Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.65 KB, 18 trang )

TÀI LIỆU SƯU TẦM TỪ LỚP TM33B NIÊN KHOÁ 20082012
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
LỚP THƯƠNG MẠI 33B
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG
Tên đề tài: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GÂY RA
Danh sách nhóm (TM33B1)
1. Huỳnh Thị Thanh Nguyên
2. Nguyễn Thị Kim Oanh
3. Bùi Phương Thảo
4. Phạm Thị Phương
5. Nguyễn Thị Nhung
6. Chiêm Tiền Qúi Nhân
A.LỜI NÓI ĐẦU:
Ô nhiễm mội trường là một trong những lo ngại hàng đầu của
nhân loại cũng như tại Việt Nam chúng ta. Với tình trạng môi
trường sống bị các chất hóa học hay sinh học làm ô nhiễm gây
ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự sống của muôn loài,
mà nạn nhân của nó chính là con người và cũng chính con người
là thủ phạm gây ra nó. Kéo theo vấn nạn này là hàng loạt những
hậu quả như hiệu ứng nhà kính, suy giảm tầng ôzon, biến đổi
khí hậu…và ngày càng nhiều những tranh chấp về môi trường
đã nảy sinh. Để giải quyết các vấn đề này cần có một hệ thống
pháp luật về môi trường hoàn chỉnh để điều chỉnh. Tuy nhiên,


theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay Việt Nam có khoảng
300 văn bản pháp luật về môi trường. Tuy nhiên, hệ thống các
văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi


tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban
hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến. Do đó
ngày càng nhiều những xung đột và tranh chấp về môi trường đã
nảy sinh mà tâm điểm là vấn đề bồi thường thiệt hai do hành vi
gây ô nhiễm môi trường gây ra.
B.NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận và pháp lý:
o Cơ sở lý lụân:
Môi trường cần được xem là một loại “tài sản đồng nhất”#,
được xác định bởi các gía trị khoa học, kinh tế và môi sinh. Gây
hại đối với môi trường chính là gây hại đến các giá trị nêu trên.
Nếu xem xét một cách chặt chẽ tác hại gây ra đối với môi
trường tự nhiên không khác gì tác hại gây ra đối với con người
hay tài sản của con người thì chất lượng môi trường bị suy giảm,
bị xâm hại cũng cần phải được bồi thường một cách thỏa đáng.
Người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường những tổn
thất gây ra đối với môi trường.
o Cơ sở pháp lý:
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay Việt Nam có khoảng
300 văn bản pháp luật về môi trường. Các quy định của pháp
luật về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường bước đầu
đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc truy cứu trách nhiệm dân sự đối
với các chủ thể có hành vi làm ô nhiễm môi trường, góp phần
tích cực vào sự nghiệp bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát
triển bền vững của quốc gia Việt Nam.
Quyền đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần khi bị
người khác xâm phạm là một trong những quyền cơ bản của
công dân đã được quy định trong Hiến Pháp nước CHXHCN
Việt Nam. Theo Điều 74 Hiến pháp (1992) quy định“Mọi hành
vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp



của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm
minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất
và phục hồi danh dự”.
Cụ thể hoá quyền cơ bản nêu trên, Điều 624, Bộ Luật dân sự
năm 2005 đã quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do
hành vi làm ô nhiễm môi trường “Cá nhân, pháp nhân và các
chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây
ô nhiễm môi trường không có lỗi”.
Luật Bảo vệ môi trường (2005) cũng có các quy định thống nhất
với những quy định của Hiến pháp 1992 và Bộ Luật dân sự
2005, theo đó: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy
thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại
và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật” (Điều
4); “Trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con
người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu
quả của việc gây ô nhiễm môi trường thì còn phải bồi thường
thiệt hại theo quy định tại mục 2 Chương XIV của Luật hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự” (Điểm d, Khoản 1, Điều 49); “Tổ
chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại theo quy định của Luật và các quy định khác
của pháp luật có liên quan” (Khoản 3, Điều 9).
Vấn đề BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường còn được cụ
thể hóa hơn tại Mục II, Chương XIV, Luật Bảo vệ môi trường,
bao gồm từ Điều 130 đến Điều 134, quy định cụ thể về cách xác
định thiệt hại do ô nhiễm môi trường, giám định thiệt hại….
Điều 133 quy định rõ quyền lựa chọn việc giải quyết bồi thường
thiệt hại về môi trường bao gồm: tự thỏa thuận của các bên, yêu

cầu trọng tài giải quyết, khởi kiện tại Tòa án.
Luật khoáng sản 2010 (sửa đổi) quy định tổ chức, cá nhân được
phép hoạt động khoáng sản phải chịu mọi chi phí bảo vệ, phục
hồi môi trường, môi sinh và đất đai.
Luật Tài nguyên nước (1998) ngoài việc qui định trách nhiệm
bồi thường thiệt hại còn quy định việc giải quyết tranh chấp liên
quan đến tài nguyên nước: “Nhà nước khuyến khích việc hoà


giải các tranh chấp về tài nguyên nước. Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức
và cá nhân trong việc hoà giải các tranh chấp về tài nguyên nước
phù hợp với các qui định của pháp luật” (Điều 62)…
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô
môi hiễm môi trường
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ bảo vệ
môi trường là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo pháp luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm môi trường phát sinh khi có các điều kiện sau đây:
1. Có thiệt hại xảy ra
Đây là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm này
là khôi phục tình trạng tài sản, sức khoẻ… cho người bị thiệt
hại; là tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm
đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của cá nhân, tổ chức. Các thiệt
hại do ô nhiễm môi trường gây nên có thể bao gồm : những thiệt
hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm,
thiệt hại do tính mạng bị xâm hại.
2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi

trường
Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất đa dạng
phong phú. Có thể liệt kê ra ở đây một số loại hành vi tương đối
phổ biến:
• Những hành vi vi phạm điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường
2005: đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi gây
thiệt hại đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái; thải khói,
bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát bức xạ,
phóng xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh…
• Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc
các yêu cầu ghi tại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động


môi trường.
• Vi phạm các quy định về bảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên
như các quy định về bảo vệ rừng, khai thác, kinh doanh động
vật, thực vật quý hiếm; bảo vệ nguồn đất, bảo vệ đất; vi phạm
các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên…
• Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng như quy định về
vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ
rung…
• Vi phạm các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây
ô nhiễm; vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi
trường trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác vận chuyển
dầu khí; trong thăm dò, khai thác hầm mỏ…
3. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạm
pháp luật bảo vệ môi trường
Thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp
luật. Hoặc nói một cách khác, hành vi vi phạm pháp luật là
nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Trong quá trình xác định trách

nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cần làm
sáng tỏ mối quan hệ này.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do hành vi làm ô nhiễm chỉ được loại trừ trong trường hợp
người bị hại có lỗi. Điều này có nghĩa là trong trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nếu người bị thiệt
hại không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường luôn luôn đặt ra đối
với người làm ô nhiễm môi trường. Thậm chí, trong một số
trường hợp cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại không được
loại trừ ngay cả khi người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.
Điều 624 Bộ Luật Dân sự (2005) quy định “Cá nhân, pháp nhân
và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp
người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Khoản 3 điều 623
Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Chủ sở hữu, người được
chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
phải bồi thường thiệt hại kể cả khi không có lỗi”. Quy định này


cần được áp dụng khi giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường
thiệt hại do các nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như các phương
tiên giao thông vận tải, các nhà máy công nghiệp đang hoạt
động, các lò phản ứng hạt nhân, các nhà máy điện nguyên tử,
kho chưa vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, chất phóng
xạ..
3. Trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại :
“1. Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân phát hiện môi
trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái có trách nhiệm thông
báo cho cơ quan có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối
với môi trường quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại được quy định như
sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm yêu cầu bồi thường
thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên
địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong trường hợp này,
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đề nghị Ủy ban nhân
dân cấp huyện tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ
để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái
gây ra;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu bồi
thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra
trên địa bàn từ hai xã, thị trấn, thị tứ trở lên;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm yêu cầu bồi thường
thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên
địa bàn từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm yêu cầu bồi
thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra
trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở
lên.”
( Điều 3 nghị định 113/2010 )
4. Xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra:
Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường 2005 và NĐ 113/2010 để


xác định thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra.
Vấn đề xác định thiệt hại là rất quan trọng vì nó sẽ là cơ sở cho
việc đánh giá mức độ thiệt hại mà một hành vi tác động vào môi
trường và là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra một cách
tương đối.

• Một là, việc xác định giá trị tổn thất đối với môi trường được
thực hiện bởi tòa án hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực môi
trường.
• Hai là, xác định thiệt hại theo phương thức quy ra một khoản
tiền cố định có tính đến mức độ nghiêm trọng của sự thiếu cẩn
trọng của con người, chi phí phục hồi và những lợi nhuận mà
những người làm hại môi trường có được bao gồm cả những chi
phí phát sinh trong quá trình phục hồi những thiệt hại đối với
môi trường để tính toán khoản bồi thường hoặc tiền phạt.
• Ba là, giao cho các viên chức hành chính hoặc chính quyền địa
phương xác định thiệt hại ( Điều 3 NĐ 113/2010).
• Theo qui định tại Luật bảo vệ môi trường 2005 và NĐ
113/2010 thì vấn đề xác định thiệt hại cụ thể dựa vào việc xác
định những yếu tố sau:
• Thành phần môi trường được xác định thiệt hại.
Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên được hiểu là thiệt hại đối
với tất cả các yếu tố vật chất tạo thành môi trường, như đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và
các hình thái vật chất khác.
• Mức độ thiệt hại được xác định.
Luật BVMT (2005)xác định có 3 mức độ của sự suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường, đó là: i) có suy giảm, ii) suy
giảm nghiêm trọng, iii) suy giảm đặc biệt nghiêm trọng (khoản
1 Điều 131). Một thành phần môi trường bị ô nhiễm ở các mức
có ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm
trọng thì cũng có nghĩa là thành phần môi trường đó đã bị sự
suy giảm tương ứng về chức năng, tính hữu ích của nó. Điều đó
cũng có nghĩa là thiệt hại đối với môi trường tự nhiên có thể
được chia làm 3 cấp độ tương ứng với 3 mức suy giảm chức



năng, tính hữu ích của môi trường. Luật BVMT (2005) căn cứ
vào tiêu chuẩn môi trường để lượng hóa ở mức có thể nhận diện
được các cấp độ ô nhiễm môi trường (Điều 92).
• Các căn cứ để xác định mức độ thiệt hại:
Theo khoản 2 Điều 131 Luật BVMT(2005), việc xác định phạm
vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm
có: i) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy
giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; ii) Xác định giới
hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm; iii) Xác định giới
hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng
đệm. Điều 4 NĐ 113/2010 hướng dẫn chi tiết về vấn đề này.
Số lượng thành phần môi trường, loại hình hệ sinh thái, giống
loài bị suy giảm, và mức độ thiệt hại của từng loại cũng là một
trong những căn cứ để xác định mức độ thiệt hại đối với môi
trường (khoản 3 Điều 131). Thực tế cho thấy một hành vi làm ô
nhiễm môi trường có thể gây thiệt hại cùng một lúc hai hoặc
nhiều thành phần môi trường. Mức độ thiệt hại đối với môi
trường trong trường hợp này sẽ phụ thuộc vào số lượng nhiều
hay ít các yếu tố môi trường bị suy giảm. Số lượng thành phần
môi trường bị xâm hại càng lớn thì thiệt hại gây ra sẽ càng nặng
nề.
Ngoài ra, đối với các vùng, khu vực khác nhau nhưng có cùng
mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường có thể
dùng hệ số (k) để xác định thiệt hại, trừ trường hợp trong các
tiêu chuẩn môi trường đã xác định giá trị hệ số vùng, khu vực.
• Các căn cứ để tính toán thiệt hại:
Trong số 4 căn cứ để tính toán thiệt hại thì căn cứ vào chi phí xử
lý, cải tạo phục hồi môi trường và chi phí giảm thiểu hoặc triệt
tiêu nguồn gây thiệt hại (điểm b, c khoản 4 Điều 131) được xem

là có tính khả thi trong việc xác định thiệt hại, cũng như cho
việc áp dụng trách nhiệm bồi thường. Các căn cứ còn lại, như
tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm
chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường; hay
thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan (điểm a, d khoản 4 Điều
131).


Điều 10, 11 của NĐ 113/2010 giải thích rõ hơn cách tính toán
mức độ thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra.
Tính toán thiệt hại thông qua chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu
nguồn gây thiệt hại được hiểu là thiệt hại gây ra cho môi trường
được tính bằng tổng chi phí cho các nguồn gây ô nhiễm để đạt ở
mức được thải ra môi trường mà không gây ô nhiễm. Khi cơ sở
đầu tư để xử lý chất thải thì sẽ không gây ô nhiễm môi trường,
và tất nhiên sẽ không gây thiệt hại đối với môi trường. Như vậy,
nếu môi trường bị ô nhiễm, số thiệt hại ít nhất sẽ bằng tổng số
chi phí để lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, xử lý nước thải, để giữ
cho môi trường ở mức bằng hoặc dưới mức tiêu chuẩn về chất
lượng môi trường.
Tính toán thiệt hại môi trường thông qua chi phí xử lý, cải tạo,
phục hồi môi trường được hiểu là bên gây ô nhiễm môi trường
phải bồi thường một khoản bằng chi phí bỏ ra để xử lý ô nhiễm,
để loại bỏ các yếu tố độc hại có trong thành phần môi trường,
như chi phí để xử lý, cải tạo đất bị ô nhiễm, để phục hồi độ phì
nhiêu của đất; chi phí để nạo vét kênh rạch, sông, hồ, làm sạch
môi trường nước…
5. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi
trường gây ra:
Nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với

môi trường được quy định tại điều 13 NĐ 113/2010:
“1. Việc xác định tổ chức, cá nhân làm môi trường bị ô nhiễm,
suy thoái được thực hiện theo các nguyên tắc chính sau đây:
a) Ô nhiễm, suy thoái ở một khu vực địa lý tự nhiên do các
nguồn phát sinh chất thải hoặc các hành vi xâm hại tại khu vực
đó hoặc không tại khu vực đó nhưng tác động xấu đến khu vực
đó;
b) Có cơ sở khoa học về tồn tại mối liên hệ giữa các chất gây ô
nhiễm có thể phát sinh từ nguồn thải hoặc hành vi xâm hại với
tình trạng suy giảm chức năng và tính hữu ích của môi trường;
c) Việc xác định tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường phải đảm bảo kịp thời và công bằng.”


Môi trường có thể bị xâm hại từ 2 nhóm nguyên nhân: Một là,
các nguyên nhân khách quan tác động đến môi trường không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, như bão, lũ lụt,
động đất, hạn hán… Những trường hợp này không làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với bất cứ tổ
chức, cá nhân nào; hai là, các yếu tố chủ quan do hoạt động của
con người gây ra từ việc khai thác, sử dụng các yếu tố môi
trường hay từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
khác[14]. Đối với những trường hợp này, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về môi trường phát sinh khi có đủ các dấu hiệu
cấu thành trách nhiệm pháp lý.
Nhiều người cùng gây thiệt hại cũng là tình trạng khá phổ biến
trong lĩnh vực môi trường. Luật BVMT (2005) quy định trong
trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi
trường thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có
trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách

nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục
hồi môi trường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường có mối quan hệ
nhất định với trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường bị ô
nhiễm. Thông thường, trong các quan hệ pháp lý khác có liên
quan đến bồi thường thiệt hại, người gây thiệt hại chỉ phải bồi
thường những thiệt hại do mình gây ra và được giải phóng khỏi
quan hệ với người bị hại. Nhưng trong lĩnh vực môi trường,
người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thường phải thực
hiện đồng thời cả hai biện pháp: i) Khắc phục tình trạng môi
trường bị ô nhiễm; và ii) Bồi thường thiệt hại về môi trường.
Tác dụng chính của biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường là
hạn chế, ngăn chặn phạm vi ảnh hưởng, khả năng lây lan ô
nhiễm môi trường, đồng thời làm giảm nhẹ những thiệt hại do ô
nhiễm môi trường gây ra. Tác dụng của bồi thường thiệt hại là
bù đắp những tổn thất về người, tài sản và những giá trị sinh thái
đã bị mất. Trách nhiệm áp dụng các biện pháp khắc phục ô
nhiễm môi trường mang tính chất là một biện pháp cưỡng chế


hành chính, do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính quyết định, còn bồi thường thiệt hại lại là một loại trách
nhiệm dân sự có thể thỏa thuận và xác lập theo ý chí của các
bên. Tuy nhiên, trong lĩnh vực môi trường hai loại trách nhiệm
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và trong một số trường hợp có
thể thay thế (chuyển hóa) cho nhau, đặc biệt là khi chỉ xuất hiện
thiệt hại đối với môi trường tự nhiên mà không xuất hiện thiệt
hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của tổ chức, cá nhân.
Nếu việc khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái
do chính người bị hại tiến hành thì những chi phí hợp lý để ngăn

chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại sẽ được tính trong tổng giá
trị thiệt hại để đòi bồi thường. Còn trong trường hợp người có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã tự mình thực hiện các biện
pháp khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm thì họ sẽ được
giải phóng hoặc giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi
trường.
6. Giải quyết bồi thường thiệt hại đối với môi trường:
Điều 14 khoản 1 NĐ 113/2006 quy định: “Cơ quan có thẩm
quyền quyết định giải quyết bồi thường theo các hình thức sau
đây:
a) Thỏa thuận việc bồi thường với người gây thiệt hại;
b) Yêu cầu trọng tài giải quyết;
c) Khởi kiện tại tòa án”
7. Thực trạng ô nhiễm môi trường và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại hiện nay:
Ngày 13/9/2008, Viện Tài Nguyên môi trường và các đòan kiểm
tra liên ngành đã bắt quả tang công ty Vedan đóng tại huyện
Long Thành tỉnh Đồng Nai “lén” xả nước thải chưa qua xử lí ra
sông Thị Vải. Kết quả nghiên cứu dựa trên các quan trắc kỹ
thuật củaViện Tài nguyên và Môi trường TP HCM cho thấy
Vedan đã gây ra 80-90% ô nhiễm cho sông Thị Vải, phần còn lại
do các công ty khác gây ra. Với vai trò là thủ phạm chính, Vedan
xả chui hơn 100.000 m3 nước thải độc ra sông mỗi tháng. Bán


kính vùng ô nhiễm do Công ty Vedan gây ra có phạm vi 10 km
dọc bờ sông Thị Vải. Nước sông tại các vùng này bị ô nhiễm
nặng nề, nước có màu đen hôi, cá chết hàng loạt...
Báo cáo của Viện Tài nguyên và Môi trường, gần 2.700 ha nuôi
trồng thủy sản của khu vực này bị thiệt hại. Tỉnh Đồng Nai có

hơn 2.100 ha nuôi trồng thủy sản bị tàn phá bởi nước ô nhiễm,
còn TP HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng bị ảnh hưởng gần
600 ha. Hội Nông dân (HND) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết,
tỉnh đã hoàn tất công việc thống kê lại mức độ thiệt hại của
người dân ,kết quả kiểm tra đã xác định được 1.134 hộ dân tại 3
xã là Phước Hòa, Tân Phước, Mỹ Xuân và thị trấn Phú Mỹ
(thuộc huyện Tân Thành) bị ảnh hưởng với tổng thiệt hại ước
tính hơn 191 tỷ đồng. Còn theo Hội Nông dân thành phố Hồ Chí
Minh cho biết, sau hơn 2 tháng phối hợp khảo sát, thống kê thiệt
hại giữa các đơn đã xác định được hơn 1.180 đơn khiếu nại hợp
lệ của nông dân tại 3 xã Thạnh An, Long Hòa và Cần Thạnh,
huyện Cần Giờ yêu cầu Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt
Nam bồi thường với tổng mức thiệt hại lên đến 567 tỷ đồng. Tại
Đồng Nai, việc thống kê thiệt hại do Viện Môi trường- Tài
nguyên xuống tận nơi hướng dẫn 5.064 hộ nông dân 2 huyện
Long Thành và Nhơn Trạch và con số thiệt hại được đưa ra là
1.600 tỷ đồng .
Sau nhiều lần “kì kèo trả giá” về mức độ đền bù do hành vi gây
ô nhiễm của mình gây ra, Vedan đã nhận rõ trách nhiệm của
mình trong việc phải bồi thường cho thiệt hại của nông dân của
3 tỉnh. Vedan cam kết đền bù 100% số tiền phải bồi thường thiệt
hại cho người dân thiệt hại 2 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và
TPHCM theo con số tính toán của Viện Môi Trường – Tài
Nguyên và được UBND 2 tỉnh đồng ý.
Số tiền Vedan đồng ý bồi thường cho nông dân TPHCM là 45,7
tỷ đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu là 53,6 tỷ đồng, và Đồng Nai- địa
phương bị thiệt hại nặng nề nhất số tiền 119.5 tỷ đồng.
Tiếp theo Vedan 1, vụ “Vedan 2” bị phát hiện xả nước thải ô
nhiễm ra môi trường là nhà máy xử lý nước thải tại KCN Long
Thành của Công ty CP Sonadezi Long Thành. Sau nhiều giờ mật



phục, rạng sáng 4/8, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về
môi trường (C49) - Bộ Công an đã bắt quả tang nhà máy xử lý
nước thải Sonadezi của KCN Long Thành (huyện Long Thành Đồng Nai) xả nước thải đen đặc, có mùi hôi nồng nặc ra rạch Bà
Chéo (thông với sông Đồng Nai). Theo những gì phát hiện được
chỉ trong đêm 3/8, đã có hơn 9.000 m³ nước thải chưa được xử
lý từ nhà máy này tống thẳng ra rạch nối với sông Đồng Nai.
Hội nông dân xã Tam An đã nhận hơn 220 đơn kiện của người
dân yêu cầu Sonadezi bồi thường thiệt hại, với tổng số tiền gần
14 tỉ đồng…Tuy nhiên, do chưa có kết luận cuối cùng từ phía
Cục CSĐT tội phạm về môi trường (C49), Bộ Công an nên mức
độ thiệt hại việc bồi thường chưa được đưa ra. Mặc dù vậy, mức
độ “hot” của vấn đề vẫn còn được dư luận rất quan tâm và chờ
đợi những kết luận được đưa ra từ cơ quan chức năng…
Có lẽ, đây chỉ là những trường hợp rất hiếm trong 1001 trường
hợp gây ô nhiễm môi đựơc báo chí và các phương tiện truyền
thông chú y và liên tục phản ánh đến người dân. Gần đây, liên
tục từ các ngày 26, 27/8/2011 đến nay, hàng trăm hộ dân thuộc
thôn Quan Nam 5, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang - Đà Nẵng đã
dùng vật cản để chặn xe tải, xe bel của Công ty CP xây dựng và
lắp máy Trung Nam (Trung Nam Group) với lí do là: “bụi, ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và
sinh hoạt của người dân”. Thiết nghĩ khi vụ việc chưa kết thúc
nên chưa thể kết luận ai đúng ai sai và chưa hẳn phản ứng của
người dân trong trường hợp này là đúng luật, nhưng theo quan
điểm của nhóm, “không có lửa thì không có khói”, và với ít
nhiều “kinh nghiệm” phải chịu đựng khói bụi, mùi hôi thối, độc
hại …do các xe “vua” san lắp mặt bằng, các cơ sở chế biến thực
phẩm, gây ra của tất cả thành viên trong nhóm thì “thấu hiểu”

cho sự bức xúc của người dân thôn Quan Nam 5 khi sống trong
môi trường ô nhiễm như vậy…
8. Một số đề xuất cho đề tài:
Gia nhập WTO và định hướng nền kinh tế phát triển theo hướng
kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước là một hướng đi


đúng đắn Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, mặt trái của các vấn đề
này là tất yếu, và việc các doanh nghiệp, tổ chức hay cả cá nhân
dưới áp lực cạnh tranh, lợi nhuận gây ô nhiễm môi trường là
một trong số mặt trái đó. Ở các nước phát triển, vấn đề này đã
tồn tại, và tùy vào chính sách pháp luật, kinh tế, xã hội, truyền
thống bảo vệ môi trường và đặc biệt là ý thức của người dân mà
nó sẽ được điều chỉnh với cách thức khác nhau và mức độ thành
công cũng khác nhau.
Ở nước ta, có lẽ với tâm l ý “vô phúc đáo tụng đình”, và cũng
bởi người dân đã quen “sống chung với ô nhiễm” nên việc chịu
trận các chất, mùi, nước…độc hại do các doanh nghiệp, tổ chức
gây ra là “chuyện thường ở huyện” và việc đòi bồi thường lại
càng không ai nghĩ đến nếu không muốn nói là xa vời. Chỉ trong
thời gian gần đây, từ năm 2008, do sự thiệt hại quá lớn về kinh
tế mà nông dân ba tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và TPHCM
phải gánh lấy do nguồn nước sông Thị Vải ô nhiễm mới làm dư
luận thức tỉnh, quan tâm đúng mực đến vấn đề này. Hi vọng đây
sẽ là những tiền lệ để hình thành “văn hóa bảo vệ môi trường” ở
nước ta, và từ đó chúng ta sẵn sàng phản đối, thậm chí sẳn sàng
“đáo tụng đình” đòi bồi thường nếu như các xí nghiệp, công ty,
tổ chức, hay cá nhân…gây ô nhiễm, xâm hại đến môi trường
sống của chúng ta. Do đó, trong đề tài này, nhóm chúng tôi có
một số đề xuất nhỏ sau:

• “Môi trường” theo nghĩa rộng được hiểu là gồm tòan bộ điều
kiện tự nhiên và điều kiện xã hội bao quanh con người và theo
qui định trong Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005 bao gồm
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo, những thứ xung quanh con
người, là nền tảng để con người tồn tại và phát triển. Do đó, khi
một chủ thể nào gây ra ô nhiễm môi trường thì tác hại của nó sẽ
không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân đơn lẽ mà tác động đến
tòan bộ những con ngưởi sống trong khu vực ô nhiễm đó. Pháp
luật Dân sự cho phép người có quyền và lợi ích bị xâm phạm có
quyền yêu cầu người xâm phạm chấm dứt hành vi hoặc bồi
thường thiệt hại nếu có, và trong trường hợp này người bị thiệt
hại có nghĩa vụ chứng minh đuợc thiệt hại để đòi bồi thường.


Tuy nhiên như đã trình bày, khi bị tổn thất do ô nhiễm môi
trường do chủ thể nào đó gây ra thì đối tượng bị tổn thất là cả
một tập thể đông ngưởi (Ví dụ như nông dân của của 3 tỉnh
Đồng Nai. Bà Rịa-Vũng Tàu và TPHCM trong vụ Vedan). Thế
nhưng, luật hiện hành lại không ghi nhận một loại kiện mang
tính tập thể, vì lợi ích chung của tập thể người bị hại. Và nếu
như có sự ủy quyền của từng cá nhân người bị hại cho một tổ
chức nào đó đứng ra đại diện cho mình trong từng vụ việc thì
chi phí xã hội sẽ rất cao. Điều này kết hợp với tính “dài hơi” khi
phải xác minh tranh chấp sẽ làm người bị thiệt hại chán nản,
không theo đuổi vụ việc đến cùng nên mục đích không đạt được.
Theo TS. Nguyễn Ngọc Điện, khiếm khuyết này sẽ không làm
thỏa mãn “sự mong muốn của tất cả những ai yêu chuộng công
lý, lẽ phải.”
Để giải quyết tình trạng trên, nhóm rất đồng tình với đề xuất của
TS. Nguyễn Ngọc Điện là “cần giải quyết vấn đề nghĩa vụ

chứng minh theo hướng đặt nặng trách nhiệm của người gây
thiệt hại hơn là trách nhiệm của người bị thiệt hại trong trường
hợp tương quan giữa các bên về thế mạnh thu nhập có sự chênh
lệch rõ ràng theo hướng bất lợi cho người bị thiệt hại, như trong
vụ Vedan”. Thiết nghĩ, đây là một hướng đi hợp lý khi chưa có
văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Điều này sẽ giúp các
nông dân như trong vụ Vedan mạnh dạn hơn trong việc yêu cầu
đòi bồi thường và cũng nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm cũa bên
gây ô nhiễm đối với việc mình gây ra.
• Khi xử lí các vụ gây ô nhiễm môi trường hiện nay, pháp luật
nước ta chủ yếu “giơ cao đánh khẽ” là xử phạt hành chính mà
không theo hướng xử lí hình sự. Mặt khác, mức xử phạt hành
chính là quá thấp so với hậu quả mà các chủ thể gây ra. Điều
này dẫn đến các bên gây ô nhiễm môi trường chấp nhận chịu
mức phạt ít ỏi phạt mà không đầu tư chi phí nâng cấp, cải tiến
hệ thống xử lí các chất thải của mình. Đơn giản bởi vì mức phạt
đôi khi chỉ là vài chục, thậm chí vài trăm triệu đồng vẫn quá ít
nếu như phải đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại có giá vài


trăm nghìn hay đôi khi cả triệu USD… Khi gây ra thiệt hại, ví
dụ như vụ Vedan, khi mà thiệt hại của nông dân ba tỉnh được
ước tính lên đến hàng nghìn tỉ đồng thì sau thỏa thuận, mức giá
mà Vedan bồi thường chỉ dừng lại ở mức hơn 200 trăm tỉ đồng,
chỉ bằng 1/10 thiệt hại. Rõ ràng, nó không hợp với nguyên tắc
“thiệt hại bao nhiêu dồi thường bấy nhiêu” . Vì thế pháp luật
phải nâng cao mức xử phạt .
• Như đã phân tích, do tâm lí “vô phúc đáo tụng đình” mà hàng
ngày hàng giờ, lợi ích kinh tế và quyền được sống trong một
môi trường trong lành của chúng ta bị xâm phạm bởi các chủ thể

gây ô nhiễm. Do đó, các biện pháp tuyên truyền pháp luật bảo
vệ môi trường, tuyên truyền về các quyền mà người dân đáng
phải được hưởng…cần được phát huy.
• Nhiều người cùng gây thiệt hại cũng là tình trạng khá phổ biến
trong lĩnh vực môi trường. Luật BVMT (2005) quy định trong
trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi
trường thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có
trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách
nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục
hồi môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế không dễ dàng xác định
chính xác mức độ gây hại đến môi trường của từng đối tượng.
Bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau là giải pháp đã được
pháp luật dân sự tính đến trong trường hợp này. Tuy nhiên, để
đảm bảo sự công bằng trong áp dụng trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về môi trường chúng tôi cho rằng nếu người gây thiệt
hại chứng minh được mức độ mà mình gây thiệt hại đối với môi
trường là không đáng kể thì họ chỉ phải bồi thường thiệt hại theo
phần tương ứng với mức độ gây hại đó. Nghĩa vụ chứng minh
thuộc về đối tượng gây thiệt hại sẽ giúp các tổ chức, cá nhân
nâng cao hơn trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như nâng cao
năng lực tự bảo vệ mình trong lĩnh vực này. Ngoài ra, cũng cần
tính đến tình huống không áp dụng được trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cho các đối tượng chỉ vì đơn giản thiệt hại môi trường
là kết quả của hiện tượng tích tụ và cộng dồn các ảnh hưởng tới


môi trường, trong khi từng đối tượng lại tác động không quá
mức giới hạn tới môi trường.#
• Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời đã trở thành
nguyên tắc luật định, song trong lĩnh vực môi trường, do giá trị

của các thiệt hại về môi trường thường rất lớn và khó xác định
nên trong tuyệt đại đa số các trường hợp việc áp dụng trách
nhiệm bồi thường toàn bộ và kịp thời các thiệt hại là điều khó có
thể thực hiện được. Pháp luật cần có các quy định mang tính
linh hoạt hơn trong lĩnh vực này. Chẳng hạn như người gây thiệt
hại đối với môi trường có thể bồi thường một lần hoặc nhiều lần
trong khoảng thời gian tối đa một số năm nhất định nào đó kể từ
ngày áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
A. KẾT LUẬN:
Tóm lại, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
tại Việt Nam là vấn đề còn rất mới cả từ phương diện lý luận và
thực tiễn. Nhận thức một cách đầy đủ về những nội dung liên
quan tới thiệt hại về môi trường, bồi thường thiệt hại về môi
trường là yếu tố quan trọng cho việc ban hành và áp dụng trách
nhiệm này trong tương lai. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng cho
dù chế định này có phát triển đến mức nào, chi phí bỏ ra để xử
lý, cải tạo môi trường có lớn đến đâu cũng không thể khắc phục
được hết những hậu quả do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây
ra. Do vậy, xác định thiệt hại đối với môi trường và áp dụng
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường trong mọi trường
hợp đều không phải là mong muốn hàng đầu được áp dụng trong
lĩnh vực môi trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Document Moved
• Báo điện tử của TW Hội Khuyến Học Việt Nam - Diễn đàn
Dân Trí Việt Nam
• Wikimedia Error
• baophapluat.com



• baocongan.com - Baocongan Resources and Information. This
website is for sale!
• Nghị định số 113/2010/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày
03/12/2010 quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường
• Luật Bảo vệ môi trường 2005
• Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp, CIDA Canada, Bản tin
Luật so sánh, số 1/2004.
• Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo cáo phúc trình Đề tài
NCKH cấp cơ sở “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi
vi phạm pháp luật môi trường gây nên".
• Tạp chí khoa học pháp lý số 3 (40) năm 2007.
• Và một số bài tham khảo khác…

Nguồn: />


×