Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đánh giá về nguyên tắc pháp căn trong quốc triều hình luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.67 KB, 7 trang )

I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử lập pháp của nước ta thì một trong những bộ luật lớn và có giá
trị cho đến hiện nay thì ta không thể không nhắc đến Quốc triều hình luật với
những điểm tiến bộ cả về nội dung và hình thức, các kỹ thuật lập pháp vượt trước
cả thời đại. Nguyên tắc pháp căn là một nguyên tắc chung trong lĩnh vực dân sự
cũng đã thể hiện rõ tư tưởng tiến bộ của cha ông ta từ xa xưa mà cho đến nay
nguyên tắc đó vẫn còn được kế thừa và phát huy trong luật hình sự Việt Nam hiện
nay. Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc này em xin chọn đề tài: “ Đánh giá về nguyên
tắc pháp căn trong Quốc triều hình luật”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Khái quát chung về bộ Luật Hồng Đức.
Quốc triều hình luật là bộ luật xưa nhất còn lưu giữ được đầy đủ cho tới
ngày nay hiện đang được lưu giữ tại viện Hán Nôm ( Hà Nội). Quốc triều hình luật
có nhiều tên gọi khác nhau như: Luật Hồng Đức, Lê triều hình ... Bộ Luật Hồng
Đức là một bộ luật điển hình, hoàn thiện nhất trong lịch sử Nhà nước phong kiến
Việt Nam. Bộ luật chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn sâu sắc, kỹ thuật
pháp lý hoàn thiện hơn so với các bộ luật cùng thời, có những điểm tiếp cận gần
với kỹ thuật pháp lý hiện đại. Quốc triều hình luật có hai bản in ván khắc và một
bản chép tay nhưng bản ký hiệu A.341 là bản in ván khắc hoàn chỉnh hơn cả và
được coi là văn bản có giá trị nhất. Sách gồm 6 quyển với 722 điều. Hiện nay vẫn
chưa xác định được một cách chính xác tên tác giả cũng như niên đại của bộ luật.
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu gần đây của một số nhà sử học cho biết Quốc triều
hình luật được ban hành ngay từ thời vua Lê Thái Tổ và được sửa đổi , bổ sung,
hoàn thiện dưới thời vua Lê Thánh Tông dưới niên hiệu Hồng Đức.
Bố cục của bộ luật: Chương Danh lệ: 49 điều; Vệ Cấm: 47 điều; Vi Chế: 144 điều;
Quân Chính: 43 điều; Hộ hôn: 58 điều; Điền sản: 32 điều; Thông gian: 10 điều;
Đạo tặc: 54 điều; Đấu tụng: 50 điều; Trá ngụy: 38 điều; Tạp luật: 92 điều; Bộ
vong: 65 điều; Đoán ngục: 65 điều


Các nguyên tắc chung trong lĩnh vực hình sự như: nguyên tắc pháp căn, nguyên tắc


chuộc tội bằng tiền, nguyên tắc chiếu cố, miễn, giảm trách nhiệm hình sự… là
những nguyên tắc quan trọng tạo nên bộ luật đặc biệt là nguyên tắc pháp căn là
một nguyên tắc rất tiến bộ còn được sử dụng cho đến ngày nay và cả trong tương
lai.
2. Khái quát về nguyên tắc pháp căn, nội dung và những đánh giá cơ bản về
nguyên tắc này.
a. Khái quát về nguyên tắc pháp căn:
Chương I quy định về hình phạt và nguyên tắc chung, Đây là những quy định làm
nền tảng và tiền đề áp dụng pháp luật vào thực tiễn bởi vậy, hầu hết các điều khoản
thuộc chương I phần nhiều đều được ban hành dưới thời Thái Tổ để làm cơ sở cho
việc áp dụng pháp luật vào thời đại mới.
Dưới thời Thái Tông những chỉ dẫn trong Hồng Đức thiện chính thư cho biết Bộ
luật tiếp tục được bổ sung một số điều khoản, như điều 683 cũng được bổ sung vào
bộ luật vì nội dung điều khoản này hoàn toàn phù hợp với một chỉ dụ của ông vào
năm 1437 quy định khi xét xử các quan địa thần, hình quan, phải căn cứ vào điều
luật chính để buộc tội và quyết định hình phạt. Có thể những điều luật này được
đưa vào Quốc triều hình luật khoảng những năm 1440-1442 khi Nguyễn Trãi được
lệnh của Thái Tông sửa định luật thư. Quốc Triều hình luật xác định rõ việc thừa
nhận các quy định của pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật mà không
thừa nhận việc sử dụng án lệ.
Nghiên cứu Quốc triều hình luật và một số văn bản khác cho thấy rằng pháp luật
hình sự lúc bấy giờ đã ghi nhận, thể hiện rất rõ một số nguyên tắc truyền thống của
pháp luật hình sự và việc ghi nhận, thể hiện các nguyên tắc đó có những đặc sắc
riêng của mình. Đặc biệt là nguyên tắc pháp căn:
Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự hiện đại là một
hành vi chỉ bị coi là một tôi phạm khi nào hành vi ddoss đã được một đạo luật quy
định là tội phạm, không có một hình phạt nào lại không do luật quy định( Nul


crime sans loi, nulle pene sans loi. Nullum crime sine lege nulla poena sine lege).

Nguyên tắc này có chiều dài phát triển về mặt lịch sử của nó và trải qua các giai
đoạn phát triển khác nhau của xã hội.
Nguyên tắc này đã được thể hiện rõ trong các văn bản pháp luật về hình sự
của thời phong kiến Việt Nam.Quốc triều hình luật ghi nhận và thể hiện nguyên
tắc đó trong một số điều luật cụ thể như Điều 683, 685, 708, 722.
b.Nội dung và đánh giá về nguyên tắc pháp căn:
Điều 683 quy định một cách khái quát nguyên tắc trên rằng: “ Các quan xử
án, trong các bản án, chỗ luân tội phải dẫn đủ chính văn và cách thức của luật
lệnh; làm trái thì bị xử phạt. Tự ý mình xét xử thì bị biếm một tư. Nếu có them bớt
thì xử theo luật them bớt tội người”. Điều luật này ghi nhận một luận điểm quan
trọng rằng không một người nào có thể bị coi là người phạm tội khi hành vi do họ
thực hiện không được quy định là tội phạm. Chỉ có luật mới quy định tội phạm và
hìn phạt; thẩm phán không thể tự ý quy định them tội phạm cũng không thể thay
đổi hình phạt trong luật bất luận là để tăng them hay giảm bớt hình phạt.
Nguyên tắc đó cũng được thể hiện ở những khiá cạnh cụ thể khác nhau trong
các điều khoản của bộ Quốc triều hình luật.
Thứ nhất, chỉ có luật mới quy định tội phạm và hình phạt. Điều 685 Quốc
triều hình luật quy định vấn đề đó như sau: “ Những sắc chế (của vua) luận tội gì,
chỉ là xét xử nhất thời, chứ không phải là sắc lệnh vĩnh viễn, thì không được viện
dẫn sắc lệnh ấy mà xử đoán việc sau.Nếu ai viện ra xét xử, không đúng thì khép
vào tội cố ý làm sai luật”. Quy định này cho thấy Quốc triều hình luật đòi hỏi việc
áp dụng pháp luật phải có căn cứ pháp lí rõ ràng là các quy định trong pháp luật
chứ không phải là các quyết định cá biệt. Quy định này đảm bảo cho sự thống nhất
trong áp dụng pháp luật, tránh sự tùy tiện của việc áp dụng pháp luật pháp luật của
quan lại từ trung ương đến địa phương.
Thứ hai, Luật hình sự phải được giải thích đúng tinh thần và nội dung của nó.
Thẩm phán không được giả thích mở rộng phạm vi của đạo luật, ngoài ý chí của


nhà làm luật. Điều 722 Quốc triều hình luật quy định rất rõ ràng về vấn đề này như

sau: “Hình quan định tội danh, chiểu trong luật đã có chín điều, lại tự ý thêm bớt
bậy, hay viện dẫn điều khác, để tùy ý xử nặng nhẹ, thì bị xử nặng hơn tội thêm bớt
tội người khác một bậc”.
Tội “ xét án cố ý thêm bớt tội cho người ta:” được quy định rất cụ thể ở điều 686
Quốc triều hình luật. Theo đó thì ngục quan ngục lại xét án mà cố ý thêm bớt tội
cho người, nếu là việc tha hẳn kẻ có tội, hay phạt kẻ vô tội,thì sẽ bị khép vào tội đã
thả hay đã buộc . Nếu cố ý tăng tội nhẹ thành tội nặng, gỡ tội nặng ra tội nhẹ, thì
lấy sự thêm bớt nặng hay nhẹ đó khép mà khép tội quan xét xử. Nếu khép bậy vào
tội chết thì quan xét xử đày đi châu xa, nếu tội nhẹ lại xử nặng vào tội lưu thì quan
sẽ bị khép ào tội đồ. Ngục quan lầm lỗi về kiểm xét thì bắt tội ngục quan. Ngục
quan lầm lỗi trong tra hỏi thì bắt tội ngục quan. Hình quan xử án không đúng luật
thì bắt tội hình quan…
Thứ ba, khi có nghi ngờ trong việc giải thích luật hình, phải áp dụng sự giải
thích có lợi cho bị can, bị cáo. Về vấn đề này, điều 708 Quốc triều hình luật quy
định : “ Nếu xét tội có điều nghi ngờ thì cứ chiếu theo tội đó mà cho giảm”.
Nguyên lí này thừa nhận sự giải thích khoan hồng và có lợi nhất cho bị can, bị cáo
trong nhiều trường hợp điều luật có thể giải thích theo nhiều chiều hướng khác
nhau.
Có thể nói đây manh nha của một nguyên tắc hình sự hiện đại là một hành vi
chỉ bị coi là tội phạm khi nào hành vi đó đã được một đạo luật quy định là tội
phạm, không có một hình phạt nào lại không do luật quy định. Điều 642 còn quy
định thêm về trừng phạt việc không được phép làm mà làm được áp dụng đối với
cá nhân và tổ chức cơ quan nhà nước khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
Chẳng hạn như tự tiện tha cho kẻ phạm tội(Điều 93); tự tiện đặt thêm quan chức
( Điều 97); tự tiện bắt giữ người ( Điều 162; 164); tự tiện thích chữ vào mặt nô tì,
tự tiện sai khiến dân đinh( Điều 168; 303) …Điều 642 hạn chế sự lộng quyền và
lạm quyền của nhân viên nhà nước, đồng thời đảm bảo lợi ích chính đáng của
người dân. Nguyên tắc pháp căn quả là một nguyên tắc thể hiện tư tưởng vượt



trước thời đại cũng như kỹ thuật làm luật tiến bộ của cha ông chúng ta. Một
nguyên tắc với nhiều điểm tiến bộ mà đến nay trong lĩnh vực hình sự vẫn kế thừa.
3.Ý nghĩa của nguyên tắc pháp căn
Việc đảm bảo quy định trên là cơ sở cho việc đảm bảo cho pháp luật được
thực hiện trong đời sống xã hội, đảm bảo cho sự tự do của con người và hạn chế sự
xâm phạm lợi ích của công dân từ phía các cơ quan nhà nước.
Chỉ bị khép vào loại tội khi trong bộ luật có quy định tội danh đó, không
được thêm bớt vào các tội danh khác.
Chỉ bị áp dụng mức hình phạt ma luật đã quy định cho hành vi phạm tội đó.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Nguyên tắc pháp căn là một nguyên tắc chung trong lĩnh vực lập pháp theo
nguyên tắc ấy thì quan xử án phải dẫn đúng điều luật nói về tội phạm đó, không
được thêm bớt và người phạm tội chỉ bị khép vào loại tội khi trong luật quy định
về tội danh đó và chỉ bị áp dụng mức hình phạt như trong luật đã quy định cho
hành vi phạm tội ấy. Nguyên tắc pháp căn đã hạn chế phần nào sự xâm hại đến
quyền lợi chính đáng của công dân từ phía chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước,
nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách công bằng
khách quan xử đúng người đúng tội, là manh nha của một nguyên tắc hình sự hiện
đại.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV-Thế kỷ XVIII, nhà xuất
bản Khoa học xã hội , năm 1994
2.Quốc triều hình luật, lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, nhà xuất bản Khoa
học xã hội, năm 2004
3.Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam.

MỤC LỤC
I.

II.

Đặt vấn đề………………………………………………………………1
Giải quyết vấn đề………………………………………………………. 1
1.Khái quát chung về Quốc triều hình luật…………………………….. 1
2.Khái quát về nguyên tắc pháp căn, nội dung của nguyên tắc và đánh
giá ……………………………………………………………………....2


III.

3.Ý nghĩa của nguyên tắc pháp căn……………………………………..5
Kết thúc vấn đề………………………………………………………….5



×