Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài tập học kỳ pháp luật về quyền trẻ em tình trạng tai nạn, thương tích của trẻ em và trách nhiệm của gia đình trước thực trạng này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.76 KB, 13 trang )

BÀI LÀM
I.

LỜI MỞ ĐẦU
Tai nạn, thương tích trẻ em đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Trong 5
năm qua, mỗi ngày trên thế giới có khoảng 2.000 trẻ tử vong do tai nạn, thương
tích. Tại Việt Nam, bình quân mỗi ngày có khoảng 19 - 20 trẻ tử vong. Các
nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ tử vong do tai nạn, thương tích gồm: tai nạn
đuối nước, tai nạn giao thông, do bỏng và ngã. Hầu hết trẻ bị tai nạn, thương tích
do sự bất cẩn của cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Ngoài ra còn do môi trường xã
hội tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng chưa có biện pháp can thiệp…
Theo các bác sỹ, tai nạn thương tích không chỉ gây ra tử vong cho trẻ mà
còn để lại hậu quả nặng nề như thương tật vĩnh viễn không thể đi học, đi làm,
trở thành gánh nặng cho xã hội. Theo điều tra của tổ chức Liên minh Vì sự An
toàn của Trẻ em cho biết, cứ một trẻ tử vong thì có 12 trẻ nằm viện hoặc thương
tật vĩnh viễn; và 34 trẻ cần chăm sóc y tế hoặc không thể đi học, đi làm do tai
nạn thương tích.
Tai nạn, thương tích ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng
nghiêm trọng và nó đòi hỏi toàn xã hội đặc biệt là gia đình phải có những hành
động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn, thương tích đe dọa đến tính
mạng và sức khỏe của trẻ em nước ta. Trẻ em là tương lai của đất nước. Để đảm
bảo cho tương lai ấy, các ngành chức năng cần vào cuộc ráo riết hơn, nhà trường
mà trực tiếp là gia đình cần quan tâm đúng mức hơn để đảm bảo an toàn, sự phát
triển toàn diện của các em, giảm thiểu những tai nạn thương tâm xảy ra với các
em.

II.

NỘI DUNG
Tai nạn, thương tích được xếp vào loại tai nạn không chủ định, nhưng về
cơ bản có thể phòng tránh được. Hiện nay, có nhiều biện pháp phòng chống tai


nạn, thương tích cho trẻ em đã và đang được triển khai. Tuy nhiên, tai nạn,
thương tích thực sự vẫn là một vấn đề bức xúc của xã hội và gây ảnh hưởng
1

1


nghiêm trọng đến sự sống còn và phát triển của trẻ em. Có nhiều nguyên nhân
để dẫn đến tình trạng này, trong đó phần lớn các trường hợp tai nạn, thương tích
trẻ em xảy ra ở môi trường gia đình, thường do chủ quan, sơ sảy của người lớn.
Gia đình là nơi trẻ em được bảo vệ tốt nhất, nhưng tỷ lệ trẻ bị tai nạn,
thương tích trong môi trường này cũng không nhỏ. Ví dụ như tai nạn bỏng gây
ra cho trẻ có nguyên nhân xuất phát từ sự bất cẩn của người lớn như để các vật
dễ gây bỏng ở vị trí không thích hợp (đèn dầu, phích nước sôi... trong tầm với
của trẻ), không quan tâm, để mắt tới trẻ... Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới
18 tuổi do tai nạn đuối nước chiếm 45%, do tai nạn giao thông chiếm hơn 20%
mà lỗi chính do người lớn thiếu sự giám sát, lấn chiếm sân chơi của trẻ, không
chú trọng đến việc xây dựng khu vực an toàn cho hoạt động chính đáng này của
trẻ. Điều đó đã trực tiếp đẩy trẻ tự đáp ứng nhu cầu của mình gây nên nhiều tai
nạn thương tâm không đáng có.
Thực tế cho thấy, mặc dù đã có nhiều biện pháp cảnh báo để phòng chống
tối đa tai nạn, thương tích cho trẻ em nhưng tình hình trẻ nhập viện cấp cứu vẫn
chưa giảm một cách đáng kể. Do vậy, cha mẹ cần phải quan tâm hơn nữa tới con
em mình trong việc phòng tránh tai nạn, thương tích.
Gánh nặng về thương tích rất lớn không chỉ cho gia đình nạn nhân mà còn
cho toàn xã hội bởi nó dẫn đến những chi phí y tế và xã hội đáng kể, nhất là các
trường hợp thương tích gây khuyết tật vĩnh viễn. Vấn đề này cần có sự phối hợp
chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan chính phủ, các tổ chức, đoàn thể và chính gia
đình các em trong việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi
người trong xã hội để có thể làm chuyển đổi hành vi ứng xử trong cộng đồng,

nhất là gia đình trong việc phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Tai nạn, thương tích không chỉ đối với riêng trẻ em mà nó là hiểm họa của
tất cả mọi người, nó mang đến cho chúng ta một hậu quả vô cùng to lớn nếu như
không được đảm bảo và có những biện pháp để tránh các tại nạn đó. Còn đối với
trẻ em đây là những đối tượng cần được bảo vệ, nuôi dưỡng giáo dục của gia
đình, nhà trường và toàn xã hội do đó công tác phòng tránh tai nạn, thương tích

2

2


cho trẻ em có vai trò vô cùng to lớn. Vậy thực trạng của tai nạn, thương tích đối
với trẻ diễn ra như thế nào, ta cần có một tìm hiểu về hiện trạng này ?
1. Thực trạng về tai nạn, thương tích ở trẻ em

Kể từ khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách Quốc gia
phòng chống tai nạn, thương tích theo Quyết định của số 197/2001/QĐTTg,Việt Nam đạt được một số kết quả trong công tác này. Tuy nhiên, tình hình
tai nạn, thương tích trẻ em đến nay vẫn là vấn đề đáng quan tâm. Theo Báo cáo
về phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em ở Việt Nam, trung bình hàng năm có
khoảng 8000 trẻ em và người chưa thành niên bị tử vong do tai nạn, thương tích.
Lấy ví dụ: Tình hình học sinh bị chết đuối nước, tai nạn giao thông trong 6 tháng
đầu năm 2012 ở tỉnh Phú Yên tăng lên đột biến: 18 vụ tai nạn thương tích (tăng
gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2011), hậu quả làm cho 26 học sinh bị thương và
chết (tăng 127% so với cùng kỳ năm trước); trong đó 23 học sinh bị chết và 03
em khác bị thương do tai nạn giao thông. Trong tổng số HS bị tai nạn chết, số
học sinh chết do đuối nước 15 HS (chiếm tỷ lệ 65,2%, gần bằng xấp xỉ với cả
năm học 2010-2011, tăng 133% so với cùng kỳ năm trước), chết do tai nạn giao
thông 06 HS (chiếm 26,1%, tăng 125% so với cùng kỳ năm trước), chết do bạo
lực 01 HS (4,3%), chết do tự sát 01 HS (4,3%). Cũng trong tổng số học sinh bị

tai nạn thương tích, số học sinh bị tai nạn thương tích cấp THCS chiếm hơn
50%, cấp Tiểu học chiếm 32%, cấp THPT và mẫu giáo chiếm 16%. Năm 2011,
toàn tỉnh Bắc Ninh có 796 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó 33 trẻ tử vong,
tăng gần gấp đôi so 2010
Theo ông Nguyễn Trọng An, Cục phó Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, 60% tai nạn, thương tích trẻ em thường xảy
ra trong chính ngôi nhà của mình. Khi trẻ gặp tai nạn, thương tích, nhiều người
lại cho đó là rủi ro, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng, tránh được nếu
người lớn cẩn trọng hơn và trẻ nhỏ được dạy cách nhận biết những nguy cơ gây
tai nạn cho mình. Nhiều bậc cha mẹ chỉ chú trọng chăm lo đầu tư cho con em
mình sức khỏe, việc học hành mà quên chăm lo đến sự an toàn cho trẻ ngay
3

3


trong chính ngôi nhà của mình và khi trẻ ra ngoài xã hội. Điều này dẫn đến tình
trạng tai nạn, thương tích ở trẻ ngày một gia tăng, nhức nhối. Có thể nói, tai nạn,
thương tích đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em Việt
Nam từ 1 tuổi trở lên. Từ năm 2001, đã có một nghiên cứu về tai nạn, thương
tích ở trẻ em Việt Nam được tiến hành dưới sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên
hiệp quốc (Unicef) và trường Đại học Y tế công cộng. Những kết quả nghiên
cứu về tai nạn, thương tích ở trẻ em Việt Nam trên diện rộng cùng với những
nghiên cứu gần đây và dữ liệu thu thập được của Bộ Y tế năm 2006 đã giúp cho
cộng đồng xã hội thấy một bức tranh toàn cảnh về quy mô, mô hình và nguyên
nhân tai nạn, thương tích trẻ em ở Việt Nam. Để qua đó thấy được sự nguy hiểm
của tai nạn, thương tích đối với trẻ em và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước
và nhất là của gia đình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ con cái trước
tai nạn, thương tích. Năm 2006 có 7.198 trẻ trong độ tuổi từ 0 – 19 tháng tuổi tử
vong từ những tai nạn, thương tích có thể phòng chống được. Một bản điều tra

theo vùng do Liên minh Vì sự an toàn của trẻ em (TASC) tiến hành năm 2007
cho biết, tương ứng với một trẻ tử vong thì có 12 trẻ nằm viện hoặc thương tật
vĩnh viễn và 34 trẻ cần chăm sóc y tế hoặc không thể đi học/đi làm do tai nạn,
thương tích. Hiện nay, mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 830.000 trẻ tử vong do
tai nạn, thương tích, tương đương với 2000 trẻ mỗi ngày. Chỉ tính riêng trong
quý I năm 2012, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và xử trí gần 300
trường hợp tai nạn do ngã, bỏng, tai nạn giao thông, đuối nước… Theo bác sĩ Lê
Ngọc Duy, Phó Trưởng Khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương, việc phòng
chống tai nạn, thương tích, vai trò của các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ là
hết sức quan trọng.
Ví dụ như trường hợp trẻ bị sặc dị vật thì ngay lập tức phải mở thông
đường thở, vỗ lưng, ấn ngực. Những trường hợp gẫy xương thì phải cố định lại.
Còn bị bỏng thì không nên đổ nước mắm hoặc bôi kem đánh răng… mà phải
ngay lập tức cởi bỏ quần áo ở nơi bỏng, sau đó xả nước lạnh từ từ vào…

4

4


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn, thương tích ở trẻ em và đuối
nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Đuối nước chiếm tới 50% tổng
số tử vong do tai nạn, thương tích, số lượng cao nhất ở nhóm 5 – 14 tuổi (năm
2007 là 1.837 trường hợp), tỉ suất ở nam cao gấp 2 lần ở nữ và cao nhất ở khu
vực đồng bằng sông Cửu Long. Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân thứ
2 trong các nguyên nhân tai nạn, thương tích ở trẻ em, 20% số tử vong do tai
nạn giao thông là trẻ em và khoảng 21% số nhập viện là trẻ 0 – 19 tuổi, đây
cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nhóm 15 – 19 tuổi. Ngã mặc dù không
là nguyên nhân gây tử vong lớn ở trẻ em nhưng nó lại là nguyên nhân hàng đầu
dẫn đến tàn tật vĩnh viễn, đặc biệt là chấn thương sọ não, cột sống ở trẻ. Đối

tượng gặp tai nạn, thương tích do ngã chủ yếu là nam và thấp nhất ở nhóm trẻ sơ
sinh (dưới 1 tuổi). Bỏng trong năm 2008 là nguyên nhân của 1,7% số trường
hợp tan nạn thương tích không tử vong và 1,9% số trường hợp tai nạn, thương
tích tử vong trong đó bỏng chất lỏng là nguyên nhân chủ yếu chiếm 83,5% và
50% xảy ra ở nhóm 1 – 4 tuổi và thường xảy ra trong nhà. Một nguyên nhân
khác gây ra tỉ lệ chết cao nhưng không có tình trạng tàn tật vĩnh viễn đó chính là
ngộ độc. Có nhiều dạng ngộ độc: thực phẩm (40%), khí hay khói (15%), ngộ
độc dược phẩm (10%), chất độc lỏng, thuốc trừ sâu (4%). Ngộ độc thường diễn
ra cao nhất ở trẻ sơ sinh, giảm dần đến nhóm 14 tuổi trước khi tăng lên dần ở
nhóm 15 – 19 tuổi. Và một nguyên nhân không thể không nhắc đến là tai nạn,
thương tích do súc vật cắn. Đây là nguyên nhân gây tai nạn, thương tích không
tử vong phổ biến thứ hai sau ngã, nó thường xảy ra khi trẻ bị chó, mèo, rắn cắn
và ong đốt. 80% các trường hợp súc vật cắn phải nhập viện và khoảng 4% dẫn
đến những tàn tật vĩnh viễn.
2. Nguyên nhân dấn đến tai nạn, thương tích ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn, thương tích cho trẻ em xong về
nguyên nhân căn bản và phổ biến nhất. Nguyên nhân hàng đầu là tai nạn giao
thông (31,3%); đuối nước (21%); bỏng (11,5%) và ngã (5,6%) nhưng đối với

5

5


nhóm trẻ từ 0 – 15 tuổi thì đuối nước là nguyên nhân hàng đầu sau đó đến tai
nạn giao thông, bỏng, ngã.
a. Nguyên nhân từ đuối nước

Việt Nam chúng ta là một quốc gia với hệ thống sông ngòi dầy đặc và

phân bố rộng khắp, chính yếu tố địa lí đã tạo ra những mầm mống của tình trạng
tai nạn đuối nước ở trẻ. Hai hệ thống đồng bằng lớn là Đồng bằng Sông hồng và
Đồng bằng Sông cửu long đây là nơi có tỉ lệ trẻ em bị đuối nước khá lớn ở nước
ta. Theo Báo Quân đội nhân dân - Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội (LĐ-TB&XH), mỗi năm cả nước có khoảng 3.500 trẻ em bị đuối
nước, trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm một tỷ lệ lớn, đặc biệt là
vào mùa mưa lũ. Theo báo cáo, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết
trẻ tử vong do đuối nước đều dưới 5 tuổi và thường do bị ngã xuống nước từ
trên nhà, trên thuyền hoặc cầu tàu, còn tại các tỉnh miền Trung, hầu hết trẻ bị
đuối nước trên 6 tuổi khi đang chơi gần hoặc trong hồ hay suối sâu, hoặc khi đi
chăn trâu bò. Năm 2011, toàn tỉnh Quảng Ninh có 158 trẻ em bị tai nạn thương
tích. Trong đó có 70 em bị ngã, 27 em bị tai nạn giao thông; 12 em bị bỏng,
cháy; 10 em bị đuối nước... Tai nạn thương tích đã khiến 11 trẻ em tử vong trong
năm 2011. Thống kê của Sở LĐ-TB&XH cho thấy không hẳn gia đình đã là môi
trường an toàn của trẻ. Bởi lẽ, trong số 158 trẻ bị tai nạn thương tích trong năm
2011 có đến 64 trẻ bị tai nạn tại gia đình; 68 trẻ bị tai nạn ở cộng đồng và 26 trẻ
bị tai nạn trong trường học. Ở Hải Phòng, đuối nước ở trẻ 0 – 4 tuổi xảy ra
quanh năm trong khi đuối nước ở trẻ 6-13 tuổi chủ yếu xảy ra vào mùa hè khi trẻ
được nghỉ hè và chơi ở các ao, hồ gần nhà. Năm 2010, tại tỉnh Nam Định, trong
tổng số trẻ em bị tai nạn, thương tích thì có trên 60% tai nạn là do đuối nước.
Nguyên nhân là do khu vực này thuộc vùng chiêm trũng của đồng bằng Bắc bộ,
ao đầm sông ngòi liền sát với khu dân cư, nhà nào cũng có ao liền với sân và
vườn. Phần lớn đầm nước, hồ ao chưa có rào chắn, trẻ nhỏ thường hiếu động, tò
mò, thích nghịch nước, người lớn bất cẩn không giám sát dẫn đến tai nạn đáng
tiếc cho trẻ.
6

6



b. Nguyên nhân từ tai nạn giao thông.

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trung bình mỗi
năm có trên 30.000 người chết và bị thương do tai nạn giao thông, trong đó hơn
10.000 nạn nhân là trẻ em. Tuy không có thống kê riêng số trẻ bị tai nạn giao
thông, nhưng báo cáo của Sở Y tế năm 2009 cho thấy, trong số 7.107 em bị tai
nạn, thương tích (tai nạn, thương tích), có đến hơn 50% là do Tai nạn giao
thông. Phần lớn trẻ từ 0 – 9 tuổi tử vong trong các vụ tai nạn giao thông là do tự
đi bộ qua đường hoặc do người lớn chở trên xe máy; các trường hợp vị thành
niên chết trong các vụ tai nạn giao thông là do tự đi xe đạp hoặc xe máy. Một
cuộc khảo sát khác về tình hình trẻ Việt Nam bị tai nạn giao thông của Handicap
International – một tổ chức phi chính phủ của Vương quốc Bỉ – nhận định: “Ở
Việt Nam, trung bình mỗi ngày có 6 trẻ em tử vong do Tai nạn giao thông đường
bộ và còn rất nhiều em nữa bị thương tật. Tai nạn giao thông đường bộ là
nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong và khuyết tật cho thanh, thiếu niên”.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng tai nạn giao thông cao ở trẻ em và
trong cộng đồng là do những hiểu biết về Luật Giao thông đường bộ của người
dân còn hạn chế. Bên cạnh đó, số đông người dân còn quan niệm rằng tai nạn
nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh, chứ chưa nhận thức
được rằng tai nạn giao thông hoàn toàn có thể phòng tránh. Song cũng phải thấy
rằng, môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông kém,
xuống cấp chưa tu sửa kịp thời… cũng là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
c. Nguyên nhân từ ngã, bỏng và ngộ độc

Bên cạnh những nguyên nhân gây ra tai nạn, thương tích đối với trẻ em
thì một nguyên nhân cũng không nhỏ xâm hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe
của trẻ em đó là các nguyên nhân từ : Ngã, bỏng và ngộ độc đây là những dạng
nguyên nhân khá phổ biến trong đời sống hàng ngày của trẻ. Hàng năm cũng có
không nhỏ lượng trẻ em bị tai nạn, thương tích do nguyên nhân này gây ra, xuất
pháp từ sơ ý của trẻ cha mẹ là có thể gây ra loại tai nạn, thương tích này. Tuy

không là loại đặc biệt nguy hiểm như tai nại giao thông, đuối nước nhưng tai

7

7


nạn, thương tích do ngã, bỏng và ngộ độc cũng không thể bị coi nhẹ được nó có
thể xảy xa bất cứ khi nào ở bất cứ đâu. Cho nên không thể coi nhẹ mà không
quan tâm đến loại nguyên nhân này mà gây ra những tai nại đáng tiếc ở trẻ em.
3. Các biện pháp chung phòng tránh tại nại, thương tích cho trẻ em

Đứng trước những thực trạng đang xảy ra gây ra những mối nguy hiểm
cho trẻ em, Nhà nước cũng như toàn thể xã hội đã có những biện pháp hữu hiệu
góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa và phòng tránh Tai nạn, thương tích ở
trẻ em.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ, TB và XH Doãn Mậu Diệp, đến nay, các văn
bản, chính sách liên quan đến phòng chống tai nạn, thương tích đã được rà soát,
xây dựng và sửa đổi; nhận thức của các cấp chính quyền, của cộng đồng ngày
càng được nâng cao, các mô hình can thiệp phòng chống tai nạn, thương tích trẻ
em được triển khai tại nhiều địa phương, sự cam kết và phối hợp liên ngành
trong phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em ngày càng được đẩy mạnh. Đã có
trên 50 tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trẻ
em, hướng dẫn xây dựng các mô hình an toàn phòng chống tai nạn thương tích
trẻ em như trường học an toàn, cộng đồng an toàn, ngôi nhà an toàn được triển
khai tại các địa phương. Thực tế cho thấy, tình hình tai nạn thương tích đã có
những biến chuyển tích cực so với 10 năm trước đây, thể hiện qua các tỷ suất tử
vong và không tử vong cho tất cả các nguyên nhân của năm 2010 đã giảm đi
nhiều so với năm 2001. Tỷ suất tử vong và không tử vong của năm 2001 lần lượt
là 88/100.000 dân và 5.449/100.000 dân giảm xuống còn 38,6/100.000 dân và

2.092/100.000 dân vào năm 2010. Theo báo cáo chưa đầy đủ của các huyện,
thành, thị, năm 2012 toàn tỉnh Nghệ An có 958 em bị tai nạn thương tích và 65
em bị tử vong do tai nạn thương tích. trong đó do đuối nước là 38 em giảm 50%
so với năm 2011.
Về phương diện pháp luật : Pháp luật Việt Nam hiện nay, bên cạnh Quyết
định số 197/2001/QĐ-TTg ngày 27/12/2001 ban hành Chương trình quốc gia về
Phòng chống Tai nạn, thương tích từ năm 2002 - 2010 thì chưa có văn bản có giá
8

8


trị pháp lý cao điều chỉnh riêng về lĩnh vực này. Các quy định về phòng chống
tai nạn, thương tích trong đó có trẻ em nằm rải rác hoặc chưa chỉ thể hiện gián
tiếp trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Vì vậy, cần sớm
nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản có giá trị pháp lý cao (Pháp lệnh
hoặc Nghị định) về phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em để từ đó có sự chỉ
đạo thống nhất và thực hiện tốt công tác này.
Về pháp luật hình sự, cơ quan có thẩm quyền cần quy định khung hình
phạt của các tội phạm liên quan đến tai nạn, thương tích, mức độ gây thiệt hại
như thế nào thì được coi là gây hậu quả nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng. Đây là vấn đề cần được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn,
giải thích cụ thể để việc nhận thức pháp luật và áp dụng pháp luật được thống
nhất.
Về pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là quy định về tiêu chuẩn,
chất lượng công trình xây dựng cần có quy định cụ thể về tiêu chuẩn lan can an
toàn như: chiều cao, khoảng cách giữa các thanh đứng của lan can, chiều cao lan
can thay đổi dần theo độ cao, quy định chiều cao tối thiểu củ lan can đối từng
loại nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, trường học, bệnh viện. Bên cạnh đó, cũng cần
có quy định pháp luật trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông đồ chơi trẻ em. Bộ

Khoa học và Công nghệ cần sớm ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an
toàn đồ chơi trẻ em. Bộ tiêu chuẩn này cần đặt ra chỉ tiêu nhằm bảo vệ trẻ em,
tránh những tai nạn đáng tiếc gây ra những hậu quả đau lòng.
Về phương diện tránh nhiệm bảo vệ trẻ em trước tai nạn, thương tích.
Vấn đề bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ tai nạn, thương tích là tránh
nhiệm không chỉ của nhà nước, của một người của một tổ chức nào cả đó là
trách nhiệm chung của chúng ta. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai cho nên
làm tốt công tác giáo dục, nuôi dưỡng và bảo vệ tốt một cách toàn diện cho trẻ
sẽ góp phần rất lớn đến công cuộc phòng tránh tại nại, thương tích ở trẻ. Tạo ra
một môi trường thật sự an toàn cho sự phát triển lành mạnh của trẻ, chúng ta cần
9

9


tạo một sự liên kết từ gia đình – nhà trường - toàn xã hội thành một khối thống
nhất trong việc bảo vệ trẻ trước tai nạn, thương tích đang ngày một gia tăng. Coi
đó là tránh nhiệm của chính chúng ta thì mới tạo được một kết quả tốt từ phòng
tránh tai nạn, thương tích ở trẻ em.
4. Trách nhiệm của gia đình trước thực trạng tai nạn, thương tích ở trẻ em.

Gia đình là nơi sinh ra và nuôi dưỡng trẻ ngay từ khi còn bé cho đến khi
thực sự trưởng thành do đó gia đình chính là nhân tố quan trọng trong việc
phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ em. Tai nạn, thương tích, đặc biệt là tai
nạn đuối nước thực sự là một vấn đề bức xúc của xã hội và gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự sống còn và phát triển của trẻ em. Vấn đề này cũng đã
được các cơ quan, ban ngành cũng như các tổ chức xã hội quan tâm. Tuy nhiên,
để phòng tránh và hạn chế tử vong do đuối nước cần có sự phối hợp chặt chẽ
hơn nữa giữa các ngành chức năng, các tổ chức, đoàn thể, gia đình và nhà
trường xây dựng một môi trường an toàn cho trẻ; tuyên truyền, giáo dục, nâng

cao nhận thức cho mọi người trong xã hội, nhất là các bậc cha mẹ trong việc
phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ em.
Đối với trẻ nhỏ luôn cần sự chăm sóc và giám sát chặt chẽ của người lớn,
làm tường rào, lấp kín những ao hồ không cần thiết, làm nắp đậy chắc chắn cho
giếng nước, lu chứa nước trong gia đình. Khi cho trẻ đi chơi gần những nơi có
sông, suối, ao, hồ; tắm ở bể bơi, tắm biển, cha mẹ phải luôn để ý con trong tầm
mắt. Một số trẻ ở nông thôn, miền núi thường trốn cha mẹ đi chơi, tắm sông,
tắm suối dẫn đến bị đuối nước do không biết bơi hoặc bơi đến chỗ nước quá sâu
bị nước cuốn đi. Do đó ngoài việc thường giám sát con cái, cha mẹ cần dạy trẻ
em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc
với nước, giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm khi tự ý tập bơi hay tắm sông suối
khi không có sự canh chừng của người lớn.
Một số biện pháp phòng ngừa tai nạn, thương tích trẻ em

10

10


Cầu thang có cửa chắn, cửa sổ không dễ trèo, ban công đủ cao ít nhất đến
ngực trẻ; thềm nhà xuống sân nếu cao quá cần có bậc thềm phụ cho trẻ bước
xuống. Ao hồ, hố phải được rào; giếng, bồn, lu đựng nước phải có nắp đậy chắc
chắn. Xe gắn máy mới đi về cần dựng xe theo chiều để ống bô hướng vào trong
tường, không để trẻ em đến gần bàn là còn nóng, lửa lò sưởi, bếp nấu, nước sôi,
đèn dầu, diêm và các thiết bị điện; khu vực bếp phải có cửa ngăn hoặc rào quanh
bếp nếu bếp trên sàn nhà. Cầu dao, ổ cắm điện phải đặt ở nơi trẻ không với tới.
Dụng cụ, thiết bi điện phải bảo đảm an toàn, không hở mạch điện. Dây dẫn điện
kín, không mắc tại nơi trẻ hay qua lại hay với tới. Trẻ em thích đưa các thứ vào
miệng hoặc nhét các loại dị vật (hạt đậu, hòn bi..) vào tai, mũi hoặc ngậm vào
miệng; người trông trẻ phải để ý để các vật lạ không nằm trong tầm ngắm, tầm

với của trẻ phòng ngạt thở, hóc, sặc...
Trong cuộc sống gia đình cần có sự quan tâm đến con cái một cách
thường xuyên và đúng cách, nắm bắt được tâm tư tình cảm của con để từ đó có
những biện pháp giáo dục con cái. Chăm lo đến chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ
chế độ phù hợp với lứa tuổi của trẻ, tránh ăn uống các chất có thể gây hại dẫn
đến ngộ độc đối với trẻ.
1. Đối với trẻ nhỏ từ 0 - 6 tuổi
Đối với những cháu nhỏ, người lớn phải luôn để trẻ trong tầm mắt quan
sát của mình, không để trẻ chơi một mình, dù chỉ là trong tích tắc. Cần để các đồ
vật sắc nhọn nguy hiểm (dao, kéo, tuốc nơ vít, đinh...) ở trên cao ngoài tầm với
và tầm mắt của trẻ. Không để trẻ chơi gần nơi có những đồ thủy tinh như kính,
bình hoa... Cẩn thận tuyệt đối khi dùng kim băng, kim tiêm. Dùng xong phải cất
vào nơi an toàn, không để cho trẻ lấy được ngậm vào miệng.
2. Đối với trẻ lớn từ 7 - 14 tuổi
Dạy cho trẻ biết những vật sắc nhọn rất nguy hiểm và không nên chơi
dao, kéo và các đồ vật sắc nhọn cũng như chơi các trò nguy hiểm như: đấu kiếm
gỗ, đánh nhau bằng que, dùng đất đá, vật nhọn để ném nhau, bắn nhau bằng
súng cao su, phóng dao, bắn cung tên... Nếu bị thương chảy máu hay trầy xước
11

11


da không được tự ý đắp lá, rắc thuốc bột, rắc bùn bẩn hay đổ cồn trực tiếp lên
vết thương, không dùng chun buộc ga-rô vết thương. Cũng không được tự ý rút
các vật cắm vào vết thương như mảnh thủy tinh, cái đinh, con dao... mà gọi ngay
người lớn đến giúp đỡ.
3. Người lớn cần trang bị cho mình những kỹ năng xử lý các tai nạn, thương tích
và có ý thức phòng ngừa tai nạn cho trẻ.
Nếu chẳng may trẻ bị vật sắc nhọn đâm, phải biết cách sơ cứu ban đầu,

không được coi thường các vết thương của trẻ. Nếu vết thương nặng cần chuyển
ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ chăm sóc.
III.

KẾT LUẬN:
Không ít gia đình vì điều kiện mà không có được sự quan tâm chăm sóc
và bảo vệ con trẻ một cách an toàn từ đó dẫn đến những hậu quả rất đau long.
Do đó để hạn chế tối đa những hậu quả đó chúng ta nhất là những bậc làm cha
làm mẹ cần có ý thức cao trong việc phòng tránh Tai nạn, thương tích ngay từ
khi trẻ mới được sinh ra, chỉ có như vậy công tác phòng tránh cũng như các biện
pháp mới được thực hiện tốt. Mỗi một gia đình hãy thực sự nâng cao ý thức của
mình trong việc chăm sóc con trẻ đó chính là sợi dây tình cảm gia đình và là
tương lai của đất nước, hãy bảo vệ con cái một cách thực sự.
Để giảm tai nạn và tử vong do tai nạn, thương tích ở trẻ, biện pháp quyết
liệt nhất chính là sự vào cuộc của toàn xã hội mà các bậc cha, mẹ là nhân tố điển
hình. Trong mỗi gia đình có trẻ nhỏ, người lớn phải có trách nhiệm hơn với trẻ,
không chỉ là việc học, việc ăn uống mà phải chăm lo mọi sinh hoạt cho trẻ, nhất
là phải biết cách sắp xếp khoa học, ngăn nắp ngôi nhà của mình để hạn chế
thương tích do chính vật dụng trong nhà gây ra.
Thực tế cho thấy, tai nạn thương tích ở trẻ em đã mang lại những hậu quả
rất lớn. Ngoài những thiệt hại về kinh tế, các em có thể bị thương tật vĩnh viễn,
thậm chí mất khả năng lao động, làm chủ bản thân. Đây chính là những hệ lụy
nặng nề và dai dẳng mà xã hội, gia đình cũng như bản thân các trẻ phải gánh
12

12


chịu. Và trách nhiệm phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em không chỉ là
nhiệm vụ của một ngành nào mà là trách nhiệm của cả gia đình, cộng đồng và xã

hội. Phải có sự phối hợp chặt chẽ, có những hành động cụ thể thì chúng ta mới
có thể tạo dựng được một môi trường an toàn cho trẻ. Quan trọng hơn các bậc
làm cha, làm mẹ cũng cần có ý thức trong việc xây dựng “Ngôi nhà an toàn cho
trẻ” ngay chính tại gia đình. Có như vậy, mỗi trẻ em mới được bảo vệ chăm sóc
chu đáo và sống trong môi trường an toàn lành mạnh, phòng tránh được nguy cơ
về tai nạn thương tích có thể xẩy ra.

13

13



×