Mặc dù pháp luật hiện hành đưa ra cơ chế
giám sát, kiểm tra và xử lí văn bản pháp luật sai trái nhưng lại chưa có được một cơ chế cụ
thể đẻ xử lí hoặc kỉ luật những chủ thể đã ban hành ra những văn bản sai trái. Chính vì thế,
làm cho các chủ thể ban hành văn bản pháp luật không có ý thức về việc phải làm đúng
theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, tồn tại tình trạng tiêu cực, tham nhũng hay vì lợi ích cục bộ, lợi ích
ngành, nhóm nghành của các chủ thể ban hành văn bản pháp luật. Trong một số
trường hợp, vì lợi ích nào đó của một nhóm chủ thế, hay vì lợi ích cục bộ, lợi ích trước
mắt của ngành mà các chủ thế ban hành văn bản pháp luật cố tính làm ngơ trước sự sai trái
của mình trong việc ban hành văn bản pháp luật. Cũng chính vì chưa có cơ chế xử lí chặt
chẽ nên tình trạng này còn tồn tại và diễn ra ở nhiều ngành, nhóm ngành hay của nội bộ cơ
quan có thẩm quyền ban hành văn bản.
Trên đây là một số nguyên nhân chủ quan của tình trạng ban hành văn bản sai trái mà
chủ yếu trách nhiệm này thuộc chủ thể ban hành văn bản pháp luật. Nếu người ban hành
văn bản làm đúng theo quy định pháp luật và nâng cao ý thức của mình thì cơ chế xử lí
văn bản sai trái đặt ra chỉ còn mang tính hình thức, chặt chẽ của một quá trình. Tuy nhiên,

thực tế hiện nay thì tình trạng ban hành văn bản pháp luật sai trái sảy ra quá nhiều nên cơ
chế xử lí đang là một trong những giải pháp khắc phục tình trạng này.
Tóm lại, dù là nguyên nhân khách quan hay chủ quan thì tình trạng ban hành văn bản
pháp luật sai trái cũng dẫn đến hậu quả khó lường trong công tác lập pháp cũng như
trong việc thực thi pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đời sống.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, nhóm chúng em xin đưa ra một số giải pháp
dưới đây :
3. Giải pháp khắc phục
Để khắc phục tình trạng ban hành văn bản sai trái, nâng cao hiệu quả của hoạt động
xậy dựng và ban hành văn bản pháp luật, nhóm chúng em xin đưa một số giải pháp sau:


Thứ nhất, xử lý kịp thời nghiêm minh những vi phạm pháp luật về xây dựng và ban hành
văn bản pháp luật. Để thực hiện được điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần:
Một là, cần quy định và phân biệt rõ từng biện pháp xử lý với nội dung sai phạm nào thì
áp dụng biện pháp hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổ, bổ sung thay thế, đình chỉ, tạm đình chỉ.
Hai là, quy định rõ trách nhiệm của chủ hể ban hành những văn bản pháp luật sai trái,
ràng buộc họ bằng môt biện pháp chế tài nhất định để khắc phục tình trạng ban hành văn
bản pháp luật trái thẩm quyền, nội dung bất hợp pháp, thủ tục không tuân theo quy định
của pháp luật…Việc quy định trách nhiệm pháp lý ràng buộc của chủ thể ban hành đối với
việc ban hành văn bản pháp luật không những là cơ sở để truy cứu trách nhiệm đối với
việc ban hàn văn bản pháp luật sai trái mà còn là một biện pháp bảo đảm sự thận trọng cho
chính họ khi ban hành văn bản pháp luật cũng như đảm bảo quyền lợi của các chủ thể có
liên quan.
Thứ hai, tăng cường hoạt động thẩm tra, thẩm đinh dự thảo văn bản pháp luật. Hoạt động
thẩm tra thẩm định có vai trò quan trọng quan trọng nhằm kiểm tra, xem xét tính hợp hiến,
hợp pháp, và tính thống nhất việc tuân thủ trình tự ban hành văn bản pháp luật về ngôn
ngữ, về tính khả thi của dự thảo tránh những sai sót có thể mắc phải trong quá trình soản
thảo văn bản. Chính vì vậy, củng cố và tăng cường chất lượng thẩm định, thẩm tra văn bản
cần nâng cao chất lượng các bộ, công chức chuyên nghiệp về công tác thẩm định, lựa

chọn người có trình độ pháp lý cao, bề dày thực tiễn am hiểu các vấn đề kinh tế xã hội.
Nhà nước cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp về công tác thẩm định,
tạo điều kiện cần thiết như phương tiện làm việc, các nguồn cung cấp thông tin...cho đội
ngũ này chuyên tâm công tác nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, thẩm tra văn bản pháp
luật.
Thứ ba, tăng cường công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản pháp luật là xem xét, đánh giá
hệ thống văn bản pháp luật do các chủ thể ban hành nhằm phát hiện văn bản trái pháp luật,
mâu thuẫn, chông chéo và không còn phù hợp với thực tiễn để kịp thời sửa đổ bổ sung,
thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành.
Thứ tư, nâng cao trình độ của các chủ thể trong quá trình ban hành văn bản pháp luật.
Hoạt động ban hành văn bản do các chủ thể ban hành loại văn bản (chủ thể soạn thảo và
chủ thể ban hành) tiến hành, cho nên nếu nâng cao hiệu quả hoạt động nâng cao chất
lượng của văn bản pháp luật thì đương nhiên phải nâng cao hơn nữa trình độ của các chủ
thể này. Nâng cao trình độ của các chủ thể này sẽ tạo ra sự kiểm duyệt chặt chẽ về nội
dung cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản pháp luật từ đó
khắc phục tình trạng ban hành văn bản pháp luật sai trái


Thứ năm , thực hiên tốt việc lấy ý kiến đống góp của nhân dân.
Lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào quá trình xây dựng ban hành VBPL của cơ quan
nhà nước, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là điều kiện kien quyết để nâng
cao chất lượng xây dựng, ban hành VBPL.Tuy nhiên thực tế việc lấy ý kiến đống góp của
nhân dân trong việc ban hành VBPL của các cơ quan nhà nước có nhiều hạn chế.
Thứ sáu , nâng cao kinh phí cho hoạt động xây dựng và ban hành VBPL.
Kinh phí là nguồn lực quan trọng đối với ciệc thực hiện bất kì một hoạt động nào, nó có
tác động nhất định tới hiệu quả cũng nhue kết quả của công tác này. Vì vậy, cần quy định
hỗ trợ kinh phí cho mọi công việc được tiến hành nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả
cao.
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Pháp luật là công cụ hữu hiệu để nhà nước sử dụng quản lý xã hội , có tác động trực

tiếp đến sự vận động và phát triển của xã hội. Những văn bản pháp luật trái thẩm quyền sẽ
tác động tiêu cực đến tình hình đất nước. Chính vì vậy, trước tình trạng ban hành văn bản
pháp luật sai trái diễn ra phổ biến thì các cơ quan chức năng , tổ chức có thẩm quyền phải
kịp thời có những biện pháp khắc phục và thay thế những văn bản pháp luật đó.



×