Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

PLĐC quá trình hình thành nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa mác lê nin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.74 KB, 14 trang )

Bài tiểu luận môn Pháp luật đại cương

LỜI NÓI ĐẦU

Pháp luật đại cương là một môn học rất thiết thực trong tình
hình hiện nay với mỗi sinh viên, là một sinh viên năm nhất, chúng tôi
được trang bị những kiến thức căn bản về Nhà nước, pháp luật, các
văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật... Trong
những vấn đề đó, chúng tôi xin phép được nghiên cứu sâu vào vấn đề
Quá trình hình thành Nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin nhằm thu được những hiểu biết chi tiết hơn về định nghĩa, dấu
hiệu đặc điểm, nguồn gốc, các quan điểm của các học thuyết khác về
sự hình thành của Nhà nước, và mở rộng hơn về học thuyết Nhà nước
của chủ nghĩa Mác - Lênin một cách khoa học và hệ thống.

Do lần đầu làm tiểu luận nên chúng tôi sẽ không tránh được
những sai sót cả về nội dung và hình thức, vì thế rất mong quý thầy cô
và các bạn xem xét và đóng góp ý kiến để chúng tôi có thể hoàn thiện
hơn vào các bài tiểu luận lần sau.

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 1


Bài tiểu luận môn Pháp luật đại cương

MỤC LỤC
Lời nói đầu: ............................................................................................... 1
Mục lục: .................................................................................................... 2
A: Cơ sở lý thuyết. .................................................................................. 3


I. Định nghĩa Nhà nước: ............................................................3
II. Các dấu hiệu (đặc điểm) của Nhà nước ....................................3
III. Một số quan điểm về nguồn gốc của Nhà nước .......................4
B: Quá trình hình thành Nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin . 6

I. Xã hội cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc, bộ lạc. ...........6
II. Sự tan rã của chế độ thị tộc và sự xuất hiện của Nhà nước........7
III. Các hình thức (phương thức) xuất hiện điển hình của Nhà
nước.......................................................................................................... 10
IV. Học thuyết về Nhà nước của chủ nghĩa Mác – Lênin..............10
C. Tài liệu tham khảo..............................................................................14

Trang 2


Bài tiểu luận môn Pháp luật đại cương

A.

CƠ SỞ LÍ THUYẾT

I. Định nghĩa Nhà nước.
Nhà nước là bộ máy quyền lực công đặc biệt, có pháp luật và bộ máy chuyên
thực thi quyền lực, thực hiện chủ quyền quốc gia và tham gia vào các quan hệ quốc
tế một cách độc lập, tổ chức và tham gia quản lí xã hội nhằm thiết lập trật tự xã hội
và thực hiện mực đích của lực lượng cầm quyền.
Có thể thấy, Nhà nước trước hết là một tổ chức quyền lực công, nói đến nhà
nước là nói đến quyền lực của nó, đó là thuộc tính cố hữu của Nhà nước. Quyền lực
nhà nước là sức mạnh mang tính ý chí của nó, tồn tại một cách công khai trong xã
hội, bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức, lực lượng... trong xã hội phải phục tùng. Quyền

lực Nhà nước được đảm bảo thực hiện bởi một bộ máy chuyên nghiệp quản lí xã hội,
bởi các công cụ bạo lực như cảnh sát, quân đội, toàn án, nhà tù,... và bởi một hệ thống
các quy định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện trong xã hội.
II. Các dấu hiệu và đặc điểm của Nhà nước:
Nhà nước có các dấu hiệu và đặc điểm sau:
+ Nhà nước là tổ chức quyền lực công đặc biệt bởi vì quyền lực của Nhà nước
tồn tại một cách công khai, mọi tổ chức và cá nhân trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
đều biết và đều phải phục tùng. Quyền lực của Nhà nước cũng là quyền lực công
cộng, chung cho cả cộng đồng, quyền lực đó thường được tạo nên và thực hiện bởi
một công đồng người nhất định, thường đại diện và bảo vệ lợi ích cho một giai cấp
hoặc liên minh một giai cấp, một cộng đồng cư dân trong một địa phương hoặc toàn
quốc gia dân tộc.
Quyền lực Nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức Nhà nước từ trung
ương tới địa phương, cơ sở, trong đó cơ quan bạo lực trấn áp như quân đội, cảnh sát,
tòa án, viện công tố... Các cơ quan, tổ chức đó bao gồm một lớp người tựa hồ như
tách ra khỏi xã hội để chuyên thực thi quyền lực Nhà nước, chuyên làm nhiệm vụ
quản lý, cưỡng chế hoặc cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Nhờ vậy Nhà nước có thể
tổ chức, quản lí và điều hành xã hội, có thể thiết lập, củng cố và giữ gìn trật tự xã hội.
+ Nhà nước quản lí dân cư theo địa bàn cư trú của họ hay theo các đơn vị hành
chính – lãnh thổ mà không tập hợp, quản lí dân cư theo mục đích, chính kiến, nghề
nghiệp, độ tuổi hoặc giới tính... như các tổ chức khác. Do đó Nhà nước là tổ chức cơ
sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất trong xã hội.
+ Nhà nước nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia.

Trang 3


Bài tiểu luận môn Pháp luật đại cương
Chủ quyền quốc gia là khái niệm dùng để chỉ quyền quyết định tối cao trong
quan hệ đối nội và quyền độc lập tự quyết trong quan hệ đối ngoại của quốc gia. Mặc

dù đa số hiến pháp các nước đều tuyên bố chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân và
chỉ thuộc về nhân dân, nhưng do nhân dân ủy quyền cho Nhà nước thực hiện nên Nhà
nước được nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia, là đại diện chính thức cho toàn
quốc gia, dân tộc trong các quan hệ đối nội và đối ngoại. Ở trong nước thì quy định
của Nhà nước có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với các tổ chức và cá
nhân liên quan. Các tổ chức khác chỉ được thành lập, tồn tại hoặc hoạt động một cách
hợp pháp khi được Nhà nước cho phép hoặc công nhận.Còn trong quan hệ đối ngoại
Nhà nước có toàn quyền xác định và thực hiện các đương lối, chính sách đối ngoại
của mình.
+ Nhà nước ban hành ra pháp luật và sử dụng pháp luật để quản lí xã hội. Pháp
luật là hệ thống các quy định (các quy tắc xử sự chung, các nguyên tắc và các khái
niệm pháp lí) do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện nên có giá trị
bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan trong
xã hội. Vì thế, pháp luật có thể được triển khai và áp dụng một cách rộng rãi trên toàn
xã hội và trở thành một trong những công cụ quản lý hiệu quả nhất của Nhà nước.
+ Nhà nước có quyền phát hành tiền, công trái, có quyền quy định và thu các
loại thuế theo số lượng theo thời gian được ấn định trước, đồng thời Nhà nước là chủ
sở hữu lớn nhất tỏng xã hội nên có lực lượng vật chất to lớn, không chỉ trang trải cho
các hoạt động của nó và các hoạt động cơ bản của xã hội mà còn cỏ thể hỗ trợ một
phần kinh phí hoạt động cho các tổ chức khác.
Các đặc điểm trên là riêng có của Nhà nước nên được gọi là đặc trưng của Nhà
nước.
III. Một số quan điểm về nguồn gốc của Nhà nước
Trong lịch sử có nhiều quan điểm về nguồn góc của Nhà nước trong đó có các
quan điểm sau:
- Quan điểm thần quyền cho rằng Nhà nước có nguồn gốc thần thánh, tức là Nhà
nước do thần thánh sinh ra.
- Quan điểm của thuyết gia trưởng cho rằng Nhà nước hình thành trên cơ sở của
sự phất triển tự nhiên của các gia đình, là sản phẩm của tự nhiên.
- Quan điểm của thuyết hợp đồng xã hội cho rằng Nhà nước ra đời trên cơ sở

một hợp đồng ay thỏa thuận xã hội tự nguyện giữa mọi người nhằm bảo tồn cuộc

Trang 4


Bài tiểu luận môn Pháp luật đại cương
sống, tự do và tài sản của họ, do vậy quyền lực Nhà nước là xuất phát từ nhân dân,
do nhân dân ủy quyền cho Nhà nước.
- Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh
xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc đối với thị tộc khác mà kết
quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô
dịch kẻ chiến bại.
- Thuyết tâm lý: cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con
người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ,…
- Thuyết “khế ước xã hội”: cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của
một khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái
tự nhiên không có nhà nước. Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường
hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình , các quyền tự nhiên bị vi phạm thì
khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kế khế ước mới.
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin được coi là khoa học và hợp lí nhất về
nguôn gốc của Nhà nước – cho rằng: Nhà nước không phải hiện tượng của siêu nhiên
hay sản phẩm của tự nhiên, cũng không phải vĩnh cửu hay bất biến, mà là một phạm
trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước nảy sinh từ xã
hội, là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã
hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, giai đoạn có sự phân chia con người thành
giai cấp và có mâu thuẫn, đấu tranh giai cấp. Nhà nước luôn luôn vận động, phát triển
và chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp, nó sẽ tiêu vong khi những điều kiện cho sự tồn
tại khách quan không còn nữa. Trong lịch sử loài người có thời kì không có Nhà
nước, đó là thời kì cộng sản nguyên thủy, song tất cả nguyên nhân và điều kiện dẫn
đến sự hình thành Nhà nước đầu tiên lại là ở thời kì này.

Quan điểm về nguồn gốc Nhà nước của chủ nghĩa Mác-LêNin được thể hiện rõ
nét trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”
của Ăngghen. Đây là tác phẩm được phát triển từ tư tưởng “Quan niệm duy vật về
lịch sử” của Mác, tiếp thu và phát triển những thành tựu nghiên cứu “Xã hội cổ đại”
của nhà bác học Mỹ - Lewis H.Morgan (Móocgan).
Chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng:
- Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã
hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những
điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.

Trang 5


Bài tiểu luận môn Pháp luật đại cương
- Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn
nhất định. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy.
Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phân chia xã
hội thành các giai cấp đối kháng.

B.

I.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC THEO QUAN
ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
Xã hội cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc – bộ lạc.

- Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không ai có tài sản riêng,
không có người giàu kẻ nghèo, không có sự chiến đoạt tài sản của người khác.

- Cơ sở xã hội: trên cơ sở thị tộc, thị tộc là một tổ chức lao động và sản xuất,
một đơn vị kinh tế - xã hội. Thị tộc được tổ chức theo huyết thống. Xã hội chưa phân
chia giai cấp và không có đấu tranh giai cấp.
- Quyền lực xã hội: quyền lực chưa tách ra khỏi xã hội mà vẫn gắn liền với xã
hội, hòa nhập với xã hội. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích
của cả cộng đồng.
- Cách thức điều hành và quản lí xã hội: Khi các đơn vị tổ chức của xã hội hình
thành thì xuất hiện nhu cầu quản lí, điều hành các hoạt động chung của thị tộc, bộ lạc
nhằm phối hợp hoạt động của mọi người nhằm đạt những mục đích chung nhất định.
Để điều hành, quản lí phải có quyền lực nên quyền lực và một hệ thống thực hiện
quyền lực đã xuất hiện, mặ dù còn rất đơn giản. Bộ máy quản lí của xã hội gồm các
hội đồng: Thị tộc, bào tộc, bộ lạc, liên minh các bộ lạc cùng các tù trưởng và thủ lĩnh
quân sự. Quyền lực củ bộ máy quản lí trên có hiệu lực thực tế rất cao, có tính cưỡng
chế mạnh, song đó chỉ là quyền lực xã hội, nó có các đặc điểm là: không tách rời khỏi
cộng đồng mà thuộc về cả cộng đông, hòa hợp với dân cư, do toàn thể cộng đồng tổ
chức ra; phục vụ lợi ích của cả cộng đồng; không có bộ máy riêng để chuyên thực thi
quyền lực.
Tóm lại: xã hội cộng sản nguyên thủy là xã hội “không có Nhà nước, khi đó các
quan hệ xã hội và ngay cả xã hội nữa, kỉ luật, tổ chức lao động đều duy trì được là
nhờ có sức mạnh của phong tục, tập quán, nhờ có uy tín và sự kính trọng đối với
những bô lão của thị tộc, hoặc đối với phụ nữ - địa vị của phụ nữ hồi đó khôn chỉ
ngang với nam giới mà còn cao hơn nữa, và lúc đó không có một hạng người riêng

Trang 6


Bài tiểu luận môn Pháp luật đại cương
biệt, hạng người chuyên môn để bóc lột”.
II. Sự tan rã của chế độ thị tộc và sự xuất hiện của Nhà nước.
Trong chế độ thị tộc, lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, nhờ đó, xã hội

đã xảy ra ba lần phân công lao động xã hội lớn. Lần thứ nhất: Chăn nuôi xuất hiện;
lần thứ hai: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp và lần thứ ba: Thương nhân xuất
hiện.
Các lần phân công lao động đó đã dẫn đến nhiều hệ quả làm thay đổi xã hội. Đó
là:
- Nền kinh tế đã chuyển từ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp và tự túc sang nền kinh tế
sản xuất và trao đổi. Các ngành nghề sản xuất khác nhau lần lượt xuất hiện và phát
triển: Chăn nuôi, trồng trọt, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Nền sản xuất hàng hóa
đã ra đời và phát triển.
- Sở hữu tư nhân xuất hiện và ngày càng được củng cố, lúc đầu là tư hữu về gia
súc và sau là tư hữu về ruộng đất và các tài sản khác.
- Sư phân hóa con người trong xã hội xuất hiện và ngày càng sâu sắc. Đó là
những sự phân hóa sau:
+ Mọi người trong cùng thị tộc, bộ lạc được phân hóa thành những nhóm người
làm các ngành nghề khác nhau, có nhu cầu và lợi ích khác nhau.
+ Công sự sản xuất ngày càng được cải tiến từ đồ đá đến đồ đồng rồi đồ sắt.
năng suất, hiệu quả lao động, nhu cầu và giá trị sức lao động ngày càng tăng lên, tù
binh trong chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc được giữ lại làm nô lệ, nô lệ đã xuất
hiện và ngày càng đông hơn. Xã hội có sự phân hóa thành người tự do và nô lệ.
+ Sự xuất hiện của sở hữu tư nhân đã dẫn đến sự phân hóa xã hội thnhf kẻ giù và
người nghèo.
+ Cùng với sự xuất hiện của thương nhân, của sự sở hữu tự do và hoàn toàn về
ruộng đất thì đồng tiền, nạn cầm cố ruộng đất, nạn cho vay nặng lãi xuất hiện làm cho
sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa thành người tự do và nô lệ càng thêm sâu sắc; của
cải xã hội có sự tích tụ và tập trung vào tay một số ít người, dân nghèo và nô lệ tăng
lên rất đông.
- Gia đình riêng rẽ bắt đầu trở thành đơn vị kinh tế của xã hội. Sự liên minh và
hợp nhất của những bộ lạc cùng thần tộc và do đó sự hợp nhất những lãnh thổ riêng
của các bộ lạc thành lãnh thổ chung của bộ tộc trở thành một điều cần thiết.


Trang 7


Bài tiểu luận môn Pháp luật đại cương
- Thủ lĩnh quân sự của bộ tộc trở thành một viên chức cần thiết, thường trực đại
hội nhân dân được thành lập. Chiến tranh xảy ra liên miên làm tăng thêm quyền lực
của thủ lĩnh quân sự và tập quán lựa chọn những người kế thừa các thủ lĩnh quân sự
trong cùng một gia đình hình thành, quyền lực của thủ lĩnh quân sự dần dần trở thành
một quyền lực thế tập, đó là cơ sở của vương quyền thế tập và quý tộc thế tập.
- Tình trạng những người trong cùng thị tộc, bộ lạc thống nhất với nhau về
quyền lợi và chung sống trên cùng một lãnh thổ mà chỉ có mình họ cư trú không còn
nữa mà trên lãnh thổ đó đã có những người của thị tộc, bộ lạc khác nhau cùng chung
sống, những người đó được phân chia thành người tự do và nô lệ, thành những người
giàu có đi bóc lột và những người nghèo khó bị bóc lột, những người có nhu cầu, lợi
ích xung đột với nhau. Những người giàu có, chủ nô đã lợi dụng địa vị kinh tế của
mình để khống chế bộ máy quản lí của xã hội chủ yếu vì lợi ích của họ và trở thành
lực lượng thống trị, những người nghèo và nô lệ trở thành lực lượng bị trị, mâu thuẫn
và đấu tranh giữa họ xuất hiện và ngày càng gay gắt hơn.
Trước thực trạng trên, chế độ thị tộc tỏ ra bất lực, không đủ khả năng điều hành
và quản lí xã hội. Nhu cầu khách quan của sự quản lí xã hội có sự phân hóa, mâu
thuẫn và đấu tranh giai cấp đó đỏi hỏi phải có một tổ chức mới, có sức mạnh quản lí
và cưỡng chế lớn hơn thị tộc, bộ lạc thì mới đủ khả năng điều hành và quản lí xã hội,
làm dịu xung đột giai cấp trong xã hội hoặc giữ cho xung đột đó ở trong một vòng
trật tự nhất định, để xã hội có thể tồn tại và phát triển được. Tổ chức đó chính là Nhà
nước và Nhà nước đã xuất hiện.
Như vậy, theo cách lập luận của Engels thì Nhà nước đã ra đời để thay thế cho
chế độ thị tộc, nó nảy sinh từ nhu cầu quản lí, thống trị xã hội có giai cấp để thiết lập
và giữ gìn trật tự xã hội ấy, nó “tựa hồ như đứng trên các giai cấp đang đấu tranh
với nhai, đã dập tắt cuộc xung đột công khai giữa họ và cùng lắm là để cho cuộc đấu
tranh giai cấp diễn ra dưới lĩnh vực kinh tế, dưới một hình thức được mệnh danh là

hợp pháp”.
So với thị tộc, bộ lạc, Nhà nước khác ở những điểm sau:
Thứ nhất: Nếu như thị tộc, bộ lạc được hình thành và duy trì bởi những quan hệ
huyết thống thì Nhà nước lại tổ chức và quản lí dân cư theo địa vực mà họ cư trú., nó
lấy địa vực cư trú của công dân làm nơi họ thực hiện quyền và gnhiax vụ đối với xã
hội của họ, bất kể họ thuộc thị tộc hay bộ lạc nào.
Thứ hai, Nhà nước thiết lập một quyền lực công đặc biệt “không còn trực tiếp
ăn khớp với dân cư tự tổ chức thành lực lượng vũ trang nữa”. Quyền lực công cộng

Trang 8


Bài tiểu luận môn Pháp luật đại cương
đó quốc gia nào cũng có, để bắt công dân phải phục tùng. Nó không chỉ gồm những
người được vũ trang như quân đội, cảnh sát mà có cả những công cụ vật chất phụ
thêm như nhà tù và đủ các loại cơ quan cưỡng bức mà xã hội thị tộc không hề biết
đến. Để duy trì quyền lực công đó cần phải có sự đóng góp của công dân nên Nhà
nước phải thu thuế và còn phải phát hành cả công trái nữa.
Tóm lại, có thể thấy quá trình hình thành Nhà nước là quá trình chuyển biến, tiến
hóa dần dần của xã hội loài người về mặt kinh tế cũng như về mặt tổ chức xã hội.
Nhà nước không thể ra đời từ khi xã hội loài người xuất hiện mà chỉ ra đời khi xã hội
đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Đó là giai đoạn mà nền kinh tế tự nhiên, tự
cấp và tự túc, săn bắn và hái lượm đã được thay thế bằng nền kinh tế sản xuất và trao
đổi, với sự hình thành và phát triển của các ngành nghề sản xuất khác nhau như trồng
trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp và thương nghiệp; đồng thời, có sự ra đời và củng cố
của chế độ tư hữu tài sản. Đó là nguyên nhân kinh tế cho sự ra đời của Nhà nước.
Còn nguyên nhân xã hội dẫn đến sự ra đời của Nhà nước chính là sự phân hóa con
người trong xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, thành quý tộc và bình dân, thành
người tự do và nô lệ, thành người bóc lột và bị bóc lột; tức là thành những giai cấp
hoặc lực lượng xã hội có khả năng kinh tế và địa vị xã hội khác biệt nhau, đồng thời

có sự tích tụ và tập trung của cải vào tay một số ít người, một lực lượng xã hội. Lực
lượng này ngày càng trở nên có thế lực hơn, họ đã lợi dụng bộ máy quản lí chung của
xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi cho họ. Vì thế, mâu thuẫn và đấu tranh giữa các tầng
lớp, giai cấp các lực lượng xã hội hiện ngày càng gay gắt hơn; đồng thời cũng dẫn
đến tình trạng chiến tranh xảy ra liên miên giữa các bộ lạc hoặc liên minh các bộ lạc.
Kết quả là vai trò và quyền lực của thủ lĩnh quân sự và lực lượng quân sự trong xã
hội ngày càng tăng lên, thủ lĩnh quân sự trở thành chức vụ thường trực và được pháp
cha truyền con nối. Quyền lực chung của xã hội dần chuyển hóa thành quyền lực của
tập đoàn quý tộc thị tộc, bộ lạc, của thủ lĩnh quân sự và của lực lượng vũ trang. Trong
xã hội dần dần xuất hiện một lớp người tựa hồ như tách ra khoi xã hội để chuyên thực
thi quyền lực, quyền lực xã hội đã dần chuyển hóa thành quyền lực của Nhà nước và
Nhà nước từng bước được hình thành.

Trang 9


Bài tiểu luận môn Pháp luật đại cương
III. Các hình thức (phương thức) xuất hiện điển hình của Nhà nước
- Nhà nước Aten: là hình thức thuần túy nhất, nhà nước nảy sinh chủ yếu và trực
tiếp từ sự đối lập giai cấp và phát triển ngay trong nội bộ xã hội thị tộc. Từ cuộc cách
mạng Xô-lông (594TCN) và Klix-phe (509TCN) dẫn đến sự tan rã toàn bộ chế độ thị
tộc, hình thành Nhà nước vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên.
- Nhà nước Rôma: hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, từ cuộc
đấu tranh bởi những người thường dân (Ple-bêi) chống lại giới quý tộc thị tộc La Mã
(Pá-tri-sép).
- Nhà nước Giéc-manh: hình thành khoảng giữa thế kỷ V trước công nguyên, từ
việc người Giéc-manh xâm chiếm vùng lãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã cổ đại.
Do Nhà nước hình thành không do sự đấu tranh giai cấp, xã hội Giéc-manh vẫn tồn
tại chế độ thị tộc, sự phân hóa giai cấp chỉ mới bắt đầu và còn mờ nhạt.
- Sự xuất hiện Nhà nước ở các quốc gia phương Đông:

+ Nhà nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập cổ đại,… được hình thành từ rất sớm,
hơn 3000 năm trước công nguyên.
+ Nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm đã trở thành yếu tố thúc đẩy và
mang tính đặc thù trong sự ra đời nhà nước của các quốc gia phương Đông.
+ Ở Việt Nam, từ sự hình thành phôi thai của Nhà nước cuối thời Hùng Vương –
Văn Lang đến Nhà nước sơ khai thời An Dương Vương – Âu Lạc năm 208 trước
công nguyên.
IV. Học thuyết về Nhà nước của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Học thuyết về Nhà nước của Chủ nghĩa Mác-Lênin hay còn gọi là Lý luận về
Nhà nước và Pháp luật của Chủ nghĩa Mác- Lê nin là hệ thống những kiến thức
của chủ nghĩa Mác-Lênin về những quy luật phát sinh, phát triển đặc thù, những đặc
tính chung và biểu hiện quan trọng nhất của nhà nước nói chung và nhà nước Xã hội
chủ nghĩa nói riêng. Tập trung vào phân tích nguồn gốc và bản chất của nhà nước, Lý
luận của những người Mác-xít đi sâu nghiên cứu về nhà nước một cách tổng thể
những vấn đề chung nhát về bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước, hình thức nhà
nước, bộ máy nhà nước và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các bộ phận trong thượng
tầng kiến trúc chính trị-pháp lý với các tổ chức xã hội, giữa nhà nước với cá nhân.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin thì nhà nước thực chất là một tổ chức đặc
biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực

Trang 10


Bài tiểu luận môn Pháp luật đại cương
hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo
vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.
Những nội dung cơ bản ban đầu về học thuyết này được phản ánh thông qua tác
phẩm: “Nguồn gốc của gia đình, chế độ sở hữu và của nhà nước” của Ph.Ăng-ghen.
Qua tác phẩm này, Ăng-ghen đã phân tích các vấn đề về gia đình, nguồn gốc của giai
cấp và của nhà nước và những quy luật tiếp tục phát triển và biến đổi sau này của

chúng. Ph.Ăng-ghen đã chỉ ra rằng nhà nước chỉ ra đời ở một giai đoạn lịch sử nhất
định của xã hội trên cơ sở xuất hiện chế độ tư hữu và gắn liền với nó là sự phân chia
xã hội thành các giai cấp đối kháng, ông cũng luận chứng về tính chất giai cấp và
tính lịch sử của nhà nước, làm sáng tỏ chứa năng gia cấp cơ bản của nhà nước. Sau
đó lý luận này được những người Mác-xít tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong điều
kiện mới.
Nguồn gốc:
Lịch sử cho thấy không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước. Trong xã hội
nguyên thuỷ, do kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hóa giai cấp, cho nên chưa có
nhà nước. Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng (hay tộc chủ) do những
người dân ở đó bầu ra, quyền lực của những người đứng đầu thuộc về uy tín và đạo
đức, việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện bằng những quy tắc chung,
những tập quán trong cộng đồng. Trong tay họ không có và không cần một công cụ
cưỡng bức đặc biệt nào.
Sự ra đời
Ph.Ăng-ghen đã mô tả sự ra đời của nhà nước trên cơ sở sự tan rã của chế độ thị
tộc. Theo đó xã hội loài người qua quá trình phát triển đã dẫn đến sự phát triển không
ngừng của lực lượng sản xuất. Vào thời cổ đại đã diễn ra ba lần phân công lao động
xã hội.
 Lần

phân công thứ nhất, chăn nuôi đã trở thành một ngành kinh tế độc lập và
tách ra khỏi trồng trọt, từ đây mầm mống của chế độ tư hữu phát triển và “gia đình cá
thể đã trở thành một lực lượng đang đe dọa thị tộc”
 Lần

phân công thứ hai, thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp, lần phân

công này dẫn đến hình thành bước đầu chế độ nô lệ với số lượng nô lệ ngày càng tăng
và họ bị đẩy đi làm việc ở ngoài đồng ruộng và trong xưởng thợ, thành từng đoàn

mười người, người hai người một điều đó cho thấy sự phân hóa xã hội, phân tầng xã
hội sâu sắc.

Trang 11


Bài tiểu luận môn Pháp luật đại cương
 Lần phân công thứ ba, sản xuất tách bạch với trao đổi dẫn đến sự xuất hiện của
tầng lớp thương nhân, lần đầu tiên xuất hiện một giai cấp tuy không tham gia sản
xuất một tý nào nhưng lại chiếm toàn bộ quyền lãnh đạo sản xuất và bắt những người
sản xuất phụ thuộc vào mình về mặt kinh tế… và bóc lột cả hai, một giai cấp mà lịch
sử loài người trước đó chưa hề biết đến.
Qua ba lần phân công lao động này cho thấy lực lượng sản xuất phát triển dẫn
đến năng suất lao động tăng, của cải làm ra ngày càng nhiều, và dẫn đến có của cải
dư thừa kèm theo đó là sự tích trữ, đồng thời xuất hiện một bộ phận chiến đoạt của
cải dư thừa đó (do nắm quyền quản lý, cai quản) hoặc giàu lên nhờ tích trữ, đầu cơ từ
đây đã có sự phân hóa giàu nghèo, giữa người có của và người không có của, sự
phân hóa giàu nghèo này dẫn đến hiện tượng phân tầng xã hội, phân chia thành các
tầng lớp khác nhau từ đó dẫn đến phân chia giai cấp đồng thời và kéo theo xuất hiện
mâu thuẫn giai cấp và điều không tránh khỏi là đấu tranh giai cấp, lúc này nhà nước
đã có tiền đề rõ ràng cho sự ra đời của mình.
“Cái tập quán giao cho những chức vụ của thị tộc cho một số gia đình nhất
định đã biến thành một cái quyền không thể chối cãi của những gia đình đó được
đảm nhiệm chức vụ ấy, bằng những gia đình ấy còn mạnh vị giàu có nữa, họ bắt đầu
tập hợp nhau lại bên ngoài thị tộc của họ thành một giai cấp riêng biệt, có đặc
quyền, rằng nhà nước vừa mới ra đời đã thừa nhận những tham vọng ấy của họ”
Ăng-ghen
“Nhà nước chẵng qua chỉ là một bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với
giai cấp khác, điều đó trong chế độ cộng hòa dân chủ cũng hoàn toàn giống như
trong chế độ quân chủ vậy”

Ăng-ghen
Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội
phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà
được xuất hiện. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau
mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội, tạo ra một tình trạng loạn lạc hỗn độn. Xã hội lúc này
đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai
cấp ấy, hoặc cùng lắm là để làm cho cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực
kinh tế, dưới một hình thức gọi là hợp pháp và để thảm hoạ đó không diễn ra, một cơ
quan quyền lực đặc biệt đã ra đời và đó chính là nhà nước. Từ nhu cầu phải kiềm chế
sự đối lập của các giai cấp, làm cho cuộc đấu tranh của những giai cấp có quyền lợi

Trang 12


Bài tiểu luận môn Pháp luật đại cương
về kinh tế mẫu thuẫn nhau đó không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả
xã hội… và giữa cho sự xung đột đó năm trong vòng trật tự.
Và như vậy là Nhà nước đã xuất hiện một cách khách quan, nó là sản phẩm của
một xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, nó không phải là một quyền lực
từ bên ngoài áp đặt và xã hội mà là một lực lượng nảy sinh từ xã hội, một lực lượng
tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung
đột đó nằm trong vòng trật tự. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước Chiếm
hữu nô lệ, xuất hiện trong cuộc đấu tranh không điều hoà giữa giai cấp chủ nô và giai
cấp nô lệ. Tiếp đó là Nhà nước Phong kiến, Nhà nước Tư sản và sau cùng là Nhà
nước Xã hội chủ nghĩa.
Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là mâu thuẫn giai cấp không
thể điều hoà được. V.I.Lênin nhận định: Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của
những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và
chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà

được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng
những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được. Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại
trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở
tồn tại của nó không còn nữa.
“Chỉ khi nào xã hội không còn giai cấp đối kháng và giai cấp nói chng thì lúc
đó nhà nước mới biến mất. Sự tiêu vong của nhà nước là quá trình lâu dài, chỉ có thế
hệ những người lớn lên trong điều kiện lịch sử mới, tức là bước quá độ từ chủ nghĩa
xã hội lên chủ nghĩa cộng sản mới hình dung được sự tiêu vong của nhà nước…. khi
nhà nước tỏ ra thật sự là đại biểu của toàn xã hội, nhân danh xã hội năm quyền sở
hữu về các tư liệu sản xuất, việc quản lý người được thay bằng quản lý các quá trình
sản xuất, lúc đó mới có thể đưa bộ máy nhà nước xếp vào viện bảo tàng đồ cổ, bên
cạnh cái xa kéo sợi và cái rìu đồng”
Ăng - ghen

Trang 13


Bài tiểu luận môn Pháp luật đại cương
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bài giảng Pháp luật đại cương – PGS.TS Nguyễn Thị Hồi
- ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, NXB CAND,
Hà Nội
2004.
- Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội, NXB ĐHQGHN, Giáo trình Lý luận chung
về Nhà
nước và Pháp luật, Hà Nội 2005.
- Ph. Ănghen, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước.
- TS. Lê Trọng Ân, Tìm hiểu tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư
hữu và
của Nhà nước, NXB CTQG, Hà Nội 2004.

- J.J. Rousseau, Bàn về Khế ước xã hội.
- Robert Lowie, Luận bàn về xã hội học nguyên thuỷ, NXB ĐHQG Hà Nội,
2001.
- Trang web: wikipedia.

Trang 14



×