Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn môn luật hôn nhân gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.44 KB, 32 trang )

Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân

LỜI MỞ ĐẦU
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, hôn nhân là sự liên kết giữa người đàn
ông và người đàn bà được pháp luật thừa nhận để xây dựng gia đình và
chung sống với nhau suốt đời. Sự liên kết đó phát sinh, hình thành do kết
hôn và được biểu hiện ở một quan hệ xã hội gắn liền với nhân thân, đó là
quan hệ vợ chồng. Sau đây nhóm chúng em sẽ đi sâu vào đề tài “Kết hôn và
các trường hợp cấm kết hôn”.
Nhóm chúng em mong rằng bài làm này sẽ giúp ích được các bạn tìm
hiểu rõ hơn về môn học và thực thi pháp luật hôn nhân gia đình. Nhóm
chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô và các bạn để
bài làm này hoàn chỉnh hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân

Bài làm gồm:
I. KHÁI NIỆM VỀ HÔN NHÂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HÔN NHÂN.
1.1 Khái niệm
1.2. Đặc điểm của hôn nhân gia đình Việt Nam.
II. KHÁI NIỆM VỀ KẾT HÔN.
III. CÁC ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN.
3.1. Điều kiện về tuổi kết hôn.
3.2. Kết hôn tự nguyện.
3.3 Kết hôn có yếu tố nước ngoài.
IV. NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẤM KẾT HÔN.
4.1 Khái niệm cấm kết hôn.


4.2 Các trường hợp cấm kết hôn.
V. KẾT LUẬN.

2


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân

NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM VỀ HÔN NHÂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HÔN NHÂN.
1.1 Khái niệm
Hôn nhân là cơ sở hình thành nên gia đình - tế bào của xã hội. Trong mỗi
chế độ xã hội, gia đình đều thực hiện những chức năng cơ bản mang tính
chất xã hội của nó được coi như là một trong số những hạt nhân trung tâm và
là một thiết chế cơ bản của xã hội. Một trong những chức năng cơ bản của
gia đình là sinh sản nhằm tái sản xuất ra con người, là quá trình tiếp tục duy
trì nòi giống. Đó là một quá trình cần thiết của cuộc sống trong một xã hội
nhất định. Gia đình được ra đời tồn tại và phát triển trước hết là nhờ Nhà
nước thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ cũng như quy định quyền
và nghĩa vụ của họ. Chính vì vậy trong khoa hoc pháp lí nghiên cứu khái
niệm về hôn nhân có ý nghĩa quan trọng bởi nó phản ánh quan điểm của nhà
nước về hôn nhân, xác định bản chất pháp lý của quan hệ hôn nhân, đồng
thời là cơ sở cho việc quy định các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, cụ thể là theo Khoản 6-Điều 8 của
Luật HNGĐ thì: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”
1.2. Đặc điểm của hôn nhân gia đình Việt Nam.
* Hôn nhân là sự liên kết giữa nam và nữ
Gia đình ra đời, tồn tại và phát triển trước hết là nhờ nhà nước thừa nhận
hôn nhân của đôi nam nữ, đồng thời quy định quyền, nghĩa vụ pháp lý giữa

họ. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa nam và nữ, sự liên kết đó phải được
3


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
nhà nước thừa nhận bằng sự phê chuẩn dưới hình thức pháp lý – đó là đăng
kí kết hôn. Như vậy đăng kí kết hôn đã làm xác lập quan hệ hôn nhân và là
cơ sở để hình thành gia đình. Việc kết hôn phải được đăng kí tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Trong trường hợp hai người kết hôn là công dân Việt
Nam cùng kết hôn với nhau thì đăng kí kết hôn tại ủy ban nhân dân cấp cơ
sở nơi cư trú của hai bên nam nữ. Trong trường hợp kết hôn có yếu tố nước
ngoài thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước
ngoài thực hiện việc đăng ký kết hôn.
*Chung sống với nhau suốt đời, xây dựng gia đình hạnh phúc phát triển.
Hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng là
điều kiện đảm bảo cho sự liên kết đó hạnh phúc, bền vững. Khi yêu nhau vợ
chồng đều mong muốn được chung sống gắn bó bên nhau suốt đời hạnh
phúc hòa thuận.
*Hôn nhân bền vững
Tính chất này của hôn nhân được xuất phát vì:
- Tuy hôn nhân có tính chất bất biến, bền vững nhưng vẫn chấm
dứt được bằng sự kiện li hôn tuy nhiên theo quan niệm của tôn giáo
thì hôn nhân không thể chấm dứt bằng sự kiện li hôn.
- Do xuất phát từ đạo đức lối sống văn hóa, truyền thống của
người Phương Đông: Coi trọng tình nghĩa vợ chồng và yếu tố bền
vững trong hôn nhân.
- Do mục đích của hôn nhân . hôn nhân được hình thành từ tình
cảm giữa hai bên nam nữ với mục đích cho việc hình thành một gia
đình hạnh phúc, bền vững và đó cũng là nền tảng của một xã hội ổn
định và phát triển.

II. KHÁI NIỆM VỀ KẾT HÔN.
4


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân

Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của
pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Hệ thống pháp luật hôn
nhân và gia đình quy định nam nữ kết hôn phải đảm bảo hai yếu tố sau:
*Phải thể hiện ý chí của nam và nữ muốn kết hôn với nhau.
Yếu tố quan trọng đầu tiên là hai bên nam nữ phải tỏ rõ ý chí của mình là
mong muốn được xác lập quan hệ vợ chồng. Sự bày tỏ ý chí phải thống nhất
với ý chí trước cơ quan đăng kí kết hôn phải thể hiện rằng họ hoàn toàn
mong muốn được kết hôn với nhau. Nam nữ kết hôn mong muốn được gắn
bó với nhau trong quan hệ vợ chồng và cùng nhau xây dựng gia đình hạnh
phúc.
*Phải được nhà nước thừa nhận.
Hôn nhân chỉ được nhà nước thừa nhận khi việc xác lập quan hệ hôn
nhân tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết
hôn “không ai bị buộc phải kết hôn, nhưng ai cũng bị buộc phải tuân theo
luật hôn nhân một khi người đó kết hôn…hôn nhân không thể phục tùng sự
tùy tiện của người kết hôn mà trái lại sự tùy tiện của người kêt hôn phải
phục tùng bản chất của hôn nhân”.
Như vậy có nghĩa là nam nữ khi kết hôn với nhau họ phải tuân thủ các
điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Thông qua việc kết hôn nhà nước đã
công nhận hôn nhân của đôi nam nữ. Sự kiện kết hôn là cơ sở pháp lí ghi
nhận rằng: Hai bên nam nữ đã phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng.
III. CÁC ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN.
3.1 Điều kiện về tuổi kết hôn.


5


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân Gia đình quy định độ tuổi kết
hôn là: “Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”.
Theo hướng dẫn tại điểm a mục 1 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP
ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cáo quy
định: “Điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9 là: "Nam từ hai mươi
tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên". Theo quy định này thì không bắt
buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải từ đủ mười tám tuổi trở
lên mới được kết hôn. Do đó, nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước
sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn”.
Việc đưa ra độ tuổi kết hôn là căn cứ trên sự phát triển về tâm sinh lý,
sức khỏe và sự phát triển của nhận thức người đó, quy định về độ tuổi nhằm
đảm bảo về mặt sức khỏe, nhận thức, xã hội cũng như khả năng kinh tế có
thể gánh vác trách nhiệm gia đình, nuôi dạy con cho tốt... Trước đây, người
ta cho rằng sự phát triển tâm sinh lý và nhận thức của nữ thường sớm hơn so
với nam. Tuy bằng tuổi, nhưng con gái thường dậy thì trước và nhận thức
cũng già dặn hơn bạn nam cùng tuổi. Vì vậy, tuổi kết hôn của nữ ít hơn nam
2 tuổi.
Về độ tuổi kết hôn, pháp luật mỗi nước quy định có khác nhau. Nam và
nữ phải đạt đến một độ tuổi nhất định thì mới được phép kết hôn. Ví dụ: Ở
Thái Lan, cả nam và nữ từ 17 tuổi trở lên là đủ tuổi kết hôn. Ở Pháp: độ tuổi
kết hôn là từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 15 tuổi trở lên đối với
nữ. Ở Ấn Độ: nam từ đủ 21 tuổi trở lên nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
*Điều kiện kết hôn của bộ luật Hồng Đức.
Trong quan hệ kết hôn, luật quy định các điều kiện để có thể kết hôn là:
có sự đồng ý của cha mẹ (điều 314), không được kết hôn giữa những người
trong họ hàng thân thích (điều 319), cấm kết hôn khi đang có tang cha, mẹ

6


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
hay chồng (điều 317), cấm kết hôn khi ông, bà, cha hay mẹ đang bị giam
cầm, tù tội (điều 318), cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh), trò lấy vợ góa
của thày (điều 324), với một số quy định khác trong các điều 316, 323, 334,
338, 339. Tuy nhiên, luật Hồng Đức không quy định tuổi kết hôn, mặc dù
trong Thiên Nam dư hạ tập (phần lệ Hồng Đức hôn giá) có viết: "Con trai 18
tuổi, con gái 16 tuổi mới có thể thành hôn", có lẽ là do đã tồn tại một văn
bản khác cùng thời quy định về điều này. Luật Hồng Đức cũng quy định về
hình thức và thủ tục kết hôn như đính hôn và thành hôn (các điều 314, 315,
322). Lưu ý là luật Hồng Đức cho thấy cuộc hôn nhân có giá trị pháp lý từ
sau lễ đính hôn. Ví dụ điều 315 quy định: Gả con gái đã nhận đồ sính lễ mà
lại thôi không gả nữa thì phải phạt 80 trượng...Còn người con gái phải gả
cho người hỏi trước. Tuy nhiên, nếu trong thời gian từ lễ đính hôn cho đến
khi thành hôn mà một trong hai bên bị ác tật hay phạm tội thì bên kia có
quyền từ hôn.
Căn cứ và ý nghĩa khi quy định độ tuổi kết hôn:
Khi đưa ra quy định về độ tuổi kết hôn các nhà làm luật đều căn cứ vào
sự phát triển tâm sinh lý của con người và đồng thời phải căn cứ vào điều
kiện kinh tế xã hội của quốc gia. Theo kết quả nghiên cứu của nền y học
hiện đại thì nam từ khoảng 16 tuổi trở lên, nữ từ khoảng 13 tuổi trở lên đã có
khả năng sinh sản nhưng để đảm bảo cho con sinh ra được khỏe mạnh, nòi
giống phát triển lành mạnh, bảo đảm sức khỏe cho người phụ nữ khi mang
thai thì nam phải khoảng từ 18 tuổi trở lên, nữ phải khoảng từ 17 tuổi trở
lên. Bên cạnh đó, phải đạt đến độ tuổi trưởng thành nhất định thì con người
mới có những suy nghĩ chín chắn, nghiêm túc để lựa chọn và tự quyết định
việc kết hôn của bản thân mình cũng như có thể tham gia vào quá trình lao
động để tự tạo lập nguồn tài chính nhằm duy trì kinh tế gia đình.

7


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
Do vậy khi luật hôn nhân gia đình quy định tuổi kết hôn đối với nam là
20 tuổi kết hôn đối với nữ là 18 tuổi, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa
tuổi, phù hợp với điều kiện văn hóa xã hội. Quy định này thể hiện sự quan
tâm của nhà nước đối với sức khỏe đối với thế hệ tương lai của đất nước
được sinh ra khỏe mạnh và phát triển một cách tốt nhất, bảo đảm cho họ có
thể đảm đương, gánh vác trách nhiệm làm cha làm mẹ. Đồng thời, quy định
này cũng góp phần bảo đảm cho việc duy trì quan hệ hôn nhân một cách bền
vững, xây dựng nền tảng gia đình hanh phúc, ấm no.
* Cách tính tuổi kết hôn:
Theo Khoản 1- Điều 9 quy định tuổi kết hôn là: “Nam từ 20 tuổi trở lên,
nữ từ 18 tuổi trở lên”. Theo quy định này thì “ không bắt buộc nam phải từ
đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn, do đó nam
đã bước sang tuổi 20, nữ đã bước sang tuổi 18 mà kết hôn là không vi phạm
điều kiện kết hôn về đọ tuổi” ( theo mục 1 Điểm a Nghị quyết số
02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của hội đồng thẩm phán nhân dân tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật hôn nhân gia đình năm
2000).
Như vậy chỉ cần nam bước sang tuổi 20, nữ bước sang tuổi 18 là đã có
thể kết hôn. Có nghĩa là nữ sau ngày sinh nhật lần thứ 17+ 1 ngày là đã có
thể kết hôn. Nam sau ngày sinh nhật lần thứ 19+1 ngày là đã có thể kết hôn.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị B sinh ngày 30/04/1990 thì đến ngày 30/04/2007
+1 ngày (tức ngày 01/05/2007) thì chị B đã đủ tuổi kết hôn. Tương tự đối
với nam.
3.2. Kết hôn tự nguyện.
Tự nguyện trong việc kết hôn là hai bên nam nữ tự mình quyết định việc
kết hôn và thể hiện ý chí là mong muốn trở thành vợ chồng của nhau. Mỗi

8


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
bênnam nữ không bị tác động bởi bên kia hay bất kỳ người nào khác khiến
họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Hai bên nam nữ mong muốn
trở thành vợ chồng xuất phát từ tình yêu thương giữa họ và nhằm mục đích
là cùng nhau xây dựng gia đình.
Sự tự nguyện của hai bên nam nữ trong việc kết hôn phải thể hiện rõ là
họ mong muốn được gắn bó với nhau, chung sống với nhau suốt đời nhằm
thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai người. Sự tự nguyện của các bên trong
kết hôn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân có thể tồn tại lâu dài và
bền vững.
Pháp luật quy định việc kết hôn phải có sự tự nguyện của cả hai bên là
nhằm cho họ được tự do thể hiện ý chí và tình cảm khi kết hôn. Do đó đối
với những người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không có khả
năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình, bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự thì pháp luật cấm họ kết hôn. Đối với những trường hợp nam nữ bị chấn
động về thần kinh hoặc đang trong tình trạng say rượu, bia thì tạm thời họ
không được đăng ký kết hôn cho đến khi phục hồi khả năng nhận biết và
hoàn toàn tỉnh táo.
Để đảm bảo việc kết hôn hoàn toàn tự nguyện thì khi đăng ký kết hôn,
hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện UBND cấp xã yêu cầu hai bên cho
biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư
pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai
bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ
tịch UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy
chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ,
chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Vào ngày ủy ban nhân
dân tiến hành đăng ký kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn thì đôi nam

9


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
nữ phải có mặt để một lần nữa hai người phải trả lời trước cán bộ hộ tịch và
đại diện Ủy ban nhân dân rằng, đến lúc bấy giờ vẫn hoàn toàn tự nguyện kết
hôn với nhau.
Thông thường lễ đăng ký kết hôn được tiến hành tại Ủy ban nhân dân xã,
phường nới đăng ký kết hôn. Tuy nhiên đối với khu vực miền núi, vùng sâu,
vùng xa điều kiện đi lại khó khăn thì lễ đăng ký kết hôn có thể diễn ra tại
làng bản, nhưng dù ở đâu thì cũng phải có sự có mặt của hai bên.
*Các quy định của pháp luật.
Tại Khoản 2 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình đã quy định: “Việc kết
hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối
bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”.
-

Điểm b mục 1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP cũng quy định rõ: “Nếu

nam và nữ kết hôn tuy có đủ các điều kiện quy định tại các điểm 1 và 3 Điều
9, nhưng họ không tự nguyện quyết định mà thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 2 Điều 9: một bên
ép buộc nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn; một bên lừa dối nên bị lừa
dối đã đồng ý kết hôn; một bên hoặc cả hai bên nam, nữ bị người khác
cưỡng ép buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ”
Ví dụ 1: A ép buộc B kết hôn với mình nếu B không đồng ý
Ví dụ 2: A bị bố mẹ cưỡng ép bắt phải kết hôn với B vì 2 bên gia đình đã
có giao ước từ trước. Nếu A không nghe lời thì bố mẹ A sẽ từ A nên cô đành
phải kết hôn với B theo nguyện vọng của bố mẹ mặc dù cô không yêu anh B.
- Khoản 1 Điều 5 Nghị định 32/2002/NĐ-CP của Chính Phủ đã quy

định cụ thể hơn: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; không
phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng; không bên nào được ép buộc, lừa dối
bên nào
10


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
Ủy ban nhân dân cấp xã, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các tổ chức thành
viên, các Già làng, Trưởng bản, các vị chức sắc tôn giáo vận động, thuyết
phục các bậc cha mẹ hướng dẫn con xây dựng gia đình tiến bộ, không được
ép buộc hoặc cản trở việc lấy vợ, lấy chồng của con; vận động mọi người
xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu cản trở quyền tự do kết hôn của nam
và nữ”.
- Ngoài ra Điều 39 BLDS 2005 cũng có quy định: “Nam, nữ có đủ điều
kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền
tự do kết hôn. Việc tự do kết hôn giữa những người thuộc các dân tộc, tôn
giáo khác nhau, giữa những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật
bảo vệ”.
=> Luật hôn nhân gia đình quy định về sự tự nguyện trong kết hôn đã
xóa bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào cha mẹ và gia đình như tư tưởng phong
kiến, hướng đến việc xây dựng hôn nhân tự nguyện tiến bộ, vợ chồng bình
đẳng.
3.3Kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:
- Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
- Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó ở nước ngoài.
-


Ngoài ra tại K4 Điều 100 LHN và GĐ còn quy định các quan hệ giữa

hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng được áp dụng đối với

11


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một
bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài.
*Điều kiện kết hôn.
Theo Điều 103 LHNGĐ và Điều 10 NĐ 68 trong việc kết hôn giữa
công dân Việt Nam – Người nước ngoài mỗi bên phải tuân theo pháp luật
của nước mình về điều kiện kết hôn: áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch. Nếu
việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của luật này về
điều kiện kết hôn (Điều 9 và Điều 10 về điều kiện kết hôn và các trường
hợp cấm kết hôn).
Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của luật
này về điều kiện kết hôn. Nếu người đó có hai hay nhiều quốc tịch quốc tịch
nước ngoài thì giấy tờ xác định điều kiện kết hôn của họ sẽ theo pháp luật
của nước mà người đó mang quốc tịch đồng thời vào thời điểm đăng ký kết
hôn, nếu người đó không thường trú tại một trong nước mà người đó có
quốc tịch thì giấy tờ đó do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó
mang hộ chiếu cấp. Đối với người không quốc tịch muốn kết hôn với công
dân Việt Nam và đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
thì giấy tờ sử dụng trong giấy kết hôn là giấy là tờ do cơ quan có thẩm quyền
nơi người đó thường trú cấp. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài,

giấy tờ sử dụng trong việc đăng ký kết hôn là giấy tờ do cơ quan có thẩm
quyền của nước nơi người đó định cư hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt
Nam nước đó cấp.

12


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của
LHNGĐVN về điều kiện kết hôn.
Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang
hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật quốc gia thì phải nộp
giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành cấp trung ương
hoặc cấp Tỉnh xác nhận nếu người đó kết hôn với người nước ngoài không
ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định
của ngành đó.
Trong các hiệp định trương trợ tư pháp mà Việt Nam kí kết với người
nước ngoài, nguyên tắc chung là áp dụng luật quốc tịch của các bên đương
sự để điều chỉnh các vấn đề về điều kiện kết hôn. Tuy nhiên trong một số
hiệp định cũng có những quy định bổ sung. K1 Điều 23 Hiệp định tương trợ
tư pháp Việt Nam – Liên Bang Nga công dân các nước hữu quan muốn kết
hôn ngoài việc tuân thủ pháp luật nước mình họ còn phải tuân theo các quy
định của pháp luật nước nơi tiến hành kết hôn về cấm kết hôn.
IV. NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẤM KẾT HÔN.
4.1 Khái niệm cấm kết hôn.
Cấm kết hôn là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cho phép
một số đối tượng được kết hôn với nhau. Việc cấm kết hôn dựa trên cơ sở
nền tảng đạo đức, sự trong sáng, lành mạnh và tôn ti trật tự trong quan hệ gia
đình mang bản sắc luân lý đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

Việc cấm kết hôn ở Việt Nam được quy định trong:
Luật Hôn nhân gia đình 2000 sửa đổi bổ sung 2010
Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn
13


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời;
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi
với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con
riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
5. Giữa những người cùng giới tính.
Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP:
Tại mục 1:
c.1. Người đang có vợ hoặc có chồng là:
- Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về
hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn;
- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày
03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn;
- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987
đến trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà
có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn (trường hợp này chỉ
áp dụng từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực cho đến trước ngày
01/01/2003).
c.2. Người mất năng lực hành vi dân sự là người mất khả năng bằng

hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
c.3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với
con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong
14


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ
nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời
thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
c.4. Đối với trường hợp quy định tại điểm 4 Điều 10 cần hiểu là ngoài
việc cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi thì điều luật còn cấm kết
hôn:
- Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi;
- Giữa người đã từng là bố chồng với con dâu;
- Giữa người đã từng là mẹ vợ với con rể;
- Giữa người đã từng là bố dượng với con riêng của vợ;
- Giữa người đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng.
Về các trường hợp cấm kết hôn thì ngoài việc làm rõ thêm các quy định
đã có, trong điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 còn thể hiện một
sự điều chỉnh và bổ sung rất đáng kể. Như tại khoản 4 Điều 10 nêu trên,
trong khi cụ thể hóa trường hợp cấm kết hôn giữa người đã từng là cha, mẹ
nuôi với con nuôi thì đã bổ sung thêm việc cấm kết hôn giữa “bố chồng với
con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con
riêng của chồng”. Đây là bổ sung sáng suốt góp phần bảo vệ nền tảng đạo
đức, sự trong sáng, lành mạnh và tôn ti trật tự trong quan hệ gia đình mang
bản sắc luân lý đặc trưng của dân tộc Việt Nam.
Đối với một vấn đề gây tranh cãi và đang có những cách giải quyết khác
nhau trên thế giới việc kết hôn của những người cùng giới tính thì thái độ
của các nhà lập pháp Việt Nam thể hiện trong Luật hôn nhân và gia đình

năm 2000 là dứt khoát: cấm kết hôn (khoản 5, Điều 10). Ở nước ta quan hệ
đồng giới tính là một hiện tượng không mới nhưng hiện nay lại đang nổi lên
khá công khai, nhất là trong cư dân đô thị. Về lâu dài, thiết tưởng cần có sự
15


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
tìm hiểu, thống kê và nghiên cứu đầy đủ với thái độ tôn trọng và cảm thông
để áp dụng những giải pháp, pháp luật thỏa đáng hơn cho vấn đề hôn nhân
đồng giới.
Bên cạnh các bổ sung trên thì chúng ta không còn tìm thấy trong đạo luật
mới quy định cấm người đang mắc bệnh hoa liễu, cấm anh chị em cùng cha
khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha kết hôn với nhau như đã từng đặt ra trong
Điều 9 và 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959; các điểm b và c Điều 7
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.
Về trường hợp bỏ cấm đoán kết hôn đối với người đang mắc bệnh hoa
liễu (và chúng ta liên tưởng đến cả người nhiễm HIV-AIDS) có lẽ mang
nhiều ý nghĩa nhân đạo. Bởi lẽ, những căn bệnh trên không thể là lý do để
tước bỏ quyền kết hôn của công dân khi họ có tình yêu thương và thật sự tự
nguyện chấp nhận cuộc sống lứa đôi trong hoàn cảnh bệnh tật khó khăn đó.
Mặt khác, đối với y học ngày nay thì việc ngăn ngừa sự lây lan và chữa trị
bệnh hoa liễu không còn là nan giải nữa.
Việc không có quy định trực tiếp cấm kết hôn giữa hai người là anh chị
em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha cần được hiểu như thế nào?
Những người này có liên hệ về huyết thống, do đó căn cứ đoạn 2, mục 3
Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì họ thuộc diện có họ trong
phạm vi ba đời, không được kết hôn với nhau. Hiểu như vậy là theo đúng lôgíc: giữa những người có họ trong phạm vi ba đời (bao gồm trực hệ và bàng
hệ) đều bị cấm kết hôn, trong đó anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng
mẹ khác cha thuộc trường hợp không thể cho kết hôn với nhau được!
Vấn đề kết hôn giữa con riêng của chồng và con riêng của vợ, giữa

những người con nuôi hoặc giữa con đẻ với con nuôi trong một gia đình
16


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
chưa từng được dự liệu trong các đạo luật hôn nhân và gia đình của chúng ta
nhưng là một thực tế cần quan tâm. Các chủ thể trên là anh chị em trong gia
đình, nhưng giữa họ lại không có quan hệ huyết thống và không có quan hệ
họ hàng, vậy nếu phát sinh việc kết hôn với nhau thì giải quyết ra sao ?
Về mặt đạo đức chúng ta không thể hoặc khó chấp nhận con riêng của
vợ với con riêng của chồng, các người con nuôi của cùng cha mẹ nuôi hoặc
con đẻ với con nuôi kết hôn với nhau, mặc dù về huyết thống không có ảnh
hưởng tiêu cực cho nòi giống. Khi hai người kết hôn thuộc diện các đương
sự trên yêu cầu chính quyền cho đăng ký kết hôn thì cán bộ hộ tịch không
tìm ra quy định pháp luật để giải quyết. Còn đôi uyên ương lại lý sự: “Chúng
tôi được làm những gì pháp luật không cấm!”. Có phải là khó xử không?
Tóm lại, những quy định cấm đoán kết hôn trong Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 đã có sự hoàn chỉnh, công dân được tạo thuận lợi nhiều hơn
để hưởng quyền kết hôn xây dựng mái ấm gia đình – một trong những quyền
con người cơ bản nhất của mỗi cá nhân.
4.2 Các trường hợp cấm kết hôn.
a) Người đang có vợ hoặc có chồng (Khoản 1 Điều 10 Luật HNVGĐ
năm 2000).
Điều 64 Hiến pháp 1992 nói rõ: “…Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia
đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ
chồng bình đẳng…”
Trên nguyên tắc Hiến định, khoản 1 Điều 38 Bộ luật dân sự và Điều 2
luật Hôn nhân gia đình năm 2000 khẳng định hôn nhân phải được khẳng

17



Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
định xây dựng trên nguyên tắc một vợ một chồng: “ Hôn nhân tự nguyện
tiến bộ, một vợ một chồng bình đẳng…”
Trong xu thế tiến bộ xã hội (đặc biệt là sự bình quyền giữa nam và nữ),
sự khẳng định cá nhân con người ngày càng lớn, đạo đức mới của con người
không những phủ nhận kiểu hôn nhân một chồng nhiều vợ, hoặc một vợ
nhiều chồng như trước mà đòi hỏi tình yêu nam nữ phải biểu hiện trong mối
quan hệ thuỷ chung một vợ, một chồng. Vậy nên, hiện nay chế độ một vợ,
một chồng đã được ghi nhận trong hầu hết pháp luật hôn nhân và gia đình
của các nước (trừ một số nước ở Châu Phi, Trung cận đông, Trung á do ảnh
hưởng của yếu tố tôn giáo và phong tục, tập quán vẫn thừa nhận chế độ đa
thê trong pháp luật). Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam coi một vợ,
một chồng là một trong các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia
đình xã hội chủ nghĩa và là một trong các điều kiện đẻ thừa nhận việc kết
hôn hợp pháp (Điều 2 và Khoản 1 Điều 9 HNGĐ Việt Nam năm 2000).
Hôn nhân phải dựa trên nguyên tắc một vợ một chồng bởi lẽ:
Thứ nhất, hôn nhân xuất phát từ bản chất của tình yêu, là sự tự nguyện
của nam nữ, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình. Hôn nhân một vợ một
chồng lấy tình yêu giữa nam và nữ làm cơ sở xác lập hôn nhân và lấy tình
yêu giữa vợ và chồng làm cơ sở duy trì quan hệ hôn nhân. Ăngghen đã chỉ
rõ: “Vì bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ cho nên hôn nhân dựa trên
tình yêu giữa nam và nữ do ngay bản chất của nó, là hôn nhân một vợ một
chồng”.
Thứ hai, bản chất của XHCN là hôn nhân một vợ một chồng. Chỉ có hôn
nhân một vợ một chồng mới đảm bảo sự bền vững và hạnh phúc gia đình.
Một xã hội ổn định khi có những gia đình hạnh phúc, yêu thương nhau.
18



Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
Qui định này nhằm chống lại chế độ đa thê thời phong kiến và chống
ảnh hưởng lối sống của xã hội tư sản trong hôn nhân. Theo đó thì chỉ có
những người chưa kết hôn hoặc những người đã kết hôn nhưng vợ hoặc
chồng họ đã chết, hoặc vợ, chồng họ đã li hôn thì mới có quyền kết hôn.
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác thì việc kết hôn của
họ đã vi phạm điều cấm kết hôn và việc kết hôn đó là trái pháp luật.
Điều 4 và khoản 1 Điều 10 luật HNGĐ Việt Nam năm 2000 đã qui định:
Những người đang có vợ hoặc chồng mà chưa chính thức li hôn thì cấm
chung sống như vợ chồng với người khác cũng như cấm người có vợ hoặc
chồng mà kết hôn hay chung sống như vợ chồng với người đang có vợ,
chồng.
Chung sống như vợ chồng là hành vi hai bên nam nữ tuy không phải là
vợ chồng nhưng đã ăn ở với nhau và coi nhau là vợ chồng một cách trái
pháp luật. Người đang có vợ hoặc người đang có chồng mà chung sống như
vợ chồng với người khác thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người vợ hoặc
người chồng hợp pháp của họ. Đồng thời ảnh hưởng đến lối sống lành mạnh
trong gia đình và trong xã hội, ảnh hưởng tiêu cực tới việc xây dựng chế độ
mới XHCN.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/1998/NĐ/CP về đăng kí hộ tịch
trong đó ghi rõ khi tiến hành đăng kí kết hôn, UBND cơ sở phải xác minh về
tình trạng hôn nhân của các bên nam nữ và chỉ tiến hành việc đăng kí kết
hôn cho họ khi cả nam và nữ đều đang không có vợ, có chồng.
Trước khi Luật HNGĐ năm 2000 có hiệu lực, nhà nước ta vẫn thừa nhận
trường hợp nam nữ lấy nhau mà không đăng kí kết hôn chỉ chung sống như
vợ chồng là hôn nhân thực tế. Vì thế, Nghị quyết 02/2000/NQ – HĐTP ngày
19



Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
23/12/2000 của HĐTP đã nói rõ người đang có vợ hay chồng là người đã kết
hôn với người khác theo đúng qui định của pháp luật về hôn nhân và gia
đình mà hôn nhân đó chưa bị chấm dứt.
Hôn nhân một vợ một chồng đảm bảo bền vững và hạnh phúc của gia
đình. Việc pháp luật qui định về vấn đề này không những quan tâm đến sự
bền vững của tế bào xã hội mà còn thể hiện cả sự quan tâm đến hạnh phúc
của những người đã kết hôn. Tạo cơ sở cho hôn nhân được duy trì.
b) Người mất năng lực hành vi dân sự (Khoản2 Điều 10 Luật HNGĐ
năm 2000).
Luật HNGĐ cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn. Nếu vào
thời điểm đăng ký kết hôn, quyết định tuyên bố một người mất năng lực
hành vi dân sự của toà án có hiệu lực pháp luật thì việc kết hôn của họ là trái
pháp luật.
Trước hết cần phải hiểu rõ như thế nào là người mất năng lực hành vi
dân sự. Theo Điều 24 Bộ luật Dân sự quy định: “Người mất năng lực hành
vi dân sự là người do bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nên toà án ra quyết
định tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự khi có yêu cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan và trên cơ sở kết luận của tổ chức giám
định có thẩm quyền”.
Luật HNGĐ quy định những người mất năng lực hành vi dân sự thì
không được phép kết hôn. Theo luật HNGĐ thì khi nam nữ kết hôn phải có
sự tự nguyện của cả hai bên. Nhưng những người mắc bệnh tâm thần hoặc
mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình
20


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
thì cũng không thể nhận thức được những quyết định của mình đưa ra là

đúng hay sai, có thể lúc này là tự nguyện nhưng sau đó lại không tự nguyện.
Điều này chứng tỏ những người mất năng lực hành vi dân sự không thể hiện
được ý chí của mình một cách đúng đắn, không thể hiện được sự tự nguyện
của chính bản thân mình trong kết hôn.
Hơn nữa, khi kết hôn, nam nữ đã nhận thức được đầy đủ trách nhiệm,
quyền và nghĩa vụ của mình đối với vợ, với chồng, với các con, với cha mẹ
và với xã hội. Tuy nhiên, những người mất năng lực hành vi dân sự không
đủ khả năng nhận thức và thực hiện được trách nhiệm làm vợ, làm chồng,
làm cha làm mẹ. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ hoặc chồng và
con cái họ. Mặt khác, khoa học đã chứng minh rằng bệnh tâm thần là một
bệnh di truyền. Nếu để cho những người mắc bệnh tâm thần kết hôn sẽ ảnh
hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển của thế hệ con cháu của họ.
Trường hợp trước đây một người bị toà án tuyên bố mất năng lực hành
vi dân sự nhưng đã được toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định đó (khi có
căn cứ và có yêu cầu), sau này người đó mới kết hôn thì việc kết hôn của họ
vẫn được coi là hợp pháp.
Việc cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn xuất phát từ tính
nhân đạo của pháp luật XHCN nhằm bảo vệ quyền lợi cho các đương sự,
cho gia đình và cho xã hội.
c) Cấm những người cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ
trong phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan hệ thích thuộc kết hôn với
nhau.

21


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
Theo quy định tại K3 – K4 (Điều 10) Luật HN - GĐ năm 2000 thì những
người cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời
hoặc những người đã từng có quan hệ thích thuộc bị cấm kết hôn với nhau.

Cụ thể là cấm kết hôn giữa cha, mẹ với con đẻ; giữa ông bà với các cháu nội,
ngoại; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với
con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con
dâu, mẹ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của
chồng.
Những người có họ trong phạm vi ba đời bị cấm kết hôn với nhau. Cách
tính như sau: Những người có cùng một gốc sinh ra thì cha mẹ là đời thứ
nhất, anh chị em cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là
đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ
ba. Như vậy, những người trong họ có phạm vi ba đời bị cấm kết hôn với
nhau, cụ thể là: Cấm bác ruột, chú ruột, cậu ruột kết hôn với cháu gái; cấm
cô ruột, dì ruột kết hôn với cháu trai; cấm anh, chị, em con chú, con bác, con
cô, con cậu, con dì kết hôn với nhau.
Luật HN - GĐ cấm những người có quan hệ huyết thống kết hôn với
nhau, để đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh, nòi giống phát triển
lành mạnh, đảm bảo lợi ích gia đình và lợi ích xã hội. Qua nghiên cứu trên
cơ sở khoa học hiện đại và từ việc khảo sát điều tra trên thực tế, các nhà
khoa học đã kết luận rằng những người có quan hệ huyết thống không thể
kết hôn với nhau, bời vì nếu những người này kết hôn với nhau thì con cái
của họ sinh ra thường bị bệnh tật và những dị dạng. (Ví dụ: bệnh câm, điếc,
mù màu, bạch tạng…) thậm chí có trường hợp con cái sẽ bị tử vong ngay
sau khi sinh. Thực tế cho thấy, tỉ lệ tử vong của những trẻ sơ sinh càng cao
nếu quan hệ huyết thống của cha, mẹ chúng càng gần.
22


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
Pháp luật về HN - GĐ cấm những người có quan hệ huyết thống kết hôn
với nhau còn nhằm làm lành mạnh các mối quan hệ trong gia đình và phù
hợp với đạo đức từ cổ xưa ông cha ta đã có những quy định về cấm kết hôn

giữa những người có cùng huyết thồng dù gần hay xa, thậm chí là cấm kết
hôn đến cả những người có cùng một họ.
Không chỉ cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống, luật
HN - GĐ còn cấm kết hôn giữa những người có quan hệ cha, mẹ nuôi với
con nuôi; giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng
với con dâu; mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với
con riêng của chồng. Quy định này nhằm làm ổn định các mối quan hệ trong
gia đình, đồng thời còn ngăn chặn hiện tượng lợi dụng mối quan hệ phụ
thuộc mà có thể xảy ra hành vi cưỡng ép kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con
nuôi.
Như vậy, Luật HN - GĐ Việt Nam cấm những người có quan hệ huyết
thống, những người có quan hệ nuôi dưỡng, giữa những người có quan hệ
thân thích do hôn nhân đem lại nhằm đảm bảo thuần phong, mỹ tục của dân
tộc, bảo đảm các nguyên tắc của cuộc sống. Đây vừa là quy định của pháp
luật, vừa là quy tắc đạo đức.
Về điều kiện kết hôn này, luật HN - GĐ năm 1986 quy định có điểm
khác so với luật HN - GĐ năm 2000. Luật HN - GĐ năm 1986 không đề cập
đến việc kết hôn của những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố
chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế
với con riêng của chồng và cũng không có quy định cấm họ kết hôn với
nhau. Vì vậy họ vẫn được phép kết hôn với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế dựa
vào những quy tắc đạo đức và thuần phong mỹ tục thì không thể chấp nhận
23


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
giữa những người trước đây đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng
với con dâu; mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với
con riêng của chồng. Vì vậy luật HN - GĐ năm 2000 đã quy định cấm
những người này kết hôn với nhau nhằm phát huy truyền thống đạo đức tốt

đẹp của gia đình Việt Nam và xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình lành
mạnh và tiến bộ.
Về việc cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống gần có
nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, cần quy định cấm kết
hôn giữa những người có họ trong phạm vi năm đời. Quan điểm khác lại cho
rằng, nên quy định cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi bốn
đời. Những người theo quan điểm trên cho rằng, nếu chỉ cấm kết hôn giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời thì có nghĩa là những người có họ
từ đời thứ tư trở đi đã có thể kết hôn với nhau. Nhưng những người có quan
hệ huyết thống ở đời thứ tư thì vẫn là quá gần để họ kết hôn với nhau. Vì
vậy, luật HN - GĐ nên cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vị
rộng hơn. Có thể là cấm đến đời thứ tư hoặc thứ năm. Nhưng những quan
điểm trên không được chấp nhận bởi lẽ quy định cấm kết hôn giữa những
người có quan hệ huyết thống gần không chỉ căn cứ vào phong tục, tập quán
của nhân dân mà còn phải dựa trên cơ sở của khoa học. Theo tri thức của
nền y học hiện đại, những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ tư trở đi
mà kết hôn với nhau thì không ảnh hưởng đến sự phát triển của con cái. Vì
vậy, luật HN - GĐ năm 2000 vẫn kế thừa luật HN - GĐ năm 1986 và Luật
HN - GĐ năm 1959 về điều cấm kết hôn này. Vì vậy, trong thực tế việc xác
định căn cứ này thường gặp những khó khăn nhất định. Bởi vì, ở nước ta trải
qua một thời gain dài có chiến tranh, loạn lạc nên có trường hợp những
người có cùng huyết thống những đã bị thất lạc, việc xác định quan hệ họ
24


Nhóm 2 _ Đề tài: hôn nhân
hàng, huyết thống đối với họ sẽ có khó khăn nếu những người này mà vô
tình kết hôn với nhau thì khó có thể có cơ sở pháp lý để cho rằng họ có quan
hệ huyết thống và bị cấm kết hôn với nhau để có thể hủy được việc kết hôn
trái pháp luật của họ.

d) Cấm kết hôn giữa những người cùng giới.
Hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính (Same-sex mariage) là hôn
nhân của hai người có cùng giới tính sinh học được chấp nhận về mặt pháp
luật xã hội. Gay (từ tiếng Anh ) chỉ người đồng tính nam, lesbian hay đọc
ngắn là les chỉ những người đồng tính nữ.
Kết hôn đồng giới là một vấn đề về quyền công dân là vấn đề chính trị,
xã hội, đạo đức và tôn giáo ở nhiều nước phương Tây. Trong lịch sử, đống
tính luyến ái, dưới góc độ cá nhân, từng được ca tụng hoặc lên án vì xã hội
có những chuẩn mực tình dục khác nhau. Có những nước hôn nhân đồng
tính được ca ngợi và được coi là sự tiến bộ. Ở những nơi đồng tính bị lên án,
những hành vi đó bị coi là một tội lỗi hoặc bệnh hoạn và bị pháp luật cấm.
Từ giữa thế kỉ 20, đồng tính dần dần không còn bị xem và coi là một căn
bệnh và phạm pháp ở hầu hết một số nước phát triển. Tuy nhiên về quan hệ
pháp luật đồng tính ở một số nước khác nhau. Hà Lan là quốc gia đầu tiên
cho phép hôn nhân đồng giới năm 2001. Sau đó chín quốc gia khác (bỉ, Tây
Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thuỵ Điển, Bồ Đào Nha, Icelan và
Hampshire) cùng với thủ đô Mexico ( Thành phố Mexico) cũng cho phép
hôn nhân đồng giới.
Tại Việt Nam hiện nay không có luật cấm quan hệ đồng tính nhưng luật
hôn nhân gia đình cấm kết hôn cùng giới.

25


×