Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Vai trò của hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.85 KB, 17 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian vừa qua, kinh tế Việt Nam phát triển theo nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng đã mang lại những thành quả đáng ghi nhận: đời sống của nhân dân không
ngừng được cải thiện, người tiêu dùng (NTD) có nhiều sự lựa chọn về hàng hóa
dịch vụ với chất lượng ngày càng tăng và hợp lý . Tuy nhiên nền kinh tế thị trường
bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tiềm ẩn những mặt trái ảnh hưởng đến
nền kinh tế nói chung và quyền lợi của NTD nói riêng. NTD, với tư cách là các chủ
thể yếu thế trên thị trường có thể củng cố vai trò, vị thế của mình trong mối quan
hệ với các chủ thể trên thị trường bằng cách lập ra các tổ chức xã hội (các hội
đoàn) bảo vệ NTD. Trong bài viết sau em sẽ trình bày về vấn đề “ Vai trò của Hội
bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD ở Việt Nam”

B. NỘI DUNG
I. Khái quát về Hội bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam
1. Sự ra đời và phát triển của Hội bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam
Cuối những năm 80, nhiều ngành chuyên môn ở nước ta đã phát triển, đòi hỏi có
những tổ chức nghề nghiệp để thúc đẩy sự phát triển từng ngành cho phù hợp với
sự phát triển của nền kinh tế. Cùng với sự thành lập Liên hiệp các hội khao học và
kĩ thuật Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban khoa học và kĩ thuật Nhà nước, một
số cân bộ hoạt động hoặc có quan hệ trực tiếp đến công tác tiêu chuẩn hóa, đo
lường chất lượng đã họp để chuẩn bị thành lập một tổ chức nghề nghiệp của mình.
Ngày 2/5/1988, Thủ tướng đã ban hành quyết định số 131/CT về việc phê chuẩn và
thành lập Hội khoa học kỹ thuật về Tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng Việt
Nam. Ngày 6/5/1988, đại hội thành lập Hội đã được tiến hành ở Hà Nội , với tên
viết tắt là Hội tiêu chuẩn Việt Nam, tên giao dịch là VINASTAS. Hội có nhiệm vụ

1


phổ biến, giúp đỡ cho sự phát triển của công tác tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất


lượng ở Việt Nam
Sau khi thành lập được vài năm, do được tiếp xúc được với phong trào người tiêu
dùng thế giới, Hội nhận thấy công tác tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng gắn
liền với quyền lợi người tiêu dùng nên đã bắt đầu nghiên cứu về vấn đề người tiêu
dùng ở Việt Nam. Đại hội bất thường của Hội họp tháng 7/1991 đã quyết định đưa
nội dung bảo vệ người tiêu dùng vào cương lĩnh của Hội và đổi tên Hội thành Hội
khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng và bảo vệ Người tiêu
dùng Việt Nam, gọi tắt là Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam, tên
giao dịch vẫn lấy là VINASTAS. Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ NTD là tổ chức phi
chính phủ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động trong phạm vi cả nước.
Về cơ cấu tổ chức, cơ quan cao nhất của Hội là đại hội đại biểu toàn quốc họp 5
năm 1 lần và cũng là nhiệm kỳ của ban chấp hành Hội. Đại hội đại biểu toàn quốc
bầu ra ban chấp hành (hiện nay, nhiệm kỳ 4 có 39 ủy viên), họp 1 năm 1 lần. Ban
chấp hành bầu ra ban thường vụ gồm chủ tịch, các phó chủ tịch, tổng thư ký và
một số ủy viên (hiện nay ban thường vụ có 9 người). Ban thường vụ họp 6 tháng 1
lần, nhưng để điều hành công việc hàng ngày, ban thường vụ cử ra một số đồng chí
làm ủy viên thường trực thường xuyên làm việc cho Hội. Thường trực Hội không
phải là 1 cấp hội và hội ý công việc thường kỳ mỗi tuần 1 lần
Đến nay, Hội TC và BVNTD Việt Nam đã có 38 hội thành viên ở các tỉnh và thành
phố. Các hội thành viên là các hội độc lập hoạt động trong phạm vi địa phương, tự
nguyện là thành viên của Hội TC và BVNTD Việt Nam. Giữa hội bảo vệ NTD
trung ương và các hội bảo vệ NTD địa phương thường xuyên có mối quan hệ phối
hợp giúp đỡ nhau hoạt động
2. Các tổ chức trực thuộc Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
(Hội bảo vệ NTD trung ương)
a. Các câu lạc bộ
- Câu lạc bộ chất lượng
- Câu lạc bộ chống hàng giả và gian lận thương mại
2



- Câu lạc bộ NTD nữ
- Câu lạc bộ nhà báo bảo vệ NTD
b. Các tổ chức trực thuộc, độc lập về tài chính
- Tạp chí Người tiêu dùng
- Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng
- Công ty dịch vụ Tiêu chuẩn đo lường, chất lượng
- Trung tâm công nghệ Bảo vệ NTD
- Văn phòng khiếu nại bảo vệ NTD
c. Các tổ chức bảo vệ NTD hoạt động trong phạm vi địa phương
II. Địa vị pháp lý của các Hội bảo vệ NTD theo pháp luật Việt Nam
1. Cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và hoạt động của các hội bảo vệ NTD
Theo pháp luật hiện hành, hoạt động của các hội bảo vệ NTD chịu sự điều chỉnh
của các văn bản pháp luật chủ yếu sau:
- NĐ số 45/2010 ngày 21/04/2010 của Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức, hoạt
động và quản lý hội
- Luật bảo vệ NTD
- Ngoài ra còn có Bộ Luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan
2. Quyền hạn và trách nhiệm của các Hội bảo vệ NTD
a, Quyền của các hội bảo vệ NTD
Các quyền này được quy định chi tiết tại Đ23 NĐ số 45/2010/NĐ-CP và luật bảo
vệ quyền lợi NTD 2010
b, Trách nhiệm của Hội bảo vệ NTD
Vấn đề này được quy định tại điều 24 NĐ 45/2010/NĐ-CP
III. Vai trò của Hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD ở Việt Nam
1. Vai trò trong việc phản biện và giám định xã hội
Phản biện xã hội là tiếng nói nhận thức, là sự biện luận, thẩm định, đánh giá của xã
hội và của các lực lượng xã hội với những chủ trương, chính sách, đề án, dự án,
3



hành vi xã hội… liên quan đến quyền lợi và đời sống của các thành viên trong xã
hội. còn giám định xã hội được hiểu là hoạt động theo dõi việc thực hiện đề án, đưa
ra các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị kịp thời về việc tổ chức thực hiện
mục tiêu, nội dung hoặc chất lượng đề án.
Tại Việt Nam Hội bảo vệ NTD thực hiện vai trò phản biện và giám định xã hội
thông qua các hoạt động:
- Thứ nhất, phản biện về các chính sách, luật lệ, quy định của nhà nước và chính
quyền các cấp liên quan đến quyền và lợi ích của NTD với mục đích tạo ra một
môi trường pháp lý thuận lợi cho bảo vệ NTD, làm cân bằng giữa lợi ích của doanh
nghiệp với lợi ích của NTD, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Chính sánh và pháp luật bao gồm nhiều mặt hoạt động của xã hội, không
chỉ riêng đối với vấn đề NTD. Những người hoạch định chính sách, dự thảo và
thông qua chính sách, pháp luật không phải ai cũng quan tâm đến quyền và lợi ích
của NTD, có hiểu biết đầy đủ về vấn đề NTD. Để bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của
NTD các tổ chức tiêu dùng và toàn thể NTD cần quan tâm và có những hoạt động
nhằm tác động đến chính sách của Đảng và Nhà nước, đến pháp lật có lien quan
nhằm định hướng có lợi cho NTD, tạo điều kiện pháo lý thuận lợi cho bảo về NTD.
NTD cần góp ý ngay tù khâu hoạch định chính sách, dụ thảo và thông qua pháp
luật, vì một khi luật pháp đã được ban hành thì khó có thể tác động để sửa đổi.
Khi phản biện về các chính sách, pháp luật, quy định…. của nhà nước, tổ chức bảo
vệ NTD không chỉ căn cứ quyền và lợi ích của NTD mà còn phải căn cứ vào luật lệ
hiện hành, thực trạng nền kinh tế trong nước,trình độ văn hóa, tập quán của xã hội,
cân bằng lợi ích với các nhóm lợi ích khác, sao cho những lập luận của mình phù
hợp với thực tế, họp tình, hợp lý, có sức thuyết phục.
- Thứ hai, phản biện xã hội về các hoạt động thương mại nhằm phát hiện và đấu
tranh chống các thủ đoạn, hành động phi đạo đức trong thương mại như cung ứng
hang hóa, dịch vụ chất lượng xấu cho NTD, sản xuất và buôn bán hàng giả, thông
tn sai lệch hoặc không đầy đủ nhằm lừa dối NTD, không thực hiện nghĩa vụ hậu
mãi, hoặc thực hiện những thủ đoạn gian lận thương mại khác nhằm kiếm lợi

nhuận trên sự thiệt thòi của NTD… Phản biện về các hành vi thương mại cần có
4


căn cứ cụ thể, số liệu chính xác, có người và có địa chỉ rõ rang. Muốn thực hiện
được điều này, cần có sự hối hợp, hỗ trợ từ đông đảo NTD và các cơ quan chức
năng Nhà nước.
- Thứ ba, giám định và phản biện xã hội về hàng hóa dịch vụ trên thị trường, về
các tiêu cực trong quan hệ giữa thương nhân và NTD
Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và các hội bảo vệ NTD ở các
tỉnh và thành phố đã đề xuất nhiều ý kiến liên quan đến việc quản lý của nhà nước
về những vấn đề lien quan đến công tác tiêu chuẩn hóa, chất lượng và bảo vệ NTD.
Hội đã đề xuất và hợp tác với cơ quan nhà nước trong chương trình dán nhãn cho
những thiết bị tiết kiệm năng lượng, tham gia ý kiến về việc thông tin cho NTD về
tác hại của thuốc lá, phát hiện và kiến nghị với nhà nước về các vi phạm trong quy
định quảng cáo, dán nhãn hàng hóa, niêm yết giá…, kiến nghị với nhà nước về
công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, việc quản lý thuốc trừ dịch hại,
thuốc kích thích tăng trưởng dung trong nông nghiệp…
ở nước ta, tuy điều kiện còn hạn chế, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng
Việt Nam chưa có điều kiện trang bị những phòng thí nghiệm có chất lượng cao,
nhưng Hội đã hợp tác với các phòng thí nghiệm được công nhận trong nước, lấy
mẫu một số hàng hóa thiết yếu, nhờ thí nghiệm và đã công bố kết quả cho mọi
người biết như thí nghiệm về hàm lượng đạm trong sữa bột, về chất lượng xăng,
chất lượng dây điện, hàm lượng các chất độc hại trong rau an toàn… Để đảm bảo
tính khách quan của các khảo nghiệm, Hội không lấy mẫu trực tiếp từ các công ty
sản xuất mà mua mẫu ở những nơi NTD thường mua, mã số các mẫu, sau đó tháo
bỏ nhãn rồi mới gửi đến các phòng thí nghiệm. kết quả thí nghiệm sau khi dduocj
xử lý để đảm bảo độ chính xác, đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng và thông báo cho nhà sản xuất biết để rút kinh nghiệm và sửa
đổi.

Để có tài liệu có sức thuyết phục, làm cơ sở cho các phản biện, Hội đã tiến hành
nhiều cuộc điều tra xã hội học về nhận thức của NTD về luật bảo vệ NTD, về thị
hiếu và ý kiến, nguyện vọng của họ như cuộc điều tra lấy ý kiến NTD về pháp luật
bảo vệ NTD, về dịch vụ hậu mãi, về cảnh báo trên bao thuốc lá.. Những bản phân
5


tích, tổng kết điều tra đã được gửi cho các cơ quan có trách nhiệm, các cơ quan
thông tin đại chúng và các doanh nghiệp có liên quan.
Bên cạnh việc phát hiện và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trên thị trường
trong nước, Hội còn phối hợp với các tổ chức quốc tế trong việc điều tra, nghiên
cứu những tác hại của hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa ở nước bạn như
phối hợp với Quốc tế NTD nghiên cứu về an toàn thực phẩm đường phố, phối hợp
với Hội người tiêu dung Hàn Quốc nghiên cứu về ảnh hưởng hóa chất trong mỹ
phẩm, chất tẩy rửa… làm rối loan hệ thống nội tiết củ con người…Một số kết quả
đã được đăng lên tạp chí NTD của Hội.
Hội đã chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đưa lên công luận
những tiêu cực trên thị trường làm phương hại đến quyền lợi NTD, như vụ công tơ
điện tử ở Thành phố Hồ Chí Minh, vụ xăng có pha axêtôn, vụ ghi nhãn sữa hoàn
nguyên thành sữa tươi nguyên chất, vụ thực phẩm có chứa focmol, chất lượng mũ
bảo hiểm…
Trong các cuộc họp, hội thảo được mời, đại biểu của Hội đã phát biểu thẳng thắn
về những vấn đề phương hại đến quyền lợi NTD. Bên cạnh việc tạo ra dư luận
phản đối các biểu hiện tiêu cực, khuyến nghị với NTD hành động thích hợp để
giảm hoặc tránh thiệt hại, hội kiến nghị lên chính phủ, lên các cơ quan chức năng
có trách nhiệm về việc chấn chỉnh công tác quản lý và tìm cách giải quyết để bảo
đảm quyền lợi NTD.
2. Vai trò trong việc giáo dục NTD
Một trong 8 quyền cơ bản của NTD được ghi nhận trong bản hướng dẫn về bảo vệ
NTD cảu Liên Hiệp Quốc năm 1985 là quyền được giáo dục về tiêu dung: “Giáo

dục NTD là làm cho họ biết về các quyền và trách nhiệm của họ, nân cao nhận
thức về quan điểm, phong cách và kỹ năng tiêu dung để họ trở thành NTD khôn
ngoan, thận trọng, có khả năng tự bảo vệ mình”. NTD phải nhận thức được vị trí và
sức mạnh của mình để có thể tự tin trong các tình huống giao dịch với các nhà sản
xuất kinh doanh. Cần phải giáo dục NTD, giúp họ có kiến thức để có thể ngang
bằng với các nhà sản xuất kinh doanh khi tiến hành công việc giao dịch trên thị
6


trường. Đó là một biện pháp hết sức quan trọng để bảo vệ NTD vì không thể có
một lực lượng, một tổ chức nào có thể bảo vệ được từng NTD trong số hơn 85 triệu
NTD nước ta.
a. Hội tham gia tuyên truyền, giáo dục về kiến thức tiêu dùng và pháp luật về bảo
vệ NTD
Tổ chức bảo vệ NTD thực chất là tổ chức để phát triển cộng đồng. hội cung cấp
dịch vụ phát triển cộng đồng, đảm bảo “ hàng hóa, dịch vụ và tài nguyên thiên
nhiên” được sử dụng để phục vụ cho tất cả mọi người. Hội giáo dục và nâng cao
nhận thức cho NTD để có thể thực hiện vai trò của mình một cách có trách nhiệm.
Giáo dục về tiêu dngf bao gồm các nội dung lớn:
-

Giáo dục về quyền và vị trí xã hội của NTD, về trách nhiệm của NTD.
Giáo dục về phong cách tiêu dùng, như tiêu dùng lành mạnh, hợp lý và tiết kiệm,
tiêu dùng xanh, tiêu dung không làm cạn kiệt tài nguyên, không làm ảnh hường tới

-

môi trường.
Giáo dục về kỹ năng tiêu dùng sao cho tiêu dùng có hiệu quả.
Hội đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục NTD như tằng cường thông tin,

hướng dẫn, giáo dục NTD, trang bị cho NTD những hiểu biết về quyền và trách
nhiệm cũng như về vai trò, vị trí của họ trong xã hội, cung cấp cho NTD thông tin
và hiểu biết về tiêu dung, để họ có ý thức và có khả năng tự bảo vệ mình trong mọi
tình huống. Để làm được việc này bên cạnh việc sử dụng các cơ quan thông tin đại
chúng như TV, đài phát thanh, báo chí, internet… hội còn có Tạp chí NTD ra mỗi
tháng 2 kỳ (các thông tin trong tạp chí được đưa lên mạng website của hội
(nguoitieudung.com.vn)), tổ chức ra các Câu lạc bộ nhà báo bảo vệ NTD, CLB
Chất lượng, CLB Người tiêu dung nữ, CLB chống hàng giả và gian lận thương
mại.
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là
một phương tiện rất có hiệu quả, có thể tiếp cận mọi tầng lớp NTD ở mọi nơi, mọi
lúc. Hội đã tham gia trả lời các câu hỏi phỏng vấn của các cơ quan thông tin đại
chúng về các vấn đề liên quan đến bảo vệ NTD, tham gia các diễn đàn trên đài phát
thanh, trên các kênh truyền hình, tham gia các buổi giao lưu trực tuyến trên internet
7


(thông qua các website như FPT, Thời bào kinh tế, Vietnamnet…). Câu lạc bộ các
nhà báo bảo vệ NTD được tổ chức nhằm tập hợp, huy động lực lượng các nhà báo
có tâm huyết trong bảo vệ NTD vào việc thông tin, giáo dục NTD. Câu lạc bộ sinh
hoạt không định kỳ, khoảng 3-4 tháng 1 lần, khi có các sự kiện lớn hoặc khi cần
phổ biến rộng rãi một vấn đề cần thiết như nhân dịp kỷ niệm Ngày Quyền người
tiêu dung Thế giwois (15/3 hàng năm), góp ý về dự thảo Luật bảo vệ NTD…
Hội cũng trực tiếp tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị tập huấn cho các hội ở các địa
phương (trung bình mỗi năm khoảng 4-5 hội thảo) như trao đổi kinh nghiệm về
hoạt động bảo vệ NTD, tổ chức và vận hành các văn phòng khiếu nại của NTD,
phát triển các tổ chức bảo vệ NTD ở các địa phương, giải quyết vấn đề tài chính
của Hội như thế nào, phổ biến pháp luật về bảo vệ NTD như Luật cạnh tranh, dự
thảo Luật an toàn thực phẩm, pháp lệnh bảo vệ NTD và sắp tới hội sẽ tổ chức các
buổi tập huấn về luật bảo vệ quyền lợi NTD(2010)…

Câu lạc bộ Chất lượng được thành lập từ năm 1995 nhằm giáo dục các doanh
nghiệp trong việc quản lý chất lượng, hướng sản xuất kinh doanh vì lợi ích NTD để
tăng cường năng lực, động viên và lôi kéo họ vào các hoạt động bảo vệ NTD. Câu
lạc bộ tập hợp khoảng 50 doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, có thiện chí trong
bảo vệ NTD, sinh hoạt đều đặn mỗi tháng 1 kỳ, đã sinh hoạt khoảng 150 kỳ kể từ
ngày thành lập.
Câu lạc bộ Người tiêu dùng nữ được thành lập năm 1998, sinh hoạt 2 tháng một
kỳ, tập hợp khoảng 200 người tiêu dung là phụ nữ (có thời kỳ số người xin gia
nhập đã lên đến 800 người, nhưng vì không có địa điểm sinh hoạt nên phải hạn chế
số lượng), chủ yếu nhằm thông tin và giáo dục về tiêu dùng cho lực lượng phụ nữ
là người trực tiệp thực hiên hoạt động tiêu dùng hàng ngày. Câu lạc bộ tự trang trải
kinh phí hoạt động nhờ sự đóng góp của hội viên. CLB có riêng một website với
địa chỉ nutieudung.com.vn.
Câu lạc bộ chống hàng giả và gian lận thương mại được thành lập năm 2000 nhằm
tập hợp một số doanh nghiệp với mục đích tăng cường công tác bảo vệ NTD bằng
cách thúc đẩy, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm trong việc chống hàng giả và gian
8


lận thương mại giữa các doanh nghiệp, và một số cơ quan chức năng có liên quan (
như Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Quản lý thị trường…)
b. Hội đưa các thông tin, cảnh báo cho NTD về những vi phạm pháp luật bảo vệ
NTD của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Hội đã thực hiện việc nghiên cứu, khảo sát tinhif hình chất lượng của một số sản
phẩm ( như về chất lượng sữa, chất lượng dây dẫn điện…), vạch trần những hành
vi gian lận thương mại gây thiệt thòi cho người tiêu dung (như ghi nhãn sữa, giá
sữa quá cao, gian lận trong chất lượng và bán xăng dầu…, tình trạng thực phẩm
không an toàn…) và kiến nghị với cơ quan chức năng nhà nước các biện pháp giải
quyết.
Hàng giả hàng nhái là nỗi nhức nhối gây nhiều thiệt hại cho NTD. Hàng nhái gây

thiệt hại cho nhà sản xuất nhưng cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu của NTD có
thu nghập thấp, vì vậy vẫn có lý do để tồn tại, và vì vậy nhiều tổ chức bảo vệ NTD
trên thế giới thường không mặn mà với việc chống hàng giả. Tuy nhiên, hàng giả
hàng nhái ở nước ta thường đồng nghĩa với hàng có chất lượng xấu, không xứng
đáng với đồng tiền, hàng độc hại, gây tổn hại đến tiền của, sức khỏe của NTD. Vì
vậy, chủ trương nhất quán của các tổ chức bảo vệ NTD nước ta là chống việc sản
xuất và lưu thông hàng giả, hàng nhái. Bên cạnh việc tổ chức câu lạc bộ chống
hàng giả và gian lận thương mại để chống hàng giả từ gốc, Hội còn phối hợp với
nhiều tổ chức khác tổ chức những triển lãm về hàng giả để giúp NTD nhận biết sự
khác biệt giữa hàng thật và hàng giả cùng loại để giúp họ lựa chọn chính xác, tránh
mua phải hàng giả. Triển lám đầu tiên được thực hiện từ năm 1991, và sau đó
thường năm nào cũng có triển lãm về hàng giả, hàng nhái do hội VINASTAS hoặc
các hội địa phương tổ chức.
3. Vai trò của Hội bảo vệ NTD trong việc giải quyết khiếu nại của NTD
Dưới góc độ pháp lý, khiếu nại của NTD là đề nghị của NTD gửi đến tổ chức, các
nhân kinh doanh hàng hóa để yêu cầu giải quyết khi xét thấy tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền và lợi ochs hợp pháp của NTD; Đề nghị
của NTD, tổ chức xã hội gửi tới cơ quan quản lý nhà nước về NTD có thẩm quyền
9


để yêu cầu giải quyết khi thấy tổ chức, các nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây
thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của NTD, lợi ích công cộng.
Các văn phòng tư vấn khiếu nại của NTD ( gọi tắt là VPTVKN) được thành lập bởi
Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam và các Hội bảo vệ NTD
thành viên tại các tỉnh, thành phố trong toàn quốc để tư vấn, giải quyết các tranh
chấp giữa NTD (goi tắt là người khiếu nại- NKN) và các tổ chức, các nhân cung
cấp hàng hóa, dịc vụ (goi tắt là người bị khiếu nại – NBKN) khi tổ chức, các nhân
kinh doanh xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD.
Mục đích hoạt động của VPTVKN là nhằm khuyến khích NKN và NBKN tham

gia vào quá tronfh thương lượng hoặc hòa giải với tư vấn hoặc sự trung gian hòa
giải của VPTVKN. Thông qua VPTVKN, quá trình giải quyết tranh chấp đem đến
hco cả hai phái khả năng giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và với chi
phí ít nhất. sụ trung gian hòa giải của VPTVKN là một Phuong pháp giải quyết
tranh cãi giữa NKN và NBKN mà không cần phải sử dụng đến các thủ tục hành
chính chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước hay của tòa án mà vẫn giúp cả
hai phía trong tranh chấp đi đến một thỏa thuận hợp lý.
Khi tranh chấp giữa NKN và NBKN không tự dàn xếp được ổn thỏa, NKN có thể
xem xét sự hỗ trợ của VPTVKN bằng cách trực tiếp đến VPTVKN yêu cầu giúp
giải quyết khiếu nại hoặc gửi đơn khiếu nại theo mẫu đến VPKN. Trong trường
hợp này sự hỗ trợ của VPTVKN có thể chia thành 2 mức độ:
Mức độ 1 – NKN và NBKN tự thỏa thuận giải quyết khiếu nại với sự tư vấn và hỗ
trợ của VPTVKN. Bước này gồn những công việc chủ yếu sau:
-

NKN được VPTVKN trao đổi và tư vấn vveef các vấn đề pháp lý liên quan đến

-

khiếu nại và tranh chấp của mình với NBKN.
VPTVKN trao đổi và tư vấn (bằng thư, công văn, bằng điện thoại trực tiếp) với
NBKN liên quan về vấn đề của NKN, tạo điều kiện để NKN và NBKN tự thỏa

-

thuận và giải quyết tranh chấp.
VPTVKN tư vấn vfa trong trương hợp cần thiết giới thiệu NKN đến các cơ quan
quản lý nhà nước có trách nhiệm để giải quyết khiếu nại.

10



Mức độ 2 – Trong trường hợp không tự dàn xếp giải quyết tranh được với NBKN
thì NKN mới cần đến sự trung gian hòa giải của VPTVKN. Bước này bao gồm
những công việc sau:
-

NKN và NBKN thống nhất giải quyết khiếu nại với sự trung gian hòa giải của

-

VPTVKN;
NKN và NBKN ký cam kết với VPTVKN tuân thủ các quy định về trung gian hòa

-

giải của VPTVKN;
NKN và NBKN cung cấp các thông tin, chứng cứ và luận cứ cần thiết liên quan

-

đến khiếu nại cho VPTVKN;
VPTVKN tổ chức buổi hòa giải giữa NKN và NBKN;
Nếu thỏa thuận đạt được, NKN và NBKN ký cam kết chấp thuận và thực hiện
phương án đạt được.
IV. Thực trạng về vai trò của Hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD ở Việt
Nam
1. Thành tựu
Các tổ chức xã hội, đặc biệt là VINASTAS trong những năm qua đã đóng góp hết
sức tích cực với phong trào bảo vệ NTD tại Việt Nam. Các hoạt động của tổ chức

này rất phong phú: hoạt động giải quyết khiếu nại của NTD, hoạt động tuyên
truyền, phổ biến pháp luật; hoạt động giám định, phản biện xã hội.:
a. Trong hoạt động giải quyết khiếu nại
Thực tế cho thấy, trong những năm qua, số vụ khiếu nại của NTD không ngừng
tăng lên, tính chất các vụ khiếu nại cũng phức tạp hơn. Nhưng điều đáng mừng là
việc giải quyết khiếu nại đạt hiệu quả có xu hướng cao và cho thấy năng lực giải
quyết khiếu nại của tổ chức xã hội đặc biết là Hội bảo vệ NTD ngày càng phát huy
và đem lại ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ quyền lợi cho NTD
Theo thông tin của VINASTAS, đến năm 2007, mỗi năm VINASTAS tiếp nhận
khoảng 650 đơn khiếu nại của NTD tập trung vào vấn đề hàng hóa, điện nước, vệ
sinh an toàn thực phẩm, 80% số vụ đã được VINASTAS phối hợp với các cơ quan
chức năng giải quyết. Từ các số liệu trên cho thấy, việc số lượng các vụ khiếu nại
ngày càng tăng chứng tỏ NTD đã ngày càng ý thức được quyền khiếu naijhafng
11


hóa, dịch vụ của mình. Năng lực giải quyết khiếu nại của các tổ chức đã được NTD
biết đến và tin tưởng
b. Trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ NTD
Hội bảo vệ NTD trong thời gian qua đã thông qua phương tiện thông tin đại chúng
như truyền hình, đài phát thanh, báo, tờ rơi… bằng các hình thức như: viết báo,
tham gia diễn đàn trực tuyến, trả lời phỏng vấn báo chí…, qua đó đã góp phần phổ
biến nội dung của Luật bảo vệ quyền lợi NTD đến đa số các tầng lớp nhân dân
c. Trong công tác phản biện, giám định xã hội
Tư vấn, phản biện và giám định xã hội là một trong các chức năng hoạt động đực
các tổ chức xã hội tiến hành thường xuyên, nhất là với Hội bảo vệ quyền lwoji
NTD
Hội bảo vệ NTD đã tham gia đóng góp ý kiến vào rát nhiều văn bản luật như Luật
bảo vệ quyền lợi NTD, 1 số văn bản luật khác có liên quan đến lwoji ích NTD như
luạt cạnh tranh, Luạt thương mại, Luật điện lực, luật bảo vệ sức khỏe nhân dân,

pháp lệnh quản cáo, …
VINASTAS cũng phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật, Hiệp hội các
ngành nghề tiến hành khảo sát chỉ tiêu kim loại nặng trong dầu gội đầu, khảo sát
tình hình tiêu thụ và chỉ tiêu an toàn của dây điện lưỡng kim CCA…
2. Hạn chế
a. Hoạt động của Hội bảo vệ NTD còn mang tính hình thức, chưa được tiến hành
thường xuyên
Mặc dù đã đưa ra chủ trương xã hội hóa việc bảo vệ NTD, nhưng sự tham gia của
các tổ chức xã hội lại khá mờ nhạt, ngay cả hoạt động của VINASTAS và các hội
bảo vệ NTD địa phương cũng bị đánh giá là chưa tương xứng với vai trò của nó
trong xã hội nói chung và lĩnh vực bảo vệ NTD nói riêng
b. Chưa thiết lập được mối quan hệ giữa các tổ chức
Mối quan hệ giữa hội bảo vệ NTD với các tổ chức trong nước không chặt chẽ,
ngoài việc tuyên truyền pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD thì chưa có những
chương trình hành động thống nhất. VINASTAS với tư cách là tổ chức hoạt động
12


trên phạm vi cả nước, được coi như là “Hội trung ương” nhưng lại không có sự chỉ
đạo về phương hướng hoạt động cũng như hỗ trợ cho các hội địa phương. Các hoạt
động của các hội địa phương vì vậy vẫn mang nhiều yếu tố tự phát và thiếu tính tổ
chức, hoạt động manh mún, không có hiệu quả
c. Chưa thể hiện được vai trò, vị trí của mình trong công tác bảo vệ NTD
Các tổ chức xã hội, đặc biệt là VINASTAS đã đạt được một số thành tựu thể hiện
vai trò, vị trí của mình trong công tác bảo vệ NTD. Tuy nhiên, trước thực trạng rất
nhiều thương nhân có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của NTD thì
những việc làm được của các tổ chức xã hội chưa thấm tháp là bao. Chưa kể, một
số vụ vi phạm gây thiệt hại không nhỏ, báo chí và dư luận đề cập đến rất nhiều
nhưng riêng các Hội bảo vệ NTD lại không vào cuộc: những vụ gian lận kinh
doanh xăng dầu trong tính cước tắc xi, việc nước uông Lavie bị nhiểm bẩn…

3. Nguyên nhân của những hạn chế nói trên
a. Thiếu nguồn nhân lực hoạt động
Với VINASTAS, đội ngũ cán bộ còn rất hạn chế khiến công việc luôn trong tình
trạng quá tải. Nhân sự chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm hoặc hưu trí, vì vậy có đủ tâm
huyết đến đâu cũng khó bảo vệ NTD một cách hiệu quả
b. Thiếu sự quan tâm của các cơ quan nhà nước: Về kinh phí hoạt động cũng như
cơ sở vật chất, kỹ thuật; thiếu sự quan tâm của các cơ quan hữu quan trong công
tác bảo vệ quyèn lợi NTD
c. Hạn chế về nhận thức của NTD, về ý thức của doanh nghiệp
- Về nhận thức của NTD: Hiện nay, nhận thức của NTD không chỉ ở nông thôn,
miền núi mà ngay cả ở thành phố vẫn còn khá mơ hồ, nhiều người chưa hiểu quyền
của mình là gì cũng như trách nhiệm để tự bảo vệ mình như thế nào. Đa số NTD
không biết về quyền cơ bản của họ, rất ít người biết cơ quan khiếu nại của NTD.
Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây của Hiệp hội bảo vệ NTD, 55% NTD
không biết mình có quyền gì

13


Ý thức doanh nghiệp: Một điều đáng lo ngại là nhiều doanh nghiệp vì lợi ích kinh
tế mà sẵn sàng sản xuất các sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng, ảnh hưởng đến
NTD
d. Các quy định của pháp luật còn nhiều bất cập
Với tính chất đa ngành và phạm vi điều chỉnh rộng, luật bảo vệ quyền lợi NTD
hiện nay vẫn còn khá sơ sài và chưa làm rõ được nhiều khái niệm quan trọng, nhất
là khái niệm “điều khoản bất bình đẳng”, khái niệm “lợi ích công cộng”… Thẩm
quyền của Hội trong việc bảo vệ NTD còn rất hạn hẹp. Hội không có thảm quyền
giải quyết vi phạm, mà sau khi tiếp nhận đơn thư khiếu nại của NTD, Hội chỉ có
tiếng nói mang tính đề xuất, kiến nghị mà không có tính chất quyết định
V. Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của Hội bảo vệ NTD

1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tạo điều kiện để Hội hoạt động hiệu
quả
- Cần mở rộng phạm vi những hoạt động gắn với nhiệm vụ nhà nước giao: Trên
thực tế, một số hoạt dộng mà Hội đã thực hiện rất có hiệu quả như hoạt động hòa
giải lại không được quy định là một nhiệm vụ giao cho tổ chức xã hội thực hiện
- Cần quy định hội bảo vệ NTD là tổ chức xã hội đặc thù: Trong quyết định của
Thủ tướng chính phủ số 68/2010/QĐ-TTg thì các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD
không thuộc một trong 28 Hội có tính chất đặc thù. Điều này đã làm hạn chế sự hỗ
trợ về kinh phí hay cơ sở. Do dó pháp luật cần xem xét đưa Hội bảo vệ NTD là một
tổ chức xã hội đặc thù để được nhà nước cấp kinh phí và điều động cán bộ được
đào tạo, tạo điều kiện cho hội hoạt động hiệu quả
2. Cần có sự hõ trợ hiệu quả từ cơ quan Nhà nước đối với hoạt động của Hội
Trước mắt Nhà nước cần hỗ trợ ban đầu về địa điểm, cơ sở vật chất cho mỗi tổ
chức bảo vệ NTD để mở rộng phạm vi hoạt động của các hội
Nhà nước cần trợ cấp, phụ cấp tương xứng với những cán bộ chuyên môn theo giờ
hành chính ở các văn phòng của tổ chức bảo vệ NTD, sau đó tiến tới thành lập Quỹ
bảo vệ NTD để chi cho công tác bảo vệ NTD
14


3. Kiện toàn các tổ chức để tạo thành 1 hệ thống xuyên suốt từ trung ương đến
địa phương
- Các cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức xã hội cần vận động, hỗ trợ nguồn
nhân lực, kinh phí để tiến tới việc mỗi địa phương sẽ có một hội bảo vệ NTD, đảm
bảo việc bảo vệ NTD sẽ được thực hiện trên phạm vi toàn quốc
- Trong hệ thống tổ chức bảo vệ NTD, VINASTAS với cương vị là Hội Trung
ương cần đưa ra những định hướng, chương trình hoạt động thống nhất để các hội
thành viên có phương hướng hoạt động
4. Đổi mới phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội
VINASTAS và các hội địa phương cần vận dụng nhiều hơn các phương thức hoạt

động phong phú và phù hợp như: vận dụng các phương tiện thông tin đại chúng để
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng, sử dụng đài
truyền hình, báo chí …
5. Nâng cao nhận thức xã hội đối với vị trí vai trò của Hội bảo vệ NTD
Việc cộng đồng doanh nghiệp, NTD không “mặn mà” với các tổ chức bảo vệ NTD,
không coi đây là địa chỉ đáng tin cậy để bảo vệ quyền lợi NTD của mình một phần
xuất phát từ tư tưởng của doanh nghiệp chỉ coi cơ quan nhà nước, Tòa án là thiết
chế hành chính còn các tổ chức khác không thể đứng ra bảo vệ quyefn lợi cho họ
được. Do đó cơ quan nhà nước cũng như Hội bảo vệ NTD cần tuyên truyền phổ
biến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, vai trò
của các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD cho mọi tầng lớp nhân dân

C. KẾT LUẬN
Bảo vệ quyền lợi NTD luôn là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia. Các cơ quan
nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân phải có trách nhiệm đối với phong
trào bảo vệ NTD, trong đó có các tổ chức xã hội, đặc biết là Hội bảo vệ NTD có
vai trò rất qua trọng trong phong trào bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam

15


Danh mục tài liệu tham khảo


Giáo trình Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trường Đại học luật Hà Nội,



2012
Trường Đại học luật Hà Nội, “Vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc

bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà



Nội 2011, chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Vân Anh
“Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam”, Lê Thị



Huyền Trang, Khóa luận tốt nghiệp 2011
“Vai trò của tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thực trạng




và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp- Vụ Thị Huệ-KT33G, 2012
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
Nguyễn Thị Vân Anh, “Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng”, Tạp chí luật học số 11/2010

Mục lục
16


17



×