Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích nội dung nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do quảng cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.86 KB, 6 trang )

0

Mục lục
Trang
1. Khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quảng cáo và hôi chợ triển lãm
quốc
tế............................................................................................................................01
2. Phân tích nội dung nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do quảng cáo...........................01
3. Phân tích nội dung nguyên tắc quảng cáo trung thực................................................02
4. Liên hệ và đánh giá thực tiễn các hoạt động quảng cáo ở Việt Nam hiện nay..........03
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................04


1

BÀI LÀM
1. Khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quảng cáo và hôi chợ triển
lãm quốc tế
Các nguyên tắc về quảng cáo, hội chợ triển lãm quốc tế có thể hiểu là tập hợp
các quy tắc sử sự điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động quảng cáo
và hội chợ triển lãm quốc tế.
Theo các quy định của pháp luật về quảng cáo và hội chợ triển lãm quốc tế, mặc
dù chưa có quy định cụ thể về các nguyên tắc trong hoạt động quảng cáo, nhưng từ
những nội dung mà pháp luật quy định về quảng cáo thì có thể thấy quảng cáo và hội
chợ triển lãm quốc tế có hai nguyên tắc cơ bản đó là: nguyên tắc tự do kinh doanh, tự
do quảng cáo và nguyên tắc quảng cáo trung thực.
2. Phân tích nội dung nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do quảng cáo
Tự do kinh doanh là một nguyên tắc quan trọng để phát triển một nền kinh tế.
Các nhà đầu tư luôn mong muốn tự do kinh doanh được bảo đảm về mặt pháp lý để họ
có thể yên tâm sản xuất kinh doanh. Điều 57 Hiến pháp 1992 ghi nhận:
“Công dân có quyền tự do phát triển kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Ghi


nhận quyền tự do kinh doanh trong hiến pháp là nền tảng quan trọng trong việc hình
thành và phát triển khung pháp lý về tổ chức vận hành của thị trường, đảm bảo cho sự
phát triển bền vững và cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể.
Quảng cáo, quảng bá sản phẩm thương hiệu là một hoạt động không thể thiếu
của các doanh nghiệp. Quảng cáo là quyền tự do của mỗi chủ thể kinh doanh trong
thương mại. Pháp luật hiện nay cũng đặt ra những nguyên tắc, những chuẩn mực
chung trong hoạt động kinh doanh, hoạt động quảng cáo. Tự do kinh doanh, tự do
quảng cáo trở thành một nguyên tắc được pháp luật ghi nhận và trao cho các doanh
các chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ nguyên tắc nào pháp luật cũng chỉ
cho phép trong một giới hạn nhất định. Luật doanh nghiệp 2005 đã cụ thể hóa quy định
trong Hiến pháp về tự do kinh doanh theo đó: Thành lập doanh nghiệp là quyền của
các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh để xác lập
quyền kinh doanh của các cá nhân, tổ chức đó và có nghĩa vụ bảo vệ quyền sở hữu tên
doanh nghiệp ngay khi cá nhân, tổ chức đăng kí kinh doanh; cá nhân, tổ chức có quyền
tự do lựa chọn quy mô, loại hình tổ chức kinh doanh cũng như có quyền tự do lựa chọn


2

thị trường, địa bàn kinh doanh và ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm.
Pháp luật về quảng cáo 2012 cũng ghi nhận các doanh nghiệp có quyền tiến hành các
hoạt động quảng cáo: Quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình; có quyền
quyết định hình thức và phương thức quảng cáo. Tuy nhiên, những hoạt động này phải
tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật và phải được sự cho phép của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệp không được tiến hành những hành vi quảng
cáo mà pháp luật cấm (Điều 8 Luật quảng cáo 2012). Ngoài ra, doanh nghiệp không
được quảng cáo một số mặt hàng mà pháp luật cấm quảng cáo (Điều 7 Luật quảng cáo
2012). Không chỉ pháp Luật quảng cáo 2012, Luật thương mại 2005 cũng cấm một số
hành vi quảng cáo nhất định. Đây là những quy định hoàn toàn phù hợp nhằm duy trì
trật tự trong hoạt động quảng cáo thương mại, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, các

doanh nghiệp và người tiêu dùng. Những cá nhân, tổ chức nếu có hành vi phạm, pháp
luật sẽ có những hình thức và biện pháp chế tài xử lý phù hợp.
3. Phân tích nội dung nguyên tắc quảng cáo trung thực
Nguyên tắc quảng cáo trung thực được hiểu là các quy tắc xử sự được pháp luật
đưa ra làm chuẩn mực hành xử cho các bên trong quan hệ quảng cáo. Nguyên tắc này
được thể hiện qua các nội dung cụ thể như sau:
- Tính trung thực trong quảng cáo: được hiểu là thông tin quảng cáo phải được
đưa ra một cách chính xác về chất lượng, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất
xứ, giá, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
- Quy định của pháp luật để kiểm soát và xử lí những hành vi vi phạm:
+ Luật quảng cáo năm 2012 : Khoản 9 Điều 8 đã quy định hành vi quảng cáo
không đúng là một trong những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo. Ngoài ra
nguyên tắc trung thực này còn được thể hiện qua nghĩa vụ của ngưởi quảng cáo tại
điểm a khoản 2 Điều 12 “Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc
người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ
chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan đến điều kiện
quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó”, Điều 16 cũng ghi nhận về quyền
của người tiếp nhận quảng cáo, họ có quyền “Được yêu cầu người quảng cáo hoặc
người phát hành quảng cáo bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công


3

dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân đã quảng cáo.” Ngoài ra,
nguyên tắc trung thực còn được thể hiện gián tiếp qua những điều kiện quảng cáo,
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động quảng cáo..
+Luật cạnh tranh 2004: khoản 3 Điều 45 đã quy định cấm doanh nghiệp thực
hiện hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối… đây được coi một trong những hành vi

quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh.
+Luật thương mại 2005: khoản 7 Điều 109 đã quy định quảng cáo sai sự thật về
một trong các nội dung được nêu là những quảng cáo thương mại bị cấm.
Ngoài ra, pháp luật hiện hành còn đưa ra những biện pháp để kiểm soát và xử lí
khi các chủ thể trong hoạt động quảng cáo thực hiện các hành vi bị cấm nêu trên:
+ Xử lí dân sự: tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nguyên tắc quảng cáo trung
thực như đã nêu trên mà gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường. Việc bồi thường được áp dụng
theo pháp luật dân sự.
+ Xử lí hành chính: Điều 35 Nghị định 120/2005/NĐ- CP quy định về xử lí vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh quy định hành vi quảng cáo gian dối có thể
bị phạt tiền tối thiểu là 15 triệu đồng, tối đa là 50 triệu đồng. Ngoài ra doanh nghiệp vi
phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp
khắc phục hậu quả khác như cải chính công khai về nôi dụng thông tin sai lệch hoặc
không đầy đủ gây nhầm lẫn.1
+ Xử lí hình sự: Điều 168 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung 2009 đã quy định về tội
quảng cáo gian dối, hình phạt có thể bị áp dụng đối với chủ thể phạm tội là Phạt tiền từ
10 triệu đồng đến 100 trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù
từ sáu tháng đến ba năm, hình phạt bổ sung “có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến
năm mươi triệu đòng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm”.
4. Liên hệ và đánh giá thực tiễn các hoạt động quảng cáo ở Việt Nam hiện nay
Thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua, sự phát triển của quảng cáo là tín
hiệu đáng mừng, quảng cáo đã góp phần tích cực vào việc thúc đảy phát triển kinh
doanh phát triển kinh tế, hướng dẫn tiêu dùng, làm phong phú cuộc sống của xã hội.
1

/>

4


Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó quảng cáo còn rất nhiều bất cập, đòi hỏi
phải giải quyết.
+ Nhiều quảng cáo đưa ra những hình ảnh phản cảm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ
tục, văn hóa truyền thống của người dân Á Đông.
Ví dụ: Hoa hậu Mai Phương Thúy khiến dư luận bức xúc vì cô ăn nói thiếu lễ phép
trong một clip quảng cáo dầu gội Rejoice.
+ Một hiện tượng quảng cáo đang nổi lên hiện nay là quảng cáo qua thư rác trên
internet và mạng viễn thông điện thoại di động.
Ví dụ: Cty Hà Thành bị xử phạt 135 triệu đồng vì phát tán tin nhắn rác gây nhiều thiệt
hại và phiền toái cho người tiêu dùng thời gian qua.
+ Trên thực tế có nhiều thông điệp quảng cáo không đúng sự thật, lừa bịp, đưa ra nội
dung không trung thực và lừa dối người tiêu dùng.
Ví dụ: Quảng cáo không đúng sự thật về chất bảo quản có trong Mì Gấu Đỏ của công
ty Asia Foods .
Để nâng cao hiệu quả trong hoạt động quảng cáo cần hoàn thiện của hệ thống
pháp luật, đặc biệt là pháp luật về thương mại và luật quảng cáo để nguyên tắc tự do
kinh doanh, tự do quảng cáo được thực hiện theo đúng bản chất của nó.
Thực trạng quảng cáo đang cho thấy nhiều điểm không hay, như nội dung quảng
cáo không trung thực, sai lệch nhiều mặt, dùng những hình ảnh, cử chỉ, lời nói phản
cảm, vi phạm đạo đức truyền thống, cạnh tranh không lành mạnh. Để chấn chỉnh, đưa
quảng cáo vào chuẩn mực, rất cần đến sự giám sát, điều chỉnh của pháp luật. Mức phạt
tiền thấp nhất đối với hành vi vi phạm quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là
15.000.000 đồng, mức phạt cao nhất là 50.000.000 đồng. mức phạt đó chưa đủ sức răn
đe đối với các doanh nghiệp vi phạm.
Cần nâng cao việc thẩm định thông tin sản phẩm, kiểm soát tính trung thực của
các thông tin thật chặt chẽ. Luật quảng cáo cấm doanh nghiệp thực hiện hành vi đưa
thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng trong hoạt động quảng cáo. Các
thông tin về giá, số lượng, kiểu dáng, chủng loại, xuất xứ… được liệt kê trong Luật
quảng cáo là những thông tin có ý nghĩa quan trọng tác động đến sự lựa chọn của

khách hàng đối với sản phẩm quảng cáo. Các thông tin bị sai lệch sẽ làm cho sự lựa
chọn không chính xác. Như vậy, để xác định sự không trung thực trong các hành vi


5

quảng cáo, cần có quy trình thẩm định thông tin một cách khoa học và trung thực, phải
phân tích, so sánh tính đúng đắn của những thông tin một cách khoa học và trung thực.
Tài liệu tham khảo:
1.
Luật quảng cáo 2012 ;
2.
Luật thương mại năm 2005 ;
3.
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 ;
4.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại, Nxb
CAND, Hà Nội, 2006 ;
5.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại quốc tế, Nxb.
Tư pháp, Hà Nội, 2012 ;
6.
Một số wedsite khác.



×