Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Phân tích cá nhân về hình ảnh và quyền cá nhân đối với hình ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.43 KB, 20 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
“Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức, lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, bảo đảm sự bình đẳng
và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng các
nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội” ( Điều 1, BLDS 2005).
Quy định của BLDS nước ta đã nhấn mạnh nhiệm vụ đặc biệt quan
trọng của luật dân sự là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Luật dân sự đã ghi nhận những
giá trị nhân thân được coi là quyền nhân thân và quy định các biiện pháp bảo
vệ các giá trị nhân thân đó. Một trong số đó là quyền của cá nhân đối với hình
ảnh của mình.
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình được quy định tại điều
31 BLDS năm 2005 thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với
quyền được bảo đảm về bí mật đời tư của con người. Trên thực tế hiện nay,
bảo vệ hình ảnh riêng tư của cá nhân là một vấn đề nóng bỏng và hết sức nhạy
cảm do sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện kĩ thuật số và ý thức
của từng cá nhân. Việc ban hành pháp luật và áp dụng quyền của cá nhân đối
với hình ảnh có ý nghĩa hơn bao giờ hết trong tình hình phát triển xã hội như
hiện nay.

1


B. NỘI DUNG
I. VẤN ĐỀ VỀ HÌNH ẢNH CÁ NHÂN
Hình ảnh cá nhân là vấn đề thuộc về quyền riêng tư của mỗi người, là
thuộc sở hữu của mỗi cá nhân vì vậy khi muốn sử dụng hình ảnh của một ai
đó cho mục đích riêng của mình thì cần phải có được sự đồng thuận cho phép
của chính cá nhân trong bức ảnh đó.
Việc sử dụng quyền hình ảnh của cá nhân là một vấn đề rất nhạy cảm và


phức tạp trong cuộc sống cũng như trong pháp luật. Để bảo vệ quyền lợi của
cá nhân về hình ảnh của mình, khoản 2 Điều 31 BLDS (BỘ LUẬT DÂN SỰ)
năm 2005 đã quy định và công nhận quyền của cá nhân đối với hình ảnh của
mình là một trong những quyền nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân.
Quy định này đã thể hiện sự tiến bộ của pháp luật dân sự Việt Nam, bởi lẽ
không phải ở quốc gia nào quyền của cá nhân đối với hình ảnh cũng được quy
định cụ thể trong BLDS: Điển hình như BLDS của nước Cộng hòa Pháp hiện
nay cũng chưa có điều khoản cụ thể về quyền của cá nhân đối với hình ảnh
mà quyền này mới chỉ được ghi nhận thông qua án lệ...
Để hiểu rõ hơn về quy định này và thực tiễn áp dụng như thế nào ở nước ta
hiện nay về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình.

II. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh
1) Khái niệm về hình ảnh
Hình ảnh, trong BLDS năm 2005 quy định tại Điều 31 quyền của cá nhân
đối với hình ảnh của mình.
Trong thực tế trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, mỗi một
lĩnh vực có đưa ra một hình ảnh khác nhau phụ thuộc vào mỗi bản chất của

2


mỗi lĩnh vực mà đưa ra khái niệm về hình ảnh; ở trong mỹ thuật hình ảnh là
sự tái diễn hay tái hiện một vật.
Trong truyền hình (vô tuyến) hình ảnh là những gì mà chúng ta nhìn thấy
thông qua thị giác (nhìn thấy bằng mắt thường).
Hình ảnh dưới góc độ xã hội là những biểu hiện biên ngoài của một vật thể
nào đó được cảm nhận và tiếp thu qua thị giác của con người.
Về mặt pháp lí căn cứ theo điều 31 BLDS năm 2005 khái niệm về hình
ảnh của cá nhân được hiểu là: Bao gồm mọi hình thức, nghệ thuật ghi lại hình

dáng của con người như; ảnh chụp, ảnh vẽ và có thể bao gồm cả bức tưởng
của cá nhân đó hoặc cả hình ảnh có được do ghi hình ( quay phim hay quay
video).
Như vậy: Ở góc độ pháp lí hình ảnh của cá nhân là khái niệm có phạm vi
rộng, khái niệm hình ảnh chỉ hiểu mang tính pháp lí về hình ảnh của cá nhân.
Khái niệm về hình ảnh: “Hình ảnh của cá nhân có thể được hiểu là sự tái
hiện lại vẻ bề ngoài của một người bằng cách thức nào đó có thể ghi lại và
gây ấn tượng thị giác cho những người khác. Khi được mọi người nhìn vào
hình ảnh tái hiện đó có thể nhận diện được rằng đó là ai”
2) Cá nhân có quyền đối với hình ảnh
Cơ sở pháp lí: Điều 31 BLDS năm 2005.
“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
2.Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong
trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười
lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại
diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích
công cộng hoặc pháp luật có quy định khác
3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.”

3


Đây là cơ sở pháp lí cho cá nhân đối với quyền của cá nhân về hình ảnh của
mình trong thực tế cuộc sống xã hội mà nhà nước đã thừa nhận được quy định
trong bộ luật dân sự nước ta hiện nay. Đây là một quyền nhân thân gắn liền
với mỗi cá nhân không thể chuyển sao cho người khác.
Cá nhân có các quyền đối với hình ảnh là:
a) Cá nhân có quyền được sử dụng hình ảnh của mình.
Quyền đối với hình ảnh của cá nhân là một yếu tố nhân thân gắn liền với

cá nhân cụ thể vì vậy “hình ảnh của cá nhân” thì trước hết chính bản thân của
cá nhân đó là người được sử dụng, cá nhân sử dụng hình ảnh của mình là
thông qua việc khai thác giá trị thương mại về “hình ảnh của cá nhân” bằng
cách là bán hình ảnh của mình cho người khác sử dụng, cá nhân có quyền
nhận tiền từ việc bán hình ảnh đó.
Ví dụ: hoa hậu người mẫu kí hợp đồng chụp ảnh mẫu với nhiếp ảnh gia
theo đó các nhiếp ảnh gia sẽ phải trả tiền cho hoa hậu người mẫu để được hoa
hậu người mẫu cho chụp ảnh, hoặc bán hình ảnh cho các công ty quảng cáo,...
Như vậy; quyền đối với hình ảnh là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân
cho nên cá nhân có quyền sử dụng hình ảnh của mình.
b) Cá nhân có quyền cho người khác sử dụng hình ảnh của mình.
Cá nhân có quyền cho người khác sử dụng hình ảnh cụ thể của mình “Việc
sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp
người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì
phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của
người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng
hoặc pháp luật có quy định khác”quy định tại Khoản 2 Điều 31 BLDS năm
2005, đây là quy định cho cá nhân có quyền định đoạt đối với hình ảnh cụ thể
của mình cho chủ thể khác sử dụng hình ảnh cụ thể của mình.

4


Muốn sử dụng hình ảnh của một cá nhân phải được sự đồng ý của cá nhân
đó, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi
thì phải được sự đồng ý của người đại diện cho người có hình ảnh.
Nhưng theo điều điều luật lại không quy định rõ thế nào là sự “đồng ý”
cho sử dụng hình ảnh. Theo quy định của điều luật ta có thể hiểu đồng ý là có
sự thỏa thuận giữa người sử dụng hình ảnh đối với người có hình ảnh đó; hay
có sự thỏa thuận với người đại diện của cá nhân có hình ảnh đó, ta thấy ở

trong quy định của điều luật này “sự đồng ý” cho việc sử dụng hình ảnh của
cá nhân vào bất kỳ một mục đích gì mà không có sự đồng ý của cá nhân đó
đều bị coi là xâm phạm quyền nhân thân về hình ảnh của cá nhân, cho dù việc
sử dụng hình ảnh cá nhân đó đem lại hậu quả tốt hay xấu cho người có hình
ảnh. Câu hỏi đặt ra là; việc sử dụng hình ảnh của cá nhân không có sự phản
đối của người có hình ảnh thì được hiểu là người đó đương nhiên đồng ý hay
không?
Vấn đề hình ảnh của cá nhân đó có bị khởi kiện hay không là quyền của
chủ thể của quan hệ dân dân sự và người đó có quyền lựa chọn nếu người
khác sử dụng hình ảnh của họ mà không có sự đồng ý. Pháp luật quy định như
vậy cho thấy việc bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân đã rất chặt chẽ,
quyền của cá nhân đối với hình ảnh phù hợp với mục đích của quy phạm pháp
luật hiện hành.
Tấm hình, pho tượng,… đều là tác phẩm nghệ thuật của chủ sở hữu hợp
pháp; là quyền nhân thân của cá nhân vì vậy ai đó muốn sử dụng hình ảnh của
một cá nhân đều phải được sự đồng ý của người có hình ảnh đó.
Hình ảnh của cá nhân là quyền nhân thân tuyệt đối, được phép sử dụng
hay cho người khác sử dụng hình ảnh của mình vì vậy mọi hành vi sử dụng
hình ảnh cá nhân đều phải được sử đồng ý của cá nhân đó.
Trong thực tế có những trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác cho
nhu cầu bản thân, không phát tán cho người thứ 3 có phải xin phép hay
không? Trường hợp sử dụng hình ảnh để giới thiệu cho người khác không
5


nhằm mục đích thương mại Ví dụ như: Giảng viên sử dụng hình ảnh của các
nhà danh nhân, chính trị để giới thiệu cho sinh viên; hoặc những người sưu
tầm ảnh của thần tượng để làm hình nền cho điện thoại cá nhân, dán ảnh khắp
nhà mình, đưa ảnh lên facebook, blog cá nhân là hành vi sử dụng trái pháp
luật hay không?

Hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể nào về việc “sử dụng hình ảnh” trường
hợp nào thì người sử dụng phải xin phép chủ nhân còn trường hợp nào sử
dụng không cần phả xin phép thì luật của nước ta chưa có quy định cụ thể
trong văn bản pháp luật nào.
Về bản chất và mục đích những hành vi sử dụng hình ảnh ở trên là không
ảnh hưởng tới quan hệ của người có hình ảnh với xã hội, không cản trở cho
việc phát triển nhân cách cho cá nhân ấy, không gây thiệt hại về kinh tế hay
ảnh hưởng nào đến tinh thần của họ,…
Nhưng thực tế để phát hiện ra những sai phạm về việc sử dụng hình ảnh
của người khác mà chưa có sự đồng ý của họ là rất khó khăn vì hình ảnh
không được phát tán rộng rãi và chính chủ nhân, người qen của người có hình
ảnh mới biết được là hình ảnh của mình đang bị sử dụng trái phép, nên phải
xin phép những trường như vậy là không cần thiết
.
c) Quyền được bảo vệ đối với hình ảnh của cá nhân trước hành vi sử
dụng trái phép.
Hình ảnh của cá nhân là thuộc quyền nhân thân đối với hình ảnh là
thuộc nhóm quyền nhân thân thiệt đối được quy định trong bộ luật dân sự
hiện hành vì vậy hình ảnh của cá nhân được pháp luật dân sự bảo vệ; vì thế
bất kỳ hành vi xâm phạm nào về hình ảnh của cá nhân đều phải chịu trách
nhiệm pháp lí có thể là hình sự hoặc dân sự, hay trắc nhiệm pháp lý khác theo
quy định của pháp luật, của các biện háp bảo vệ và khôi phục các quyền nhân
thân của công dân.

6


Người vi phạm đến hình ảnh của cá nhân (hình ảnh của người người khác)
dù cố ý hay vô ý đều phải chấm dứt hành vi xâm phạm và xin lỗi, cải chính
công khai nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.

Theo quy định tại Điều 31 BLDS 2005 thì xâm hại đến hình ảnh của người
khác không nhất thiết phải gây ra thiệt hại mới bị coi là vi phạm về quyền đối
với hình ảnh kể cả trường hợp không có thiệt cũng bị coi là vi phạm nếu sử
dụng hình ảnh của người khác mà không có sự đồng ý của chính người đó.
Quyền hình ảnh của cá nhân được pháp luật dân dự bảo vệ.
3) Hình ảnh của cá nhân bị hạn chế.
Đối với hình ảnh của một cá nhân là một trong những quyền nhân thân
tuyệt đối của cá nhân không thể chuyển giao cho người khác đươc.
Tuy nhiên quyền của cá nhân đối với hình ảnh vẫn bị giới hạn trong một số
trường hợp khi áp dụng trong thực tế cuộc sống.
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh bị giới hạn trong trường hợp xung đột
với lợi ích của nhà nước, lợi ích công công hoặc pháp luật có quy định khác,
quyền lợi bên thứ ba hoặc đương sự bỏ quyền của mình đối với hình ảnh.
Người bị truy nã khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ảnh của họ
lên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm mục đích là bắt đối tượng bị
truy nã ( người vi phạm pháp luật bỏ trốn) thì quyền hình ảnh của họ bị hạn
chế. Và một số trường hợp khác do pháp luật quy định.
4) Quyền được bảo vệ hình ảnh của cá nhân.
Quyền hình ảnh của cá nhân đã được quy định trong bộ luật dân sự hiện
hành vì vậy hình ảnh của cá nhân được pháp luật bảo vệ.
Đối với các biện pháp mang tính chất pháp lý thì việc bảo vệ quyền nhân
thân nói chung và quyền của cá nhân đối với hình ảnh nói riêng đã được quy
định tại Điều 25 BLDS năm 2005
“Khi quyền nhân thân của cá nhân bị vi phạm thì người đó có quyền:
7


1.Tự mình cải chính;
2.Yêu cầu vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc
người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;

3.Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại” đây là cơ sở pháp lí về quyền được
bảo vệ hình ảnh khi hình ảnh của cá nhân bị xâm hại.
- Tự mình cải chính;
Nếu hình ảnh của cá nhân bị xâm phạm thì trước hết cá nhân tự mình bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Tự mình cải chính cá nhân tự mình cải chính được thực hiện sau khi có
hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh và tuân thủ theo quy định thủ tục
của pháp luật là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá
nhân bị xâm phạm, được áp dụng trong trường hợp có hành vi trái pháp luật
đưa ra những hình ảnh không đúng sự thật đây là trường hợp để cho cá nhân
bảo vệ hình ảnh của mình một cách kịp thời, hạn chế được thiệt hại gây ra cho
chính cá nhân đó. Người có quyền cải chính hình ảnh bằng cách trực tiếp bày
tỏ trước đám đông hoặc cải chính trực tiếp thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng như: Đài phát thanh, đài truyền hình,... Biện pháp này có hiệu
quả rất cao vì tự bản thân họ tự đính chính lại những thông tin, hình ảnh của
mình, bản thận họ đã được giải tỏa trước công chúng, trước sư luận xã hội.
Tuy vậy, việc tự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thường chỉ có hiệu
quả khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá
nhân nhận thức được trách nhiệm của họ.
- Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc yêu cầu cơ
quan tổ chức có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt
hành vi xâm phạm.

8


Được áp dụng đối với trường hợp hình ảnh cá nhân bị xâm phạm khi cá
nhân biết được hình ảnh của mình bị người khác sử dụng mà chưa có sự đồng
ý của mình như; hình ảnh bị đăng trên báo, website, blog cá nhân,.. của người

khác thì người bị hại hay người đại diện cho người có hình ảnh yêu cầu họ
chấm dứt hành vi vi phạm đó ngay và phải khắc phục bằng cách là gỡ bỏ hình
ảnh của cá nhân đó đi. Nếu không tự thỏa thuận được cá nhân đó có quyền
yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp buộc người vi phạm phải
chấm dứt hành vi xâm phạm ngay. Tuy nhiên cần phải phân biệt hình ảnh cá
nhân và hình ảnh tập thể, ảnh chụp ở nơi công cộng,…
Việc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm
dứt hành vi xâm phạm là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả nhất.
- yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan tổ
chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Khi bị xâm phạm về hình ảnh và có thiệt hại xảy ra cá nhân hoặc người có
lợi ích liên quan có quyền yêu cầu tòa án (người có thẩm quyền) buộc người
sử dụng hình ảnh trái phép của mình bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh
thần cùng các chi phí như: Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại; thu
nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; tiền bồi thương bù đắp tổn thất về tinh
thần cho người bị xâm phạm.
Nếu chỉ xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì bồi thường thiệt hại
tinh thần tối đa bằng 10 tháng lương tối thiểu (Do Chính phủ quy định trong
từng thời kỳ). Nếu việc xâm phạm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, thiệt hại tính
mạng, người bị xúc phạm lo lắng, buồn phiền sinh ra bệnh tật, tự tử… thì
riêng mức bồi thường thiệt hại tinh thần có thể đến tối đa 60 tháng lương tối
thiểu do nhà nước quy định.
Theo luật, không nhất thiết phải gây ra thiệt hại mới bị coi là vi phạm
quyền nhân thân, mà kể cả trường hợp không có thiệt hại, thậm chí còn làm
lợi cho người có hình ảnh đó, cũng bị coi là vi phạm quyền nhân thân của cá
9


nhân đối với hình ảnh nếu sử dụng hình ảnh của họ mà không có sự đồng ý
của họ. Như vậy việc sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không có sự đồng ý

của người có hình ảnh đều vi phạm về quyền sử dụng hình ảnh vì vậy nếu gây
ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự cá nhân có quyền hình ảnh bị
xâm phạm được thực hiện các biện pháp bảo vệ trên để bảo vệ quyền nhân
thân của mình. Việc áp dụng một hay nhiều biện pháp bảo vệ quyền hình ảnh
hoặc áp dụng biện pháp bảo vệ quyền hình ảnh nào là tùy vào trường hợp cụ
thể quyền hình ảnh bị xâm phạm và do người có quyền hình ảnh bị xâm
phạm tự lựa chọn quyết định. Tuy nhiên, việc lựa chọn được biện pháp bảo vệ
phù hợp sẽ giúp cho việc bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân có hiệu quả.

III. Thực trạng việc sử dụng hình ảnh cá nhân và việc áp dụng
quyền hình ảnh ở Việt Nam hiện nay.
1) Việc sử dụng hình ảnh cá nhân ở Việt Nam
Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005 đã có các quy định cụ thể về quyền
cá nhân đối với hình ảnh được quy đinh tại điều 31 BLDS năm 2005. Tuy
nhiên, quy định vẫn cứ là quy định còn có thực hiện hay không lại là một
chuyện khác. Con người Việt Nam vẫn có một thói quen rất xấu đó là “tiền
trảm hậu tấu” hay thậm chí là “trảm” xong rồi, khỏi “tấu”. Có thể nói từ trước
đến nay người việt Nam ít quan tâm đến vấn đề bản quyền, hay quyền hình
ảnh cá nhân vì vậy việc xài “chùa” hình ảnh của người khác là điều rất thường
xảy ra ở nước ta. Chính vì ý thức của người dân cho nên vấn đề áp dụng
quyền hình ảnh của cá nhân vấn còn nhiều hạn chế và tồn tại, cho dù việc vi
phạm quyền hình ảnh cá nhân rất thường hay xảy ra ở Việt Nam, và cũng có ít
vụ kiện tranh chấp đến quyền hình ảnh diễn ra. Tuy nhiên cùng với sự phát
triển của xã hội, ý thức pháp luật nâng cao nên người dân ngày càng hiểu biết
hơn về quyền đối với hình ảnh của cá nhân mình.
Đối với các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức kinh tế (các công ty, tập đoàn
kinh tế…) thì việc sử dụng hình ảnh cá nhân làm apfich, pano quảng cáo là rất
10



phổ biến nhưng trong số những hình ảnh đó, không ai có thể biết được có
chính xác bao nhiêu cái đã được chủ nhân của nó (bao gồm người chụp hoặc
vẽ và người hiện diện trong hình ảnh đó) đồng ý cho họ sử dụng.
Một số vụ việc dùng ảnh đã bị đưa ra khởi kiện:
– 01/2008, người mẫu Nguyễn Kim Tiên tiến hành khởi kiện Công ty
Organon về việc sử dụng hình ảnh của cô mà chưa được phép để quảng cáo
thuốc ngừa thai Mercilon. Cô yêu cầu Công ty Organon phải ngưng ngay việc
quảng cáo trên, xin lỗi cô trên ba số báo liên tiếp và bồi thường 20.000 USD.
- Đầu năm 2004, gia đình bé Minh Khôi kiện Công ty Biti’s, đòi bồi thường
thiệt hại 154 triệu đồng vì Biti’s xài trái phép ảnh của bé Minh Khôi in trên
bìa lịch, tập quảng cáo. Tháng 9-2004, TAND quận 6 (TP.HCM) buộc Biti’s
phải xin lỗi công khai gia đình bé Khôi, chấm dứt vô điều kiện việc sử dụng
trái phép hình ảnh của bé và bồi thường gần ba triệu đồng.
- Những vụ việc vi phạm hình ảnh cá nhân với mục đích xâm phạm danh dự,
uy tín và nhân phẩm của cá nhân:
Những vụ án điển hình như: Vụ phát tán clip “sex” của diễn viên Hoàng
Thùy Linh:
- Ngày 15/5/2008, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ
thẩm vụ án phát tán clip sex của diễn viên Hoàng Thùy Linh. Trong vụ án
này, Hoàng Thùy Linh được Tòa triệu tập với tu cách là nhân chứng – tức là
người “biết” về vụ việc. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh cá nhân, trong vụ án này,
diễn viên Hoàng Thùy Linh chính là nạn nhân, là người bị hại. Cô đã bị người
khác lấy trộm những hình ảnh cá nhân, riêng tư và đưa lên “bêu xấu” trên
mạng internet. Hậu quả với cô đã quá rõ bị “làm nhục” về hình ảnh trong mắt
mọi người, bị cắt hợp đồng phim (Nhật Ký Vàng Anh) và rất nhiều hợp đồng
khác nữa…
Có thể thấy, tình dục là bản năng tự nhiên của bất cứ một người bình
thường nào, và đây là một vấn đề cực kỳ riêng tư, tế nhị. Trong vụ việc này,
Hoàng Thùy Linh cơ bản không làm điều gì xấu hay phương hại đến bất kỳ

11


ai. Nhưng những gì cô đã phải gánh chịu từ vụ việc này thì là quá lớn. Theo
quy định của pháp luật, cô hoàn toàn có quyền làm đơn tố cáo hoặc khởi kiện
các bị cáo trong phiên tòa về hành vi trộm cắp tài sản (là các đoạn phim hình
ảnh cá nhân của mình), hành vi xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình
ảnh và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần và vật chất.
2) Việc áp dụng quyền hình ảnh ở Việt Nam hiện nay
Áp dụng quyền hình ảnh ở Việt Nam ngày nay đã đạt được những bước
tiến bộ nhất định cho thấy sự phát triển của pháp luật dân sự nói chung và
pháp luật về quyền hình ảnh nói riêng
Tuy nhiên vẫn còn phổ biến tình trạng vi phạm quyền đối với hình ảnh cá
nhân – một trong những quyền nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân, được pháp
luật công nhận và bảo vệ, vậy đâu là lí do khiến cho tình trạng này phổ biến
như vậy? Ngoài chuyện ý thức ra thì nguyên nhân mẫu chốt vẫn chính là do
việc áp dụng Luật ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề bất cập trong lĩnh vực về
hình ảnh của cá nhân.
Theo Điều 31 – Bộ Luật Dân Sự Việt Nam năm 2005, hành vi sử dụng
hình ảnh cá nhân của một người mà chưa được sự đồng ý của người đó bị coi
là vi phạm quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh. Tức là muốn sử
dụng hợp pháp thì cá nhân tổ chức doanh nghiệp phải xin phép, được sự đồng
ý của chủ nhân đó hay là người đại diện hợp pháp. Nhưng xin phép như thế
nào thì luật chưa nói đến (pháp luật ở nước ta chưa có quy định cụ thể).
Nghĩa là ở Việt nam thiếu các văn bản hướng dẫn, áp dụng luật này vào
thực tế trong việc sử dụng hình ảnh của cá nhân. Còn điều 31 BLDS năm
2005 được quy định thì chung chung khó hiểu đây chính là bước trở ngại cho
việc hợp pháp hóa hình ảnh sử dụng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ở
nước ta hiện nay.
Ý nghĩa của việc áp dụng quyền hình ảnh: Quyền hình ảnh thuộc quyền

nhân thân nó thể hiện trong nhiều lĩnh vực đời sống của cá nhân, đặc biệt có ý
12


nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của cá nhân. Mỗi hành vi xâm phạm
đến quyền nhân thân của cá nhân ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần
của người bị xâm phạm. Vì vậy, việc bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân
trong trường hợp bị xâm phạm có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết, bảo vệ
quyền hình ảnh của cá nhân có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi trái
pháp luật xâm phạm đến quyền hình ảnh của cá nhân, bảo đảm trật tự pháp lý
xã hội và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người tôn trọng quyền hình
ảnh của cá nhân. Mặt khác, bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân tạo điều kiện
thuận lợi cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tế,
khắc phục những hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt góp
phần bảo đảm đời sống tinh thần cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân
học tập và lao động tốt.
IV. Những kiến nghị và khắc phục về vấn đề hình ảnh cá nhân và quyền
đối với hình ảnh cá nhân:
1) Những kiến nghị về “hình ảnh cá nhân” và quyền đối với hình ảnh cá
nhân.
a) Quyền hạn khi tác nghiệp của nhà báo liên quan đến việc đăng ảnh bị
can khi bị bắt và chụp ảnh bị cáo tại phiên toà được quy định như thế
nào?
Tại các phiên tòa các đương sự luôn quay sang hướng khác hoặc cúi đầu,
lấy tay che mặt mỗi khi có người cầm máy ảnh chĩa về phía mình. Đôi khi
ánh mắt họ như năn nỉ người phó nháy hãy "bỏ qua" cho họ.
Nhiều người cho rằng bài báo tường thuật phiên tòa mà thiếu hình ảnh của
bị cáo rõ ràng thiếu đi sự sinh động, hấp dẫn. Bởi hình ảnh là một phần không
thể thiếu trong bất cứ vụ việc "có thật" hoặc "đang diễn ra" thậm chí những
bức ảnh "đắc địa" về một gương mặt hối hận, một ánh mắt hung dữ, một cái

nhìn xảo trá... sẽ làm nổi bật tâm trạng, bản chất con người hay những vấn đề
liên quan số phận nạn nhân hoặc bị cáo.
13


Tuy nhiên, lại có nhiều ý kiến phản đối việc đưa hình ảnh của bị cáo lên
báo. Việc đăng hình ảnh của bị can, bị cáo chẳng khác nào đóng thêm "dấu
đen" lên cuộc đời của họ, khiến con đường hoàn lương đôi lúc gặp gập ghềnh.
Một thân nhân của bị cáo than thở: "Chồng tôi có chút sai lầm, giờ báo chí
đăng hết lên. Cả dòng họ tôi biết, chòm xóm nhìn gia đình tôi với ánh mắt
khác. Mai mốt chắc phải... bỏ xứ mà đi".
Không những vậy, ngay trong giai đoạn điều tra, việc đưa tin, hình ảnh
liên quan đến cá nhân, đời tư của họ cũng không bị hạn chế hoặc cấm đoán
mặc dù chưa có bản kết luận điều tra.
Thậm chí, những người "ra tòa" dù với vai trò người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan hay nguyên đơn, bị đơn... đều cảm thấy "không tiện" hoặc
"không hay lắm" nếu xuất hiện hình ảnh của mình trên báo chí. Họ sợ "vết
đen" ấy sẽ ảnh hưởng đến công việc làm ăn, uy tín, danh dự của bản thân, gia
đình và dòng họ của họ.
Nhiều nguyên đơn, bị đơn buộc phải tìm mọi cách để thay đổi chỗ ở, hoặc
chuyển trường học cho con, bởi lo sợ trẻ vị thành niên không chịu nổi áp lực
khi người thân mình bị vướng vào vòng tố tụng.
Mới đây, khi một bị can bị bắt liên quan vụ án xảy ra tại cửa khẩu sân bay
quốc tế, thân nhân của họ nói với tôi: “Luật sư hiểu cho, việc chồng tôi bị bắt,
bị hạn chế quyền tự do cá nhân mới chỉ là nỗi đau về thể xác của anh ấy. Mẹ
con tôi, cha mẹ hai bên còn đau đớn gấp bội phần, không biết nương tựa vào
ai, không dám ra đường. Cứ sáng ra, giở tờ báo lại run rẩy không biết hình
ảnh chồng tôi có xuất hiện không?...”.
Vấn đề đặt ra ở đây là quyền hạn khi tác nghiệp của nhà báo liên quan đến
việc đăng ảnh bị can khi bị bắt và chụp ảnh bị cáo tại phiên toà được quy định

như thế nào?
Điều 15 Luật Báo chí quy định nhà báo có quyền và nghĩa vụ thông tin
trung thực, phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, góp phần thực hiện
quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Hay
14


như theo khoản 3 Điều 8 Nghị định số 51 ngày 26-4-2002 của Chính phủ, nhà
báo được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các
phiên xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với
các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo quy định tại điều 28, 36, 37, 38 và 39 Bộ luật hình sự chỉ hạn
chế hoặc tước bỏ một số quyền dân sự của bị can, bị cáo như: cấm đảm nhiệm
chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định, cấm đi khỏi nơi cư trú...
Không có quy định nào tước bỏ quyền đối với hình ảnh của một người, dù đó
là kẻ phạm tội (quy định trong Điều 31 BLDS).
Ở nước ta, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là quyền hiến
định, được quy định trong văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất là Hiến
pháp. Theo Hiến pháp năm 1992, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy
tín là một trong những quyền cơ bản của công dân. Quyền này được quy định
rõ nhất tại Điều 71 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) như sau: “Công dân có quyền
bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án
nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường
hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của công dân”. Cùng với Điều 71, quy định tại Điều 72 và Điều 73
Hiến pháp 1992 cũng nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.
Cụ thể, theo Điều 72 “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi
chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”.

Do đó, theo quan điểm cá nhân, cùng với việc tôn trọng và bảo vệ các
quyền cơ bản của công dân, một trong những nguyên tắc cơ bản được quy
định tại Điều 7 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 là: “Công dân có quyền
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản”.
Vậy nên trong giai đoạn điều tra, tại phiên toà sơ thẩm, bị can, bị cáo vẫn

15


chưa bị coi là có tội và quyền của họ đối với hình ảnh cá nhân vẫn cần phải
được tôn trọng và bảo vệ.
c. Được hay không được phép quay clip, chụp hình ảnh cá nhân gây mất
danh dự và uy tín của một người khi người này bị bắt quả tang để làm
“vật chứng”, chụp ảnh khi đang xét xử tại tòa án?
Cách đây không lâu có một vụ việc gây xôn xao dư luận và cộng đồng dân
cư mạng, đó là việc một clip bắt gái mại dâm với những hình ảnh và nội dung
xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự và quyền đối với hình ảnh
bị tung lên mạng. Đoạn video clip ngắn được phát tán trên mạng là cảnh quay
cảnh một số người đàn ông mặc thường phục đang lập biên bản bắt quả tang
các cô gái mại dâm. Một trong số những người này còn bắt các cô gái đang
khỏa thân phải bỏ tay đang che “chỗ kín” ra để chụp ảnh (những cô gái này
đang trong “không một mảnh vải che thân” trên người). Tổng cục phòng
chống tội phạm cho biết sẽ kiểm tra nguồn gốc và nội dụng video clip trên.
Công an thị xã Cẩm Phả đã xác minh vụ việc, qua đó cho thấy vào ngày 29
tháng 6 năm 2010 tại nhà nghỉ Quang Dũng thuộc phường Cẩm Thủy thị xã
Cẩm Phả, công an bắt giữ hai cô gái và trong quá trình lấy lời khai đã có
những hành vi nhục mạ và không cho hai cô gái này mặc quần áo để quay
phim họ. Trong video clip phát tán trên mạng sau đó cho thấy tiếng của công
an chửi bới, hạ nhục hai cô gái này và bắt họ đứng trong những tư thế được
xem là vô đạo đức.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng cho biết sẽ cùng với cơ quan chức
năng làm rõ vụ việc và sẽ chính thức lên tiếng để bảo vệ nhân phẩm của phụ
nữ.
Như vậy, câu truyện trên đây cho ta một câu hỏi, việc quay phim, chụp
hình trong trường hợp bắt quả tang để làm “bằng chứng” là không sai.
Nhưng nếu những hành vi ấy gây xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự,
nhâm phẩm của con người, đồng thời lại bị phát tán tràn lan trên mạng thì có
là vi phạm pháp luật và pháp luật cần phải xử lý những trường hợp như thế.
16


Theo ý kiến trên mạng là hành động sai trái, xâm phạm đến quyền đối với
hình ảnh của cá nhân. Pháp luật nên có những quy định cụ thể hơn trong
trường hợp này. của em, việc quay phim, chụp hình bị cáo và phát tán những
hình ảnh đó
d. Quyền đối với hình ảnh cá nhân trong trường hợp là nạn nhân?
Nếu cá nhân là nạn nhân bị ngược đãi (như em B. giúp việc cho quán phở
ở Hà Nội) hoặc bị xâm hại về tình dục, khi hình ảnh, câu chuyện của họ bị
công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó, tai nạn của họ được
nhiều người cảm thông, chia sẻ và thậm chí giúp đỡ để vượt qua. Thế nhưng
mặt trái của sự công khai hình ảnh là họ mất sự riêng tư. Họ sẽ bị nhận diện
khi xuất hiện nơi công cộng. Trong khi ranh giới giữa sự quan tâm chia sẻ và
tò mò, soi mói, gièm pha rất mong manh. Câu chuyện của họ còn được nhắc
đến rất lâu. Xếp lại quá khứ để tiếp tục cuộc sống bình thường là chuyện
không dễ dàng.
Điều này giải thích tại sao ở một số nước, khi lên các phương tiện thông
tin đại chúng, hình ảnh, thậm chí giọng nói của nạn nhân những vụ xâm phạm
hình sự cũng như dân sự có thể bị làm nhòe đi để không ai có thể nhận ra.
Ngay cả khi bị áp giải, nghi can cũng luôn được giấu mặt. Vì thế pháp luật
nước ta cũng nên thực hiện những biện pháp bảo vệ đời tư, hình ảnh cá

nhân… trong những trường hợp như thế này.
2) pháp luật cần phải quy định rõ “hình ảnh cá nhân” và quyền đối với
hình ảnh của cá nhân:
Trong những trường hợp này pháp luật cần phải quy định rõ.
a. Trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân nhằm mục đích tốt cho người
đó
Điều 31 BLDS “nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà
xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó”. Nếu việc này xảy ra tất

17


nhiên là phải chấm dứt nếu có thiệt hại thì bồi thường thiệt hại về vật chất,
tinh thần. Nhưng trường hợp không xâm phạm thì sao?
Trong thực tế lâu nay việc sử dụng “ảnh chùa” đã trở thành thói quen của
mọi người. Cùng lắm người nào “biết điều” cũng chỉ hỏi ý kiến của người
sáng tác (người chụp, vẽ ảnh) chứ ít khi chịu tìm đến hỏi ý kiến của “nhân vật
trong ảnh”. Bởi người ta vẫn thường đinh ninh rằng người có hình ảnh được
sử dụng để “lăng – xê” mình trước xã hội đã là tốt lắm rồi.
Nhưng một khi chuyện vỡ lở rồi, người có hình ảnh đó lại tìm cách làm
khó dễ, việc xin lỗi không thôi chưa đủ. Tuỳ theo giá trị sử dụng hình ảnh
trong việc kinh doanh mà người có hình ảnh đòi phải thanh toán bằng một
khoản tiền vài triệu đồng, có khi vài chục triệu và vừa rồi có vụ yêu cầu của
phía chủ ảnh lên đến hàng trăm triệu đồng.
Theo như tìm hiểu của em, ở các trang web hiện nay, đa số các bạn nam
thường xuyên tải ảnh của bạn gái mình lên các diễn đàn với mục đích ra vẻ ta
đây, khoe khoang về việc mình có người yêu xinh hơn, giàu hơn hay mình có
nhiều bạn gái hơn… Mà không hề hỏi ý kiến của các bạn đó. Tuy nhiên,
những bức ảnh ấy cũng không gây nguy hại hay làm ảnh hưởng xấu gì đến
các bạn nữ, thậm chí còn làm cho các bạn nổi tiếng hơn, được chú ý nhiều

hơn (Không ít bạn còn tự động nhờ các anh chị trong Ban quản trị diễn đàn tải
ảnh của mình lên trên web). Tuy nhiên, vấn đề ở đây là nếu bạn nữ lại không
thích việc “trở nên nổi tiếng hơn” hay không muốn được mọi người biết đến
mình, rồi kiện ra Tòa án và đòi người đã tải ảnh của mình lên web phải bồi
thường, thì người đó sẽ phải bồi thường như thế nào?
Anh ta có phải bồi thường “nhẹ hơn” hay cũng sẽ phải bồi thường giống
như khi anh ta đã xâm phạm quyền đối với hình ảnh cá nhân của cô ấy với
mục đích xúc phạm danh dự và uy tín?
b. Thời gian chấm dứt quyền đối với hình ảnh cá nhân.

18


Điều 31 BLDS quy định: “Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được
người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi
dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã
thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý”.
Vậy nếu một người đã mất cách đây hàng trăm năm, và tính đến thời điểm
hiện tại thì cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên của người đó cũng đều đã
mất, người đó cũng không có người đại diện, thì việc sử dụng hình ảnh của
người đó sẽ được áp dụng như thế nào? Vì vậy luật nên quy định thời gian
chấm dứt quyền hình ảnh của cá nhân cụ thể bao nhiêu năm là hợp lí.
c. Thế nào được coi là “ sự đồng ý” trong việc sử dụng hình ảnh?
Pháp luật nước ta không hề quy định cụ thể, thế nào là “có sự đồng ý”
trong trường hợp này. Nhiều trường hợp thì giữa hai bên thực hiện hợp đồng,
ký kết giấy tờ… (chụp hình đối với các ca sỹ, diễn viên, người mẫu… để
quảng cáo), nhưng cũng có nhiều trường hợp, chỉ là “gật đầu đồng ý” là xong
mà không có ký kết hợp đồng, những trường hợp như vậy thường xảy ra tranh
chấp và giải quyết rất phức tạp.
d. Thế nào là “vì lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước”

Giả sử một bạn chụp ảnh một người đi trái luật, chỉ với mục đích đơn
thuần là nhằm cảnh báo việc nên chấp hành đúng an toàn giao thông, nhưng
vấn đề đây lại là một nhân vật rất nổi tiếng và quan trọng trong giới truyền
thông. Người bị chụp đã lên tiếng kiện bạn này với lý do vi phạm quyền cá
nhân đối với hình ảnh, nhằm mục đích hạ thấp uy tín và danh dự của người
này. Vậy thì việc bạn ấy chụp ảnh như thế có là “vì lợi ích công cộng, lợi ích
nhà nước”? Như thế nào thì được coi là “vì lợi ích công cộng, lợi ích nhà
nước”? Có phải xin phép cơ quan nào khi muốn thực hiện những bức ảnh vì
lợi ích chung như vậy không?
Ngoài ra pháp luật nên quy định rõ nơi nào là không bị hạn chế chụp ảnh
như, bãi biển, công viên…chụp ảnh ở những nơi này có phải xin phép hay
không?
19


3. Phương pháp khắc phục những hạn chế và hoàn thiện pháp luật về
quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
Thứ nhất là phải tuyên truyền ý thức pháp luật trong người dân, để mọi
người hiểu rõ đâu là những quyền nhân thân cơ bản của mình biết để tự đấu
tranh bảo vệ về quyền hình ảnh của mình cũng như sử dụng hình ảnh người
khác một cách đúng luật.
Thứ hai là tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các điều luật cũng như văn
bản hướng dẫn áp dụng luật về quyền hình ảnh của cá nhân.
Tích cực thông báo rộng rãi phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông
tin đại chúng về quyền này để người dân nắm rõ tình hình về quyền đối với
hình ảnh của cá nhân
Nhà nước cần phải ban hành văn bản pháp luật về quyền hình ảnh của cá
nhân phù hợp với pháp luật Việt Nam và quốc tế trong thời kỳ kinh tế hiện
nay.


C. KẾT LUẬN
Hình ảnh của cá nhân là vấn đề tương đối phức tạp và khó giải quyết, đặc
biệt là như ở trong tình hình việt nam hiện nay, bằng những thay đổi đã nêu,
có thể nhận thấy pháp luật nước ta đã tiến đến việc xử lý hài hòa quyền lợi
của cá nhân với quyền lợi của cộng đồng. Quyền về hình ảnh của cá nhân
ngày càng được coi trọng, đổi mới và phát triển cho phù hợp với những bước
tiến của pháp luật, cũng như của xã hội ngày nay.
Trên đây là bài phân tích của cá nhân em về hình ảnh và quyền cá nhân đối
với hình ảnh. Do kiến thức trong lĩnh vực này còn hạn chế nên bài tập của em
không tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm. Kính mong thầy, cô góp ý và
bổ sung thêm để bài làm em được hoàn thiện hơn.
Em chân thành cảm ơn.

20



×