Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

phân tích nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử đối với người khuyết tật(9đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.16 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………..
NỘI DUNG
I> KHÁI QUÁT CHUNG
1> Khái niệm người khuyết tật và các nguyên tắc cơ bản……………….
1.1> Khái niệm: …………………………………………………………..
1.2> Các nguyên tắc cơ bản của luật người khuyết tật………………
2> Nội dung nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử………….
II> QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC GHI NHẬN
NGUYÊN TẮC NÀY.
1> Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc 1948………………………
2>Tuyên bố của tổ chức lao động quốc tế tại Philadelphia năm 1944…
3>Công ước của quốc tế về quyền của NKT năm 2006………………….
4> Cơ sở của pháp luật Việt Nam liên quan đến NKT…………………..
III> LIÊN HỆ THỰC TIỄN
1>Thành tựu đạt được…………………………………………………….
2> Những tồn tại……………………………………………………….
3>Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc……………

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Các vấn đề liên quan đến người khuyết tật đang ngày càng được xem xét
dưới góc độ quyền của con người. Tư tưởng cơ bản của luật nhân quyền, dưới
góc độ lấy nhân phẩm là vấn đề cốt lõi, dựa trên quan điểm tất cả mọi người
đều có quyền bình đẳng, đặc biệt là quyền được sống một cuộc sống đầy đủ và
có phẩm giá. Điều này thể hiện một chân lý rất đơn giản nhưng cũng rất quan
trọng rằng người nào cũng là con người. Tương ứng với quyền của từng cá nhân,
Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, tôn trọng và thực thi các quyền con người.


Cách nhìn này đã tạo ra những chuyển biến lớn trong luật pháp quốc gia và quốc
tế. Việt Nam chúng ta cũng không đứng ngoài vòng quay đó, với mong muốn
tạo ra một môi trường sống bình đẳng cho NKT như những cá nhân khác trong
xã hội, pháp luật NKT đã ghi nhận khá nhiều nguyên tắc cơ bản trong Luật
NKT,trong đó quan trọng và hơn hết đó chính là Nguyên tắc bình đẳng và không
phân biệt đối xử với NKT, đây là nguyên tắc mang tính chất nền tảng cho sự
phát triển toàn diện của người khuyết tật. Xuất phát từ mục tiêu đó, thông qua đề
tài: ““ Phân tích nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người
khuyết tật. Nguyên tăc này được cụ thể hóa như thế nào trong pháp luật Việt
Nam. Liên hệ với thực tiễn”. Em xin trình bày một số những nội dung cơ bản
như sau:


NỘI DUNG
I> KHÁI QUÁT CHUNG
1> Khái niệm người khuyết tật và các nguyên tắc cơ bản.
1.1.

Khái niệm:

Đặt ra khái niệm NKT là cơ sở pháp lí quan trọng đê công nhận ai là
NKT, và được bảo vệ bởi hệ thống pháp luật liên quan, phụ thuộc tất yếu vào ục
tiêu và Luật hoặc chính sách cụ thể theo đuổi. Do vậy, đã không có một khái
niệm chung về NKT giữa các nước.Hiện nay có rất nhiều quan điểm về NKT,
tuy nhiên hiện có 2 quan điểm chiếm ưu thế đó là quan điểm định nghĩa NKT
dưới góc độ y tế và quan điểm NKT dưới góc độ xã hội. Tuy nhiên, qua nghiên
cứu cho thấy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đồng ý với quan điểm thứ hai và
Việt Nam chúng ta cũng vậy, đó là nhìn nhận NKT dưới góc độ xã hội.
Theo Điều 1 Luật khuyết tật Việt Nam “ Là những người bị khiếm khuyết
một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới

dạng tất khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.” .
Dưới góc dộ khoa học, chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất
về NKT như sau: “ NKT là người bị khiếm khuyết một phần hoặc nhiều bộ
phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và
lâu dài trong việc tham gia của NKT vào các hoạt động xã hội trên cơ sở bình
đẳng với các chủ thể khác”.
Qua khái niệm này nổi lên 3 nội dung quan trọng đó là:
- NKT không xem xét đến nguyên nhân của khuyết tật;
- Nhận dạng những khiếm khuyết của cơ thể;
- Gặp cản trở, khó khăn trong những hoạt động xã hội so với những
người khác.
1.2> Các nguyên tắc cơ bản của luật người khuyết tật.
Dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp luật, các nguyên tắc của pháp luật
được hiểu là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong quá trình ban hành, thực thi, áp
dụng, bổ sung pháp luật. Với tư cách là thành viên của ILO và tham gia ký công
ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, pháp luật Việt Nam cần phải


và bước đầu nội luật hóa các nguyên tắc đã được ghi nhận trong công ước. Song
khác với một số nước, luật khuyết tật Việt Nam năm 2010 không có điều luật cụ
thể về các nguyên tắc. Tuy nhiên, trên cơ sở nội dung pháp luật đã được ban
hành và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam có thể xác định một số nguyên tắc cơ
bản của pháp luật người khuyết tật như sau.
- Nguyên tắc tôn trọng và đảm bảo quyền của người khuyết tật.
- Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử.
- Tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội.
- Đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người
khuyết tật.
- Đảm bảo hội nhập và thực thi các cam kết quốc tế.
Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người khuyết tật

liên quan mật thiết đến khải niệm nhân phẩm. Nguyên tắc này xuất phát từ quan
điểm cho rằng tất cả mọi người dù họ có sự khác nhau về thể lực, trí lực và các
đặc điểm khác, đều có giá trị và tầm quan trọng ngang nhau ( Điều 1 tuyên ngôn
nhân quyền 1948, Tuyên bố của tổ chức Lao động quốc tế 1944). Vì vậy, họ có
quyền được đối xử công bằng và không bị phân biệt trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Công ước về quyền của người khuyết tật 2006 cũng đã ghi nhận
nguyên tắc này. Pháp luật các nước trên thế giới ở những mức độ khác nhau
cũng đã quy định vấn đề này trong các văn bản luật. Về phương diện pháp lý,
nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử có thể được tiếp cận với các
khía cạnh khác nhau trong pháp luật và dẫn đến các hậu quả không giống nhau.
Mặt khác, để có cơ sở xác định một hành vi có phải là bình đẳng hay phân biệt
đối xử với người khuyết tật hay không cần có các tiêu chí xác định mang tính
pháp lý được cơ quan có thẩm quyền quy định.
Như vậy, một cách chung nhất, nguyên tắc bình đẳng ở đây được hiểu là
sự ngang nhau trong việc tiếp cận các cơ hội về học tập, làm việc; chăm sóc sức
khỏe, dịch vụ công,… của người khuyết tật trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên,
nguyên tắc này không có nghĩa là bằng nhau hoặc và như nhau. Người khuyết
tật gặp phải những dạng tật khác nhau và mức độ khuyết tật không giống nhau
cần phải được sự đảm bảo khác nhau. Tương tự, việc ngăn cấm phân biệt đối xử
không có nghĩa là quy cho mọi hình thức phân biệt là trái pháp luật.


II> QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC GHI NHẬN
NGUYÊN TẮC NÀY.
1: Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc 1948.
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của
con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng
12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp. Bản Tuyên ngôn đã được dịch
ra ít nhất 375 ngôn ngữ. Tuyên bố phát sinh trực tiếp từ những kinh nghiệm
của Thế chiến thứ hai và là tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới, trong

đó liệt kê các quyền cơ bản mà mọi cá nhân được hưởng. Nó bao gồm 30 điều
đã được xây dựng trong các Thỏa ước quốc tế, thỏa ước nhân quyền khu vực,
hiến pháp và luật pháp quốc gia. Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế bao gồm Tuyên
ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và
Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cùng hai Nghị
định thư không bắt buộc I và II. Năm 1966, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã
thông qua hai Công ước trên, qua đó hoàn thành cơ bản Bộ Luật Nhân quyền
Quốc tế.
Đây là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi quốc gia và mọi dân tộc.
Tinh thần của bản Tuyên ngôn là dùng truyền đạt và giáo dục để nỗ lực thúc đẩy
các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tôn trọng các quyền con người cơ bản
được đưa ra trong Tuyên ngôn. Bản tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền này
là thước đo chung cho tất cả các nước và tất cả các dân tộc đánh giá việc thực
hiện mục tiêu mà mọi cá nhân và mọi tổ chức trong xã hội, trên cơ sở luôn ghi
nhớ Bản tuyên ngôn này, sẽ phấn đấu thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do
cơ bản của con người thông qua truyền bá và giáo dục, cũng như sẽ phấn đấu
đảm bảo cho mọi người dân, ở chính các nước thành viên của Liên Hợp Quốc và
ở các lãnh thổ thuộc quyền quản lý của mình, công nhận và thực hiện những
quyền và tự do đó một cách có hiệu quả thông qua những biện pháp tích cực,
trong phạm vi quốc gia hay quốc tế
Điều 1 đã quy định “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân
phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế
phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.”


2: Tuyên bố của tổ chức lao động quốc tế tại Philadelphia năm 1944.
Tuyên bố Philadelphia được thông qua tại Hội nghị Lao động Quốc tế tổ
chức năm 1944, trong đó chỉ rõ: “Tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc,
tín ngưỡng, hoặc giới tính đều có quyền được mưu cầu một cuộc sống vật chất
đầy đủ, được phát triển tinh thần trong điều kiện tự do và đảm bảo nhân phẩm,

trong điều kiện an ninh kinh tế và cơ hội bình đẳng…” Trong một khuyến nghị
đầu năm 1944 liên quan đến các dịch vụ việc làm, bao gồm cả đào tạo nghề và
định hướng việc làm, ILO đề xuất rằng, bất kỳ khi nào có thể, người khuyết tật
cần được đào tạo cùng với những người khác, được làm việc trong cùng điều
kiện và được trả cùng mức lương; đồng thời cần tiếp tục việc đào tạo cho đến
khi người khuyết tật có đủ khả năng kiếm được việc làm trong lĩnh vực hoặc
các ngành nghề mà họ đã được đào tạo. ILO kêu gọi sự bình đẳng về cơ hội
nghề nghiệp cho người lao động khuyết tật và khuyến khích áp dụng các chính
sách việc làm ưu tiên nhằm tăng cường việc làm cho người khuyết tật nặng.
Nguyên tắc đối xử bình đẳng đã được nêu rõ trong phần đầu của chương này.
Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế tại Philadelphia (1944) đã khẳng
định mọi con người, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng tôn giáo, giới tính,
đều có quyền được mưu cầu sự đầy đủ về vật chất và phát triển về tinh thần
trong điều kiện tự do, bảo đảm nhân phẩm, bảo đảm kinh tế và bình đẳng về cơ
hội. Điều này có nghĩa là tất cả mọi người, kể cả nam và nữ, cần được đối xử
công bằng và có cơ hội bình đẳng để tham gia các hoạt động xã hội, kể cả thị
trường lao động. Như vậy liệu có thể không tính đến những sự khác biệt? Không
thể, mà ngược lại, nhiều người cho rằng người mang những dị biệt mà vì nó họ
phải chịu những bất lợi cần phải được đối xử theo cách riêng nhằm bù đắp lại
cho họ những bất lợi mà sự dị biệt gây ra cho họ. Nguyên tắc bình đẳng, cũng
như một sản phẩm mà nguyên tắc này đem lại là việc cấm phân biệt đối xử, có
thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau trong luật pháp
3: Công ước của quốc tế về quyền của NKT năm 2006.
Sau sáu năm với tám phiên họp, toàn thể đại biểu các quốc gia thành viên do
ủy ban đặc biệt của Đại hội đồng Liên hiệp quốc triệu tập để đóng góp xây dựng
cho dự thảo, ngày 13/12/2006, tại kỳ họp lần thứ 61 của Đại hội đồng Liên hiệp
quốc, toàn thể đại biểu đã nhất trí thông qua Công ước về quyền của NKT. Đây


là một văn bản quy phạm pháp luật quốc tế đầu tiên của xã hội loài người, khẳng

định mọi tiếp cận của NKT đều dựa trên quyền của NKT được quy định trong
Công ước. Công ước còn nhằm thúc đẩy, bảo vệ và đảm bảo NKT được hưởng
đầy đủ và bình đẳng tất cả quyền con người và quyền tự do cơ bản, đồng thời,
thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá vốn có của NKT. Ngày 22/10/2007, Việt Nam đã
ký cam kết tham gia Công ước về quyền của NKT. Đến nay, Công ước đã được
136 quốc gia ký kết và 41 quốc gia phê chuẩn. Như vậy, kể từ ngày 03/5/2008,
Công ước đã có hiệu lực trên toàn hành tinh. ở Việt Nam, các cơ quan, tổ chức
hữu quan đang tích cực chuẩn bị đề án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình cơ
quan có thẩm quyền phê chuẩn Công ước này. Công ước quốc tế về quyền của
NKT dành Điều 27 để quy định rõ quyền làm việc của NKT: "Các quốc gia
thành viên công nhận quyền được làm việc của NKT, trên cơ sở bình đẳng với
người khác; trong đó bao gồm cả quyền có cơ hội kiếm sống bằng một công việc
được tự do lựa chọn hoặc chấp nhận trong thị trường lao động và môi trường
làm việc mở, hòa nhập và dễ tiếp cận đối với NKT."
4: Cơ sở của pháp luật Việt Nam liên quan đến NKT.
Bắt đầu với Điều 50 của Hiến pháp năm 1992, tất cả công dân Việt Nam
đều được bảo đảm quyền xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị. Hiến pháp Việt
Nam hơn nữa cũng nêu rằng NKT, người già, người cơ cực và trẻ em mồ côi
“được nhà nước bảo trợ”. Những luật này gồm:
- Luật người khuyết tật 2010;
- Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989;
- Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 1999;
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
- Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1999;
- Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004;
- Luật Giáo dục năm 2005, Luật Đào tạo dạy nghề 2006, Luật Công nghệ thông
tin năm 2006, Luật thể dục thể thao năm 2006, Luật Giao thông đường bộ năm
2008.
- Luật lao động;
- NĐ28/2010/NĐ- CP;



Thêm vào những luật này, các bộ ngành khác nhau của chính phủ Việt Nam
đã triển khai ít nhất là 20 chỉ thị, nghị định và những quyết định khác nhau liên
quan đến khuyết tật trong những lĩnh vực như lao động và việc làm, dạy nghề,
giao thông dễ tiếp cận, tiêu chuẩn xây dựng các công trình nhà ở và các tòa nhà
thương mại, chính sách phúc lợi xã hội, đào tạo giáo viên và thể thao.
III> LIÊN HỆ THỰC TIỄN
1: Thành tựu đạt được
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thực tiễn áp dụng pháp luật NKT trên
thực tế hiện nay, chúng ta thấy rằng một vấn đề khá nổi cộm đó là về cơ bản thì
pháp luật cũng đã có những đảm bảo tốt nhất cho NKT để họ có thể dễ dnagf
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, để họ có thể hòa nhập đực cộng
đồng. theo nghiên cứu đánh giá gần đây cho thấy, trên tất cả cac phương diện về
y tế, giáo dục, chăm são sức khỏe, giao thông…thì quyền lợi của NKT được
nâng lên từng ngày, các hiện tượng phân biệt đối xử ít xả ra trên thực tế hơn.
Về Y tế: theo đánh giá của Bộ Y tế, hiện nay mạng lưới phục hồi chức
năng trong toàn quốc đang được củng cố và hoàn thiện. Các bệnh viện, khoa và
các cơ sở phục hồi chức năng từng bước hiện đại hóa để nâng cao chất lượng
khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
người bệnh. Công tác phòng ngừa, phát hiện sớm và can thiệp sớm, phục hồi
chức năng cho người khuyết tật được đẩy mạnh, nâng cao chất lượng trên cơ sở
cung cấp đa dạng các hình thức phục hồi chức năng, thay đổi tích cực nhận thức
của cộng đồng đối với người khuyết tật để người khuyết tật không cảm thấy mặc
cảm trong xã hội. Theo số liệu của Bộ LĐ, TB và XH, mới có khoảng 50,35%
số hộ có người khuyết tật được hưởng các chính sách hỗ trợ y tế, trong đó
38,17% được khám, chữa bệnh miễn phí và 45,43% được cấp BHYT. Qua
những con số minh chứng ở trên có thể giúp cho chúng ta thấy được sự quan
tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước ta tới sức khỏe của NKT là vô cùng nhiều.
Nhà nước ta đã có những chính sách thích hợp để NKT có thể tiếp cận được mọt

cách tốt nhất các dịch vụ ý tế, để họ được đảm bảo quyền lợi của mình giống
như nhưng con người bình thường khác. Một thông tin gần đây nhất cho thấy,
Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Hội thảo giới thiệu tài liệu Hướng dẫn
công tác thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối


xử liên quan đến người khuyết tật. Thông qua đó, tài liệu đã định hướng các nội
dung chính trong công tác thông tin, giáo dục và truyền thông nhằm giảm thiểu
sự phân biệt đối xử kỳ thị liên quan tới người khuyết tật thông qua các phương
tiện truyền thông đại chúng, các hoạt động giáo dục truyền thông khác. Có thể
nói đây là hoạt động hết sức bổ ích và Chính phủ ta đã đề ra, nó giúp cho NKT
được hòa nhập cộng đồng một cách tôt nhất.
Về dịch vụ, vui chơi, giải trí thì người khuyết tật đặc biệt nặng được:
Để đảm bảo quyền lợi cho NKT trong khi tham gia các dịch vụ về vui
chơi, giải trí, thể dục thể taho, du lịch, Nhà nước ta đã có những chính sách hỗ
trợ giúp cho NKT được tiếp cận gần hơn đôi với những dịch vụ công như thế
này.
- Miễn giá vé dịch vụ tối thiểu là 50% khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn
hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao như: Bảo tàng, di
tích văn hóa - lịch sử, thư viện và triển lãm; nhà hát, rạp chiếu phim; các cơ sở
thể thao khi diễn ra các hoạt động thể dục, thể thao trong nước; các cơ sở văn
hóa, thể thao, giải trí và du lịch khác.
- Giảm tối thiểu 50% giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn
hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao.
- Miễn giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng xe buýt; được
giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông trên các tuyến vận tải nội địa
bằng các phương tiện sau: Giảm tối thiểu 15% đối với máy bay; giảm tối thiểu
25% đối với tàu hỏa, tàu điện, tàu thủy, xe ôtô vận tải khách theo tuyến cố định.
Thực tế cuộc sống đã chứng minh, NKT luôn khát khao sự vươn lên để
hòa nhập, nhiều người trong số họ đã làm cho xã hội thay đổi cách nhìn nhận

mình một cách bình đẳng như những người bình thường. Họ có thể làm được
nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ về họ, thậm chí họ có thể làm được những
điều mà người lành lặn không ngờ tới. Rất nhiều tấm gương sáng, giàu nghị lực
đã vượt lên khó khăn mà sự khuyết tật mang lại, để thành công trên nhiều lĩnh
vực: học tập, lao động sản xuất, thể thao, văn hóa nghệ thuật...Không chỉ tự
vươn lên, rất nhiều người khuyết tật còn giúp người đồng cảnh cùng vươn lên có
được cuộc sống tốt đẹp hơn. Dự án nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức
đảng, nhà nước và cộng đồng về các nguyên nhân và hình thức khác nhau của sự


kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến người khuyết tật cũng như những tác
động tiêu cực của chúng đến kinh tế, xã hội; xây dựng năng lực cho các tổ chức
này thông qua việc xây dựng và tập huấn sử dụng bộ công cụ giảm kỳ thị và
phân biệt đối xử liên quan đến khuyết tật; nâng cao quyền năng của NKT và
hướng dẫn họ tham gia vào xã hội thông qua nâng cao nhận thức về khả năng và
quyền bình đẳng của họ.
Pháp luật đã được xây dựng để làm sao đưa ra được những phương thức
giáo dục phù hợp nhất, để một mặt, đảm bảo phù hợp với tâm lý, thái độ, tình
cảm của người khuyết tật, mặt khác từng bước phá bỏ rào cản hội nhập để từ đó
đưa những người khuyết tật và xã hội đến gần nhau hơn, để người khuyết tật
được cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ đầy đủ hơn trong cuộc sống. Thực tế chứng
minh rằng, chất lượng giáo dục hiện nay đối với NKT được nâng lên rõ rệt,
nhiều trường học dành riêng cho NKT được đầu tư xây dựng về cả phương tiện
kỹ thuật dạy hoc, vừa đảm bảo cả điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để học sinh
KT có thể tiếp cận một cách dễ dàng.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu cho thấy, hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà
Nội, có rất nhiều các trường mầm non, trường THCS, THPT và thậm chí là cả
các trường đại học, cao đẳng, số lượng học sinh, sinh viên KT tham gia học
ngày càng tăng và chất lượng dạy học cũng từng bước được đảm bảo. Một ví dụ
điển hình trên thực tế cho thấy: Trường Phổ thông cơ sở (PTCS) Xã Đàn là

trường chuyên biệt trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, được thành lập từ
năm 1977. Trước năm 1998, trường PTCS Xã Đàn chỉ nhận chăm sóc, giáo dục,
phục hồi chức năng và dạy nghề cho học sinh khiếm thính trên địa bàn Thủ Đô.
Từ năm 1998, để tạo môi trường hoà nhập cho học sinh khuyết tật, trường PTCS
Xã Đàn đã tuyển sinh các lớp mầm non, tiểu học và THCS bình thường. Đây là
môi trường giáo dục thân thiện và nhân văn, vừa mang lại lợi ích cho trẻ khuyết
tật cũng như học sinh bình thường.Từ những năm tháng khó khăn trước đây
cũng như hiện nay, trường PTCS Xã Đàn luôn luôn là một trong những trường
hàng đầu về giáo dục trẻ khuyết tật của Thủ Đô và cả nước.
Hiện nay trường PTCS Xã Đàn đang chăm dạy 400 học sinh, trong đó có
gần 50% học sinh khiếm thính và một số học sinh kèm theo những tật chứng


khác như chậm phát triển trí tụê, tự kỷ, khuyết tật vận động và những học sinh
có vấn đề hành vi. Một số học sinh học ở các lớp riêng biệt, có giáo viên riêng,
được đào tạo về chuyên ngành giáo dục đặc biệt, được gọi là học sinh học
chuyên biệt. Những học sinh có nhiều tiến bộ, có hành vi ứng xử phù hợp, có
khả năng hoà nhập cộng đồng tốt được chuyển sang học ở các lớp bình thường,
được gọi là học hoà nhập. Sau 15 tuổi, 100% học sinh khiếm thính được hướng
nghiệp dạy nghề. Hiện nay, trường có khả năng tiếp nhận từ 600 đến 700 học
sinh, tạo môi trường hoà nhập cho học sinh khiếm thính từ bậc học mầm non
đến THCS. Để đảm bảo môi trường họp tập tốt cho các học sinh, trường đã trang
bị hệ thống cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, với khuôn viên rộng rãi, môi trường
giáo dục thân thiện;đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy;có phòng tin học,
thư viện đạt chuẩn; có phòng tập đa năng, có sức chứa 300 – 350 người; có bếp
ăn bán trú; phòng tư vấn tâm lý; phòng dạy cá nhân cho học sinh khiếm thính.
Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả của công tác giáo dục, trường còn xây dựng và
phát triển các mối quan hệ quốc tế với các tổ chức trong và ngoài nước như Hà
Lan, Úc, Nhật Bản,… trường còn là một trong hai trường được Hội bảo vệ
quyền trẻ em chọn làm đơn vị thí điểm dạy kỹ năng sống và quản lý tài chính –

xã hội, một dự án của tổ chức Aflatoun của Hà Lan……Qua đây có thể tháy
rằng việc để các em học sinh khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng là một việc làm
có ý nghĩa vô cùng, bên cạnh những quyền cơ bản khác thì các em cũng cần
được đmả bảo quyền được học tập như bao bạn trẻ bình thường khác.
Về giao thông đi lại: Nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách và biện
pháp tích cực để hỗ trợ NKT có thể dễ dàng tiếp cận được với các phương tiện
giao thông, như thực hiện việc phát thẻ xe bus miễn phí cho NKT, xây dựng các
hành lang lên xe dễ dàng hơn cho NKT…..
2: Những tồn tại.

Tuy nhiên, trong thực tế, người khuyết tật (NKT) chưa thể hòa nhập tốt
với xã hội, nguyên nhân chính nằm ở sự kỳ thị, phân biệt đối xử với họ.Thực tế
cho thấy còn tồn tại không ít những quan niệm, nhưng hình ảnh, những cảnh
người ta phân biệt, đối xử bất bình đẳng với NKT, đó là một thực tế vô cùng đau
lòng. Ðể thay đổi nhận thức, thái độ ứng xử của cộng đồng đối với vấn đề NKT
không phải là điều đơn giản, mà đòi hỏi những cố gắng to lớn từ tất cả các thành


phần xã hội. Xét trên nhiều phương diện cũng như nhìn nhận vấn đề một cách
kỹ càng hơn thì thấy rằng, NKT người ta kém may mắn hơn những con người
bình thường khác, với những khiếm khuyết về cơ thể, để có thể hòa nhập vào
cộng đồng là điều hết sức khó khăn và gặp nhiều trở ngại. Mặc dù hiện nay, tình
trạng phân biệt, đối xử với NKT không còn nhiều, song nhìn lại những tình
huống eo le xảy ra trong cuộc sống, co ai dám mạnh dạn nói rằng đó không phải
là sự phân biệt đối xử.
Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội đã công bố một điều tra xã hội
trên quy mô lớn về tình trạng của NKT tại bốn địa phương có tỷ lệ NKT cao là
Thái Bình, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Ðồng Nai. Qua điều tra 8.000 hộ gia đình
được chọn ngẫu nhiên ở 49 phường, xã của bốn tỉnh, cho thấy sự thật đáng báo
động về sự kỳ thị và thái độ phân biệt đối xử đối với NKT 98% số người được

hỏi cho rằng, NKT là những người "đáng thương"; 40% số người cho rằng, NKT
có thói quen ỷ lại vào người khác; 66% cho rằng NKT không thể có cuộc sống
"bình thường"; 76% cho rằng nên gửi NKT vào các Trung tâm bảo trợ xã hội.
NKT phải đối mặt với sự kỳ thị ở nhiều hoàn cảnh khác nhau: gia đình, cộng
đồng, trường học, bệnh viện, nơi làm việc... Lý do một phần do nhận thức chưa
đầy đủ của xã hội về quyền của NKT và chính sách của Nhà nước dành cho
NKT. Có đến 60% số người được hỏi chưa bao giờ nghe đến Pháp lệnh về người
tàn tật, 23% từng nghe đến nhưng không biết về nội dung văn bản này. Trong
cuộc sống, NKT phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do tình trạng khuyết tật gây ra,
từ việc thực hiện những công việc sinh hoạt hằng ngày, học tập, việc làm đến
tiếp cận các dịch vụ y tế, kết hôn, sinh con và tham gia các hoạt động xã hội...
Sự phân biệt đó biểu hiện đau lòng trước thực tế người ta cho rằng NKT
không được yêu, không nên yêu. Tại sao họ cũng như những người bình thường
như chúng ta, họ cũng có cảm xúc, những rung động và mong muốn được bộc lộ
những tình cảm ấy với người bạn của mình, bên cạnh sự tự ti, những mặc cảm
về bản thân thì họ còn không được sự chấp nhận của cộng đồng xã hội, đặc biệt
là cái nhìn không đúng từ phía gia đình người mà họ yêu thương. Trong một
chương trình văn nghệ do CLB Phụ nữ khuyết tật trực thuộc Trung tâm Khuyết
tật và Phát triển (DRD) thực hiện vào tối 23/12/2011, tại hội quán Đời Rất Đẹp,


số 91/6N Hoà Hưng, P.12, Q.10, Tp. HCM, có một là thư cảm động như thế này:
“Hai đứa thường xuyên đối mặt với sự phản đối kịch liệt của gia đình và những
người xung quanh. Gia đình em ra sức bảo bọc người con khuyết tật rất kỹ, bảo
bọc bằng tình thương đến lạ lùng!? Tình thương đó là một định kiến hà khắc về
người khuyết tật - không thể tự nuôi sống bản thân và sẽ gia tăng gánh nặng
cho gia đình nếu kết hôn và sinh con - càng gây cho em thêm nỗi mặc cảm, tự ti,
cơ hội đón nhận tình yêu của anh càng mong manh”. Quả thật, lá thư này đã
thay cho lời muốn nói, phản ánh rõ nét những rào cản của sự phân biệt đối xử,
sự kỳ thị từ dư luận và bản thân người khuyết tật, đã cướp đi rất nhiều cơ hội

cho họ dám yêu và được yêu. Hơn tất thảy, thái độ và cách cư xử của gia đình,
của cộng đồng vẫn là quan trọng nhất – khuyến khích họ tham gia đầy đủ các
hoạt động bên ngoài, giúp họ có được sức mạnh tinh thần, bình đẳng hoà nhập
xã hội một cách tự tin. Xã hội cần cảm thông hơn và tạo điều kiện để người
khuyết tật được quyền gõ cửa trái tim, kể cả trường hợp những người khuyết tật
kết hợp với người không khuyết tật hoặc cả đôi cùng cảnh ngộ. Bởi vì, người
khuyết tật chỉ khuyết một bộ phận cơ thể chứ tâm hồn không hề khuyết, vẫn
khao khát hơi ấm tình yêu và hạnh phúc.
Hay khi NKT tham gia giao thông bằng phương tiện là xe bus thì xuất
hiện những cảnh ngộ éo le, dở khóc, dở cười trước thực cảnh người ta tỏ một
thái độ phân biệt, đối xử với NKT. Cho đến bây giờ hình ảnh anh Pham Công
Hùng( Hiệp sĩ tin học) bị từ chối vận chuyện bằng phương tiện xe bus với lí do
là NKT vẫn còn đọng lại nhiều dư âm cho dư luận và gây ra nhiều bức xúc cho
xã hội, tuy nhiên kiểm điểm lại thì chúng ta cũng cần có những cái nhìn đúng
đắn hơn nữa, thái độ của xã hội đối với NKT là vô cùng quan trọng. Một bạn trẻ
khuyết tật Hà nội có tâm sự rằng: “ tôi bị “ dội gáo nước lạnh” ngay buổi đi
làm thứ ba bằng xe bus. Do xe có bậc lên xuống quá cao nên tôi rất khó khăn
khi bước lên với đôi chân đã bị đóng đinh bên trong. Một người trong số hành
khách lên xe chắc do sốt ruột vi phải đợi lâu thêm chút thời gian liền nói” đã bị
thế này rồi mà còn cố đi ra ngoài”…Có thể người bạn ấy không nghĩ ngợi gì về
lời nói của mình nhung với NKT thì đó là cả một vấn đề, họ thực sự rất sốc khi
nghe những lời nói như vậy, tại sao bạn ấy đi ra ngoài được mà NKT lại ko được
đi? Chỉ là khó khăn hơn mà thôi. Một câu nói vô tình của một con người khiến


cho cái nhìn nhận về NKT lại thâm một sự khác, nó cho thấy xã hội này còn
không ít những con người còn có một thái độ kỳ thị, phân biệt, đối xử với NKT,
họ vẫn chưa có cái nhìn sẻ chia, chưa có được một cái nhìn toàn diện và đúng
đắn hơn nữa về NKT.
Chúng ta biết rằng cấu trúc xe bus của Việt Nam mình rất phức tập, chính

vì vậy sự tiếp cận đối với người già, người KT và trẻ nhỏ là vô cùng khó khăn.
Có những NKT lên được xe rồi mà vẫn bị đuổi xuống trước cái nhìn ái ngại của
nhiều hành khách khác với lí do là NKT. Câu hỏi đặt ra ở đây không chỉ là sẽ
còn bao nhiêu lâu nữa Hà nội sẽ có những tuyến xe bus thân thiện hơn với NKT
mà dó còn là câu hỏi dành cho xã hội về sự tôn trọng NKT, về sự công bằng đối
với NKT như những con người bình thường khác??
Hơn nữa, Ở Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống đồng bộ về giao thông,
công trình xây dựng, vệ sinh, hình ảnh… để người khuyết tật hòa nhập cộng
đồng dễ dàng. Đường tiếp cận cho người dùng xe lăn, thiết bị hỗ trợ hướng dẫn
bằng âm thanh cho người khiếm thị ở các hè phố, tòa nhà, bến xe, xe buýt là
không có hoặc chỉ tính trên đầu ngón tay mà thôi.
Bên cạnh những tồn tại về giao thông thì còn không ít những tồn tại về y
tế, giáo dục và cuộc sống. Đặc biệt, nhiều người cho rằng, NKT, nhất là người
khiếm thính, khiếm thị và thiểu năng trí tuệ không nên đi học, vì có học họ cũng
chẳng tiếp thu được gì mà còn ảnh hưởng đến học sinh khác. Chính bởi nhận
thức này mà nhiều NKT không bao giờ được đến trường. Số được đến trường thì
gặp nhiều khó khăn trong đi lại, giao tiếp, học tập, cơ sở vật chất thì thiếu thốn,
nảy sinh tâm lý chán nản, dẫn tới bỏ học. Quan niệm NKT không thể tự nuôi
sống bản thân và sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho gia đình là những suy nghĩ cố
hữu mang tính thành kiến cản trở NKT tiến tới hôn nhân với người mình yêu.
Hơn nữa, NKT chủ yếu sông dựa vào gia đình - chỗ dựa và là nguồn giúp đỡ
chính đối với họ. Nhưng khó khăn càng trở nên trầm trọng hơn khi với nhiều
NKT, họ bị phân biệt đối xử ngay từ chính trong gia đình mình. Họ bị bố mẹ,
anh chị em trong nhà coi là gánh nặng nên thường xuyên bị lăng mạ, sỉ nhục,
thậm chí còn bị bỏ rơi, không chăm sóc. Số ít còn bị bố mẹ bắt đi ăn xin hoặc bị


khóa xích trong nhà. NKT cũng thường gặp nhiều khó khăn trong việc làm. Họ
thường bị từ chối, hoặc có nhận vào làm thì chỉ được giao những công việc đơn
giản, thu nhập thấp, không có cơ hội thăng tiến và phát huy chuyên môn, ít khi

được đào tạo nâng cao trình độ, một số còn bị trả công thấp hơn so với người
kháclà một thực tế đau xót ở Việt Nam chúng ta hiện nay, Luật NKT ra đời và đi
vào thực tiễn cuộc sống nhưng nhìn chung thì công tác đấu tranh xóa bỏ những
tư ưởng, những định kiến, thái độ và suy nghĩ của một bộ phận không trong xã
hội về NKT là còn nhiều hạn chế. Tình trạng phân biệt, đối xử với NKT còn
diến ra khá nhiều và dẫn đến hiều hệ lụy cho xã hội.
3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc.
Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của người khuyết tật, Luật đã tiếp tục sửa
đổi trách nhiệm phải đảm bảo và tạo điều kiện học tập và tiếp cận với cơ hội học
tập một cách tốt nhất cho người khuyết tật. Cụ thể, Điều 30 Luật quy định cơ sở
giáo dục phải bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp đối với người khuyết
tật, không được từ chối tiếp nhận người khuyết tật nhập học trái với quy định
của pháp luật. Đồng thời, các cơ sở này phải thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cơ
sở vật chất dạy và học chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
Cần phải có thái độ tích cực hơn, không đánh giá thấp chất lượng cuộc
sống và tiềm năng của NKT; tăng cường trợ giúp xã hội để giảm bớt những rào
cản gây trở ngại cho NKT trong quá trình hòa nhập; cung cấp thêm thông tin,
tăng khả năng tiếp cận cho NKT...
Bên cạnh việc đặt ra trách nhiệm đối với cơ sở giáo dục, thì pháp luật
cũng giao trách nhiệm giáo dục người khuyết tật cho các trung tâm hỗ trợ phát
triển giáo dục hòa nhập. Đây là một quy định mới so với Pháp lệnh người tàn tật
cũ. Theo đó, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp nội
dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục,
tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật.
Xóa bỏ kỳ thị của cộng đồng xã hội đối với NKT là một yêu cầu bức thiết
của xã hội chúng ta, tại sao xã hội không có cái nhìn toàn diện dơn, sâu sắc hơn
và đúng hơn về quyền và lợi ích của NKT, tại sao chúng ta ko có thái độ bình
đẳng đối với NKT. Họ cũng như chúng ta, như những con người bình thường
khác, họ chỉ kém may mắn hơn chúng ta do những khiếm khuyết trên bộ phận



cơ thể mà thôi. Vì vậy, sự phân biệt, kỳ thị họ là một thái độ vô cùng đáng trách.
Chúng ta phải đấu tranh để xóa bỏ những rào cản đó, để cho NKT được hòa
nhập cộng đồng, được sống chung với thế giới của những con người bình
thường khác.
Hơn nữa, một điều thiết yếu là chúng ta cần phải nâng cao ý thực của
moico người bằng cách tuyên truyền sâu rộng chính sách pháp luật của Nhà
nước ta đến mọi người dân về NKT và các loại ấn phẩm tuyên truyền tại cộng
đồng, cơ quan, trường học về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước. Để cho họ có cía nhìn toàn diện và thân thiện hơn đối với NKT, tạo điều
kiện tốt nhất để NKT có thể dễ dáng hòa nhập cộng đồng, xóa bỏ những rào cản,
sự bất bình đẳng trong xã hội, hướng đễn một cuộc sống tươi đẹp và văn minh
hơn.

KẾT LUẬN
Trong cuộc sống, khi những người cha, người mẹ mang nặng đe đau đứa
con dứt ruột mình sinh ra, ai chẳng muốn đứa con đó khỏe mạnh, thông minh,
lanh lợi và có một tương lai tươi sáng. Nhưng không phải ai cũng đat j được ước
nguyện đó dù nó rất là giản đơn và nhỏ nhoi thôi. Khi đứa con do mình sinh ra
không hoàn hoản, khi nó không going như những đứa trẻ bình thường khác, khi
nó bị khuyết đi một phần nào đó trên cơ thể thì nỗi đau đó của những bậc làm
cha làm mẹ có mấy ai thấu hiểu. do vậy, chúng ta hi vọng rằng trong một tương
lai không xa, xã hội chúng ta sẽ không còn những bất công, không còn những kỳ
thị, sự phân biệt đối xư nữa với NKT. Hãy tạo mói điều kiện tốt nhất để NKT, họ
có thể hòa nhập được với cộng đồng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Người khuyết tật 2010;
2. Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 hướng dẫn Luật Người khuyết tật

2010;
3. Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội,
NXB Công an nhân dân, 2011;
4. />5. htm />6. />vt.pdf



×